Nghị luận nói lời hay làm việc tốt ứng xử đẹp là những nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay

Tải về

Nói lời hay, làm việc tốt, ứng xử đẹp là những nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay. Em có suy nghĩ gì về vấn đề trên? Sau đây là một số mẫu bài văn nghị luận về nói lời hay làm việc tốt, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Nghị luận về ý nghĩa về ý kiến sau: học sinh ngày nay cần nói lời hay, làm việc tốt

Trong xã hội hiện đại, nói lời hay, làm việc tốt đang là một vấn đề giáo dục được nhà trường và các phụ huynh chú trọng hơn trong công tác dạy và học. Điều này không chỉ giúp ích cho các em trong cuộc sống mà nó cũng là những tiêu chí căn bản để chúng ta xây dựng lên một xã hội tốt đẹp.

Vậy nói lời hay làm việc tốt là như thế nào? Trước hết ta phải hiểu nói lời hay là một trong những yếu tố quan trọng giúp học sinh thể hiện được cách sử dụng ngôn ngữ sao cho đúng, hợp ngữ cảnh, dễ đi vào lòng người và gây ấn tượng tốt đối với người nghe.

Điều này giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp và tạo ra một môi trường học tập và làm việc tích cực.

Ngoài ra, khả năng làm việc tốt cũng là một yêu cầu quan trọng đối với học sinh. Khi học sinh làm việc tốt, họ sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và đạt được kết quả tốt trong học tập. Điều này giúp các em cảm thấy tự tin và hài lòng với bản thân mình, đồng thời tạo ra niềm tin vào khả năng của mình để đối mặt với những thử thách trong cuộc sống.

Tuy nhiên, không chỉ có khả năng nói lời hay và làm việc tốt là đủ để học sinh trở thành những người thành công. Họ cần phải biết cách áp dụng những kỹ năng này vào cuộc sống thực tế. Học sinh cần phải học cách tương tác với mọi người xung quanh một cách tích cực và hợp tác để đạt được mục tiêu chung. Họ cũng cần phải học cách quản lý thời gian và ứng phó với áp lực trong cuộc sống để đạt được thành công.

Cuối cùng, khả năng nói lời hay và làm việc tốt giúp học sinh phát triển kỹ năng xã hội và trở thành những người có ích cho xã hội. Khi học sinh biết cách giao tiếp và làm việc tốt, họ sẽ có thể tham gia vào các hoạt động xã hội và đóng góp cho cộng đồng. Họ có thể trở thành những người lãnh đạo trong các hoạt động xã hội, giúp đưa ra các giải pháp tốt cho các vấn đề xã hội và trở thành một phần quan trọng của sự phát triển của đất nước.

Để trang bị cho học sinh những kỹ năng này, giáo dục không chỉ cần tập trung vào việc truyền đạt kiến ​​thức mà còn cần tạo ra môi trường học tập và rèn luyện kỹ năng xã hội cho học sinh. Giáo viên cần trở thành những người đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh phát triển khả năng nói lời hay và làm việc tốt. Họ có thể tạo ra các hoạt động thực tế để học sinh có thể áp dụng những kỹ năng này vào cuộc sống thực tế.

Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa và các chương trình tình nguyện cũng là cách tốt để học sinh phát triển kỹ năng xã hội và trở thành những người có ích cho xã hội. Những hoạt động này giúp học sinh tương tác với những người khác và học cách làm việc nhóm, đồng thời giúp các em hiểu rõ hơn về các vấn đề xã hội và có thể đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng.

Tóm lại, khả năng nói lời hay và làm việc tốt là những kỹ năng quan trọng mà học sinh cần phải trang bị để thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, để trở thành những người có ích cho xã hội, họ cần phải biết cách áp dụng những kỹ năng này vào cuộc sống thực tế và phát triển kỹ năng xã hội. Giáo dục có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh phát triển những kỹ năng này và trở thành những người có ích cho xã hội.

2. Nghị luận xã hội nói lời hay làm việc tốt - Mẫu 1

Hàng ngày, chúng ta giao tiếp với nhau thông qua từng lời ăn, tiếng nói. Với học sinh, việc nói năng sao cho phải, cho đúng phù hợp với đạo đức xã hội để khi đánh giá, nhìn nhận về giới trẻ học đường, ta có được cái nhìn tốt đẹp nhất.

Sống trong môi trường xã hội với những phân hóa đa dạng về đạo đức, hàng ngày các bạn học sinh cũng như bao con người bình thường khác tiếp xúc, giao tiếp và gặp gỡ khá nhiều người. Song, khác với những lao động khác, lao động dưới hình thức học tập của học sinh diễn ra trong môi trường học đường, môi trường sư phạm mang tính giáo dục cao. Được sống, được giáo dục từ nhỏ qua các cấp học, bậc học vì thế lời ăn tiếng nói cũng được nuôi dưỡng để ngày một hoàn thiện, đúng mực hơn. Đánh giá một con người, trước hết người ta dựa vào căn cứ ban đầu là lời ăn, tiếng nói của người đó.

Vậy lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch được đánh giá qua những chuẩn mực nào. Truớc hết, đó là những lời nói không bậy bạ, sai trái, không văng tục chửi thề.

Văn minh" là hội nhập theo cái mới, cái đúng đắn hiện có mà hàng ngày con người, xã hội đang từng bước hoàn thiện. Để lời ăn, tiếng nói thực sự là của một học sinh văn minh, thanh lịch thì chính bản thân học sinh đó trước tiên phải tự ý thức về suy nghĩ về lời nói của bản thân mình. Suy nghĩ dẫn dắt lời nói vì thế phải nghĩ sao cho đúng để xưng hô, nói năng cho phù hợp.Nếu như khi giao tiếp với thầy cô, giáo sẽ khác như khi giao tiếp với gia đình,bạn bè ; mỗi giao tiếp sẽ có những chuẩn mực riêng.

Bằng nhận thức của bản thân cùng với lợi thế là hàng ngày sống, học tập trong môi trường sư phạm, chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng những lời nói văn minh, thanh lịch hàng ngày.

3. Nghị luận xã hội nói lời hay làm việc tốt - Mẫu 2

Trong cuộc sống, mỗi người giao tiếp bằng nhiều phương thức khác nhau như ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, hay thậm chí chỉ là ánh mắt không lời. Chính vì thế từ lâu trong xã hội đã hình thành nền văn hóa ứng xử như một cách làm cho mọi người có thể cư xử có chừng mực với nhau hơn.

Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên. Đó thực ra chỉ là những hành vi nhỏ nhặt trong việc giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đối phương và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Văn hóa ứng xử được hiểu là cách cư xử, giao tiếp, trò chuyện, trao đổi với nhau bằng những hành động rất đời thường hằng ngày. Tuy nhiên đối phương có thể nhìn vào đó để đánh giá được con người bạn như thế nào.

Từ việc xây dựng cho mình một thói quen ứng xử có chừng mực hằng ngày thì bạn sẽ rèn luyện được tính cách cho bản thân mình. Bạn đang tự xây dựng hình tượng của bản thân mình từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó.

Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.

Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.

Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.

Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.

Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.

Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.Trong cuộc sống, mỗi người giao tiếp bằng nhiều phương thức khác nhau như ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, hay thậm chí chỉ là ánh mắt không lời. Chính vì thế từ lâu trong xã hội đã hình thành nền văn hóa ứng xử như một cách làm cho mọi người có thể cư xử có chừng mực với nhau hơn.

Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên. Đó thực ra chỉ là những hành vi nhỏ nhặt trong việc giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đối phương và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
28 14.353
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm