PowerPoint Toán 8 bài 32: Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng

Tải về

Sau đây là chi tiết giáo án PowerPoint Toán 8 bài 32: Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng được trình bày trên PowerPoint và Work, sẽ rất thuận tiện cho thầy cô trong quá trình sử dụng cũng như chỉnh sửa.

Kế hoạch bài dạy Toán 8 Kết nối tri thức bài 32

Bài giảng PowerPoint Toán 8 Kết nối tri thức bài 32

Giáo án bài 32 Toán 8 KNTT

BÀI 32: MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM VỚI XÁC SUẤT VÀ ỨNG DỤNG
(02 tiết)

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:

1. Về kiến thức:

- Nhận biết được khái niệm xác suất thực nghiệm trong một số tình huống thực tế.

2. Về năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận về mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất.

- Tự chủ và tự học: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về kiến thức về mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng của xác suất.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết cách vận dụng kiến thức về xác suất vào giải quyết bài toán thực tế một cách sáng tạo.

* Năng lực đặc thù:

- Năng lực tư duy và lập luận toán học:

+ Nhận biết phương trình bậc nhất một ẩn.

+ Giải được phương trình bậc nhất một ẩn.

- Năng lực giao tiếp toán học: Trình bày được mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất.

- Năng lực tính toán: Tính toán được xác suất thực nghiệm trong một số ví dụ đơn giản.

- Năng lực mô hình hóa toán học: Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức tìm hiểu ôn tập và mở rộng kiến thức.

- Trung thực: Báo cáo đúng kết quả hoạt động nhóm.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện hoạt động nhóm và tìm hiểu kiến thức bài học.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

- SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.

- Những tấm bìa hình tròn, viên kẹo, quả bóng khác màu, tấm thẻ có ghi số.

2. Học sinh:

- SGK, SBT, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu:

- Nhận biết trong đời sống hàng ngày có thể tích xác suất của biến cố trong thực tế. Tạo tình huống có vấn đề dẫn dắt vào bài.

b) Nội dung:

Hình 8.4 là cảnh tắc đường ở đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) vào giờ cao điểm buổi sáng, từ khoảng 7 giờ 30 phút đến 8 giờ. Liệu ta có thể tính được xác suất của biến cố "Tắc đường vào giờ cao điểm buổi sáng ở đường Nguyễn Trãi" hay không?

c) Sản phẩm:

- Học sinh nêu được một số dự đoán giải quyết tình huống mở đầu.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV - HS

Tiến trình nội dung

* Giao nhiệm vụ học tập

- GV treo/trình chiếu nội dung bài tập và yêu cầu HS thực hiện.

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc và suy nghĩ một số dự đoán về tính xác suất của biến cố "Tắc đường vào giờ cao điểm buổi sáng ở đường Nguyễn Trãi".

* Báo cáo, thảo luận

- HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi của GV.

- HS cả lớp quan sát nhận xét câu trả lời của bạn.

* Kết luận, nhận định

- GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ và dẫn dắt vào nội dung bài học.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Đánh giá bài viết
1 1
PowerPoint Toán 8 bài 32: Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm