Top 8 bài viết đoạn văn về lòng dũng cảm siêu hay

Tải về

Đoạn văn nghị luận về lòng dũng cảm (lòng can đảm) sẽ là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh củng cố thêm kiến thức viết văn nghị luận. Sau đây là dàn ý viết đoạn văn nghị luận về lòng dũng cảm, đoạn văn 200 chữ về lòng dũng cảm hay và chi tiết đã được Hoatieu tổng hợp.

1. Dàn ý viết đoạn văn về lòng dũng cảm

Giới thiệu vấn đề: nghị luận về dũng cảm

2. Bàn luận

*Giải thích: Dũng cảm là gì?

- Dũng cảm là dám đối mặt với sự thật dù nó có khó khăn và rất gian nan, là không trốn tránh, dám đối đầu với những khó khăn của cuộc sống.

- Dũng cảm là dám làm những việc mà người khác không dám làm, là dám đương đầu với những khó khăn thử thách của bản thân, dám đối diện với chính mình.

- Lòng dũng cảm luôn hướng tới những điều tốt đẹp, mang lại lợi ích cho con người và xã hội.

-> Lòng dũng cảm là một đức tính vô cùng cần thiết đối với mỗi con người.

*Phân tích, chứng minh:

- Trong cuộc sống, chúng ta vẫn luôn phải đối mặt với những khó khăn; lòng dũng cảm là sức mạnh để con người có thể vượt lên mọi gian nan thử thách và gặt hái thành công.

- Lòng dũng cảm được biểu hiện vô cùng đa dạng: Dám đứng lên vạch trần cái sai, cái xấu để bảo vệ cái đúng, cái tốt trong xã hội; tự nhận ra lỗi sai của bản thân và sửa chữa…

- Dũng cảm nhất là vượt lên chính bản thân mình.

*Mở rộng, rút ra bài học:

- Khẳng định lòng dũng cảm là đức tính quý báu mà mỗi người cần rèn luyện để có được, đặc biệt là thế hệ trẻ.

- Phê phán những con người yếu đuối, hèn nhát.

- Liên hệ bản thân và rút ra bài học: rèn luyện đức tính dũng cảm từ những việc làm nhỏ nhất…

2. Đoạn văn ngắn về lòng dũng cảm - mẫu 1

Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì thì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm. Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Dũng cảm là sẵn sàng hy sinh bản thân mình để cứu giúp những người khó khăn hoạn nạn. Khi xưa thì trong chiến tranh chống thực dân, nhờ những tấm gương dũng cảm như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, La Văn Cầu… và bao tấm gương thương binh, liệt sĩ mà đất nước mới có được nền độc lập. Trong hoà bình những người lính, những chiến sĩ dũng cảm đấu tranh với tội phạm để bảo vệ bình yên cho nhân dân, sẵn sàng mỗi khi dân cần.

3. Đoạn văn ngắn về lòng dũng cảm - mẫu 2

Lòng dũng cảm chính là động lực giúp ta vượt qua những nhiều khó khăn và gian khổ trong cuộc sống, nó là một điều rất quan trọng mà mỗi người cần có. Lòng dũng cảm là sự can đảm, không run sợ, nản chí trước bất kỳ một điều gì, dù có khó khăn vẫn giữ được cho mình sự bình tĩnh, tự tin. Nếu ta gặp những thất bại mà lại bị gục ngã, sợ sệt không bao giờ dám đứng lên, làm lại từ đầu thì bạn sẽ không bao giờ vượt qua được sự khó khăn đó. Vậy nên là lòng dũng cảm chính dám là ta dám đối diện với khó khăn và lỗi lầm của bản thân mình. Bên cạnh đó, khi mọi thứ dường như quá sức hoặc ngoài tầm tay của ta thì lòng dũng cảm sẽ giúp cho ta có được bản lĩnh, sự tự tin, kiên cường để đối diện. Người có lòng dũng cảm sẽ dám đương đầu, dám dấn thân, còn kẻ yếu đuối sẽ chẳng bao giờ đi đến được cái đích của mình. Mỗi người chúng ta, cần biết rèn luyện cho mình một lòng dũng cảm vì nó rất cần thiết với mỗi người. Có lòng dũng cảm, thì khi con đường phía trước có mịt mờ thì ta vẫn có thể tìm ra tia sáng để chỉ dẫn bước đi của mình.

Đoạn văn về lòng dũng cảm

4. Đoạn văn 200 chữ về lòng dũng cảm - mẫu 1

Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm. Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Dũng cảm là sẵn sàng hy sinh bản thân mình để cứu giúp những người khó khăn hoạn nạn. Trong chiến tranh, nhờ những tấm gương dũng cảm như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, La Văn Cầu… và bao tấm gương thương binh, liệt sĩ mà đất nước mới có được nền độc lập. Trong hoà bình những người lính, những chiến sĩ công an dũng cảm đấu tranh với tội phạm để bảo vệ bình yên cho nhân dân. Người dũng cảm là người bản lĩnh, dám đương đầu và không lùi bước. Và cũng như bản lĩnh, dũng cảm sẽ giúp con người vươn đến thành công. Người dũng cảm luôn được mọi người yêu mến và quý trọng. Qua đây ta cũng cần phê phán những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những kẻ hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. Dũng cảm là cần thiết, vì vậy cần rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày. Luôn đấu tranh loại bỏ sự hèn nhát, rèn cho mình ý chí, nghị lực, bản lĩnh. Hãy nhớ rằng, hèn nhát là bóng tối đẩy lùi bước tiến của xã hội và chỉ có dũng cảm mới có thể dẫn lối soi đường cho ta thoát khỏi con đường hầm tăm tối đó.

5. Đoạn văn 200 chữ về lòng dũng cảm - mẫu 2

Lòng dũng cảm là một trong những phẩm chất cao đẹp của dân tộc Việt Nam – một dân tộc anh hùng. Lòng dũng cảm là tinh thần sẵn sàng dấn thân, dù trong bất kì tình huống nào cũng kiên cường, không ngại khó khăn, nguy hiểm. Biểu hiện của lòng dũng cảm là khí thế mạnh mẽ, dám đương đầu với khó khăn, thử thách mà không hề run sợ, luôn đấu tranh cho lẽ phải. Trong cuộc sống, lòng dũng cảm có ý nghĩa vô cùng lớn bởi đó chính là một trong những yếu tố để ta có thể vượt qua khó khăn và đạt được thành công. Minh chứng rõ nhất cho ý nghĩa của lòng dũng cảm đó là tấm gương của biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân can trường xả thân vì đất nước. Hình ảnh hàng ngàn con người chảy trong mình dòng máu Lạc Hồng dũng cảm chiến đấu với mọi kẻ thù xâm lược, gan dạ trước họng súng của giặc mà hô to khẩu hiệu “Việt Nam muôn năm” đã khiến cả thế giới phải nể phục. Hiện nay, lòng dũng cảm vẫn luôn được phát huy, không chỉ dũng cảm trong chiến trường mà mỗi người dân Việt Nam còn dũng cảm trong công việc, trong đời sống, ví dụ như tấm gương của các nhóm “hiệp sĩ đường phố” ở thành phố Hồ Chí Minh…. Tóm lại, lòng dũng cảm là một trong những truyền thống đáng tự hào của dân tộc, cần được những thế hệ đi sau giữ gìn và phát huy mạnh mẽ, có như vậy đất nước mới có thể phát triển, xã hội mới trở nên văn minh, giàu đẹp.

6. Đoạn văn 200 chữ về lòng dũng cảm - mẫu 3

Thành công không phải là cuối cùng, thất bại không phải là chấm hết, luôn sẵn lòng can đảm đi tiếp mới quan trọng. Hiểu một cách đơn giản, dũng cảm là sự gan dạ, không sợ gian khổ nguy hiểm, sẵn sàng đối mặt với khó khăn thử thách để vươn tới thành công của con người. Lòng dũng cảm chính là động lực tạo nên nguồn sức mạnh chinh phục khó khăn thử thách để chiến thắng. Người dũng cảm luôn xông xáo trong các nhiệm vụ, không dựa dẫm hay ỷ lại người khác, luôn năng động và sáng tạo, kiên trì với mục tiêu, quyết liệt hành động, không bao giờ lùi bước. Chính lòng can đảm giúp con người vượt qua nỗi sợ hãi, kiên cường tiến lên phía trước, chinh phục khó khăn, thử thách, đạt tới thành công. Ai cũng cần có lòng dũng cảm bởi cuộc sống luôn đặt ra cho chúng ta những trở ngại để rèn luyện, để chinh phục nhằm chiếm lĩnh các giá trị, xây dựng cuộc sống tốt đẹp như ý mình muốn. Người không có lòng dũng cảm thường sống hèn kém và thất bại. Lòng dũng cảm không sẵn có mà cần phải rèn luyện từng ngày. Trước hết, phải kiên định với mục tiêu, không vì khó khó, trở ngại mà bỏ cuộc. Biết sống vì người khác, tương trợ, đoàn kết trong công việc chung. Nâng cao ý chí vươn lên, không tham lam, ích kỷ, than vãn hay chán nản. Tuy nhiên, can đảm không có nghĩa là liều lĩnh, hành động mù quáng mà phải xuất phát từ trí tuệ sáng suốt, lý tưởng cao đẹp và tâm hồn thanh khiết, hướng đến tạo dựng những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

7. Đoạn văn 200 chữ về lòng dũng cảm - mẫu 4

Dũng cảm là phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người. Lòng dũng cảm được hiểu là tấm lòng gan dạ, dám dấn thân, đương đầu với khó khăn, gian khổ vì mục đích cao đẹp. Trong cuộc sống, lòng dũng cảm được biểu hiện bằng những hành động cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau. Đó có thể là lòng dũng cảm của những vị anh hùng cứu nước, của những người chiến sĩ cách mạng dám dấn thân vào vòng vây của giặc, đứng hiên ngang trước mũi súng, làn bom vì mục đích cứu nước cứu dân cao cả. Đó cũng có thể là lòng dũng cảm của người con người bình thường dám đương đầu với khó khăn, dám thử sức mình với cái mới để tìm ra con người thành công cho bản thân và xã hội. Xã hôi hiện nay có rất nhiều tấm gương hiệp sĩ nông dân tự nguyện đứng lên chống cướp, bắt cướp, đảm bảo an toàn cho người dân, tiêu biểu như nhóm hiệp sĩ ở các quận thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua. Có thể thấy, lòng dũng cảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là một trong những yếu tố làm nên sự thành công của con người và cả xã hội. Hiểu rõ điều đó, chúng ta cần rèn luyện cho bản thân lòng dũng cảm, kiên cường, gan dạ ngay trong những hoàn cảnh nhỏ nhất, tránh xa lối sống hèn nhát, ích kỉ, ngại khó. Có như vậy, ta mới trở thành công dân có ích, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

8. Đoạn văn 200 chữ về lòng dũng cảm - mẫu 5

Chúng ta cũng sẽ có phải những nhiều khó khăn và gian khổ trong cuộc sống nhưng mà để vượt qua nó cần phải có một lòng dũng cảm. Lòng dũng cảm – một điều rất quan trọng mà mỗi người cần và nên có. Lòng dũng cảm là sự can đảm, không run sợ, nản chí trước bất kỳ một điều gì, dù có khó khăn vẫn giữ được cho mình sự bình tĩnh, tự tin. Nếu ta gặp những thất bại mà lại bị gục ngã, sợ sệt không bao giờ dám đứng lên, làm lại từ đầu thì bạn sẽ không bao giờ vượt qua được sự khó khăn đó. Vậy nên là lòng dũng cảm chính dám đối diện với khó khăn và lỗi lầm của bản thân mình. Bên cạnh đó, khi mọi thứ dường như quá sức hoặc ngoài tầm tay của ta thì lòng dũng cảm sẽ giúp đơn giản hóa mọi chuyện, cho ta bản lĩnh, sự tự tin, kiên cường để đối diện với mọi điều đang chờ ở phía trước. Người có lòng dũng cảm sẽ dám đương đầu, dám dấn thân, còn kẻ yếu đuối sẽ chẳng bao giờ đi đến được cái đích của mình. Mỗi người chúng ta, cần biết rèn luyện cho mình một lòng dũng cảm vì nó rất cần thiết với mỗi người. Có lòng dũng cảm, thì mọi sự tăm tối của cuộc sống ta đều có cách giải quyết được.

9. Đoạn văn 200 chữ về lòng dũng cảm - mẫu 6

Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp, đáng quý của dân tộc Việt Nam ta. Lòng dũng cảm được hiểu là sẵn sàng dấn thân, không sợ khó khăn, nguy hiểm dù trong bất kì tình huống nào. Người có lòng dũng cảm là người luôn mạnh mẽ, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, không hèn nhát, run sợ, đặc biệt là luôn đấu tranh cho lẽ phải, cho chính nghĩa. Lòng dũng cảm là vô cùng cần thiết bởi cuộc sống ẩn chứa muôn vàn gian nan, thử thách, buộc chúng ta phải vượt qua thì mới có thể thành công. Điều này được minh chứng rõ nhất trong con người Việt Nam kiên cường bất khuất. Thời đại lịch sử anh hùng của dân tộc ta đã ghi danh biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì đất nước. Hình ảnh chị Võ Thị Sáu gan dạ trước nòng súng quân giặc, anh Bế Văn Đàn, anh Phan Đình Giót, và hàng ngàn con người chảy trong mình dòng máu Lạc Hồng đã khiến cả thế giới phải nể phục vì lòng yêu nước, dũng cảm, cứng rắn “như gang như thép”. Hiện nay, lòng dũng cảm vẫn luôn được phát huy, không chỉ là những tấm gương phòng chống tội phạm, bảo vệ biên giới lãnh thổ, bắt cướp, mà còn là những con người dũng cảm làm việc, dũng cảm thử thách những ý tưởng, kế hoạch mới để đưa nền kinh tế, chính trị, xã hội nước ta ngày càng phát triển hơn nữa. Như vậy, có thể thấy, lòng dũng cảm là một phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam, chúng ta – những thế hệ sau cần giữ gìn và phát huy truyền thống này, đồng thời lên án lối sống hèn nhát, không có chính kiến, vị kỷ của một bộ phận người trong xã hội.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
77 78.675
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm