Top 5 bài phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
Phân tích màn đối thoại giữa hồn và xác
- 1. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và xác hàng thịt
- 2. Dàn ý cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
- 3. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt dàn ý
- 4. Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn và xác
- 5. Phân tích màn đối thoại giữa Trương Ba và xác hàng thịt - mẫu 1
- 6. Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt - mẫu 2
- 7. Màn đối thoại giữa Trương Ba và xác Hàng Thịt - Mẫu 3
- 8. Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt chi tiết
Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn và xác - Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt trong bài viết sau đây của Hoatieu giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn sự xung đột căng thẳng về triết lý sống giữa hồn và xác. Đây chính là đoạn hội thoại mang tính chất ẩn dụ xoay quanh khát khao sống thẳng thắn trong sạch của tâm hồn và sự dung tục của phần người.
Hồn Trương Ba và da hàng thịt chính là những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Nếu như da hàng thịt là biểu tượng cho vẻ bề ngoài thể xác con người thì hồn Trương Ba là biểu tượng cho tâm hồn, cho thế giới nội tâm sâu kín bên trong. Đó là sự mâu thuẫn giữa hình thức và bản chất trong một con người. Nhưng hồn Trương Ba còn là biểu tượng cho vẻ đẹp trong sáng thanh cao, còn da hàng thịt lại là biểu tượng cho cái xấu xa, cái dung tục tầm thường, cái bản chất thấp kém trong một con người. Qua tác phẩm, tác giả muốn nhấn mạnh cuộc sống đáng quý chính là sự dung hòa giữa thể xác và tâm hồn.
Sau đây là nội dung chi tiết bài văn mẫu phân tích cuộc đối thoại giữa hồn và xác siêu hay, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và xác hàng thịt
- Hồn bắt đầu cuộc đối thoại bằng sự phủ nhận quyết liệt, mạnh mẽ về vai trò, tầm ảnh hưởng của xác hàng thịt với mình: “Vô lý, mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mày chỉ là xác thịt âm u đui mù…”, “Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc”.
- Xác đáp lại bằng sự khẳng định chắc nịch về sức mạnh ghê gớm cũng như sự sai khiến, chi phối của nó đối với hồn: “Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến, chính vì âm u đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy!”.
- Trước cái lí lẽ sắc sảo của xác, hồn trở nên bối rối, từ chỗ phủ nhận quyết liệt, hồn đã buộc phải thừa nhận sự tồn tại của xác nhưng quy nó gắn với nhiều thứ xấu xa, thấp hèn: “Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được”.
- Nhận thấy sự thắng thế của mình, xác bắt đầu lấn lướt bằng việc đưa ra dẫn chứng cụ thể, xác thực về việc hồn Trương Ba đã rung động, bối rối trước sự trẻ đẹp của cô vợ hàng thịt cùng những thói quen tầm thường, dung tục như xác trước đây: “Tôi chỉ trách là sao đêm ấy ông lại tự dưng bỏ chạy, hoài của!...Hà hà, cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc sao?”
- Bằng chứng không thể chối cãi đó đã làm cho hồn trở nên xấu hổ. Hồn chỉ còn phủ nhận được một cách yếu ớt bằng cách đổ lỗi cho xác: “Im đi! Đấy là mày chứ, chân tay mày, hơi thở của mày…” rồi ngụy biện: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…”.
- Lời ngụy biện yếu ớt của hồn đã làm cho xác thấy nực cười, nó đã chế giễu các “nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn” của hồn bằng hành động tàn bạo: tát thằng con tóe máu mồm, máu mũi, trong đà thắng thế, xác còn tiếp tục lên giọng khẳng định vai trò, tầm quan trọng của mình: “Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới…Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi”…và nó còn chỉ trích về thói tật của những kẻ lắm sách, những chữ, đã vịn vào cớ tâm hồn cao quý để bỏ bê, hành hạ thân xác. Nó đã đưa ra một lý lẽ quan trọng mà hồn không thể chối cãi được: “Mỗi bữa tôi đòi ăn 8 - 9 bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ 8 – 9 bát cơm cho tôi ăn chứ!”
- Đến đây, hồn Trương Ba đã bế tắc, tuyệt vọng và thất thế hoàn toàn, chỉ còn đáp lại bằng thứ ngôn ngữ rời rạc, đứt quãng.
- Lấn át hoàn toàn được hồn bằng sự mạnh mẽ, trâng tráo, sau đó xác đã rất khôn ngoan khi hạ giọng để dụ dỗ, ve vuốt hồn tham gia vào “trò chơi tâm hồn” vô cùng nguy hiểm: “Làm xong điều gì xấu ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Hà hà, miễn là ông vẫn làm đủ mọi việc để thỏa mãn những thèm khát của tôi!”.
- Kết thúc màn đối thoại, xác đã đạt được mục đích đó là thuyết phục hồn nhập trở lại làm một với mình.
=> Từ diễn biến này, kết quả tất yếu của màn đối thoại là hồn đã thua một cách thảm hại, buộc phải quy phục, buộc phải quay trở lại thân xác anh hàng thịt.
2. Dàn ý cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
I. Mở bài:
Khái quát: Lưu Quang Vũ là được mệnh danh là “cây bút vàng” của sân khấu Việt Nam những năm 80 của thế kỷ 20. Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được viết năm 1981, và là vở kịch nói đầu tiên mang ra nước ngoài công diễn. Bằng ngòi bút giàu chất triết lý, Lưu Quang Vũ đã thổi vào tích xưa một luồng gió mới. Kịch bản của ông không đơn thuần là chuyện vay mượn xác – tái sinh. Đặt vấn đề về lẽ sống con người qua nỗi khổ “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, qua mâu thuẫn giữa tâm hồn (thanh cao) và thể xác (phàm tục), vở kịch mang chứa những triết lý nhân sinh. “Tôi muốn là tôi toàn vẹn”, bởi sống nhờ, sống giả, sống không phải là mình, đó là bi kịch đau đớn nhất của con người.
II. Thân bài:
- Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác Hàng Thịt
a. Hồn Trương Ba:
- Tâm thế của hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại: Lời thoại của Hồn Trương Ba ở đầu đoạn trích đã bộc lộ rõ tâm trạng vừa chán ngán, vừa sợ hãi cái thân xác mà ông đang vay mượn: “Tôi chán cái chỗ không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta muốn rời xa mi ngay tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỏ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!”.
=> Ước muốn của Hồn Trương Ba đã được thỏa nguyện. Sự phân tách và đối đầu giữa Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt trước hết có thể hiểu là sự tranh cãi quyết liệt giữa một bên là Hồn Trương Ba (tượng trưng cho sự cao khiết, cho đạo đức, cho “phần Người” chân chính của mỗi con người) và một bên là Xác hàng thịt (tượng trưng cho bản năng, cho những ham muốn trần tục, là “phần Con” tầm thường ẩn nấp trong mỗi con người).
- Nội dung lời nói của Hồn Trương Ba:
Hồn có cơ hội bày tỏ tâm trạng uất ức, tức giận vì phải chung sống với Xác thô lỗ, tầm thường, dung tục. Hồn cũng không che giấu sự coi thường, khinh bỉ đối với Xác, “kẻ âm u đui mù, không cảm xúc, không tư tưởng, không có tiếng nói”...; kẻ có nhu cầu vật chất thấp kém gần với con thú (thèm ăn ngon, thèm rượu thịt), sức mạnh thể chất gắn với sự tàn bạo…
Hồn cũng phủ nhận sự lệ thuộc của linh hồn vào xác thịt, khẳng định linh hồn có đời sống riêng: “nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”…
=> Tưởng rằng, Hồn sẽ phần nào giải tỏa được nỗi đau khổ bị dồn nén bấy lâu khi có cơ hội cất lên tiếng nói của mình.
b. Xác hàng thịt:
- Tâm thế của xác hàng thịt trong cuộc đối thoại: Xác không bị động, nhún nhường. Ngược lại, Xác có thái độ khi thì ngạo nghễ, thách thức, khi thì ranh mãnh với những câu hỏi mang tính phản biện đầy bỡn cợt, châm chọc.
- Nội dung lời nói của Xác hàng thịt:
+ Xác âm u, đui mù nhưng có thể lấn át, sai khiến, thậm chí đồng hóa linh hồn cao khiết. Hồn không thể còn nguyên vẹn, trong sạch, khi phải chung sống và chiều theo những đòi hỏi của xác thịt dung tục (Hồn Trương Ba đã có cảm giác xao xuyến, khao khat khi đứng bên vợ hàng thịt, đến nỗi chân tay run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại, đã có cảm xúc lâng lâng trước các món ăn mà ông cho là dung tục như tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi, đã sử dụng vũ lực mà ông cho là tàn bạo để tát thằng con toé máu mồm, máu mũi… Rõ ràng, Hồn Trương Ba đã nhiễm những thói hư tật xấu của xác hàng thịt).
=> Như vậy, Hồn Trương Ba đau đớn, dằn vặt, khao khát khẳng định mình vẫn là mình, nhưng cuối cùng phải thừa nhận rằng, mình đang sống nhờ thể xác kẻ khác và bị thể xác đó điều khiển, dẫn đến sự tha hoá không có cách gì chuyển biến được. Bi kịch của Hồn Trương Ba, vì thế, không những không được giải tỏa, mà còn trở nên đau đớn, xót xa hơn.
+ Trước đó, Hồn Trương Ba cho mình là cao khiết và coi thường, khinh bỉ Xác hàng thịt, thậm chí uất ức vì phải chung sống với Xác HT. Nhưng Xác hàng thịt đã chỉ ra thói hư tật xấu trong Hồn Trương Ba “Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông cứ vin vào cớ linh hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn để rồi bỏ bê thân xác mãi khổ sở nhếch nhác” và “làm xong điều xấu gì, ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi biết: cần phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện” . Đồng thời, Xác hàng thịt đã bày tỏ những bất công mà mình phải gánh chịu khi sống với linh hồn Trương Ba: bị xúc phạm, bị bỏ bê nhếch nhác, khổ sở…vì những lý do không chính đáng.
=> Những lý lẽ và dẫn chứng mà Xác hàng thịt đưa ra khiến Hồn Trương Ba không thể phủ nhận được.
c. Ý nghĩa:
Cuộc đối thoại căng thẳng, quyết liệt giữa hồn và xác mang ý nghĩa sâu sắc.
Trước hết, ở góc độ Hồn Trương Ba, ta nhận ra khát vọng sống cao thượng, thánh thiện của con người, khi bị những cám dỗ vật chất phàm tục làm cho tha hoá, biến chất.
Ở góc độ Xác hàng thịt, ta nhận ra những nếp nghĩ sai lầm của con người: đó là thói quen đề cao tinh thần mà coi thường vật chất, tự ru ngủ mình trong những giấc mơ cao thượng mà quên đi rằng, cần phải thiết lập mối quan hệ hoà hợp, gắn bó giữa chúng.
=> Như vậy, Hồn và Xác là những ẩn dụ nghệ thuật lớn, và cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác là một tình huống kịch đặc sắc, tô đậm bi kịch “bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo”, sự thiếu hài hòa, không thống nhất trên các phương diện: linh hồn và thể xác, vật chất và tinh thần, nội dung và hình thức, bản năng và lý tưởng, cao cả và tầm thường...ở mỗi con người.
- Kết thúc cuộc đối thoại, Hồn Trương Ba dằn vặt, đau đớn, hoang mang, tuyệt vọng trở về cuộc sống trái với chính mình. Chi tiết “Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt, ngồi lặng lẽ bên chõng” diễn tả cô đọng tính chất căng thẳng của xung đột kịch: mâu thuẫn không những không được giải quyết mà còn được đẩy lên đến một mức cao hơn.
III. Kết bài:
Đặc sắc nghệ thuật: Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở bi kịch đặc sắc trên nhiều phương diện: Sự kết hợp giữa nội dung hiện thực với yếu tố kì ảo, nghệ thuật tạo tình huống và dẫn dắt xung đột kịch, sắc thái đa dạng của lời thoại khiến cho tâm lí nhân vật được phơi trải, sát với đặc trưng thể loại, ngôn ngữ kịch giàu chất triết lí, giọng điệu tranh biện độc đáo.
Ý nghĩa triết lý về đạo đức và nhân sinh.
3. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt dàn ý
I. Mở bài
Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm: Lưu Quang Vũ là được mệnh danh là “cây bút vàng” của sân khấu Việt Nam những năm 80 của thế kỷ XX. Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được viết năm 1981, và là vở kịch nói đầu tiên mang ra nước ngoài công diễn. Bằng ngòi bút giàu chất triết lý, Lưu Quang Vũ đã thổi vào tích xưa một luồng gió mới. Kịch bản của ông không đơn thuần là chuyện vay mượn xác - tái sinh. Đặt vấn đề về lẽ sống con người qua nỗi khổ “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, qua mâu thuẫn giữa tâm hồn (thanh cao) và thể xác (phàm tục), vở kịch mang chứa những triết lý nhân sinh.
II. Thân bài
1. Hồn Trương Ba
- Tâm thế của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại: Lời thoại của Hồn Trương Ba ở đầu đoạn trích đã bộc lộ rõ tâm trạng vừa chán ngán, vừa sợ hãi cái thân xác mà ông đang vay mượn: “Tôi chán cái chỗ không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta muốn rời xa mi ngay tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỏ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!”.
=> Ước muốn của Hồn Trương Ba đã được thỏa nguyện. Sự phân tách và đối đầu giữa Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt trước hết có thể hiểu là sự tranh cãi quyết liệt giữa một bên là Hồn Trương Ba (tượng trưng cho sự cao khiết, cho đạo đức, cho “phần Người” chân chính của mỗi con người) và một bên là Xác hàng thịt (tượng trưng cho bản năng, cho những ham muốn trần tục, là “phần Con” tầm thường ẩn nấp trong mỗi con người).
- Nội dung lời nói của Hồn Trương Ba:
+ Hồn có cơ hội bày tỏ tâm trạng uất ức, tức giận vì phải chung sống với Xác thô lỗ, tầm thường, dung tục. Hồn cũng không che giấu sự coi thường, khinh bỉ đối với xác, “kẻ âm u đui mù, không cảm xúc, không tư tưởng, không có tiếng nói”...; kẻ có nhu cầu vật chất thấp kém gần với con thú (thèm ăn ngon, thèm rượu thịt), sức mạnh thể chất gắn với sự tàn bạo…
+ Hồn cũng phủ nhận sự lệ thuộc của linh hồn vào xác thịt, khẳng định linh hồn có đời sống riêng: “nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”…
=> Hồn Trương Ba sẽ phần nào giải tỏa được nỗi đau khổ bị dồn nén bấy lâu khi có cơ hội cất lên tiếng nói của mình.
2. Xác hàng thịt
- Tâm thế của Xác hàng thịt trong cuộc đối thoại: Xác không bị động, nhún nhường. Ngược lại, Xác có thái độ khi thì ngạo nghễ, thách thức, khi thì ranh mãnh với những câu hỏi mang tính phản biện đầy bỡn cợt, châm chọc.
- Nội dung lời nói của Xác hàng thịt :
+ Xác âm u, đui mù nhưng có thể lấn át, sai khiến, thậm chí đồng hóa linh hồn cao khiết. Hồn không thể còn nguyên vẹn, trong sạch, khi phải chung sống và chiều theo những đòi hỏi của xác thịt dung tục (Hồn Trương Ba đã có cảm giác xao xuyến, khao khat khi đứng bên vợ hàng thịt đến nỗi chân tay run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại; đã có cảm xúc lâng lâng trước các món ăn mà ông cho là dung tục như tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi; đã sử dụng vũ lực mà ông cho là tàn bạo để tát thằng con toé máu mồm, máu mũi…). Rõ ràng, Hồn Trương Ba đã nhiễm những thói hư tật xấu của Xác hàng thịt .
=> Như vậy, Hồn Trương Ba đau đớn, dằn vặt, khao khát khẳng định mình vẫn là mình, nhưng cuối cùng phải thừa nhận rằng, mình đang sống nhờ thể xác kẻ khác và bị thể xác đó điều khiển, dẫn đến sự tha hoá không có cách gì chuyển biến được. Bi kịch của Hồn Trương Ba, vì thế, không những không được giải tỏa, mà còn trở nên đau đớn, xót xa hơn.
+ Trước đó, Hồn Trương Ba cho mình là cao khiết và coi thường, khinh bỉ Xác hàng thịt, thậm chí uất ức vì phải chung sống với Xác hàng thịt. Nhưng Xác hàng thịt đã chỉ ra thói hư tật xấu trong Hồn Trương Ba “Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông cứ vin vào cớ linh hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn để rồi bỏ bê thân xác mãi khổ sở nhếch nhác” và “làm xong điều xấu gì, ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi biết: cần phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện” . Đồng thời, Xác hàng thịt đã bày tỏ những bất công mà mình phải gánh chịu khi sống với linh Hồn Trương Ba: bị xúc phạm, bị bỏ bê nhếch nhác, khổ sở…vì những lý do không chính đáng.
=> Những lý lẽ và dẫn chứng mà Xác hàng thịt đưa ra khiến Hồn Trương Ba không thể phủ nhận được.
3. Ý nghĩa
Cuộc đối thoại căng thẳng, quyết liệt giữa hồn và xác mang ý nghĩa sâu sắc.
- Trước hết, ở góc độ Hồn Trương Ba, ta nhận ra khát vọng sống cao thượng, thánh thiện của con người, khi bị những cám dỗ vật chất phàm tục làm cho tha hoá, biến chất.
- Ở góc độ Xác hàng thịt, ta nhận ra những nếp nghĩ sai lầm của con người: Đó là thói quen đề cao tinh thần mà coi thường vật chất, tự ru ngủ mình trong những giấc mơ cao thượng mà quên đi rằng, cần phải thiết lập mối quan hệ hoà hợp, gắn bó giữa chúng.
=> Như vậy, Hồn và Xác là những ẩn dụ nghệ thuật lớn. Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác là một tình huống kịch đặc sắc, tô đậm bi kịch “bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo”, sự thiếu hài hòa, không thống nhất trên các phương diện: linh hồn và thể xác, vật chất và tinh thần, nội dung và hình thức, bản năng và lý tưởng, cao cả và tầm thường… ở mỗi con người.
- Kết thúc cuộc đối thoại, Hồn Trương Ba dằn vặt, đau đớn, hoang mang, tuyệt vọng trở về cuộc sống trái với chính mình. Chi tiết “Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào Xác hàng thịt, ngồi lặng lẽ bên chõng” diễn tả cô đọng tính chất căng thẳng của xung đột kịch: mâu thuẫn không những không được giải quyết mà còn được đẩy lên đến một mức cao hơn.
III. Kết bài
Khái quát lại nội dung phân tích: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở bi kịch đặc sắc trên nhiều phương diện. Sự kết hợp giữa nội dung hiện thực với yếu tố kì ảo, nghệ thuật tạo tình huống và dẫn dắt xung đột kịch, sắc thái đa dạng của lời thoại khiến cho tâm lí nhân vật được phơi trải, sát với đặc trưng thể loại, ngôn ngữ kịch giàu chất triết lí, giọng điệu tranh biện độc đáo.
4. Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn và xác
“Tôi không muốn viết những lời như thế
Tôi không thể viết những lời như thế
…
Tôi xé đi vòng hoa giấy bức màn sương
Những niềm vui dại khờ những nỗi buồn yếu đuối
Cuộc sống còn dở dang
Cần đóng góp không cần ngồi ca ngợi”
Lưu Quang Vũ được bạn đọc và công chúng biết đến với tư cách là một nhà thơ. Nhưng ông gây tiếng vang và được hâm mộ là một nhà viết kịch tài ba. Và với quan điểm sáng tác không phải để ca ngợi mà đơn thuần chỉ là để đóng góp cho cuộc sống còn nhiều dang dở, thông qua những tác phẩm của mình, ông đã truyền tải đến những thông điệp nhân sinh ý nghĩa. Vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” đặc biệt là cuộc đối thoại giữa hồn trương ba và da hàng thịt là tiếng nói phê phán những vấn đề tiêu cực của cuộc sống thông qua những câu chuyện trong đời sống hằng ngày và sống động. Thể hiện được góc nhìn của tác giả cũng như là những thông điệp mà ông gửi gắm.
Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, Lưu Quang Vũ đã để cho Hồn Trương Ba “ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy” với một lời độc thoại đầy khẩn cấp và tha thiết: “Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng, thô lỗ này. ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát.”
Như vậy, hồn đang ở trong trạng thái vô cùng bức bối và đau khổ. Những câu cảm thán và dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải của hồn đã nói lên được điều đó. Hồn bức bối vì không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác ghê tởm ấy, Ghê tởm vì mình không còn là chính mình nữa.Trong cuộc đối thoại với xác hàng thịt, hồn là thế yếu, đuối lý không thể cãi được bởi những điều xác nói dù đúng hay sai, muốn hay không hồn cũng phải thừa nhận.Đó là cái đêm khi hồn đứng cạnh vợ xác thì “tay chân run rẩy”; “hơi thở nóng rực”; “cổ nghẹn lại” và suýt nữa thì…”. Đó là cảm giác “xao xuyến” trước những món ăn mà trước đây hồn không thích và cho đó là “phàm”. Hồn ghê tởm lúc ông tát thằng con “tóe máu mồm máu mũi”,... Tất cả đều là sự thật. Xác còn gợi tả lại một cách chi tiết những sự thật khiến cho hồn càng cảm thấy xấu hổ. Hồn đưa ra lời ngụy biện cho bản thân bằng lí lẽ: “Ta vẫn sống một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.” nhưng lại bị xác cười nhạo và khinh thường.
Trong cuộc đối thoại giữa hồn trương ba và xác hàng thịt, xác thắng thế nên hả hê cười nhạo và liên tục tuôn ra những lời cười nhạo, chê bai với những lời thoại dài với chất giọng lúc thì mỉa mai lúc thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn cùng giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu thảm thiết.
Xác khôn ngoan, biết là lỡ lời nên đã biết tìm cách biện minh cho chính mình bằng lý lẽ: “là hoàn cảnh” hay “cũng đáng được quí trọng”, không có tội. Hồn chỉ có phản ứng yếu ớt: “Nhưng… Nhưng”... Nhận biết Hồn bị dồn vào thế bí, xác đưa ra giao kèo nhằm thỏa hiệp để chung sống bằng giọng nhẹ nhàng, vuốt ve hồn, xác chủ động đưa ra “trò chơi tâm hồn”: “Những lúc một mình lẻ bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi. Làm xong một điều xấu ông cứ đổ lỗi cho tôi, để ông được thanh thản… miễn là… ông vẫn làm đủ mọi việc thỏa mãn những thèm khát của tôi.” Nghe thấy xác nói xong, hồn nhận thấy được “lí lẽ ti tiện” của xác và thân lên một cách tuyệt vọng và bất lực: “Trời! Đã là một sự chấp nhận số phận trong nỗi đau đớn khôn cùng muốn tìm đường thoát nhưng hoàn toàn vô vọng”.
Qua cuộc đối thoại giữa hồn và xác, xác nhận rõ ràng đã hiện lên với ưu thế của kẻ nắm đầu chuôi, nắm sự thắng thế, chứng tỏ quyền uy của mình đối với hồn. Linh hồn và thể xác vốn không tách rời được, cả hai phải bổ sung và hoàn thiện cho nhau. Chính vì thế cuộc đấu tranh giữa hồn và xác chính là đấu tranh giữa linh hồn - thể xác, vật chất - tinh thần, nội dung - hình thức, bản năng - lý tưởng, cao cả - tầm thường trong mỗi con người, là giữa sự cao sang giữa phần con và phần người.
Đây cũng chính là lời cảnh cáo, là thông điệp của Lưu Quang Vũ đối với bạn đọc, người xem. Khi con người sống lâu trong môi trường dung tục thì chắc chắn sẽ bị nó chi phối và ảnh hưởng. Khi con người dù có thanh cao đến đâu nhưng bị chi phối bởi những nhu cầu thiết yếu của bản năng thì chắc chắn chẳng thể đổ lỗi cho thể xác. Suy cho cùng cả hai cũng chỉ là một, có sự chi phối lẫn nhau mà thôi.
Không thể tự an ủi, xoa dịu bản thân bằng những vẻ đẹp siêu hình của của tâm hồn, chính vì thế cần phải hoàn thiện bản thân một cách toàn diện. Hoàn thiện bản thân chính là một cách để góp phần xây dựng xã hội văn minh giàu đẹp. Cuộc đấu tranh giữa hồn và xác là cuộc đấu tranh còn dài và dai trong mỗi con người ở trên thế giới này.
Thông qua cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, Lưu Quang Vũ gửi gắm sự cảnh báo của mình vào đó: khi con người sống trong sự dung tục thì chắc chắn dung tục sẽ ngự trị và thắng thế, dẫn con người đi vào sự tha hóa, lấn át dần những sự thanh cao, trong sạch và tốt đẹp.
Đời sống đâu chỉ gói gọn trong trong những nhu cầu thiết yếu của bản thân, mà còn rất nhiều thứ cần phải được quan tâm và dung hòa. Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác là cuộc đấu tranh giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng và hoài bão với dục vọng ham muốn tầm thường, giữa tầm thường và cao cả, giữa phần con và phần người luôn diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong mỗi con người.
5. Phân tích màn đối thoại giữa Trương Ba và xác hàng thịt - mẫu 1
Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) quê gốc ở Đà Năng, sinh tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Từ năm 1978 cho đến khi mất, ông là biên tập viên tạp chí Sân khấu. Lưu Quang Vũ qua đời cùng vợ con trong một tai nạn giao thông thảm khốc, giữa lúc tài năng đang chín rộ. ông được đánh giá là một trong những nhà viết kịch tài năng nhất của văn nghệ Việt Nam hiện đại, là người có công lớn góp phần vực dậy cả một nền sân khấu lúc đó đang có nguy cơ tụt hậu. Kịch của Lưu Quang Vũ hấp dần chủ yếu bằng xung đột trong cách sống và quan niệm sống, qua đó khẳng định khát vọng hoàn thiện nhân cách con người. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt là tác phẩm gây tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ, được tác giả hoàn thành năm 1984, công diễn lần đầu năm 1987. Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch, đặt vấn đề về lẽ sống con người qua nỗi khổ bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo, qua mâu thuẫn cực độ giữa hồn và xác, vở kịch chứa đựng những vấn đề triết lí nhân sinh: sống nhờ, sống giả, sống không phải là mình, đó là bi kịch lớn nhất của một con người. Để chuyển tải triết lí nhân sinh cao cả ấy, Lưu Quang Vũ đã xây dựng lên cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt mang đầy tính ẩn dụ sâu sắc.
Ông Trương Ba là một người làm vườn, khoảng 50 tuổi, sống trung thực, ngay thẳng và giỏi đánh cờ. Tính tình ông nhân hậu, sống chan hòa với mọi người. Chỉ vì do sự cẩu thả và tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu trên thiên đình mà ông Trương Ba phải chết oan. Tiên cờ Đế Thích bực bội và vì tiếc một người có tài chơi cờ nên đã hóa phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác của anh hàng thịt vừa mới chết một ngày. Hồn Trương Ba từ đó sống trong thân xác của anh hàng thịt. Ai cũng ngỡ đó là cách giải quyết thuận lợi cho Trương Ba, để cho con người hiền lành này tiếp tuc sống êm ấm trong gia đình mình. Nhưng trớ trêu thay, chính sự tái sinh trong xác người khác lại là điều bất hạnh của Trương Ba. Trong chính gia đình mình, ông bị người thân chê trách, xa lánh và coi thường. Hồn Trương Ba bị dồn vào sự đau khổ nhất: tự mình ý thức được sự tha hóa của mình, bị cường hào nhũng nhiễu, nhìn thấy con trai hư hỏng mà không dạy dỗ được,... Tất cả những điều đó đã khiến ông không thể chịu đựng được nữa, không thể khuất phục trước thể xác, trước những cái xấu xa và tự đánh mất mình. Hồn Trương Ba không thể sống chung với xác anh hàng thịt, tách ra khỏi thân xác để tranh luận.
Cuộc tranh luận giữa một bên là hồn, một bên là xác diễn ra rất dữ dội và không có sự thỏa hiệp. Xác hàng thịt tỏ ra lấn lướt hồn Trương Ba, sỉ nhục hồn Trương Ba. Hồn Trương Ba thấy đau khổ đến cực độ và thấy không thể chịu đựng được hơn nữa. Xác hàng thịt muốn khẳng định, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của mình: Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, người thân... Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi... Xác tìm cách thỏa hiệp bằng cách nêu cụ thể những nhu cầu tự nhiên mang tính bản năng của con người: Khi ông ở bên nhà tôi... Khi ông đứng cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng nực, cổ nghẹn lại... Đêm hôm đó, suýt nữa thì... [...] Chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì ? Hà hà, cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi, và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc sao ? ... Còn hồn Trương Ba lại phủ nhận vai trò của thể xác mà khẳng định sự thanh sạch của tâm hồn khác xa với những thủ tục thấp hèn khác: Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc {. .] Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt; Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn... Lí lẽ của đôi bên đưa ra có những điểm đúng đắn khó bề bác bỏ khiến việc thắng bại không thể nào giải quyết được một cách nhanh chóng, đơn giản.
Do phải sống nhờ thể xác của anh hàng thịt, hồn Trương Ba đành phải chiều theo một số nhu cầu hiển nhiên của thể xác. Đáng sợ hơn, linh hồn Trương Ba dần bị nhiễm những thứ tầm thường của xác anh hàng thịt. Ý thức được điều đó, linh hồn Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt để tồn tại độc lập, không lệ thuộc vào thể xác. Xác hàng thịt biết rõ những cố gắng đó là vô ích nên đã cười nhạo hồn Trương Ba, tuyên bố về sức mạnh âm u, đui mù ghê gớm của mình, ve vãn hồn Trương Ba thỏa hiệp với mình vì theo xác hàng thịt thì chẳng còn cách nào khác, cả hai đã hòa vào nhau làm một rồi. Trước những lí lẽ ti tiện của xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba đã nổi giận, đã khinh bỉ, mắng mỏ xác hèn hạ nhưng đồng thời cũng ngậm ngùi thấm thía nghịch cảnh mà mình đang lâm vào, đành nhập trở lại xác thịt trong tuyệt vọng.
Xây dựng hai nhân vật đặc biệt này, Lưu Quang Vũ đã sử dụng biện pháp đối lập để tô đậm sự khác nhau cơ bản giữa hồn người này và xác người kia. Ông Trương Ba vốn là một người làm vườn chất phác, hiền lành, nho nhã. Hồn của Trương Ba biểu tượng cho sự thanh nhã, cao khiết, trong sạch, đạo đức. Hồn là phần chân chính của mỗi con người. Ngược lại, anh hàng thịt với thân xác vạm vỡ, kềnh càng, thô lỗ,... biểu tượng cho bản năng, cho những ham muốn trần tục. Đây thực ra là một ẩn dụ, xác anh hàng thịt ẩn dụ về thể xác con người, còn hồn Trương Ba ẩn dụ về linh hồn của con người. Tác giả đã sáng tạo ra một tình huống ẩn dụ có sức lôi cuốn, gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc: con người không thể sống không là mình, không thể sống giả dối hay vay mượn cuộc sống của người khác. Con người không chỉ sống bằng thế xác và còn phải sống bằng linh hồn, tình cảm,... Độ vênh của linh hồn và thể xác sẽ là bi kịch.
Cuộc đối thoại giữa hồn và xác chính là xung đột diễn ra trong bản thân nhân vật, hai phần trong một con người. Giữa xác hàng thịt và hồn Trương Ba có sự đối lập giữa nhiều yếu tố như tốt – xấu, thanh cao - phàm tục, bản năng - lí trí,... Qua đây, Lưu Quang Vũ muốn khẳng định: không gì hạnh phúc bằng khi được sống đúng là mình, sống với những gì mình đã có. Như thế cuộc đời sẽ thanh thản, nhẹ nhàng và ý nghĩa biết bao. Cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được. Cuộc sống chỉ có giá trị khi con người được trở về đúng bản chất của mình, được sống trong một cơ thể thống nhất.
6. Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt - mẫu 2
Sinh ra trong thời kỳ lịch sử nhiều biến động, động lực xui khiến Lưu Quang Vũ làm thơ, sáng tác kịch chính là “muốn được tham dự và dòng chảy mãnh liệt của đời sống, được trao gửi và dâng hiến”. Với bản lĩnh của một người cầm bút luôn khao khát được là mình, viết những gì trái tim mình đau nhói, Lưu Quang Vũ không ngần ngại lách sâu ngòi bút vào hiện thực để phản ánh những vấn đề thời sự mang ý nghĩa triết lí và có tầm phổ quát. Qua cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tác giả đã ngầm gửi gắm những thông điệp hết sức sâu sắc về mối quan hệ giữa hồn và xác.
Do sự tắc trách của Nam Tào và Bắc Đẩu mà Trương Ba phải chết oan, Đế Thích đã giúp Trương Ba sống lại bằng cách nhập hồn ông vào xác hàng thịt. Thế nhưng, điều đó lại vô tình đưa Trương Ba vào một nghịch cảnh khác khi linh hồn mình phải trú nhờ thân xác người khác. Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình. Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác hàng thịt: “Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi!”. Lời thoại của hồn là các câu cảm thán ngắn, lời văn dồn dập, hối thúc thể hiện tâm trạng căng thẳng, bức bách đau khổ, dằn vặt đến cùng cực, không thể chịu đựng sự dày vò hơn được nữa. Nghe hồn tự độc thoại, xác lên tiếng ngay: “Ông không tách ra khỏi tôi được đâu”. Trong khi hồn vừa phủ định vừa khinh miệt, cho rằng xác thịt “không có tiếng nói” mà chỉ là “cái vỏ bên ngoài” không có tư tưởng, không có cảm xúc, xác khẳng định lại vị trí và tác động của mình: “Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy”. Sau những lời khinh miệt của xác, hồn lại tiếp tục châm chọc: “Khi ông ở bên nhà tôi... Khi ông đứng cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại”. Với bằng chứng cụ thể, hồn xấu hổ và kiên quyết phủ định: “là mày chứ, chân tay mày, hơi thở của mày”. Nếu như hồn liên tục chối bỏ thì xác lại ngang nhiên thừa nhận Trương Ba cũng đầy thú tính, có những nhu cầu thân xác và hưởng lạc. Từng bước, xác dẫn dắt hòn vào sự thật không thể phủ nhận: hồn ít nhiều đã bị vấy bẩn, tha hóa bởi dục vọng của thân xác. Lúc này, lời thoại của hồn ngập ngừng như bị hụt hơi: “Ta... ta đã bảo mày im đi”. Hồn bị dồn vào chân tường để buộc phải công nhận sự chế ngự của thân xác. Xác nhấn mạnh vào sự thật mà hồn đang muốn trốn chạy, muốn phủ nhận, đẩy tình huống kịch lên đến cao trào. Hồn chỉ còn cố gắng biện minh, chống chế cứu vãn: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Xác còn dừng những lời lẽ sắc lẹm để vạch trần nỗi đau đang tấy mủ trong hồn. Đó là nhờ sức mạnh của xác mà hồn có thể “tát thằng con tóe máu mồm máu mũi”. Biết hồn đã bị dồn vào thế bí, xác ra giao kèo thỏa hiệp để chung sống, dụ hồn vào “trò chơi tâm hồn”. Đến lúc này, hồn tuyệt vọng chỉ còn biết than trời bất lực.
Hai hình tượng hồn Trương Ba và xác hàng thịt ở đây mang ý nghĩa ẩn dụ: một bên đại diện cho sự trong sạch, khát vọng sống thanh cao và một bên là sự tầm thường, dung tục. Nội dung cuộc đối thoại xoay quanh một vấn đề giàu tính triết lí, thể hiện cuộc đấu tranh dai dẳng giữa hai mặt đang tồn tại trong một con người, từ đó nói lên khát vọng hướng thiện và tầm quan trọng của việc tự ý thức, chiến thắng bản thân. Không chỉ thế, tác giả còn cảnh báo: khi con người phải sống trong sự dung tục, tầm thường thì tất yếu cái dung tục sẽ ngự trị, thắng thế và lấn át, tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ bên trong con người.
Qua màn đối thoại giữa hồn và xác, Lưu Quang Vũ cũng gửi gắm những quan niệm mới mẻ về con người: con người là một thể thống nhất giữa hồn và xác, bên ngoài và bên trong, cái cao cả và cái trần thế. Vì thế, cuộc sống con người chỉ có ý nghĩa nếu dung hòa được giữa đời sống vật chất và tinh thần. Nếu đề cao tinh thần mà phủ định những nhu cầu bản năng là phi nhân bản, phản nhân văn. Còn khi chỉ chạy theo những dung vọng tầm thường, con người sẽ tự hạ thấp mình xuống lối sống dung tục, bản năng.
7. Màn đối thoại giữa Trương Ba và xác Hàng Thịt - Mẫu 3
Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Đó là bi kịch của Hồn Trương Ba, nhân vật chính trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt sau thời gian phải trú ngụ trong thân xác anh hàng thịt. Nhưng đó cũng là khát vọng của tất cả những cuộc đời chân chính. Triết lí về mối quan hệ giữa hồn và xác được nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đặt ra trong vở kịch thực sự rất sâu sắc.
Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt, nhà văn Lưu Quang Vũ cũng đã phát biểu quan điểm của mình về giá trị và mối quan hệ giữa phần hồn và phần xác của con người: “Con người liệu có thể giữ cho mình những giá trị tinh thần cao quý khi phải chấp nhận sống chung với sự dung tục, có tránh được sự tha hóa khi phải thường xuyên thỏa mãn những ham muốn vật chất tầm thường?”
Bi kịch (theo Từ điển văn học): là mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão, lí tưởng của cá nhân với thực tại; hiểu theo nghĩa thông thường bi kịch là nỗi đau khổ vò xé dai dẳng mà không có cách nào giải thoát. Trương Ba qua đoạn thoại trên đối mặt với bi kịch phải sống nhờ, sống gửi, sống không được là mình; ý thức đang dần bị tha hóa với nỗi đau khổ cùng cực và cách Trương Ba giải quyết bi kịch của chính mình.
Viết lại cổ tích – một thể loại bao giờ cũng viên mãn với những cái kết có hậu. Trong khi đó, thực tế cuộc đời thì luôn luôn khác. Cũng như nhiều nhà văn cùng thời, Lưu Quang Vũ đang muốn dùng sáng tác của mình để đối thoại với cổ tích, bằng cách tái hiện cuộc đời theo đúng cái cách hiện tồn của nó. Bởi thế nên tình huống kịch trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt đã được xây dựng bắt đầu từ chỗ kết thúc tích truyện dân gian. Bằng cách đó, nhà viết kịch hậu hiện đại này muốn đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc. Xét ở góc độ triết lí về mối quan hệ giữa hồn và xác, vở kịch của Lưu Quang Vũ vừa kế thừa quan niệm của dân gian nhưng cũng có nhiều điểm mới mẻ.
Sau những nhầm lẫn và sửa sai oái oăm của người thiên đình, để có thể tiếp tục được sống, hồn Trương Ba phải trú nhờ vào thân xác thô kệch của anh hàng thịt, đó là nghịch cảnh trái tự nhiên mà hồn Trương Ba buộc phải chấp nhận, quy phục. Phải sống nhờ vào những yếu tố vật chất bên ngoài, không được sống với con người thực của mình, hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống dung tục, bị nó chi phối, sai khiến – đó là bi kịch đau đớn nhất của con người. Hoàn cảnh bi kịch của Trương Ba với sức mạnh ghê gớm, sự cám dỗ khó lòng cưỡng lại của cái dung tục, tầm thường đã được cụ thể hóa trong thân xác anh hàng thịt.
Lúc vừa được sống lại trong xác hàng thịt, hồn Trương Ba hốt hoảng khi soi gương : Không! Không phải tôi. Cái mặt của tôi đâu rồi? Chân tay của tôi đâu rồi? Người này không phải là tôi. Nhưng rồi, để được sống, Trương Ba đành chấp nhận. Chấp nhận cả những đổi thay đến lệch lạc, chấp nhận sự trói buộc của hoàn cảnh, chấp nhận bị xê dịch đến cuộc sống tầm thường không mong muốn.
Không lâu sau khi trú ngụ trong thân xác anh hàng thịt, ở Trương Ba diễn ra sự tha hóa nhanh chóng. Sự tha hóa của Trương Ba không chỉ dừng lại ở những hành động phụ thuộc vào xác hàng thịt nữa, ngay cả linh hồn Trương Ba cũng thay đổi, từ cách sống, cách nghĩ, cách ứng xử và cả cách dạy con,…
Xác hàng thịt đã chỉ rõ sự tha hóa không tránh khỏi của hồn Trương Ba khi phải nhờ vào nó để tồn tại: Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân,…Ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi. Khi phải chấp nhận hoàn cảnh trớ trêu để tiếp tục duy trì sự sống, Trương Ba hầu như không còn được sống theo cách riêng của mình, tồn tại qua thân xác không phải của mình.
Vợ Trương Ba nhận thấy sự thay đổi của chồng mình: Giờ mỗi bữa ông ăn tám, chín bát cơm, lại còn hay đòi uống rượu. Khi xưa, Trương Ba đối với ai cũng điềm đạm, nhẹ nhàng, và đặc biệt là không đánh con bao giờ. Nhưng nay, trước những lời nói sự thật của anh con trai, Trương Ba đã tát mạnh nó đến chảy máu.
Với bàn tay giết lợn lúc chiết cây cam hồn Trương Ba đã làm gãy tiệt cái chồi non, chân ông to bè như cái xẻng, giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm, lúc sửa diều cho cu Tị thì làm gãy cả nan, rách cả giấy, hỏng mất cái diều đẹp mà cu Tị rất quý. Cái Gái gọi ông là lão đồ tể, thấy ông xấu lắm, ác lắm, và xua đuổi ông như một tội đồ, Cút đi! Lão đồ tể cút đi!
Bác Trưởng Hoạt, một người bạn cờ rất mến mộ Trương Ba cũng phải nói lời thành thực: Lúc nào bác cũng sặc sụa hơi men(…) Bác đâm nát rượu mất rồi! Những thói xấu thường ngày nó làm hư hại tâm hồn, trí não của người ta bác ạ!. Trong lúc đánh cờ Trưởng Hoạt phải thốt lên: Người đàng hoàng không ai đòi ăn nước ấy!… Lối đánh của bác khác hẳn ngày xưa. Thoạt trông thì thấy cách vào cờ của bác vẫn như xưa, nhưng sau thì… Chẳng còn cái khoáng hoạt, dũng mãnh thâm sâu ngày trước. Cách tiến, cách thủ của bác bây giờ vụn vặt, nhỏ mủn thô phũ. Mà cái nước ăn vừa rồi nói xin lỗi bác, nó bần tiện làm sao!
Bi kịch đau khổ của Trương Ba được thể hiện qua sự bối rối, khổ sở, bế tắc và sự đắc thắng bởi những lí lẽ trâng tráo nhưng đầy thuyết phục của xác hàng thịt. Đấy là nguyên nhân khiến linh hồn Trương Ba rơi vào tình trạng bất lực trước sự sai khiến ghê gớm của thân xác.
Phải để linh hồn trong sạch, cao khiết của mình sống nhờ trong thân xác thô phàm của anh hàng thịt, ý thức sâu sắc mình đang bị đồng hóa, hồn Trương Ba càng thấy không thể chấp nhận kiểu sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Cách duy nhất giúp Trương Ba thoát khỏi bi kịch là từ bỏ xác: “Không cần đến cái đời sống do mày mang lại!”
Ý kiến đặt ra vấn đề nhân sinh mang ý nghĩa lớn lao mà Lưu Quang Vũ gửi gắm qua đoạn thoại: Con người liệu có thể giữ cho mình những giá trị tinh thần cao quý khi chấp nhận sống chung với sự dung tục, có tránh được sự tha hóa khi thường? Trương Ba có được cuộc sống nhưng đấy là một cuộc sống đáng xấu hổ vì phải sống nhờ vào thân xác thô kệch của anh hàng thịt, bị nó chi phối, đồng hóa thậm chí lôi kéo, thỏa hiệp trong cách sống giả dối với mình, với người.
Phải trú nhờ trong thân xác hàng thịt, mặc dù một mực khẳng định Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn, nhưng rõ ràng như lời của xác hàng thịt đã nói: Tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục . Sự quy phục đó đã làm cho hồn Trương Ba trở nên khác lạ trong mắt mọi người. Từ sự thay đổi tất yếu đó nhà viết kịch lưu Quang Vũ muốn gửi gắm triết lí sâu xa: Linh hồn và thể xác là hai phương diện tồn tại trong mỗi con người. Có thể nào sống mà không cần đến dáng hình, thân thể? Nhưng có lẽ nào đời sống của con người chỉ thu gọn lại trong những nhu cầu thuần túy bản năng? Đừng bỏ bê thân xác để chỉ biết đến một thứ linh hồn chung chung trừu tượng không thuộc về một ai trên cõi thế gian này. Cũng đừng chạy theo những khát thèm của thân xác mà trở về với hồng hoang nguyên thủy. Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và xác thịt chính là cuộc đấu tranh giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng và dục vọng, giữa phần người và phần con trong mỗi con người.
Nếu trong tích truyện dân gian, được sống là niềm hạnh phúc lớn lao, nên mặc dù mang thân anh hàng thịt nhưng Trương Ba vẫn sống cuộc sống vui vẻ, thì trong vở kịch của Lưu Quang Vũ, phải trú nhờ vào thân xác thô kệch của anh hàng thịt lại là một nghịch cảnh phi lý, trái tự nhiên, là hoàn cảnh trớ trêu mà hồn Trương Ba buộc phải chấp nhận, quy phục. Đây chính là mấu chốt của tấn bi kịch mang tên hồn Trương Ba, da hàng thịt.
Trước sự thay đổi của chính mình, trước những suy nghĩ của mọi người về mình, hồn Trương Ba vô cùng đau khổ. Rất nhiều lần trong kịch bản Lưu Quang Vũ đã miêu tả vẻ mặt đầy tâm trạng của hồn Trương Ba: buồn rầu, khổ sở, khó chịu, bịt tai lại, như tuyệt vọng, thẫn thờ, ngồi xuống tay ôm đầu, mặt lặng như tảng đá… Điều đó có nghĩa là hồn Trương Ba đã ý thức sâu sắc được tấn bi kịch của đời mình, cảm thấy đau đớn, bàng hoàng, bế tắc khi nhận ra thể xác đang xâm chiếm, đang lấn lướt linh hồn, đang tha hóa cái linh hồn ấy. Tiếng nói, tiếng cười đắc thắng, hợm hĩnh của xác đang vang vọng đâu đây, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu… Và rồi, một sự vỡ lẽ, vừa bàng hoàng, vừa chua chát đã dẫn đến quyết định dứt khoát, đẩy tình huống vào độ căng thẳng, quyết liệt hơn: Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? ; Chẳng còn cách nào khác! mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!. Những câu độc thoại nội tâm đã phơi trải cơn bão tố dữ dội và đau đớn trong cuộc đấu tranh giành giật lại bản thân mình từ bàn tay thô bạo của con quỷ dữ bản năng ở nhân vật Trương Ba. Tất cả đã dẫn đến hành động: Đứng dậy, lập cập, nhưng quả quyết thắp hương, châm lửa gọi Đế Thích.
Gặp người nhà trời, hồn Trương Ba quyết định không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, bởi không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Ông đã từ chối cuộc sống khi Đế Thích cho được nhập vào xác cu Tị. Ông cũng vượt lên nỗi ám ảnh về sự hư vô đáng sợ của cái chết khi Đế Thích cho biết ra khỏi thân xác, hồn chẳng còn là gì nữa… ông sẽ không còn lại một chút gì nữa, không được tham dự vào bất cứ nỗi vui buồn gì! Vượt lên tất cả, hồn Trương Ba chấp nhận tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn.
Giống như tất cả mọi người trong cuộc đời này, Trương Ba cũng ham sống, ông càng khao khát được sống bên những người ông yêu thương và cũng rất yêu thương ông. Nhưng khi trải qua bi kịch hồn Trương Ba da hàng thịt, khi phải đối diện với bi kịch của một cuộc sống không phải của mình, Trương Ba khẳng định chua xót và thấm thía: Sống thế này, còn khổ hơn là cái chết. Với một người nhân hậu như Trương ba, ông còn day dứt vì sự sống vay mượn, giả tạo của mình đã đem đến bao đau khổ cho người thân, khiến gia đình như sắp tan hoang ra cả…Đó là những cái giá quá đắt cho cả Trương Ba và gia đình ông, cái giá mà ông không thể trả dù là cho sự sống quí giá của chính mình.
Quyết định xóa bỏ sự tồn tại của cái vật quái gở mang tên hồn Trương Ba, da hàng thịt, đó là một sự lựa chọn dũng cảm của hồn Trương Ba. Chấp nhận cái chết, chấp nhận sự hư vô để được là tôi trọn vẹn, đó là kết quả của sự đấu tranh ở một tâm hồn thanh cao, trong sáng, vượt lên nghịch cảnh. Chấp nhận cái chết, Trương Ba đã tìm lại được sự trong sạch cho linh hồn mình. Được hóa thân vào các vật bình dị, gần gũi, thân thương, tồn tại vĩnh viễn trong kí ức và tình yêu của người thân, khúc vĩ thanh ở phần kết vở kịch đã thổi vào lòng người ta một làn gió nhẹ mang âm hưởng lạc quan: niềm tin vào sự chiến thắng cuối cùng của cái Đẹp, cái Thiện.
Đề cao phần linh hồn của con người, đó là điểm gặp gỡ, qui tụ của quan niệm dân gian và triết lý về mối quan hệ giữa hồn và xác của nhà viết kịch hậu hiện đại Lưu Quang Vũ trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Tất nhiên điểm sáng tạo mới mẻ của Lưu Quang Vũ là từ một tích truyện dân gian, tác giả đã đi sâu khai thác mâu thuẫn kịch từ mối quan hệ giữa hồn và xác để gửi gắm thông điệp mang tính triết lí sâu sắc: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
Bi kịch Trương Ba là lời cảnh báo về những tác động tiêu cực của hoàn cảnh sống đối với con người – khi con người phải sống trong sự dung tục thì sớm muộn, cái dung tục cũng sẽ ngự trị, thắng thế, lấn át và hủy hoại những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người.
Xung đột giữa tâm hồn thanh cao của Trương Ba với thể xác phàm tục của anh hàng thịt đã khắc họa bi kịch tha hoá và cuộc đấu tranh gay gắt bảo vệ, hoàn thiện nhân cách của con người. Từ đó tác giả đã phê phán một số hiện tượng tiêu cực trong xã hội và gửi gắm triết lý nhân sinh sâu sắc về yêu cầu thống nhất giữa thể xác và tâm hồn.
8. Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt chi tiết
“Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim mọi người” Nếu mỗi con người sinh ra để làm tròn nghĩa vụ ấy cho đến suốt cuộc đời thì Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) nhà biên kịch lớn của nền văn học Việt Nam đã làm lên điều ấy bằng tác phẩm “Hồn Trương Ba da hàng thịt “chỉ trong vòng một thời gian ngắn ngủi của đời người từ năm 1981 đến 1983 đặc biệt là với việc trả lời cho câu thơ mình dường như đã bỏ ngỏ “Có những lúc tâm hồn tôi rách nát /… Tôi biết làm gì, tôi biết đi đâu?” qua việc xây dựng cuộc đối thoại của Hồn Trương Ba với xác và người thân tạo nên một xung đột kích mang thước đo chuẩn mực của kịch nói Việt Nam sau này:
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một câu chuyện không mấy tiêu biểu cho thi pháp cổ tích nếu đặt bên cạnh những Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh... ta đã đọc.Tuy nhiên, nhìn từ góc nhìn tự sự, người ta cũng dễ dàng nhận diện những yếu tố cơ bản tạo nên sắc thái cổ tích cho tác phẩm: Đó là nhân vật, tình huống, diễn biến cốt truyện, phép màu mang đến may mắn cho con người... Và mặc dù câu chuyện dân gian này còn phảng phất dấu ấn sáng tác bởi các cụ đồ Nho, nhân vật vua cờ Đế Thích vẫn có thể được coi là một kiểu “Bụt”, “Tiên” giáng thế để cứu vớt, bù đắp cho những mất mát, đau thương cho trần giới. Và với một kiểu nhân vật của mô-típ những con người hiền lành, Trương Ba vốn là một người làm vườn, một kỳ thủ nhưng lại lâm vào tình huống éo le và kì lạ: đang sống hạnh phúc với gia đình bỗng dưng chết oan rồi được sống lại nhưng phải sống nhờ một thân xác khác, xác người hàng thịt với một bản tính hoàn toàn đối lập. Sự chắp vá này mở đầu cho quá trình xung đột gay gắt giữa hồn và xác. Trương Ba vô cùng đau khổ vì linh hồn thanh cao của ông phải sống lệ thuộc vào cái xác mà ông xem là âm u đui mù, không có tư tưởng, không có cảm xúc. Sự lệ thuộc này làm cho ông dần dần trở thành con người khác, đánh mất những phẩm chất vốn có. Sự thay đổi đó đúng như Huấn Cao đã từng nói với quản Ngục khi cái tốt cái đẹp khải tồn tại sống cùng với cái xấu. “... khó giữ thiên lương cho lành vững, rồi cũng đến nhem nhuốc cả đời lương thiện”
Trọng tâm của lớp kịch là cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác Trương Ba. Do đó lời thoại ở đây vừa có thể coi là độc thoại vừa có thể coi là đối thoại. Nó là một lời thoại đặc biệt, vừa chứa đựng mâu thuẫn vừa mang tính hành động, thúc đẩy tình huống kịch phát triển đến mức cao nhất. Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác là đỉnh cao tư tưởng triết lý của vở kịch. Cuộc đối thoại đó cùng với thái độ và những lời đối thoại của những người ruột thịt thân yêu nhất đã dẫn đến hành động quyết liệt - kiên quyết chối từ một cuộc sống chắp vá hồn nọ xác kia của Trương Ba. Lưu Quang Vũ đã để cho nhân vật của mình chọn một con đường tưởng như tiêu cực nhưng hết sức cần thiết và đúng đắn: Rời bỏ cõi đời này để được đúng là mình, để giữ trong ký ức những người thân kỷ niệm tốt đẹp về mình. Có nhà nghiên cứu cho rằng “cuộc vật lộn giữa “Hồn Trương Ba” và “Da Hàng thịt” thực chất là cuộc giao tranh giữa hai linh hồn trong một thân xác”.
Sau mấy tháng sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo nhân vật Hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với những người thân trong gia đình và tự xung đột với bản thân mình. Hồn ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy trào ra thành dòng độc thoại đầy nước mắt: “không, không, tôi không muốn sống như thế này nữa. Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi lắm rồi. Ta bắt đầu sợ mi, muốn rời xa cái thân thể kềnh càng thô lỗ ngay tức khắc”.
Bước vào đến cảnh 7 hình ảnh Trương Ba hiện lên của một con người đang ngồi “ôm đầu” đã cho người đọc thấy hình ảnh của một con người cô độc hiện lên trước màn ảnh đầy sự đau khổ xâm lấn lại kết hợp cùng lúc của 3 phủ định từ liên tiếp “không…không…không” bằng một giọng điệu dứt khoát một lời độc thoại đầy khẩn thiết khẳng định việc muốn rời bỏ thân xác anh hàng thịt. “Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi lắm rồi” đầy chán nản, ngán ngẩm Hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ. Lời thoại của Hồn là các câu cảm thán, ngắn, lời văn dồn dập, hối thúc. Thể hiện tâm trạng căng thẳng, bức bách đau khổ, dằn vặt, quẫn bách đến cùng cực, không thể chịu đựng dày vò hơn được nữa nên vụt đứng dậy. Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Hồn Trương Ba cũng càng lúc càng rơi vào trạng thái tuyệt vọng Nghe Hồn tự độc thoại nói, và đang tự dày vò mình Xác lên tiếng ngay: “Vô ích” chính xác đã chủ động khiêu chiến chiến nhằm dập tắt hoàn toàn khát khao của Trương Ba: “ông không tách ra khỏi tôi được đâu”.
Đang trong sự bế tắc vô vọng ấy Trương ba chợt nghe thấy những lời nói từ xác chỉ biết đáp lại bằng chính sự kinh ngạc vốn có của mình: “A, mày cũng biết nói kia à?” Trương Ba ngạc nhiên, trả lời lại bằng cách đưa ra một câu hỏi sau đó liên tục phản đối xác giọng vẫn còn khinh bỉ. Cách xưng hô mày ta thể hiện rõ sự khinh bỉ, miệt thị đối với xác “Vô lý! Mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mày chỉ là xác thịt âm u đui mù..” Ban đầu buông ra những lời nói mạt xác.Thấy Hồn vừa phủ định vừa khinh miệt mình, Xác khẳng định lại vị trí và tác động, suy nghĩ của mình: “Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến”,và “sức mạnh ghê gớm, lấn át cả linh hồn cao khiết”. Hồn tiếp tục phủ định tiếng nói của Xác: “Mày chỉ là vỏ bề ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc”.
Nghe thấy Hồn đánh giá mình thấp kém, Xác hỏi lại đầy thách thức, giọng thay đổi linh hoạt đầy châm chọc “Có thật thế không?”. Câu hỏi của Xác khiến cho Hồn chùn bước và đuối lý, buộc phải dần nhượng bộ, xác nhận sự ảnh hưởng của Xác: “nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…”
Lại bị Hồn tiếp tục khinh miệt, Xác nhận thức sự lợi lí của mình, nên chuyển sang châm chọc, mỉa mai: “Tất nhiên, tất nhiên.”đầy mỉa mai:” Khi ông ở bên nhà tôi… Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại… “Đêm hôm đó, suýt nữa thì…” Đó là cảm giác “xao xuyến” “lâng lâng cảm xúc” mà trước đây Hồn cho là “phàm”. Với bằng chứng cụ thể, Hồn xấu hổ và kiên quyết phủ định: “là mày chứ, chân tay mày, hơi thở mày”. Xác vừa khẳng định vừa hỏi xoáy lại để tấn công tiếp: “Thì tôi có ghen đâu! Ai lại đi ghen với chính thân thể mình…nhưng ta nên thành thực: Chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì? Để thỏa mãn tôi, chẳng nhẽ ông không tham dự chút đỉnh gì?” Như vậy Xác dẫn dắt Hồn vào sự thật không thể phủ nhận – Hồn ít nhiều đã bị vấy bẩn, tha hóa bởi dục vọng của thân xác. Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến Hồn càng thấy xấu hổ, cảm thấy mình ti tiện.Lí lẽ của Xác khơi trúng điểm đen mà lâu nay vì trú ngụ trong Xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba trong khiết đã bị hóa màu. Hồn đuối lý bất lực bèn la to, ra lệnh áp chế thể xác để che giấu sự lúng túng, bối rối, do dự, yếu thế của mình “Ta…ta… đã bảo là mày im đi!” Lời thoại của Hồn ngập ngừng lí lẽ như bị hụt hơi. Hồn bị dồn vào chân tường để buộc phải công nhận sự chế ngự của Xác. Xác khẳng định một lần nữa: “Hai ta đã hòa làm một rồi”. Xác nhấn vào sự thật đau đớn mà Hồn đang muốn trốn chạy, muốn phủ nhận, đẩy tình huống kịch lên cao trào. Hồn chỉ còn Cố gắng biện minh chống chế cứu vãn: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…”. Xác vẫn không buông tha, tấn công bằng sự mỉa mai “Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!”. Trước sự thực không sao chối cãi, Hồn phản ứng tiêu cự bằng cách “bịt tai lại”. Đó là nỗ lực chối bỏ trong tuyệt vọng hoàn toàn bế tắc. Xác tiếp tục dùng lời lẽ hiểm hóc sắc lẹm như dao mổ, phanh trần nỗi đau đang tấy mủ trong Hồn. Đó là nhờ sức mạnh của Xác mà Hồn có thể: “tát thằng con ông tóe máu mồm máu mũi”. Mặc dù cố bịt tai, nhưng khi nghe Xác nói như vậy Hồn phải lên tiếng chối bỏ “sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo”. Xác khôn ngoan biết là lỡ lời nên biện minh cho mình bằng những lí lẽ: “là hoàn cảnh” “cũng đáng được quý trọng”, không có tội. Hồn chỉ còn phản ứng yếu ớt: “Nhưng...Nhưng”Nhận biết Hồn bị dồn vào thế bí, Xác đưa ra giao kèo thỏa hiệp để chung sống, giọng ve vuốt mơn trớn xác chủ động đưa trò chơi tâm hồn: “Những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi. Làm xong điều xấu ông cứ việc đổ tội cho tôi, để cho ông được thanh thản …miễn là…ông vẫn làm đủ mọi việc thỏa mãn những thèm khát của tôi: Xác sẽ “ve vuốt” Hồn bằng cách thông cảm với “những trò chơi tâm hồn”, nhận hết mọi điều xấu miễn là Hồn vẫn “làm đủ mọi việc để thỏa mãn thèm khát” của Xác. Nhận thức “lí lẽ ti tiện” của Xác, Hồn than như là tuyệt vọng, bất lực: Trời! đã là một sự chấp nhận số phận trong nỗi đau đớn khôn cùng muốn tìm đường thoát nhưng hoàn toàn vô vọng.
Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.
Quan cuộc đối thoại giữa hồn và xác, xác rõ ràng hiện lên với ưu thế của kẻ nắm giữ sự thắng thế, chứng tỏ được uy quyền chi phối khủng khiếp của nó với linh hồn, nó cũng cho thấy sự ngộ nhận về chính mình khi hồn cho rằng “Ta vẫn có một đời sống riêng trong sạch, nguyên vặn, thẳng thắn…” Linh hồn và thể xác vốn không tách rời được nhau, cuộc tranh đấu giữ hồn và xác là cuộc đấu tranh giữ cao cả và dục vọng, thấp hèn; giữa phần con và phần người. Đó chính là lời cảnh cáo sâu xa của Lưu Quang Vũ: Khi con người sống quá lâu trong môi trường dung tục ắt sẽ bị cái dung tục chi phối, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng thì đừng đổ tội cho thân xác. Không thể tự an ủi mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn, do đó phải bảo vệ, hoàn thiện nhân cách con người đó là một vấn đề lớn đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. Đố sẽ là cuộc đấu tranh dai dẳng khi mà con người vẫn còn tồn tại trong xã hội này.
Nếu Lưu Quang Vũ cho Trương Ba kết thúc cuộc đời mình trong sự bế tắc ở đó ta sẽ liên tưởng đến những cái kết trong thời đại của văn học Hiện thực phê phán mà Nam Cao đã viết lên:”Mồn hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng không nói ra tiếng “, hay cái cảnh Chị Dậu chạy ra ngoài trời “tối đen như mực như cái tiền đồ của chị”..vv…. Nhưng bước sang một thời đại mới, và vốn dĩ Lưu Quang Vũ cũng không thuộc lớp nhà văn của Hiện thực phê phán của thời đại mặt trận dân chủ Hiện thực phê phán 30 – 45…… Nên cuộc đời Trương Ba tiếp tục được vẽ ra:
Không dừng lại chỉ là đoạn đối thoại ấy bi kịch nối tiếp bi kịch. Bi kịch thứ hai của Hồn Trương Ba là bi kịch không được người thân thừa nhân. Trương Ba không còn là mình nữa nên bị người thân xa lánh đẩy lên cao nỗi đau khổ vốn có của Trương Ba. Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của Hồn Trương Ba được đẩy lên khi đối thoại với những người thân:
Vừa dứt cuộc đối thoại, Hồn Trương Ba đang ngồi lặng lẽ bên cái chõng, thì vợ bước vào hỏi: “Cái Gái chưa về hả ông?” Hồn Trương Ba thẫn thờ trả lời: “Chưa” Vợ Trương Ba tiếp tục giải thích: “Nó sang nhà cu Tị từ sớm. Cu Tị bị ốm nặng”. Hồn Trương Ba không giấu sự ngạc nhiên nói: “Ốm Nặng? Vậy mà tôi không biết”. Hai lời thoại đầu chỉ mang tính giao tiếp thông thường chẳng một dấu hiện gì mang đến cơn sóng gió tiếp theo cho Trương Ba lúc này thì từ lời thoại thứ ba: “Ông bây giờ con biết đến ai nữa Cu Tị ốm thập tử nhất sinh… Khổ thằng bé ngoan là thế…Cái thân tôi thì sao trời lại không bắt đi cho rảnh “đã là sự thay đổi hoàn toàn cảm xúc của cái hờn trách, giận dỗi và càng chua xót của cái tủi thân tủi phận mà bất lực. Không để vợ nói tiếp nữa, Hồn Trương Ba cắt ngang: Sao bà lại nói thế. Nghe chồng nói, người vợ đi thẳng vào vấn đề mà bà đang ấm ức: “Tôi nói thật đấy …Ông Trương Ba ạ, tôi đã nghĩ kĩ …Có lẽ tôi phải đi”. Hồn Trương Ba hỏi lại: “Đi đâu?”. Người vợ tiếp tục nói thực lòng với bao hờn dỗi: “Chưa biết! Đi cấy thuê làm mướn…đi biệt để ông được thảnh thơi…với cô vợ người hàng thịt.. Còn hơn là thế này?”. Nghe vợ nói, Hồn Trương Ba chỉ còn biết kêu gào: “Bà! Sao lại đến nông nỗi này?” Vợ: “Chỉ tại bây giờ.. ông đâu còn là ông Trương Ba nữa….Thằng Cả đã quyết định bán khu vườn để có tiền mở thêm vốn liếng cửa hàng thịt. Hồn Trương Ba quá ngạc nhiên nói: “Thật sao? Không được!”. Nghe chồng phản đối bà vợ: “Ông bảo không được nhưng tôi biết sự thể sẽ dẫn đến như vậy. Ông sẽ đành ưng chịu như vậy” Người vợ của Trương Ba dù rất mực yêu thương chồng, giàu lòng vị tha nhưng cuối cùng vẫn rơi vào sự bế tắc. Những dấu ba chấm kết hợp với câu cảm thán và các từ rưng rưng …khóc… diễn tả đầy đủ sự buồn bã, bất lực. Trong cuộc đối thoại với vợ Trương Ba chỉ sử dụng câu ngắn, câu hỏi liên tiếp cùng với đó là các câu cảm thán đã cho thấy sự thảng thốt, ngỡ ngãng tê sót của ông. Cuối đoạn hội thoại với vợ tiếng gọi “Bà!” nấc lên uất nghẹn bởi đó là sự bất lực, đau khổ nghẹn ngào không thể thốt ra thành lời. Kết thúc đợt thoại này Hồn Trương Ba chỉ còn biết ngồi xuống tay ôm đầu.
Khi Hồn Trương Ba ngẩng lên thì thấy Gái đứng trước mặt, Hồn Trương Ba kêu đứa cháu như là cầu cứu: “Gái, cháu!” Đó đã không còn chỉ là lời gọi thông thường nữa mà là tiếng kêu của một trái tim được phát ra từ miệng khát khao có một điểm tựa, sự đồng cảm cầu cứu. Có lẽ lúc ấy Trương ba nhưỡng tưởng đứa cháu gái bé bỏng sẻ xà vào lòng thì trái lại, cái Gái, cháu Trương Ba thì phản ứng quyết liệt và dữ dội: Nó lùi lại nói đã tạo nên một khoảng cách không chỉ về mặt không gian mà còn cả về tâm hồn giữ ông và cháu sau đó lại nói: “Tôi không phải là cháu của ông”. Câu nói như là gáo nước lạnh phũ phàng tạt thẳng vào mặt Hồn Trương Ba. Nhưng Hồn Trương Ba vẫn giữ bình tĩnh dịu giọng nhẫn nhục giải thích, khẳng định: “Ông đúng là ông nội cháu. Nếu ông nội tôi hiện về được sẽ bóp cổ ông”. Hồn Trương Ba vẫn cố ra sức thuyết phục bằng những chứng cứ mặc cho sự đe dọa từ đứa cháu gái: “Sáng nào ông cũng ra cuốc xới chăm chút cây cối ngoài vườn …chỉ có ông nội cháu mới biết quý cây như thế” Cố giải thích cho đứa cháu giải thích thì Trương Ba càng về sau giọng nói càng ngập ngừng ; những dấu ba chấm xuất hiện liên tục đã là sự ngập ngừng bế tắc không giải thích được.Tâm hồn tuổi thơ vốn trong sạch, không chấp nhận sự tầm thường, dung tục nên không chấp nhận người ông trong thể xác anh hàng thịt thô lỗ. Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khước từ tình thân.Chính vì quá yêu thương, tôn thơ thì giờ đây nó không thể chấp nhận, cũng không thể nào mở lòng mình đớn nhận con người trước mặt mình cái con người có "bàn tay giết lợn", bàn chân "to bè như cái xẻng" đã khiến cho cái gái không buông tha, tiếp tục kể tội "gãy tiệt cái chồi non", "giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm" trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, "Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy". Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự kết tội, ruồng bỏ xua đuổi người thân yêu: "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!".
Như vậy cái Gái là người yêu thương gắn bó với ông hết mực. Ông chết, đêm nào cũng khóc, nâng niu từng chút kỉ niệm của ông. Bây giờ lại phản ứng dữ dội. Lời lẽ tàn nhẫn, phũ phàng. Chối bỏ, xua đuổi Hồn Trương Ba. Những dấu chấm than liên tiếp với giọt nước mắt vừa khóc vừa chạy Phản ứng quyết liệt của một đứa trẻ vốn tâm hồn trẻ thơ trong trẻo, chỉ có hai màu sáng tối, kiên quyết không chấp nhận cái xấu, cái ác đã khiến Hồn Trương Ba run rẩy, tự nhìn lại mình một lần nữa. Những lời nói của đứa cháu nhỏ, thêm một lần nữa xoáy khoét vào nỗi đau sâu thẳm của ông, để ông cảm nhận thấm thía bi kịch bị chính những người thân yêu chối bỏ.
Chị con dâu ở trong nhà bước ra nghe thấy những lời cuối cùng của Gái. Một mặt chị gọi theo con gái: “Gái, quay lại đây, Gái”. Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt Một mặt chị quay sang nói với Hồn Trương Ba: “Thầy, thầy đừng giận con trẻ …Chỉ tại nó nghĩ thầy không phải là ông nội nó, con dỗ dành thế nào nó cũng không nghe (rưng rưng) khổ thân thầy”. Hồn Trương Ba cảm thấy ấm lòng: “Đến lúc này, cả nhà chỉ một mình con vẫn thương thầy như xưa”. Người con dâu khẳng định thêm: “Hơn xưa nữa…nhưng thầy ơi con sợ lắm…mỗi ngày thầy một đổi khác dần… có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…làm sao giữ được thầy ở lại hiền hậu vui vẻ tốt lành như thầy của chúng con xưa kia”? Hồn Trương Ba lại thất vọng buồn rầu nói: “Giờ thì con cũng…”? Người đâu vội chữa lại nói: “Thầy đừng giận nếu con đã nói điều gì không phải”. “Không ta không giận. Cảm ơn con đã nói thật. Bây giờ thì đi đi, cho ta được ngồi yên một lát”.
Trương Ba như được an ủi phần nào, bởi nhận ra cái Gái rất thương ông, ông nghĩ cô con dâu sẽ là điểm tựa để sẻ chia tâm sự. Nhưng trước những lời nói vừa yêu thương, vừa thẳng thắn của cô con dâu Trương Ba lặng ngắt như đá tảng đau khổ đến cùng cực đầy sợ hãi. Có lẽ lúc ấy Trương Ba giống như người đứng trước một cái vực thẳm sâu hoắm khắc khoải cần một ai đó níu giữ nhưng kết quả vẫn là sự bế tắc đi vào vô vọng.
Tất cả những người ấy: người thì chua xót dằn dỗi, tủi thân (vợ), người hì tức tưởi xua đuổi (cháu); người thì lại thấu hiểu sẻ chia (con dâu) nhưng họ nhận ra và đau khổ trước sự thay đổi của Trương Ba. Tuy yêu quý, muốn níu giữ Trương Ba xưa tìm giải pháp để thoát khỏi hoàn cảnh nhưng trớ trêu thay đều bất lực. Đó là bi kịch của Hồn Trương Ba càng bị đẩy lên tới điểm đỉnh. Những người thân thiết nhất cũng không chấp nhận nỗi tình trạng hai mảnh hồn, người bất nhất của chồng, cha, ông mình. Không còn gia đình nền tảng của một sự bấu víu hy vọng vào mặt đất không có ý nghĩa và dường như cũng chẳng còn tồn tại. Trương Ba hiểu mình đã mất tất cả rơi vào trạng thái hoàn toàn cô độc. Đó là bi kịch trong bi kịch!
Màn đối thoại giữa Trương Ba với người thân Không phải ngẫu nhiên, tác giả không đưa anh con trai thực dụng của Trương Ba vào cuộc đối thoại của Trương Ba với những người thân là một hữu ý bởi người con trai của Trương Ba đã bị tha hóa nên có lẽ cái tình yêu dành cho chỉ ít nhiều cũng tha hóa. Các cuộc đối thoại với vợ con dâu và cháu gái càng làm cho Trương Ba đau khổ hơn. Ông hiểu tất những gì mình đã, đang gây ra và có lẽ nếu tồn tại tiếp tục bi kịch ấy sẽ còn tiếp diễn và thiêu chiều hướng tiêu cực hơn nữa. Trương Ba sống làm gì khi mà điều hồn còn sống là để mang lại hạnh phúc cho người thân hoàn toàn trái ngược lại, vô nghĩa lý.
Những câu hỏi liên tiếp “lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình?....chẳng còn cách nào khác” đó thật sự là cuộn xoáy dữ dội đang giằng xé, cuộn xoáy trong lòng Trương Ba để rồi dẫn đến một quyết định từ bỏ thân xác như một mong muốn được giải thoát không chỉ cho mình mà cả người thân. Hồn Trương Ba dứt khoát thắp nhang khấn mời tiên Đế Thích để từ giã sự sống ấy.
Cách lựa chọn cách sống, một cách phục sinh tâm hồn như đã mà dần, tan biến dân ấy mở ra cho Trương Ba những thử thách mới, lựa chọn mới trong cuộc đối thoại với Đế Thích. Nhưng đó chính là cách Lưu Quang Vũ tô đậm lên được vẻ đẹp nhân cách vẫn còn sóng ngời trong mảnh hồn tưởng như đã mờ nhạt ấy. Để rồi Trương Ba đã sống đúng phần người theo nghĩa viết viết hoa của nó.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Top 5 mẫu phân tích khổ thơ cuối bài Đây thôn Vĩ Dạ siêu hay
Top 7 bài phân tích khổ 1 Tràng Giang hay chọn lọc
Top 8 bài phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
Top 7 bài phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay chọn lọc
Top 6 bài phân tích khổ 2 Từ ấy hay chọn lọc
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
4 bài phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
Top 4 mẫu phân tích khổ cuối bài Sang thu siêu hay
- Top 15 bài phân tích Thương vợ của Tú Xương hay nhất
- Top 11 bài phân tích Vội vàng của Xuân Diệu
- Cảm nhận bài thơ Vội vàng hay nhất
- Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng siêu hay
- Cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng hay chọn lọc
- Phân tích khổ cuối bài Vội vàng
- Cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng
- Phân tích Vội vàng khổ 1 hay nhất
- Phân tích Vội vàng khổ 2 siêu hay
- Kết bài Vội vàng hay chọn lọc
- Mở bài Vội vàng siêu hay
- Phân tích bài thơ Tự tình siêu hay
- Top 10 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
- Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
- Top 10 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
- Top 11 bài phân tích đoạn 3 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 2 Tây Tiến hay chọn lọc
- Cảm nhận đoạn 3 Tây Tiến hay nhất
- Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến hay nhất
- Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây tiến hay nhất
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến
- Phân tích Việt Bắc hay nhất chọn lọc
- Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc siêu hay
- Phân tích Câu cá mùa thu hay chọn lọc
- Phân tích Nhàn hay nhất
- Phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích tâm trạng nhân vật Liên hay và xúc tích
- Cảm nhận cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn hay chọn lọc
- Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong tác phẩm Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ hay nhất
- Tóm tắt Hai đứa trẻ siêu hay
- Kết bài Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích nhân vật An Dương Vương đầy đủ nhất
- Phân tích nhân vật ông Hai hay nhất
- Phân tích Làng Kim Lân đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích Chiếc lược Ngà chọn lọc nhất
- Cảm nhận Câu cá mùa thu hay nhất
- Phân tích bài thơ Tỏ lòng hay nhất
- Cảm nhận về Tiểu đội xe không kính hay nhất
- Phân tích Bài ca ngất ngưởng hay nhất
- Phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất
- Phân tích bài thơ Đất nước hay chọn lọc
- Phân tích Cảnh ngày hè hay nhất
- Phân tích bài thơ Đồng chí hay nhất
- Phân tích Sóng đầy đủ và chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
- Phân tích khổ 5 6 bài Sóng hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích 3 khổ cuối bài Sóng hay chọn lọc
- Cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Sóng hay nhất
- Mở bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng Sóng hay nhất
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng
- Phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng siêu hay
- Phân tích khổ 5 6 7 bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Bếp lửa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ về mẹ hay nhất
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Phân tích Hạnh phúc của một tang gia hay nhất
- Phân tích Người lái đò sông Đà hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng hay nhất
- Tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
- Tóm tắt Chí Phèo ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù
- Phân tích nhân vật Chí Phèo ngắn gọn
- Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích truyện ngắn Chí Phèo hay sâu sắc
- Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo siêu hay
- Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo sâu sắc nhất
- Cảm nghĩ về tình bạn hay chọn lọc
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang siêu hay
- Thuyết minh về hoa mai ngày Tết siêu hay
- Thuyết minh về cây hoa đào hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Ánh trăng siêu hay
- Thuyết minh về cây bút bi siêu hay
- Hãy kể về 1 kỉ niệm sâu sắc trong lòng em (10 mẫu)
- Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam hay nhất
- Phân tích Độc Tiểu Thanh kí siêu hay
- Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học
- Thuyết minh về cái phích nước siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc nón lá hay chọn lọc
- Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến siêu hay
- Viết đoạn văn về bạn thân bằng tiếng Anh
- Cảm nghĩ về mùa xuân siêu hay
- Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước siêu hay
- Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền siêu hay
- Thuyết minh về cái quạt siêu hay
- Thuyết minh về cái kính hay nhất
- Kể về một người thân của em hay nhất
- Thuyết minh về thể thơ lục bát hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc cặp sách siêu hay
- Kể về một việc tốt mà em đã làm
- Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế (7 mẫu)
- Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du siêu hay
- Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết hay chọn lọc
- Tả cảnh mùa xuân hay chọn lọc
- Bài văn kể về mẹ hay nhất
- Thuyết minh về bánh chưng hay và ngắn gọn
- Phân tích Vợ chồng A Phủ cực hay
- Cảm nhận Vợ chồng A Phủ siêu hay
- Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân hay nhất
- Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay nhất
- Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị cực hay
- Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay chọn lọc
- Cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
- Top 37 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ hay
- Phân tích nhân vật A Phủ hay chọn lọc
- Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
- Cảm nhận nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân siêu hay
- Cảm nhận của em về sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân
- Vợ chồng A Phủ: tác giả, tác phẩm
- Phân tích Phú sông Bạch Đằng siêu hay
- Phân tích Lưu biệt khi xuất dương hay nhất
- Phân tích Hầu trời siêu hay
- Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích Vợ nhặt hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ hay nhất
- Phân tích nhân vật Thị siêu hay
- Tóm tắt Vợ nhặt ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
- Mở bài Vợ nhặt hay nhất
- Kết bài Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt
- Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận của anh chị về nhân vật Tràng trong đoạn trích sáng hôm sau
- Cảm nhận về khát vọng sống của người Vợ nhặt (3 mẫu)
- Phân tích nhân vật Tràng sáng hôm sau
- Phân tích đoạn 3 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Sơ đồ tư duy Bình Ngô đại cáo
- Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo hay nhất
- Phân tích Bình ngô đại cáo đoạn 4 siêu hay
- Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích Chiều tối hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Chiều tối siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Chiều tối hay chọn lọc
- Nghị luận văn học Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu cuối bài Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu đầu bài Chiều tối siêu hay
- Top 17 mẫu mở bài Chiều tối siêu hay
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối
- Top 14 mẫu nghị luận về vấn đề bạo lực học đường hay nhất
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Nhớ Rừng hay chọn lọc
- Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi hay chọn lọc
- Phân tích Tràng Giang hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Tràng giang siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang hay chọn lọc
- Phân tích khổ 1 Tràng Giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang siêu hay
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang
- Phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
- Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết hay chọn lọc
- Mẫu bài viết số 5 lớp 7 đầy đủ 5 đề
- Phân tích bài thơ Ông đồ hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng cây xà nu hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Quê hương lớp 8
- Thuyết minh về cây tre siêu hay
- Nghị luận về tinh thần tự học hay chọn lọc
- Phân tích người đàn bà hàng chài siêu hay
- Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa hay chọn lọc
- Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất
- Cảm nhận về nhân vật người đàn bà làng chài hay nhất
- Phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng hay nhất
- Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Top 29 mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa hay sâu sắc
- Phân tích người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
- Phân tích nhân vật Phùng siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận của em về ước nguyện của tác giả trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
- Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn siêu hay
- Viết đoạn văn ngắn về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước
- Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Phương Định hay chọn lọc
- Nghị luận về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về bệnh vô cảm siêu hay
- Phân tích bài thơ Sang thu hay chọn lọc
- Thuyết minh về một món ăn siêu hay
- Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội
- Phân tích bài thơ Từ ấy khổ 1 siêu hay
- Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay chọn lọc
- Viết bài tập làm văn số 6 lớp 8 hay chọn lọc
- Phân tích 12 câu đầu Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên
- Mở bài Trao duyên siêu hay
- Phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên hay chọn lọc
- Cảm nhận 8 câu thơ cuối bài Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu giữa đoạn trích Trao duyên siêu hay
- Phân tích Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong Trao duyên
- Phân tích Chí khí anh hùng siêu hay
- Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con siêu hay
- Nghị luận xã hội về tinh thần lạc quan
- Phân tích nhân vật Trương Phi hay chọn lọc
- Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó hay chọn lọc
- Giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước siêu hay
- Nghị luận Đây thôn Vĩ Dạ siêu hay
- Phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công
- Thuyết minh về một lễ hội ở địa phương em
- Chứng minh câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên
- Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công siêu hay
- Suy nghĩ về những người không chịu thua số phận siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn hay và ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách siêu hay
- Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn (3 mẫu)
- Nghị luận về nghiện game siêu hay
- Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng siêu hay
- Giải thích Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
- Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm siêu hay
- Nghị luận khuyên bạn học tập chăm chỉ hơn
- Nghị luận về lòng nhân ái hay sâu sắc
- Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước siêu hay
- Nghị luận về đồng cảm và chia sẻ siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Người trong bao siêu hay
- Nghị luận về trang phục và văn hóa hay chọn lọc
- Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin học học nữa học mãi
- Hãy nói không với các tệ nạn xã hội siêu hay
- Nghị luận tình thương là hạnh phúc của con người siêu hay
- Nghị luận về lòng bao dung hay chọn lọc
- Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn (4 mẫu)
- Văn mẫu Văn học là tình thương - Bài viết số 7 lớp 8 đề 2
- Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng
- Đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực siêu hay
- Nghị luận nói lời hay làm việc tốt ứng xử đẹp là những nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay
- Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn chọn lọc
- Nghị luận sống giản dị giúp ta tìm thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về dịch Covid19 siêu hay
- Nghị luận học đi đôi với hành siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Trình bày suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
- Phân tích 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú
- Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh
- Nghị luận về ước mơ siêu hay
- Viết đoạn văn về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về lời cảm ơn siêu hay
- Đọc hiểu: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi
- Nghị luận về lối sống có trách nhiệm siêu hay
- Các bài văn nghị luận xã hội lớp 9
- Nghị luận về tác dụng của việc đọc sách siêu hay
- Nghị luận ý nghĩa của cuộc sống hòa bình siêu hay
- Nghị luận về sống cống hiến hay chọn lọc
- Tóm tắt bài Cổng trường mở ra siêu hay
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Tóm tắt bài Sống chết mặc bay ngắn gọn
- Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ siêu hay
- Tóm tắt văn bản Tôi đi học siêu hay
- Tóm tắt văn bản Lão Hạc ngắn gọn
- Phân tích nhân vật chị Dậu hay chọn lọc
- Phân tích Vào phủ chúa Trịnh hay chọn lọc
- Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
- Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
- Nghị luận về sống đẹp siêu hay
- Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê ngắn gọn
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên
- Thuyết minh về cái kéo siêu hay
- Văn học dân gian là gì?
- Soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngắn nhất
- Tóm tắt Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu siêu hay
- Đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước hay chọn lọc
- Đoạn văn về tình mẫu tử lớp 8 hay chọn lọc
- Thuyết minh về con trâu siêu hay
- Phân tích Tuyên ngôn độc lập siêu hay
- Ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên siêu hay
- Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về một lối sống lành mạnh
- Thuyết minh về con mèo hay chọn lọc
- Thuyết minh về đồ dùng học tập siêu hay
- Cảm nghĩ về đêm trăng Trung thu siêu hay
- Nghị luận về rác thải nhựa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương siêu hay
- Cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch - quy nạp - song hành - móc xích - tổng phân hợp
- Soạn văn 8 Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Phân tích Chiếu cầu hiền siêu hay
- Nghị luận xã hội về tính tự ti và tự phụ siêu hay
- Phân tích nhân vật Đăm Săn siêu hay
- Soạn bài Khóc Dương Khuê
- Trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa siêu hay
- Viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình siêu hay
- Soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em sau khi học văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát siêu hay
- Phân tích hình tượng vua Quang Trung siêu hay
- Đoạn văn về bạo lực học đường siêu hay
- Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Tóm tắt đoạn trích Uy-lít-xơ trở về hay chọn lọc
- Biểu cảm về thầy cô siêu hay
- Biểu cảm về cây phượng siêu hay
- Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng
- Cảm nghĩ về ngôi trường em đang học cấp 2 siêu hay
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn xuôi
12 bài Cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay nhất
Top 10 bài cảm nghĩ về ngày Tết siêu hay
Top 3 bài trong vai cô kĩ sư kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện với anh thanh niên
(12 mẫu) Cảm nhận về nhân vật Phương Định hay chọn lọc
Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt siêu hay
Top 6 bài phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình