Top 5 bài cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo siêu hay
Cảm nhận tác phẩm Bình Ngô đại cáo
Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo - Cảm nhận đoạn mở đầu Bình Ngô đại cáo để thấy được lời khẳng định đanh thép của tác giả về nền chủ quyền, độc lập của dân tộc. Bình Ngô đại cáo chính là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ dàn ý Cảm nhận Bình Ngô đại cáo đoạn 1, cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo ngắn gọn để các bạn học sinh có thêm gợi ý khi làm bài.
- Top 5 bài phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Top 7 bài phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo siêu hay
Sau đây là nội dung chi tiết bài cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo, cảm nhận đoạn 1, 2 Bình Ngô đại cáo siêu hay. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Dàn ý Cảm nhận Bình Ngô đại cáo đoạn 1
1. Mở bài
- Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Nguyễn Trãi (đặc điểm về cuộc đời, con người, quan niệm sáng tác, các sáng tác tiêu biểu,...)
Giới thiệu những nét khái quát về tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" (thể loại, cảm hứng chủ đạo, hoàn cảnh ra đời, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,...)
- Giới thiệu khái quát về đoạn 1 của tác phẩm "Bình Ngô đại cáo"
2. Thân bài
- Nêu lên tư tưởng nhân nghĩa sâu sắc, độc đáo
+ "Nhân nghĩa" là một quan niệm tư tưởng cốt lõi trong quan niệm của Nho giáo, nhằm thể hiện rõ mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó giữa con người với con người trên cơ sở của tình thương và đạo lí.
+ Với Nguyễn Trãi, nền tảng cốt yếu của "nhân nghĩa" chính là yên dân, là đem đến cho nhân dân cuộc sống bình yên, ấm êm và hạnh phúc.
+ Để dân được yên thì việc quan trọng cần phải làm đó chính là "trừ bạo", là đánh đuổi những kẻ tàn bạo đang xâm lược nước ta và cả những kẻ tham tàn trong nước đã đẩy nhân dân vào cuộc sống cơ cực, khốn khó, lầm than
- Nêu lên chân lí độc lập khách quan của dân tộc Đại Việt ta từ ngàn đời nay:
+ Có nền văn hiến từ lâu đời, có lãnh thổ riêng đã được phân định rõ ràng và mỗi vùng miền đều có những nét phong tục, tập quán riêng, mang bản sắc riêng của dân tộc Đại Việt.
+ Đặt các triều đại của nước Đại Việt sánh ngang với các triều đại phong kiến phương Bắc, điều đó không chỉ khẳng định nền độc lập của dân tộc mà qua đó còn thể hiện niềm tự hào về những truyền thống, về lịch sử ngàn năm của dân tộc.
+ Điểm lại những chiến thắng lịch sử huy hoàng, vang dội của quân và dân ta trong lịch sử.
3. Kết bài
Khái quát những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong đoạn 1 của tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" và nêu cảm nhận của bản thân.
2. Cảm nhận Bình Ngô đại cáo đoạn 1
Sinh ra trong một gia đình vốn có truyền thống yêu nước và văn học, Nguyễn Trãi đã sớm được tiếp xúc và thấu hiểu những tư tưởng nền tảng của Nho giáo. Nguyễn Trãi không chỉ là nhà Nho, bậc kì tài về chính trị và quân sự mà ông còn là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của thời đại. Những sáng tác của Nguyễn Trãi luôn lấp lánh chủ nghĩa yêu nước sâu sắc và tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" là một trong số những tác phẩm như thế. Đặc biệt, đoạn mở đầu tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" đã nêu lên một cách rõ nét luận đề chính nghĩa làm tiền đề tư tưởng cho toàn bộ bài cáo.
Trước hết, đoạn mở đầu tác phẩm đã nêu lên tư tưởng nhân nghĩa sâu sắc, độc đáo.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như chúng ta đã biết, từ ngàn đời nay, trong hệ thống quan niệm tư tưởng của Nho giáo, "nhân nghĩa" là một quan niệm tư tưởng cốt lõi, nó thể hiện mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó giữa con người với con người trên cơ sở của tình thương và đạo lí. Xuất thân là một nhà nho, vì thế, có lẽ hơn ai hết, Nguyễn Trãi thấu hiểu sâu sắc quan điểm này của Nho giáo và lựa chọn nó làm nền tảng tư tưởng cốt lõi, xuyên suốt toàn bộ bài cáo. Nhưng hết thế, với Nguyễn Trãi, nền tảng cốt yếu của "nhân nghĩa" chính là yên dân, là đem đến cho nhân dân cuộc sống bình yên, ấm êm và hạnh phúc. Đồng thời, ông cũng chỉ ra rằng, để dân được yên thì việc quan trọng cần phải làm đó chính là "trừ bạo", là đánh đuổi những kẻ tàn bạo đang xâm lược nước ta và cả những kẻ tham tàn trong nước đã đẩy nhân dân vào cuộc sống cơ cực, khốn khó, lầm than. Như vậy, có thể thấy, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi luôn gắn liền với nhân dân, lấy dân làm gốc, làm nền tảng và vì nhân dân mà đánh tan quân tàn ác.
Không chỉ nêu lên tư tưởng nhân nghĩa làm nền tảng chân lí vững chắc, trong phần mở đầu của bài cáo, tác giả Nguyễn Trãi còn nêu lên chân lí độc lập của dân tộc ta từ ngàn đời nay.
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Chỉ bằng những câu thơ ngắn gọn nhưng có lẽ cũng đủ để Nguyễn Trãi điểm lại một cách đầy đủ và rõ nét những truyền thống từ lâu đời của dân tộc, đó cũng chính là chân lí độc lập khách quan mà ông muốn đề cập tới. Nước Đại Việt cũng như bao dân tộc khác có nền văn hiến từ lâu đời, có lãnh thổ riêng đã được phân định rõ ràng và cùng với đó mỗi vùng miền đều có những nét phong tục, tập quán riêng, mang bản sắc riêng của dân tộc Đại Việt. Thêm vào đó, với thủ pháp đối lập, tác giả Nguyễn Trãi còn đặt các triều đại của nước Đại Việt sánh ngang với các triều đại phong kiến phương Bắc, điều đó không chỉ khẳng định nền độc lập của dân tộc mà qua đó còn thể hiện niềm tự hào về những truyền thống, về lịch sử ngàn năm của dân tộc.
Thêm vào đó, trong những câu thơ kết thúc đoạn mở đầu của tác phẩm, tác giả Nguyễn Trãi đã khéo léo điểm lại những chiến thắng lịch sử huy hoàng, vang dội của quân và dân ta trong lịch sử.
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cứ còn ghi.
Tác giả đã đưa ra những chứng cứ, những sự việc đã xảy ra trong lịch sử với sự thất bại thảm hại của quân giặc - Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã như một lời khẳng định về sức mạnh, về sự chiến thắng tất yếu dành cho những con người, những dân tộc luôn đứng trên nền tảng của chính nghĩa để đấu tranh.
Tóm lại, có thể thấy, đoạn mở đầu của tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" với giọng văn hào hùng, tràn đầy niềm tự hào dân tộc, tác giả Nguyễn Trãi đã làm bật nổi tư tưởng chính nghĩa và chân lí độc lập khách quan của dân tộc. Chính điều đó là nền tảng tư tưởng vững chắc xuyên suốt toàn bộ tác phẩm.
3. Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo ngắn gọn
Nguyễn Trãi (1380-1942), hiệu là Ức Trai, là một nhà chính trị, quân sự tài ba và lỗi lạc, ông tham gia tích cực và đóng góp nhiều nhiều công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi với vai trò là một quân sư. Với những công trạng vĩ đại của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nguyễn Trãi đã trở thành bậc khai quốc công thần đời đầu của nhà Hậu Lê.
Có thể thấy, tư tưởng của Nguyễn Trãi gồm có ba điểm chính thứ nhất là tư tưởng nhân nghĩa, thứ hai là tư tưởng phụng mệnh trời và cuối cùng là tư tưởng nhân dân, tiến bộ hẳn so với các danh nhân, nghĩa sĩ cùng thời. Và hệ thống tư tưởng này ta có thể nhận thấy rõ trong tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Bình ngô đại cáo, tác phẩm được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc sau Nam quốc sơn hà.
Mở đầu bài cáo Nguyễn Trãi đã nêu ra các luận đề chính nghĩa với mục đích làm cơ sở, căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
…..
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có
Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại;
…..
Việc xưa xem xét, chứng cứ còn ghi”
Đầu tiên Nguyễn Trãi nêu ra tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở việc yêu thương con người, được bộc lộ thông qua các hành động cụ thể bao gồm “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, nghĩa là người đứng đầu một đất nước phải có trách nhiệm bảo vệ cuộc sống bình yên, ấm no cho nhân dân. Kéo theo việc bảo vệ cuộc sống bình yên đó thì “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, vốn là một tích xuất phát từ điển cố trong Kinh thư, ngụ ý muốn “yên dân” thì phải tiêu trừ tham tàn bạo ngược, những thế lực đã phá vỡ sự bình yên của nhân dân.
Từ đó thấy được quan điểm mới mẻ, tiến bộ vượt thời đại của Nguyễn Trãi: Nhân nghĩa tức là gắn với việc yêu dân, chuộng hòa bình, và gắn với lòng yêu nước sâu sắc.
Luận đề thứ hai mà Nguyễn Trãi đề cập đó là sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt ta từ bao đời nay, được tác giả khẳng định như một chân lý khách quan thông qua năm yếu tố cơ bản để chứng minh cho luận đề trên của mình. Bao gồm nền văn hiến độc lập đã tồn tại từ lâu đời “vốn xưng nền văn hiến đã lâu”, bao gồm cương vực lãnh thổ riêng “núi sông bờ cõi đã chia”, rồi về văn hóa chúng ta cũng có phong tục tập quán riêng khi “phong tục Bắc Nam cũng khác”.
Xét về khía cạnh lịch sử, nếu như phương Bắc có Hán, Đường, Tống, Nguyên thì nước Đại Việt ta cũng chẳng kém cạnh khi có Triệu, Đinh, Lý, Trần những triều đại đã bao lần gây nền độc lập. Truyền thống lịch sử riêng này còn được cụ thể hóa trong những câu thơ “Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau/Song hào kiệt thời nào cũng có”, khẳng định đời nào, triều đại nào chúng ta cũng có những anh hùng vang danh sử sách, lập nên những chiến công vĩ đại để bảo vệ nền độc lập dân tộc của chúng ta, khiến kẻ thù biết bao phen thất bại, khốn đốn.
Vậy nên mới có những chuyện như “Lưu Cung tham công nên thất bại; Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong; Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô; Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”, đó đã là những chứng cứ, những sự thực minh bạch không thể chối cãi, in hằn trong từng trang sử sách của nước Đại Việt ta bao đời nay.
Và cuối cùng kết lại những yếu tố trên là lời khẳng định chủ quyền độc lập riêng của dân tộc trong ý thơ “mỗi bên xưng đế một phương” thể hiện phong thái tự tin, mạnh mẽ, ý thức tự cường dân tộc của Nguyễn Trãi trong việc khẳng định nền độc lập, bờ cõi của đất nước. Rằng vua nước Nam chỉ xưng “đế”, chứ không xưng “vương” theo cái kiểu mạt sát, khinh thường của nước phương Bắc, xem chúng ta là nước chư hầu, phụ thuộc vào “thiên triều” của chúng.
Mà ta có thể thấy rõ ở bài cáo này Nguyễn Trãi đã hoàn toàn phủ nhận cái quan điểm ngạo mạn ấy, khẳng định sự tách biệt giữa hai quốc gia dân tộc trên tất cả các lĩnh vực bao gồm địa lý, lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, chủ quyền lãnh thổ tạo nên một hệ thống lý luận, căn cứ vững chắc để triển khai tiếp các luận đề phía sau.
Có thể nói rằng Nguyễn Trãi đã rất tinh tế khi xây dựng một khái niệm về quốc gia dân tộc dựa trên 5 yếu tố trên, đây là một bước tiến rất lớn, hoàn thiện định nghĩa về tổ quốc so với bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất chỉ bao gồm 2 yếu tố lãnh thổ và chủ quyền riêng, thể hiện tài năng lý luận và tầm tư duy của một nhân tài kiệt xuất đi trước thời đại.
Thêm vào đó ngoài nội dung chính của luận đề, sự thuyết phục của quan điểm trên còn nằm ở cái cách mà tác giả Nguyễn Trãi sử dụng các từ ngữ như: từ trước, đã lâu, đã chia, cũng khác. Mà tất cả những từ ngữ này lại thuộc cùng một trường khẳng định sự hiển nhiên, vốn có, lâu đời của chân lý mà tác giả đã nêu ra.
Bình Ngô đại cáo đã tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập, tuyên bố về nên độc lập của dân tộc là áng thiên cổ hùng văn còn mãi giá trị nghìn đời sau của đất nước ta. Về nghệ thuật, đó là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận, thể hiện ở kết cấu lý luận chặt chẽ, lập luận sắc bén, lời văn đanh thép, hùng hồn, và chất văn chương nghệ thuật thể hiện ở lời văn rất giàu cảm xúc, câu văn giàu hình tượng.
4. Nêu cảm nhận của em về đoạn 1 bài Bình Ngô đại cáo
Năm 1407, giặc Minh kéo sang xâm lược nước ta. Chúng đã “gây binh kết oán trải hai mươi năm – Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” gây nên bao tội ác, bao thảm họa cho đất nước ta, nhân dân ta:
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”
Năm 1814, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa tại rừng núi Lam Sơn – Thanh Hóa. Sau 10 năm chiến đấu gian lao và anh dũng, quân ta đã quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi, giành lại độc lập, tự do cho đất nước và dân tộc.
Đầu xuân năm 1428, Nguyễn Trãi đã thay Lê Lợi viết bài “Bình Ngô đại cáo", tổng kết những chiến công oanh liệt trong 10 năm kháng chiến và tuyên bố Đại Việt bước sang một kỉ nguyên mới “Muôn thuở nền thái bình vững chắc”.
Phần đầu “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, đồng thời ca ngợi nền văn hiến rực rỡ lâu đời của Đại Việt.
Nhân nghĩa là mục tiêu chiến đấu của nhân dân ta:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
Yên dân, điếu phạt, trừ bạo là cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa, tất cả đều hướng về con người, về nhân dân đang bị áp bức lầm than. Thương dân, đánh kẻ có tội (điếu phạt), tiêu diệt lũ tham tàn, bạo ngược (trừ bạo), cứu nhân dân thoát khỏi chết chóc đau thương, đem lại cuộc sống yên vui hạnh phúc cho nhân dân (yên dân), đó là việc nhân nghĩa. Nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nói đến là một tư tưởng vô cùng cao đẹp: đánh giặc để cứu nước, cứu dân, vì độc lập của đất nước, vì tự do, hạnh phúc, hòa bình của nhân dân. Việc nhân nghĩa nên rất chính nghĩa. Nhân nghĩa là sức mạnh vô địch để chiến thắng quân “cuồng Minh”.
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”.
Nhân dân ta giàu nhân nghĩa nên lấy nhân nghĩa để xây dựng và phát triển nền văn hiến lâu đời, rực rỡ của Việt Nam. Nếu ở “Nam quốc sơn hà”, Lý Thường Kiệt chỉ mới nói đến sông núi nước Nam là nơi “Nam đế cư”, lãnh thổ thiêng liêng ấy đã được “định phận rõ ràng ở sách Trời”, thì ở “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi đứng trên đỉnh cao thời đại “Bình Ngô” đã có một cái nhìn mới sâu sắc và toàn diện về đất nước, nhân dân Đại Việt:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có”.
Nước Đại Việt đâu phải “man di mọi rợ” mà rất đáng tự hào.
Có nền văn hiến đã lâu.
Có lãnh thổ, núi sông, bờ cõi.
Có thuần phong mĩ tục.
Có nền độc lập trải qua nhiều triều đại “xưng đế một phương”.
Có nhân tài hào kiệt.
Năm yếu tố ấy hợp thành đã tạo nên tầm vóc Đại Việt, sức mạnh Đại Việt để đánh bại mọi âm mưu xâm lược bành trướng của Thiên Triều, lập nên bao chiến công chói lọi.
“Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã".
Giọng văn đĩnh đạc hào hùng. Lí lẽ sắc bén, đanh thép và lối diễn đạt sóng đôi, cân xứng của những câu văn biền ngẫu đã khẳng định và ngợi ca tầm vóc lịch sử lớn lao của Đại Việt, biểu lộ một ý chí, tự cường dân tộc cao độ.
Phần mở đầu đã góp phần thể hiện tuyệt đẹp giá trị tư tưởng và nghệ thuật của “Bình Ngô đại cáo”, bản Tuyên ngôn Độc lập, áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc.
5. Cảm nhận đoạn 1 2 Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
Mở bài 1: Tinh thần yêu nước đã trở thành sợi dây nối kết và xuyên suốt các thời đại lịch sử Việt Nam. Chính tình yêu nước đã tạo nên động lực làm nên những chiến công vang dội của dân tộc. Đó cũng là tinh thần chung mà Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Tinh thần yêu nước, luận đề chính nghĩa được Nguyễn Trãi làm rõ qua đoạn 1, 2 của tác phẩm.
“Từng nghe
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
……………
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần nhân chịu được”
Mở bài 2: “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được mệnh danh như bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của dân tộc, áng văn chính luận mẫu mực của non sông và cũng là áng thiên cổ hùng văn còn vang mãi nghìn đời. Đại cáo Bình Ngô được Nguyễn Trãi viết vào năm 1428 bố cáo với thiên hạ về nền độc lập tự cường, về chủ quyền của đất nước ta. Mỗi phần của tác phẩm đều chứa đựng ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt phần đầu của bài Cáo đã cho thấy tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời, lòng tự hào tự tôn dân tộc cùng với sự tàn bạo của quân Minh khi giày xéo lên mảnh đất dân tộc. Cảm nhận đoạn 1 2 bình ngô đại cáo sẽ thể hiện rất rõ điều đó.
Tìm hiểu và cảm nhận đoạn 1 2 Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
Bình Ngô đại cáo được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo để công bố cho mọi người biết về sự nghiệp đánh tan giặc Minh xâm lược. Từ những buổi đầu khởi nghĩa khó khăn nơi vùng rừng núi hiểm trở đến những ngày chiến công rực rỡ là cả một giai đoạn gian khổ nhưng đầy hào hùng của dân tộc.
Ngay từ nhan đề “Bình Ngô đại cáo” đã gợi ra nhiều suy nghĩ. “Bình Ngô” chính là dẹp yên giặc Minh xâm lược. Gọi giặc Minh là Ngô vì Nguyễn Trãi muốn nhắc đến nguồn gốc, quê cha đất tổ của Chu Nguyên Chương – người đứng đầu và lập nên nhà Minh. Bởi lẽ trong xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc đã có nhiều lần giặc phương Bắc kéo đến xâm lược chúng ta nhưng kết quả đều là thất bại. Điều đó đã minh chứng rõ cho tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Việt.
“Đại cáo” nhằm chỉ quy mô rộng lớn và tính chất trọng đại của bài cáo. “Bình Ngô đại cáo” là bản cáo lớn mang tính quy mô toàn dân tộc thông báo cho nhân dân biết về chiến thắng chống quân Minh xâm lược, đồng thời để khẳng định tuyên bố độc lập của dân tộc. Phần một và phần hai là cơ sở tiền đề cho cuộc kháng chiến. Thứ nhất đó là tư tưởng nhân nghĩa. Thứ hai là bản cáo trạng tội ác của giặc.
Tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm Đại cáo Bình Ngô
Mở đầu bài thơ, Nguyễn Trãi đã xác lập luận đề chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
“Từng nghe
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Tư tưởng nhân nghĩa là một tư tưởng được các nước phương Đông mặc nhiên thừa nhận. “Nhân nghĩa” là mối quan hệ giữa người với người được xây dựng trên cơ sở tình thương và đạo đức. Nếu tư tưởng nhân nghĩa trong quan niệm Nho giáo là cách đưa con người vào các mối quan hệ khuôn khổ phạm trù đạo đức để phục vụ cho mục đích quản lí xã hội của nhà cầm quyền.
Nhưng tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đã trở thành mục đích của cuộc kháng chiến. Bởi đặt trong hoàn cảnh thực tiễn của đất nước, nhân nghĩa được cụ thể hóa thành yên dân. Nghĩa là làm cho nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Muốn nhân dân được ấm no thì phải diệt trừ bạo ngược, đặc biệt đó chính là quân Minh xâm lược. Từ tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo, Nguyễn Trãi đã chuyển hóa vào thực tiễn đất nước ta. Và đây cũng chính là mục đích chiến đấu, là lý tưởng cao đẹp mà suốt cuộc đời Nguyễn Trãi theo đuổi.
Khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập dân tộc
Khi phân tích đoạn 1 bài Bình Ngô đại cáo, ta thấy sau khi nêu cơ sở chính nghĩa của cuộc kháng chiến, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ bằng những căn cứ lịch sử vô cùng xác đáng kết hợp với lời văn dõng dạc hào hùng đầy tự tin.
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
………….
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có”.
Các phương diện được Nguyễn Trãi nêu ra để khẳng định chủ quyền là văn hiến, địa phận, phong tục, nhà nước, nhân tài. Các phương diện ấy đều được trải dài theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc ta và đều mang dấu ấn riêng đại diện cho dân tộc. Đó là những nét khác biệt không lẫn vào đâu của văn hóa và phong tục tập quán. Có thể so về chiều dài lịch sử ta không bằng Trung Hoa, nhưng trong suốt chiều dài hình thành và tồn tại thì dân tộc ta đã để lại dấu ấn cùng tinh thần dân tộc mạnh mẽ.
Việc liệt kê các triều đại của nước Đại Việt song song với các triều đại Trung Hoa đã thể hiện rõ điều đó. Ta không hề kém cạnh Trung Hoa. Ta cũng có những nhà nước tự trị ngay từ buổi bình minh lịch sử dân tộc. Ta có chủ quyền lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán, có tổ chức nhà nước với người đứng đầu là vua. Việc xưng đế đã thể hiện ý chí tự tôn dân tộc. Bởi lẽ trong quan niệm ngày xưa, chỉ có Trung Hoa được xưng đế còn vua của nước nhỏ chỉ được xưng chư hầu không được xưng đế. Việc xưng đế đã khẳng định chắc nịch một điều ta và Trung Hoa là những nước độc lập bình đẳng với nhau. Chính vì vậy không có lí do gì để Trung Hoa kéo quân xâm lược nước ta.
Điều quan trọng làm nên sự thịnh vượng của một vương triều không thể không kể đến yếu tố nhân tài. Nhân tài chính là vận mệnh đất nước. Trong cả một quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước đã có biết bao nhiêu vị anh hùng làm rạng danh non sông cũng như có biết bao nhiêu thế hệ với ngàn ngàn lớp lớp người vô danh đã ngã xuống để bảo vệ độc lập đất nước. Giọng thơ hào hùng, lập luận mạnh mẽ chặt chẽ thuyết phục từ những chứng cứ lịch sử xác đáng không thể chối cãi. Qua đó ta thấy được ý thức dân tộc sâu sắc của Nguyễn Trãi.
Chứng cứ lịch sử với những cái tên rõ ràng chân thực
Sau khi khẳng định tiền đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến cũng như khẳng định chủ quyền dân tộc, Nguyễn Trãi đã nêu ra những chứng cứ lịch về sự thất bại nhục nhã của giặc khi sang xâm lược nước ta.
“Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi”.
Nguyễn Trãi đã lần lượt nêu ra những tên tướng giặc bại trận trong những trận chiến phi nghĩa xâm lược Đại Việt. Đó là Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã. Chúng thất bại bởi lẽ đây là một cuộc chiến phi nghĩa không nhằm bảo vệ cuộc sống nhân dân mà chỉ vì “tham công”, “thích lớn”, chỉ để thỏa mãn khát vọng bành trướng quyền lực của kẻ cầm đầu mà gieo tai vạ cho biết bao người dân vô tội.
Ngay từ mục đích xâm lược đã phi nghĩa nên chắc chắn cuộc xâm lược này sẽ “thất bại”, “tiêu vong”. Những địa danh lịch sử gắn với những cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta cũng được Nguyễn Trãi nêu ra. Đó là cửa sông bạch Đằng đã giết chết hàng vạn quân Nam Hán xóa bỏ đi một ngàn năm đô hộ của ngoại xâm phương Bắc mở ra thời kì độc lập cho đất nước. Còn nhắc đến cửa Hàm Tử không thể không nhắc đến chiến công của quân dân nhà Trần đã từng được Trần Quang Khải nhắc đến.
“Chương Dương cướp giáo giặc.
Hàm Tử bắt quân thù”
Tuy không trực tiếp nhắc đến chiến thắng của quân ta nhưng trong cách nói đó ta vẫn thấy hiện lên vẻ đẹp sự oai hùng của những chiến công lịch sử vang dội. Đây chính là minh chứng lịch sử rõ nét nhất cho tư tưởng nhân nghĩa. Cuộc kháng chiến của chúng ta chính là cuộc kháng chiến vì chính nghĩa. Lẽ phải thuộc về nghĩa quân, thuộc về dân tộc Đại Việt nên chắc chắn chiến thắng sẽ thuộc về ta.
Vạch trần sự tàn bạo của giặc Minh cùng chiến tranh phi nghĩa
Sau khi nêu ra tiền đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến, Nguyễn Trãi đã vạch trần bộ mặt xâm lược của giặc Minh:
“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh”.
Trong tình cảnh đất nước rối ren, nhân dân không đồng lòng dưới chế độ nhà Hồ của Hồ Quý Ly. Lợi dụng điều đó, núp dưới chiêu bài “phù Trần diệt Hồ”, giặc Minh đã xâm lược nước ta. Nhưng thực chất giặc Minh không hề có ý tốt mà đó chỉ là cái cớ để có cơ hội đặt chân xâm lược dân tộc. Điều đó đã được thể hiện rõ qua các từ “nhân”, “thừa cơ gây họa” cho thấy rõ thái độ của Nguyễn Trãi đối với những kẻ ngoại xâm này.
Chúng đến đây tấn công nước ta chỉ vì mục đích thỏa mãn nhu cầu bành trướng quyền lực, khát vọng bá chủ thiên hạ của chúng mà thôi. Không chỉ vạch trần bóc mẽ bộ mặt xâm lược của kẻ thù mà Nguyễn Trãi còn thể hiện thái độ đối với những kẻ gian thần lộng quyền vì tham vinh hoa phú quý mà đẩy đất nước vào tình cảnh rối ren, ngàn cân treo sợi tóc này.
Tội ác của giặc Minh cùng thái độ phẫn uất của tác giả
Không chỉ vạch trần bộ mặt thật của giặc, tác giả còn nêu ra những tội ác trời không dung đất không tha của kẻ thù:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
………..
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Nặng nề những nỗi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi”.
Những tội ác giặc gây ra không thể kể hết. Biết bao nhiêu oán thương, uất hận chất chồng. Giặc đã tàn sát dã man những người dân vô tội, cướp đi mạng sống cướp đi hạnh phúc của biết bao gia đình êm ấm. Hình ảnh “con đỏ”, “dân đen” ý chỉ nhân dân Đại Việt. Họ chỉ là những con người thấp cổ bé họng chỉ ước mong một cuộc sống giản dị đời thường nhưng kể cả cái ước mơ nhỏ bé ấy cũng bị vùi dập.
Quân Minh đã phá đi cuộc sống của họ, phá tan biết bao cơ nghiệp, làm chảy máu và nước mắt của biết bao gia đình. Không những thế chúng còn đặt ra nhiều thứ thuế vô lí bóp nghẹt con đường sống của những người dân lương thiện này. Lòng tham vô đáy của quân Minh còn được thể hiện ở việc chúng khai thác cạn kiệt tài nguyên khoáng sản. Để đổi lấy vàng ngọc châu báu chúng nhẫn tâm xem nhẹ sinh mạng con người. Hành động ấy còn tàn phá cả môi trường sống, môi trường tự nhiên bằng cách vơ vét sản vật chim trả, hươu đen đến “cả giống côn trùng cây cỏ”.
Quân Minh còn phá hoại cả sản xuất “nghề canh cửi”. Chúng đề ra những việc ép dân nhân trở thành nô lệ, bóc lột tận cùng sức lao động của nhân dân.Tội ác của quân Minh được nhìn nhận ở góc độ tác động đến cuộc sống của nhân dân. Từ đấy cũng cho thấy tấm lòng của Nguyễn Trãi dành cho dân cho nước. Bên cạnh tình cảnh đáng thương của nhân dân, Nguyễn Trãi còn khắc họa hình ảnh của quân thù hiện lên một cách man rợ “thằng há miệng đứa nhe răng máu mỡ bấy no nê chưa chán”. Tội ác ấy khiến cho đất trời phẫn nộ”.
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?…”
Những tội ác ấy chồng chất, những lời ai oán không thể giãi bày. Nhân dân rơi vào tình cảnh kêu trời không thấu kêu đất không nghe. Đây là hình ảnh phong đại mang tính biểu tượng cao. Tội ác ấy không sao có thể ghi chép lại được không thể rửa sạch được. Bởi lẽ không ai có thể bù đắp những tổn thương về vật chất tinh thần và sinh mạng cho người dân Đại Việt. Đất trời cũng ngùn ngụt tức giận trước tội ác của quân giặc.
Đánh giá tác phẩm khi cảm nhận đoạn 1 2 Bình ngô đại cáo
Bằng những lí lẽ sắc bén, cách lập luận chặt chẽ tài tình, Nguyễn Trãi đã nêu ra tiền đề nhân nghĩa của cuộc kháng chiến. Ta chiến đấu là để bảo vệ đất nước, chiến đấu vì mục đích nhân nghĩa – bảo vệ cuộc sống ấm no của nhân dân, chiến đấu vì độc lập dân tộc – bảo vệ cơ đồ nghìn năm của dân tộc ta, và cuối cùng chiến đấu vì không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước tình cảnh của đất nước, của nhân dân. Những hình ảnh mạnh mẽ, kết hợp với các biện pháp nghệ thuật đã tạo ra giọng điệu mạnh mẽ, đanh thép oai hùng cho bài thơ.
Gợi ý kết đề cảm nhận đoạn 1 2 Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
Kết bài 1: Chỉ với hai đoạn đầu nhưng ta có thể cảm nhận được sự hào hùng cũng như bi thương của thời đại khởi nghĩa Lam Sơn. Thấy được tấm lòng của nghĩa quân thật đáng quý và trân trọng biết bao. Bởi họ mưu tính nghiệp lớn không phải để lưu danh sử sách mà là vì cuộc sống ấm no của nhân dân.
Kết bài 2: Với hai đoạn thơ súc tích ngắn gọn cùng với tài năng trong ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Trãi đã giúp làm nổi bật lên tư tưởng chính nghĩa của tác phẩm. Bên cạnh đó khi cảm nhận đoạn 1 2 Bình Ngô đại cáo, ta thấy tác phẩm đã tố cáo mạnh mẽ tội ác cùng những hành động dã man của kẻ thù. Sâu xa trong ý nghĩa của bài cáo chính là tinh thần yêu nước, niềm tự hào tự tôn dân tộc mãnh liệt của tác giả.
6. Cảm nhận về đoạn 3 bài Bình ngô Đại cáo
Trong mối quan hệ giữa lịch sử và văn học, ta bắt gặp những thời điểm lịch sử đồng thời cũng là thời điểm văn học. Điều đó được minh chứng cụ thể qua Nam quốc sơn hà với chiến thắng sông Như Nguyệt, Hịch tướng sĩ với cuộc kháng chiến chống quân Nguyên mông lần hai và Bình ngô đại cáo cùng cuộc đại phá quân Minh toàn thắng. Thế nhưng Bình ngô đại cáo là trường hợp đặc biệt mà từ trước đến nay vẫn giữ vai trò như áng “thiên cổ hùng văn” không tiền khoáng hậu. Cảm hứng về độc lập dân tộc và tương lai đất nước đã hòa quyện và kết tinh thành sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong khổ thơ thứ ba.
Đại cáo bình Ngô được đặt dưới hai nguồn cảm hứng là cảm hứng chính trị và cảm hứng sáng tác. Cảm hứng chính trị đã đem đến cho dân tộc một bản tuyên ngôn độc lập hùng hồn, đanh thép. Cảm hứng sáng tác đã khơi nguồn cảm xúc đem đến một kiệt tác văn chương. Khi hai nguồn cảm hứng hòa quyện đã viết lên áng thiên cổ hùng văn mang đậm giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ. Khổ thơ thứ ba nêu bật ý chí quyết chiến quyết thắng của nhân dân Đại Việt.
Với cảm hứng dồi dào, phong phú tác giả đã dụng công khắc họa tháng ngày thắng lợi vẻ vang nhất. Bám vào sườn lịch sử để cuộc khởi nghĩa hiện lên với tất cả tính chất phong phú, lớn rộng, sinh động của nó. Bằng tài năng của mình, nguyễn Trãi đã tái hiện tất cả diễn biến trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa và tập trung chủ yếu làm nổi bật đời sống tâm lí của người anh hùng Lê Lợi. Khắc họa hình tượng Lê Lợi tác giả đã sử dụng điển “nếm mật nằm gai” nói về Việt Vương Câu Tiễn. Dường như chính cảm hứng anh hùng của dân tộc đã giúp tác giả xây dựng thành công chân dung người anh hùng Lê Lợi:
Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống.
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời;
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Với hoài bão và bầu nhiệt huyết yêu nước, Lê Lợi cùng những chiến hữu đã vững tay chèo để vượt qua mọi gian nan thách thức, mọi gian khổ chông gai: thiếu nhân tài, thiếu lương thực… Nhưng hơn tất cả nhờ “tấm lòng cứu nước”, nhờ “gắng chí khắc phục gian nan” và nhờ “manh lệ chi đồ tứ lập”, “phụ tử chi binh nhất tâm” cuộc khởi nghĩa dần bước qua khó khăn để buổi đầu đi đến cuộc tổng tiến công giành thắng lợi.
Xét về khoảng thời gian lịch sử từ năm 1418 đến 1424 là sáu năm “đau khổ” được nhắc đến bằng hai sự kiện:
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần
Khi Khôi Huyện quân không một đội
Nó không chỉ tiêu biểu cho buổi gian lao của cuộc chiến mà còn nổi bật với tinh thần lạc quan của người dân: lạc quan ngay trong hoàn cảnh đen tối, tin tưởng ngay khi tạm thời thất bại. Chúng ta vững ý chí, chúng ta chắc niềm tin vì tin tưởng nhân dân, vì biết phát huy sức mạnh của dân, đặc biệt là tầng lớp manh lệ:
Yết can vi kì, manh lệ chi đồ tứ lập
Đầu giao hưởng sĩ, phụ tử chi binh nhất tâm
Đó là tư tưởng lớn mà mãi sau này đến khi Nguyễn Đình Chiểu ta mới một lần nữa thấy nhân dân tấp nập. Trong bản tuyên ngôn như Bình ngô đại cáo những người manh lệ được nhắc đến công khai và đầy trịnh trọng “cũng là chưa thấy xưa nay”.
Hai câu thơ có ý nghĩa như bản lề chuyển tiếp:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo
Có thể nói sau bao suy tư, chiêm nghiệm, bao đớn đau, căm giận, sau bao lo lắng quyết tâm đến lúc này tâm trạng tác giả mới thả lỏng đến hả hê, sảng khoái. Bao trùm đoạn văn là những hình tượng phong phú, đa dạng được đo bằng thiên nhiên tráng lệ, kì vĩ tiếp theo là vẽ ra khung cảnh chiến thắng “sấm vang chớp giật”, “trúc trẻ cho bay”, “sạch không kình ngạc”, “tan tác chim muông”, “trút sạch lá khô” khiến “đá núi cũng mòn”, “nước sông cũng phải cạn”. Bên cạnh chiến công lẫy lừng của quân và dân ta là thất bại ê chề của tướng giặc khi “máu chảy thành sông”, “máu trôi đỏ nước”, “thây chất đầy nội”, “thây chất đầy đường”. Chiến trường khi ấy tan tác trăm bề, thời gian, không gian như đắm chìm trong thuốc súng, khói bom “sắc phong vân phải đổi”, “ánh phật nguyệt phải mờ” với những chuyển rung dồn dập, dữ dội. Các tính từ chỉ mức độ ở điểm tối đa tạo thành hai mảng đối lập.
Bức tranh toàn cảnh về thất bại ê chề của kẻ thù thì mỗi tên một vẻ, mỗi đứa một cảnh: Trần Hiệp phải chịu bêu đầu,… và gặp nhau ở một điểm là sự ham sống sợ chết đến hèn nhát. Qua hình tượng kẻ thù hèn nhát và được tha tội chết đã nêu bật tính chất chính nghĩa, nhân đạo sáng ngời của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận, sạch không kinh ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muông.
Sự dồn dập như xương sống của đoạn văn để hòa quyện giữa hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu nhằm miêu tả một cách chân thật cuộc tổng phản công thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
Bên cạnh đó, hình tượng kẻ thù thảm hại, bi thương, nhục nhã càng tăng thêm khí thế hào hùng của khởi nghĩa. Qua hình tượng kẻ thù hèn nhát và được tha tội chết, được ưu ái tạo mọi điều kiện tiếp tục sống, Nguyễn Trãi càng làm nổi bật tính chất chính nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa, nhân đạo sáng người của khởi nghĩa Lam Sơn.
Quả đúng, 4000 năm lịch sử đã vẽ lên trang sử hào hùng, đã phản ánh vào trong văn học thông qua những nhà văn, nhà thơ lớn và đồng thời cũng là những anh hùng của dân tộc. Trong lời tuyên bố kết thúc, cảm hứng về độc lập dân tộc và tương lai đất nước đã hòa quyện cảm hứng về vũ trụ khi “bỉ”, khi “hối” nhưng không nằm ngoài quy luật hướng tới sự sáng tươi, xây dựng “đài xuân dân tộc” khi vận hội duy tân đã mở.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Top 15 bài phân tích Thương vợ của Tú Xương hay nhất
- Top 11 bài phân tích Vội vàng của Xuân Diệu
- Cảm nhận bài thơ Vội vàng hay nhất
- Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng siêu hay
- Cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng hay chọn lọc
- Phân tích khổ cuối bài Vội vàng
- Cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng
- Phân tích Vội vàng khổ 1 hay nhất
- Phân tích Vội vàng khổ 2 siêu hay
- Kết bài Vội vàng hay chọn lọc
- Mở bài Vội vàng siêu hay
- Phân tích bài thơ Tự tình siêu hay
- Top 10 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
- Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
- Top 10 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
- Top 11 bài phân tích đoạn 3 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 2 Tây Tiến hay chọn lọc
- Cảm nhận đoạn 3 Tây Tiến hay nhất
- Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến hay nhất
- Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây tiến hay nhất
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến
- Phân tích Việt Bắc hay nhất chọn lọc
- Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc siêu hay
- Phân tích Câu cá mùa thu hay chọn lọc
- Phân tích Nhàn hay nhất
- Phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích tâm trạng nhân vật Liên hay và xúc tích
- Cảm nhận cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn hay chọn lọc
- Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong tác phẩm Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ hay nhất
- Tóm tắt Hai đứa trẻ siêu hay
- Kết bài Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích nhân vật An Dương Vương đầy đủ nhất
- Phân tích nhân vật ông Hai hay nhất
- Phân tích Làng Kim Lân đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích Chiếc lược Ngà chọn lọc nhất
- Cảm nhận Câu cá mùa thu hay nhất
- Phân tích bài thơ Tỏ lòng hay nhất
- Cảm nhận về Tiểu đội xe không kính hay nhất
- Phân tích Bài ca ngất ngưởng hay nhất
- Phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất
- Phân tích bài thơ Đất nước hay chọn lọc
- Phân tích Cảnh ngày hè hay nhất
- Phân tích bài thơ Đồng chí hay nhất
- Phân tích Sóng đầy đủ và chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
- Phân tích khổ 5 6 bài Sóng hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích 3 khổ cuối bài Sóng hay chọn lọc
- Cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Sóng hay nhất
- Mở bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng Sóng hay nhất
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng
- Phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng siêu hay
- Phân tích khổ 5 6 7 bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Bếp lửa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ về mẹ hay nhất
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Phân tích Hạnh phúc của một tang gia hay nhất
- Phân tích Người lái đò sông Đà hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng hay nhất
- Tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
- Tóm tắt Chí Phèo ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù
- Phân tích nhân vật Chí Phèo ngắn gọn
- Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích truyện ngắn Chí Phèo hay sâu sắc
- Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo siêu hay
- Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo sâu sắc nhất
- Cảm nghĩ về tình bạn hay chọn lọc
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang siêu hay
- Thuyết minh về hoa mai ngày Tết siêu hay
- Thuyết minh về cây hoa đào hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Ánh trăng siêu hay
- Thuyết minh về cây bút bi siêu hay
- Hãy kể về 1 kỉ niệm sâu sắc trong lòng em (10 mẫu)
- Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam hay nhất
- Phân tích Độc Tiểu Thanh kí siêu hay
- Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học
- Thuyết minh về cái phích nước siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc nón lá hay chọn lọc
- Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến siêu hay
- Viết đoạn văn về bạn thân bằng tiếng Anh
- Cảm nghĩ về mùa xuân siêu hay
- Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước siêu hay
- Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền siêu hay
- Thuyết minh về cái quạt siêu hay
- Thuyết minh về cái kính hay nhất
- Kể về một người thân của em hay nhất
- Thuyết minh về thể thơ lục bát hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc cặp sách siêu hay
- Kể về một việc tốt mà em đã làm
- Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế (7 mẫu)
- Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du siêu hay
- Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết hay chọn lọc
- Tả cảnh mùa xuân hay chọn lọc
- Bài văn kể về mẹ hay nhất
- Thuyết minh về bánh chưng hay và ngắn gọn
- Phân tích Vợ chồng A Phủ cực hay
- Cảm nhận Vợ chồng A Phủ siêu hay
- Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân hay nhất
- Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay nhất
- Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị cực hay
- Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay chọn lọc
- Cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
- Top 37 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ hay
- Phân tích nhân vật A Phủ hay chọn lọc
- Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
- Cảm nhận nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân siêu hay
- Cảm nhận của em về sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân
- Vợ chồng A Phủ: tác giả, tác phẩm
- Phân tích Phú sông Bạch Đằng siêu hay
- Phân tích Lưu biệt khi xuất dương hay nhất
- Phân tích Hầu trời siêu hay
- Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích Vợ nhặt hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ hay nhất
- Phân tích nhân vật Thị siêu hay
- Tóm tắt Vợ nhặt ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
- Mở bài Vợ nhặt hay nhất
- Kết bài Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt
- Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận của anh chị về nhân vật Tràng trong đoạn trích sáng hôm sau
- Cảm nhận về khát vọng sống của người Vợ nhặt (3 mẫu)
- Phân tích nhân vật Tràng sáng hôm sau
- Phân tích đoạn 3 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Sơ đồ tư duy Bình Ngô đại cáo
- Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo hay nhất
- Phân tích Bình ngô đại cáo đoạn 4 siêu hay
- Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích Chiều tối hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Chiều tối siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Chiều tối hay chọn lọc
- Nghị luận văn học Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu cuối bài Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu đầu bài Chiều tối siêu hay
- Top 17 mẫu mở bài Chiều tối siêu hay
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối
- Top 14 mẫu nghị luận về vấn đề bạo lực học đường hay nhất
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Nhớ Rừng hay chọn lọc
- Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi hay chọn lọc
- Phân tích Tràng Giang hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Tràng giang siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang hay chọn lọc
- Phân tích khổ 1 Tràng Giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang siêu hay
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang
- Phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
- Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết hay chọn lọc
- Mẫu bài viết số 5 lớp 7 đầy đủ 5 đề
- Phân tích bài thơ Ông đồ hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng cây xà nu hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Quê hương lớp 8
- Thuyết minh về cây tre siêu hay
- Nghị luận về tinh thần tự học hay chọn lọc
- Phân tích người đàn bà hàng chài siêu hay
- Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa hay chọn lọc
- Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất
- Cảm nhận về nhân vật người đàn bà làng chài hay nhất
- Phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng hay nhất
- Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Top 29 mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa hay sâu sắc
- Phân tích người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
- Phân tích nhân vật Phùng siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận của em về ước nguyện của tác giả trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
- Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn siêu hay
- Viết đoạn văn ngắn về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước
- Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Phương Định hay chọn lọc
- Nghị luận về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về bệnh vô cảm siêu hay
- Phân tích bài thơ Sang thu hay chọn lọc
- Thuyết minh về một món ăn siêu hay
- Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội
- Phân tích bài thơ Từ ấy khổ 1 siêu hay
- Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay chọn lọc
- Viết bài tập làm văn số 6 lớp 8 hay chọn lọc
- Phân tích 12 câu đầu Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên
- Mở bài Trao duyên siêu hay
- Phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên hay chọn lọc
- Cảm nhận 8 câu thơ cuối bài Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu giữa đoạn trích Trao duyên siêu hay
- Phân tích Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong Trao duyên
- Phân tích Chí khí anh hùng siêu hay
- Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con siêu hay
- Nghị luận xã hội về tinh thần lạc quan
- Phân tích nhân vật Trương Phi hay chọn lọc
- Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó hay chọn lọc
- Giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước siêu hay
- Nghị luận Đây thôn Vĩ Dạ siêu hay
- Phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công
- Thuyết minh về một lễ hội ở địa phương em
- Chứng minh câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên
- Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công siêu hay
- Suy nghĩ về những người không chịu thua số phận siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn hay và ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách siêu hay
- Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn (3 mẫu)
- Nghị luận về nghiện game siêu hay
- Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng siêu hay
- Giải thích Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
- Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm siêu hay
- Nghị luận khuyên bạn học tập chăm chỉ hơn
- Nghị luận về lòng nhân ái hay sâu sắc
- Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước siêu hay
- Nghị luận về đồng cảm và chia sẻ siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Người trong bao siêu hay
- Nghị luận về trang phục và văn hóa hay chọn lọc
- Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin học học nữa học mãi
- Hãy nói không với các tệ nạn xã hội siêu hay
- Nghị luận tình thương là hạnh phúc của con người siêu hay
- Nghị luận về lòng bao dung hay chọn lọc
- Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn (4 mẫu)
- Văn mẫu Văn học là tình thương - Bài viết số 7 lớp 8 đề 2
- Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng
- Đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực siêu hay
- Nghị luận nói lời hay làm việc tốt ứng xử đẹp là những nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay
- Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn chọn lọc
- Nghị luận sống giản dị giúp ta tìm thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về dịch Covid19 siêu hay
- Nghị luận học đi đôi với hành siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Trình bày suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
- Phân tích 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú
- Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh
- Nghị luận về ước mơ siêu hay
- Viết đoạn văn về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về lời cảm ơn siêu hay
- Đọc hiểu: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi
- Nghị luận về lối sống có trách nhiệm siêu hay
- Các bài văn nghị luận xã hội lớp 9
- Nghị luận về tác dụng của việc đọc sách siêu hay
- Nghị luận ý nghĩa của cuộc sống hòa bình siêu hay
- Nghị luận về sống cống hiến hay chọn lọc
- Tóm tắt bài Cổng trường mở ra siêu hay
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Tóm tắt bài Sống chết mặc bay ngắn gọn
- Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ siêu hay
- Tóm tắt văn bản Tôi đi học siêu hay
- Tóm tắt văn bản Lão Hạc ngắn gọn
- Phân tích nhân vật chị Dậu hay chọn lọc
- Phân tích Vào phủ chúa Trịnh hay chọn lọc
- Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
- Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
- Nghị luận về sống đẹp siêu hay
- Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê ngắn gọn
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên
- Thuyết minh về cái kéo siêu hay
- Văn học dân gian là gì?
- Soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngắn nhất
- Tóm tắt Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu siêu hay
- Đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước hay chọn lọc
- Đoạn văn về tình mẫu tử lớp 8 hay chọn lọc
- Thuyết minh về con trâu siêu hay
- Phân tích Tuyên ngôn độc lập siêu hay
- Ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên siêu hay
- Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về một lối sống lành mạnh
- Thuyết minh về con mèo hay chọn lọc
- Thuyết minh về đồ dùng học tập siêu hay
- Cảm nghĩ về đêm trăng Trung thu siêu hay
- Nghị luận về rác thải nhựa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương siêu hay
- Cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch - quy nạp - song hành - móc xích - tổng phân hợp
- Soạn văn 8 Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Phân tích Chiếu cầu hiền siêu hay
- Nghị luận xã hội về tính tự ti và tự phụ siêu hay
- Phân tích nhân vật Đăm Săn siêu hay
- Soạn bài Khóc Dương Khuê
- Trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa siêu hay
- Viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình siêu hay
- Soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em sau khi học văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát siêu hay
- Phân tích hình tượng vua Quang Trung siêu hay
- Đoạn văn về bạo lực học đường siêu hay
- Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Tóm tắt đoạn trích Uy-lít-xơ trở về hay chọn lọc
- Biểu cảm về thầy cô siêu hay
- Biểu cảm về cây phượng siêu hay
- Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng
- Cảm nghĩ về ngôi trường em đang học cấp 2 siêu hay
Bài viết hay Thơ
Top 17 mẫu phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng siêu hay
(29 mẫu) Mở bài Việt Bắc siêu hay
5 mẫu cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang hay chọn lọc
Giải thích câu tục ngữ Chọn bạn mà chơi chọn nơi mà ở
Top 8 bài giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Top 7 bài phân tích hình tượng Sóng hay nhất