PowerPoint Toán 8 bài 12: Hình bình hành
Giáo án PowerPoint Toán 8 bài 12: Hình bình hành được thiết kế hiện đại, tích hợp hình ảnh, hiệu ứng trình chiếu đẹp mắt với nhiều bài tập ôn tập, mời các thầy cô cùng tham khảo.
Kế hoạch bài dạy toán 8 Kết nối tri thức bài 12
Bài giảng PowerPoint Toán 8 Kết nối tri thức bài 12
Giáo án bài 12 Toán học 8 KNTT
CHƯƠNG III. TỨ GIÁC
BÀI 12. HÌNH BÌNH HÀNH
(3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Hiểu được và định nghĩa được thế nào là một hình bình hành; kiểm tra được một tứ giác là hình bình hành bằng cách kiểm tra trực tiếp các cạnh đối song song.
- Giải thích được các tính chất của hình bình hành; dựa vào các tính chất đó để thấy tứ giác nào không thoả mãn một trong các tính chất đó thì không phải là hình bình hành.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Biết sử dụng định nghĩa, các tính chất của hình bình hành và các dấu hiệu nhận biết hình bình hành để giải toán.
Năng lực riêng:
Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học.
‐ Tư duy và lập luận toán học: Phân tích và suy luận: HS cần phân tích tính chất và đặc điểm của hình bình hành, như các góc, cạnh,... Từ đó, HS có thể suy luận và áp dụng các tính chất và định lí toán học để giải quyết các vấn đề liên quan.
‐ Giao tiếp toán học: HS cần diễn đạt ý tưởng và phương pháp giải quyết một cách rõ ràng và logic. Khi trình bày lời giải, HS cần sử dụng thuật ngữ toán học chính xác và diễn đạt ý nghĩa một cách chính xác để truyền đạt thông tin toán học.
‐ Mô hình hóa toán học: Chuyển đổi vấn đề thực tế thành toán học: Mô hình hóa là quá trình biến đổi vấn đề thực tế thành dạng toán học. Trong bài toán liên quan đến hình bình hành, HS cần áp dụng kiến thức và kỹ năng để mô hình hóa các yếu tố và mối quan hệ trong hình thành các biểu thức tính toán tương ứng.
‐ Giải quyết vấn đề toán học: Áp dụng công thức tính tổng các góc, tính chất, định lí và phương pháp: HS cần áp dụng các công thức và phương pháp tính các góc, và các tính chất khác của hình bình hành (góc, cạnh, đường chéo,…) để giải quyết các bài toán cụ thể.
3. Phẩm chất
- Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.
- Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.
- Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT (ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,...
2 - HS:
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Giúp HS có hứng thú với nội dung bài học thông qua một tình huống liên quan đến hình bình hành.
b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu và thực hiện bài toán dưới sự dẫn dắt của GV (HS chưa cần giải bài toán ngay).
c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chiếu Slide dẫn dắt, đặt vấn đề qua bài toán mở đầu và yêu cầu HS thảo luận và nêu dự đoán (chưa cần HS giải):
+ “Hai con đường lớn a và b cắt nhau tạo thành một góc. Bên trong góc đó có một điểm dân cư O. Phải mở một con đường thẳng đi qua O như thế nào để theo con đường đó, hai đoạn đường từ điểm O đến hai con đường a và b bằng nhau (các con đường đều là đường thẳng) (H.3.27)?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu được thế nào là một hình bình hành và những tính chất của nó, từ đó các em sẽ có cơ sở kiến thức để giải quyết được bài toán ở phần mở đầu trên”.
Bài 12: Hình bình hành.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
TIẾT 1: HÌNH BÌNH HÀNH VÀ TÍNH CHẤT
Hoạt động 1: Hình bình hành và tính chất
a) Mục tiêu:
- Mô tả được khái niệm hình bình hành.
- Hiểu và nắm được tính chất của hình bình hành và vận dụng vào một số bài toán đơn giản.
b) Nội dung:
- HS tìm hiểu nội dung kiến thức về hình bình hành và tính chất theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK.
c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về hình bình hành và tính chất để thực hành làm các bài tập Ví dụ1, Thực hành 1, Luyện tập 1.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Khái niệm hình bình hành - GV khơi gợi kiến thức, hướng dẫn HS làm HĐ1: + GV: Trong chương trình học lớp 6, các em đã được tìm hiểu về hình bình hành. Nó là một hình có hai cặp cạnh đối có quan hệ đặc biệt với nhau. Các em cùng quan sát hình 3.28 và cho biết, đâu là hình bình hành? Và tại sao?” + HS quan sát hình và suy nghĩ. + GV mời một vài HS trình bày câu trả lời của mình. + GV kết luận bằng Định nghĩa của hình bình hành trong khung kiến thức trọng tâm. - GV đặt câu hỏi để gợi ý cho HS làm Ví dụ 1. + Các em hãy cho biết: góc A và góc ADx nằm ở vị trí nào? Góc A và góc ABy nằm ở vị trí nào? Từ đó suy ra được các cặp cạnh song song không? + GV mời 1 HS trả lời câu hỏi; HS suy luận và làm Ví dụ 1. + GV mời 1 HS đứng tại chỗ trình bày lại cách làm. | 1. Hình bình hành và tính chất Khái niệm hình bình hành HĐ1: Hình 3.28 c) là hình bình hành, vì có hai hai cặp cạnh đối song song với nhau: AB // CD; AD // BC. Định nghĩa: Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
Ví dụ 1: (SGK – tr.57). Hướng dẫn giải (SGK – tr.58). |
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.
- Chia sẻ:Mediterranean sea
- Ngày:
PowerPoint Toán 8 bài 12: Hình bình hành
8 MB 18/12/2024 10:44:00 SATải giáo án Toán 8 bài 12: Hình bình hành
18/12/2024 11:23:39 SA
Tham khảo thêm
- Chương 1: Đa thức
- Chương 2: Hằng đẳng thức đáng nhớ và ứng dụng
- Chương 3: Tứ giác
- Chương 4: Định lí Thalès
- Chương 5: Dữ liệu và biểu đồ
- Hoạt động thực hành trải nghiệm
- Chương 6: Phân thức đại số
- Chương 7: Phương trình bậc nhất và hàm số bậc nhất
- Chương 8: Mở đầu về tính xác suất của biến cố
- Chương 9: Tam giác đồng dạng
- Chương 10: Một số hình khối trong thực tiễn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 8
Giáo án Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo 2024 file word cả năm
Giáo án môn Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo cả năm 2023-2024
Mẫu giáo án môn Mỹ thuật lớp 8 theo công văn 5512
Giáo án Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo cả năm file word
Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức trọn bộ
Giáo án điện tử môn Sinh học 8 Kết nối tri thức (Bài 30 đến 40)