PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 2: Đường về quê mẹ
HoaTieu.vn xin chia sẻ Giáo án PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 2: Đường về quê mẹ sách Cánh Diều mà chúng tôi sưu tầm được tại bài viết này. Sau đây là nội dung chi tiết bài giảng điện tử Ngữ Văn 8 Bài 2: Đường về quê mẹ theo chương trình sách giáo khoa CD 12. Mời các thầy cô tham khảo, tải về giáo án điện tử Ngữ Văn 8 Cánh Diều để tiện cho việc chỉnh sửa và soạn giáo án khi năm học mới đến.
Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 8 Cánh Diều Bài 2: Đường về quê mẹ
Bài giảng PowerPoint Ngữ Văn 8 Cánh Diều Bài 2: Đường về quê mẹ
Giáo án Bài 2: Đường về quê mẹ Ngữ Văn 8 Cánh Diều
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: ĐƯỜNG VỀ QUÊ MẸ
- (Đoàn Văn Cừ) -
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Đường về quê mẹ.
- Nắm được ý nghĩa bài thơ thông qua bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của con người.
2. Về năng lực:
a. Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đường về quê mẹ.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Đường về quê mẹ.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
3. Về phẩm chất:
- Giúp HS rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu trả lời câu hỏi
- Các phương tiện kỹ thuật, những hình ảnh liên quan đến chủ đề bài học Đường về quê mẹ.
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS: Chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của em khi mỗi lần được về quê.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Quê hương luôn là điểm tựa,là hành trang ,là động lực của mỗi người con người. Quê hương chứa đựng cả một vùng kí ức đẹp đẽ, đầy êm đềm và thơ mộng. Đây cũng là chủ đề sáng tác phổ biến đối với rất nhiều nhà thơ, nhà văn . Một trong những tác giả tiêu biểu là nhà thơ Đoàn Văn Cừ với vô vàn các tác phẩm thành công để đời. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một bài thơ của ông trong chủ đề này nhé!
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Đường về quê mẹ.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Đường về quê mẹ.
c. Sản phẩm: HS nêu được một số nét về tác giả Đoàn Văn Cừ và thông tin tác phẩm Đường về quê mẹ.
d. Tổ chức thực hiện:
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (…’) | |
Mục tiêu: - Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà. - Nhận biết được tác phẩm thơ bảy chữ. - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ. Nội dung: - GV sử dụng KT sơ đồ tư duy để khai thác phần tìm hiểu chung. - HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm. | |
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Từ phần chuẩn bị ở nhà, hãy trình bày những hiểu biết về tác giả Đoàn Văn Cừ và bài thơ Đường về quê mẹ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm - HS trình bày sản phẩm thảo luận. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, chốt kiến thức. - GV bổ sung: + Ông được bạn đọc biết đến từ những bài thơ viết về hội hè, đình đám, chợ tết nông thôn đăng trên báo Ngày nay của nhóm Tự lực văn đoàn. + Ông vốn là một giáo viên tiểu học, hay làm thơ và đã từng có tập thơ Thôn ca in từ năm 1939. + Từ năm 1948 đến 1952, ông phục vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam. + Từ năm 1955, ông công tác ở Chi hội văn nghệ Liên khu II, sau đó công tác ở NXB Phổ thông. Đến tuổi nghỉ hưu ông về lại quê hương xã Trực Nội, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định vui với thú điền viên xưa cũ. + Ông viết không nhiều. Sau tập Thôn ca I (1939) ông có tập Thôn ca II (1960), NXB Văn học ấn hành. Năm 1979, Hội văn học nghệ thuật tỉnh Hà Nam Ninh cho in tập “Dọc đường xuân” tập hợp một số bài thơ của ông. NV 2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS đọc bài thơ: đọc đúng một số tên riêng; giọng điệu nhẹ nhàng, chậm rãi GV đọc mẫu, HS đọc, nhận xét - Giải nghĩa từ: - GV đặt tiếp câu hỏi: ? Xuất xứ văn bản? ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? ? Phương thức biểu đạt của bài thơ? ? Bố cục của văn bản? ? Ý nghĩa nhan đề của bài thơ. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - -HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm - HS trình bày sản phẩm thảo luận. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại: ? Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ ? ? Bài thơ được tác giả viết theo thể thơ nào? ? Nêu các PTBĐ của bài thơ? Đâu là PTBĐ chính? ? Có thể chia bài thơ này ra làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? ? Ý nghĩa nhan đề bài thơ ? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV:1. Hướng dẫn HS cách đọc 2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần). HS:1. Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc. 2. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà. B3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần). HS: - Trả lời các câu hỏi của GV. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ học tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi. - Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả -Đoàn Văn Cừ (1913 – 2004) - Quê: thôn Đô Đò, xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định - Gia đình: sinh ra trong một gia đình nông dân. - Ông còn có các bút danh khác là Kẻ Sĩ, Cư sĩ Nam Hà, Cư sĩ Sông Ngọc và ngoài thơ ông cũng sáng tác văn xuôi.
2. Tác phẩm a) Đọc và giải nghĩa từ - Đọc - Giải nghĩa từ: + U: mẹ . + Dặm liễu : chỉ đường xa + Hai thân : cha mẹ + Đề : .thuộc loại đa, lá có mũi nhọn dài. +The :hàng dệt bằng tơ nhỏ sợi, mặt thưa, mỏng, không bóng , thời trước dùng để may áo dài . b) Tìm hiểu chung - Xuất xứ: Thơ Mới 1932 – 1945: Tác giả và tác phẩm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2001. - Thể thơ: thơ bảy chữ - PTBĐ: Biểu cảm ( Tự sự, miêu tả) - Bố cục: 4 phần + Phần 1 : Không gian và thời gian khi “tôi” về quê.(Khổ 1) + Phần 2: Bức tranh thiên nhiên và con người nơi làng quê ( khổ 2,4). + Phần 3: Hình ảnh người mẹ trên con đường về quê (khổ 3,5). + Phần 4: Những tâm tư, tình cảm của tác giả về nơi cội nguồn ( khổ 6). - Bài thơ là lời của người con – nhân vật “tôi”. - Nhan đề bài thơ được đặt theo một hình ảnh khơi nguồn cảm xúc trong tác giả, miêu tả khung cảnh đồng quê trên đường đi của mấy mẹ con đã hiện lên những kí ức đẹp về thiên nhiên và con người quê ngoại. |
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.
Mời thầy cô và các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:
Mediterranean sea
- Ngày:
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 2: Đường về quê mẹ
3,6 MB 24/03/2025 10:03:00 SATải giáo án Ngữ Văn 8 Bài 2: Đường về quê mẹ
24/03/2025 10:12:42 SA
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án PowerPoint Địa lí 8 Kết nối tri thức cả năm 2025
-
Trọn bộ Giáo án PowerPoint Lịch sử 8 Kết nối tri thức 2025
-
Giáo án Giáo dục địa phương 8 Gia Lai file word (15 bài)
-
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức 35 tuần
-
PowerPoint Giáo dục công dân 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
-
Giáo án giáo dục địa phương 8 Hà Nội
-
Giáo án điện tử Toán 8 Chân trời sáng tạo
-
Giáo án điện tử Toán 8 Kết nối tri thức 2024
-
PowerPoint Giáo dục công dân 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
-
Giáo án giáo dục địa phương 8 Lâm Đồng
-
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
-
Giáo án giáo dục địa phương 8 tỉnh Đắk Lắk (12 bài)

Bài viết hay Giáo án lớp 8
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 3: Ôn tập trang 76
Giáo án dạy thêm Toán 8 Kết nối tri thức tuần (2-35)
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 8: Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 3: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
Giáo án Âm nhạc 8 Kết nối tri thức cả năm
PowerPoint Tin học 8 Bài 8b: Phần mềm chỉnh sửa ảnh