Top 4 mẫu cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 - Hồ Xuân Hương
Cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 - Cảm nhận của ảnh chị về tâm sự của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Tự tình 2 hay nêu cảm nhận của em về bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương đều là những dạng đề bài thường gặp sau khi học tác phẩm Tự tình của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Sau đây là tổng hợp mẫu dàn ý cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 kèm theo các bài văn mẫu cảm nhận Tự tình 2 hay và chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh khi làm bài.
Với đề bài Cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 - Hồ Xuân Hương bao gồm dàn ý cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 và những bài văn hay cảm nhận về bài thơ Tự tình, hy vọng sẽ là tài liệu học tập bổ ích cho các bạn học sinh.
1. Dàn ý cảm nhận Tự tình 2
1. Mở bài
- Giới thiệu về bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương: “Bà chúa thơ Nôm” có chùm thơ “Tự tình” bao gồm ba bài, là tiếng nói của thân phận, là những khát khao, đau buồn của kiếp người. Trong đó, bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện rõ tâm trạng, thái độ của nữ sĩ: vừa buồn đau, vừa phẫn uất trước nghịch cảnh éo le cùng khát vọng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.
2. Thân bài
– Bốn câu thơ mở đầu bài thơ đã cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của nữ sĩ
+ Hoàn cảnh:
Thời gian nghệ thuật: đêm khuya.
Tiếng trống canh giữa đêm khuya cho thấy cảm nhận về bước đi dồn dập của thời gian.
+ Tâm trạng buồn tủi của nữ sĩ:
Những từ ngữ giàu giá trị biểu cảm đã được sử dụng để thể hiện tâm trạng: “Trơ” được đặt đầu câu kết hợp với biện pháp đảo nhấn mạnh cảm giác tủi hổ, chai lì. Hai chữ “hồng nhan” lại đi với từ “cái” gợi lên ý thức về sự rẻ rúng, mỉa mai của thân phận.
“Vầng trăng bóng xế” (trăng sắp tàn) mà vẫn “khuyết chưa tròn” trở thành hình ảnh ẩn dụ, nhấn mạnh hai lần bi kịch của cuộc đời nữ sĩ: tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên vẫn không trọn vẹn.
– Ý thức sâu sắc về bi kịch tình duyên, tác giả không chỉ cảm thấy bẽ bàng, tủi hổ mà còn phẫn uất
+ Bức tranh thiên nhiên hiện lên với những nét chấm phá về rêu và đá hiên ngang tồn tại đầy mạnh mẽ: : “xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây”.
+ Biện pháp đảo ngữ đưa những động từ mạnh lên đầu câu:
Làm nổi bật sức sống mãnh liệt của cỏ cây.
Ẩn dụ cho tâm trạng phẫn uất muốn vượt lên trên nghịch cảnh éo le của tác giả.
– Bài thơ kết thúc cũng bằng cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng chán chường, buồn tủi.
+ “Ngán” mang sắc thái chỉ sự chán ngán, ngán ngẩm.
+ Từ “xuân” được điệp lại hai lần mang những sắc thái ngữ nghĩa khác nhau: vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân.
+ Hai từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” cũng được sử dụng với hai sắc thái ý nghĩa khác nhau: từ “lại” thứ nhất là thêm một lần nữa, trong khi đó, từ “lại” thứ hai có nghĩa là quay trở lại, gợi lên sự tuần hoàn, lặp lại.
3. Kết bài
Khái quát giá trị của bài thơ: Bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện một cách sâu sắc, mãnh liệt khát vọng sống, khát vọng tự do và khát vọng hạnh phúc của tâm hồn một người phụ nữa vừa dịu dàng, đằm thắm vừa mạnh mẽ. Tất cả đã được thể hiện thông qua tài năng trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ và xây dựng hình tượng của “Bà Chúa thơ Nôm”.
2. Cảm nhận bài thơ Tự tình 2 ngắn nhất
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong lịch sử văn học dân tộc. Đối với người Việt Nam, tên tuổi của Hồ Xuân Hương quen thuộc không kém bất cứ một nhà thơ nào. Bà là “Chúa thơ Nôm" là con của Hồ Phi Diễn (1706-1783), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An và một người thiếp quê ở Hải Dương”. Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc. Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi tiếng. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam, “là nhà thơ độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc”.
“Tự tình” là bài thơ thể hiện nỗi buồn và tâm sự của nhà thơ về số phận lẻ loi của mình và niềm khát khao được hạnh phúc, được quân tử yêu thương.
Mở đầu bài thơ là không khí đêm khuya thanh vắng:
"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Không gian được mở ra giữa đêm khuya, thao thức, nghe tiếng trống dồn dập sang canh. Không gian cô quạnh, không có bóng người, gợi cho người ta cảm thấy ớn lạnh. Nhà thơ nhận thấy sự cô đơn đang bủa vây lấy con người mình, thấy mình cô độc giữa cuộc đời, cảm giác mình nhỏ bé đến lạ giữa đêm tối lại càng gợi sự cô quạnh và trống vắng, không tìm thấy ánh sáng. Nghe những câu thơ mà thấm thía, tội cho một người phụ nữ lẻ bóng mong được tình yêu đích thực.
Tâm trạng bi đát, mượn rượu giải sầu:
"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"
Nhà thơ nói lên tâm trạng và nỗi lòng của mình. Rất buồn, ngồi uống uống chén rượu để quên đi hiện tại, để quên đi sự cô đơn bủa vây nhưng càng uống càng tỉnh, tỉnh lại càng buồn hơn. Mượn rượu giải sầu, ai ngờ càng sầu hơn, lại càng gò bó mình hơn trong không gian cô quạnh. Nhìn trăng thấy trăng đã xế bóng mà lại chưa tròn. Vầng trăng như là thân phận của nhà thơ, "Khuyết chưa tròn": Chưa tuyệt vọng vẫn còn ấp ủ niềm hi vọng. Không biết đến khi nào vầng trăng ấy mới tròn và nhà thơ mới được cảm nhận hạnh phúc của bản thân.
"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn"
Nhà thơ không say, nhìn cảnh vật ở những nơi khác nhau, mở rộng tầm nhìn: những đám rêu trên mặt đất, mấy hòn đá phía chân trời. Những hình ảnh rất là ước lệ. Nhìn từ gần sát mình đến xa tít tắp tận chân trời. “Rêu” là loài mỏng manh nhỏ bé, nhưng lại có sức sống vô cùng mạnh mẽ, dù ở điều kiện nào nó vẫn phát triển rất là tốt. Cái nhìn khoẻ khoắn, có một sự phản kháng, sự vươn lên để khẳng định chỗ đứng của mình.
"Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con."
Từ thiên nhiên xung quanh, nhìn lại bản thân mình, cảm thấy ngán nỗi, buồn cho mình, nghịch lí. Nhà thơ cảm thấy ngán ngẩm cho những quy luật của tạo hóa, xuân đi qua, rồi xuân lại đến. Thời gian cứ trôi qua xuân đi xuân lại lại, một sự tuần hoàn liên tục nghe mà ngán ngẩm cho duyên phận của mình. Tuổi xuân trôi qua mà lại không có tình duyên trọn vẹn. Mảnh tình của mình qua bao ngày ngóng đợi, thì lại phải san sẻ, không được trọn vẹn. Một nỗi buồn chán và thất vọng lại bao phủ. Ý cũng muốn nói đến những người thê thiếp đâu được hưởng niềm hạnh phúc mong ước, mà phải san sẻ cho bao nhiêu người. Thê thiếp thì đâu có tiếng nói, đâu có quyền sắp đặt mọi chuyện.
Đây là một bài thơ vô cùng hay và ý nghĩa. Một bài thơ chứa đựng nỗi buồn và niềm khát khao chân thành. Trong nền thơ trung đại, lần đầu tiên mới có một người phụ nữ dám nói lên điều ấy.
3. Cảm nhận bài thơ Tự tình 2 - mẫu 1
Ni-cu-lin, một người Nga, nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam, đã phát hiện nền văn học dân gian Việt Nam thời trung cổ không được thừa nhận vào lĩnh vực thơ ca cao cấp".
Thực ra, lịch sử văn học trung đại Việt Nam vẫn có quy luật này: hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết tồn tại và phát triển song song trong suốt trường kì lịch sử vẫn luôn luôn có tác động qua lại. Khi những tinh hoa của hai bộ phận này kết tụ lại ở những cá tính sáng tạo nào đó, trong những điều kiện lịch sử nhất định, thì đất nước lại được thấy sự xuất hiện của những thiên tài văn học với những áng thơ văn bất hủ. Ấy là những trường hợp Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,…
Tuy nhiên, ở Hồ Xuân Hương, quy luật này vẫn có một khía cạnh đặc biệt khác thường. Đây là trường hợp tư tưởng dân gian lấn át hẳn tư tưởng chính thống mà các tác giả Nho học, dù là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du cũng không hoàn toàn dứt bỏ được. Một tinh thần nổi loạn quyết liệt muốn san bằng mọi đẳng cấp trong xã hội, một khát vọng được sống, được hưởng hạnh phúc đúng với nghĩa thiết thực nhất, người nhất, trần tục nhất, chống lại mọi ràng buộc của lễ giáo phong kiến và tất cả những gì trái với tự nhiên – một thứ tư tưởng đặc biệt đề cao người phụ nữ là hạng người bị khinh rẻ nhất trong xã hội phong kiến – và lấy quy luật Tạo hoá làm chuẩn, đề cao sự sống tự nhiên như trời đất giao hoà, âm dương giao phối. Một thứ tư tưởng đi thẳng từ tục lệ thờ cúng sinh thực khí, từ những lễ hội nam nữ giao phối tượng trưng còn tồn tại mãi sau này ở nhiều làng xã Việt Nam, từ những bức tranh Đông Hồ như Hứng dừa, Đánh ghen hay những bức khắc gỗ Các cô gái tắm ao vẫn còn đó ở đình Thổ Tang, Vĩnh Phúc, từ những truyện tiếu lâm, Trạng Quỳnh, Trạng Lợn hay những câu ca dao hết sức táo tợn:
- Không chồng mà chửa mới ngoan,
Có chồng mà chửa thế gian đã nhiều.
- Có chồng càng dễ chơi ngang,
Đẻ ra con thiếp còn chàng con ai.
- Lẳng lơ cũng chẳng có mòn,
Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ.
Tư tưởng ấy đem đến cho Hồ Xuân Hương một nhãn quan riêng về thế giới: nhìn đâu cũng thấy Tạo hoá sinh sôi, âm dương giao phối, một thế giới trẻ trung, sống động, tốt tươi phồn thực, phơi phới xuân tình, đầy tràn sắc dục,…
Một tư tưởng như thế tấn công mạnh mẽ và chiếm lĩnh được nội dung chủ đạo của văn chương bác học, chỉ có thể xuất hiện ở thời đại mà chế độ phong kiến khủng hoảng sâu sắc, thời đại quật khởi của nhân dân. Ấy là thời đại từ Nam chí Bắc, nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tiếp dẫn tới đỉnh cao là phong trào Tây Sơn lật đổ vua Lê, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, dẹp tan chúa Nguyễn ở Đàng Trong, rước thẳng lên ngôi vua một anh hùng nông dân. Ông "vua áo vải" này với khí thế của quần chúng như triều dâng thác đổ, đã chớp nhoáng tiêu diệt quân Xiêm phía Nam và đánh tan hàng vạn quân Thanh phía Bắc.
Phải coi thơ Xuân Hương như tiếng dội trực tiếp của khí thế ấy mới hiểu được tinh thần táo tợn rất bình dân ở người đàn bà trí thức này. Tất nhiên Hồ Xuân Hương không phải là một hiên tượng đơn độc mà nằm trong cả một trào lưu văn học đầy tinh thần nhân văn chủ nghĩa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Nhưng phải nói ở nhà thơ này, sự "xâm lăng" của tinh thần dân gian vào văn học viết vẫn mãnh liệt hơn cả. Nếu ta nhớ rằng, đến mãi đầu thế kỉ XX, những nhà nho cấp tiến như Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng vẫn còn coi Truyện Kiều là dâm thư, cô Kiều là con đĩ, thì có thể mường tượng được, vào thế kỉ XVIII, dư luận của giới nho sĩ đã phản ứng dữ dội như thế nào trước những vần thơ đi trước thời đại của Hồ Xuân Hương.
Nhưng khát vọng giải phóng nhân dân, giải phóng người phụ nữ của Xuân Hương làm sao có thể thực hiện được trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Đến ngay như Vương triều Tây Sơn cuối cùng cũng rơi vào khủng hoảng để cho Nguyễn Ánh trở lại khôi phục được nền chuyên chế nặng nề. Cho nên khuôn khổ của chế độ phong kiến trở nên quá chật hẹp đối với sức sống và tư tưởng ngang tàng của Xuân Hương; nhưng ngược lại, dù chống phá mạnh mẽ, sôi sục thế nào, Xuân Hương cuối cùng cũng không thoát ra khỏi được khuôn phép của chế độ ấy. Có thể nói, Xuân Hương là nỗi bức bối, là sự ấm ách của lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, muốn tìm một lối thoát mà chưa tìm được. Tấn bi kịch lịch sử này ngẫu nhiên lại gặp gỡ tấn bi kịch cá nhân của người đàn bà họ Hồ, một kì nữ tài ba với sự thức tính mạnh mẽ về ý thức cá nhân, về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của người phụ nữ, vậy mà cuộc đời lại phải chịu nhiều bất hạnh: một lần làm lẽ, hai lần goá chồng!
Cái bức bối, cái ấm ách vừa có tính cá nhân vừa có tính lịch sử đó đã tạo nên một nội dung riêng và một chất giọng riêng của thơ Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương sáng tác một loạt ba bài Tự tình (Kể nỗi lòng), người ta đánh số I, II, III.
Căn cứ vào ý thơ, giọng thơ, giới nghiên cứu đồ rằng, ba bài Tự tình đều làm khi nhà thơ tuổi đời đã xế và, vì thế đã từng phải nếm vị chua chát, nỗi chán chường của phận lẽ mọn và cảnh goá bụa. Nghĩ lại những ngày qua, người thiếu phụ – thi sĩ "Giật mình mình lại thương mình xót xa". Nhưng khác với Thuý Kiều, cái tôi Xuân Hương, dù bế tắc vẫn không hoàn toàn khuất phục, dù bất lực vẫn không chịu buông xuôi.
Bài thứ nhất (Tự tình I) lấy cảm hứng vào lúc đã có tiếng gà báo sáng ("Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom") ; bài thứ hai (Tự tình II) lấy cảm hứng vào lúc đêm đã về khuya ("Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn"). Đó là thời khắc của hạnh phúc lứa đôi, của sum họp vợ chồng, vì thế cũng là thời khắc người vợ lẽ hay người goá phụ cảm nhận được đầy đủ nhất, sâu sắc nhất, thấm thìa nhất, cảnh cô đơn, nỗi bất hạnh của thân phận mình:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Đêm đã khuya mà nhà thơ vẫn tính thức – vì không ngủ được hay không muốn ngủ? – ngồi lắng nghe tiếng trống cầm canh nơi một đồn ải nào vẳng lại, nhắc nhớ một cách quái ác thời gian dường như cứ dồn đuổi nhau trôi đi, trôi đi một cách uổng phí và vô nghĩa lí trên thân phận trớ trêu của người đàn bà vẫn khao khát hạnh phúc mà phải chịu cảnh chăn đơn, gối chiếc,…
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chữ nghĩa của Xuân Hương bao giờ cũng trần trụi đến tàn nhẫn như thế.
Khi nhà thơ dùng đến hai chữ "hồng nhan" thì có nghĩa là ở người thiếu phụ, xuân sắc vẫn còn, xuân tình chưa cạn, vậy mà cứ phải "trơ" ra đó, không kẻ đoái hoài. Có người hiểu chữ "trơ" theo nghĩa trơ lì, không còn cảm giác: "Đau thương, ê chề ngấm sâu dần, sâu dần vào xương cốt, biến con người thành vật vô tri". Đây là cách hiểu chữ trơ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan: "Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt". Tôi cho rằng, hiểu thơ như thế là trái ngược vói tư tưởng tác giá trong Tự tình (bài II) này. Người đàn bà này, dúng là đã nếm trải nhiều bất hạnh, nhưng tâm hồn vẫn luôn luôn cháy bỏng, luôn luôn sôi sục, một tâm trạng bồn chồn không yên, thể hiện ở hai câu thực:
Chén rượu hương đưa say lại tĩnh,
Vầng trâng bóng xế khuyết chưa tròn.
Uống rượu để quên đời, nhưng không quên được: "say lại tỉnh", khao khát sự thoả mãn mà ngó ra ngoài trời, chỉ thấy đêm tàn trăng khuyết.
Nhưng đây mới thực là tính cách và ngôn ngữ Xuân Hương:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Thế giới hình tượng của thơ Xuân Hương bao giờ cũng hoạt động mạnh mẽ và huyên náo như thế. Đó là không gian, thời gian trần tục, trần thế nên luôn luôn vận động, sôi sục, đối lập với không khí tĩnh lặng, phi thời gian của cổ thi ("Mõ thảm không khua mà cũng cốc – Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?"; "Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc – Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo"; "Gió giật sườn non khua lắc cắc – Sóng dồn mặt nước vỗ long bong",… Ngay cả màu sắc trong thơ Xuân Hương nhiều khi cũng như muốn gào lên, muốn hét lên: "Cửa son đỏ loét tùm hum nóc – Hòn đá xanh rì lún phún rêu"; "Một trái trăng thu chín mõm mòm – Nẩy vừng quế đỏ, đỏ lòm lom",…).
Tuy nhiên, âm thanh hay màu sắc, dù sao tự nó cũng phát ra tiếng động hoặc hiện thành xanh, vàng, trắng, đỏ,… Nhà thơ chỉ cần phóng đại thật to, tô cho thật đậm để trở thành âm thanh, màu sắc độc đáo của Xuân Hương. Nhưng dưới ngòi bút của nữ sĩ họ Hồ, ngay cả những vật hoàn toàn tĩnh lại, hoàn toàn bất động cũng đột nhiên trở thành những sinh vật biết cựa quậy, biết vùng vẫy, biết phá phách: "Xiên ngang mặt đất rêu từng đám – Đâm toạc chân mây đá mấy hòn". Thủ pháp đảo ngữ được sử dụng ở đây càng nhấn mạnh tính hoạt động mạnh mẽ, dữ dội của thế giới nghệ thuật Hồ Xuân Hương.
Vậy là cái tôi đầy sức sống mà bị dồn nén của Xuân Hương từ những câu đề, qua hai câu thực, đến những câu luận, cứ nổi lên dần: lúc đầu là nỗi chán chường, ngán ngẩm "Trơ cái hồng nhan với nước non", tiếp đó là tâm trạng bực dọc, bồn chồn, muốn say mà không say được, trong khi đêm thì tàn mà trăng vẫn khuyết: "Chén rượu hương đưa say lại tỉnh – Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn". Cuối cùng là nỗi bức bối, niềm phẫn uất muốn vùng lên phá phách. Khát vọng sống của con người này, yêu cầu thực hiện triệt để tính cách, cá tính của người đàn bà đặc biệt này, chẳng những chế độ phong kiến không dung nổi, mà đến trời đất cũng trở nên chật hẹp.
Không phải ngẫu nhiên mà Xuân Hương thường đặt nhân vật của mình đối diện với thiên nhiên rộng lớn, kề vai với vũ trụ mênh mông ("Thân em vừa trắng lại vừa tròn – Bảy nổi ba chìm với nước non"; "Gan nghĩa giãi ra cùng nhật nguyệt – Khối tình cọ mãi với non sông"; "Văng vẳng bên tai tiếng khóc chồng – Nín đi kẻo thẹn với non sông"; "Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn – Trơ cái hồng nhan với nước non",… Ấy là một con người có kích cỡ đặc biệt, không phải chỉ của bản thân mình hay của một gia đình, một làng, một xã, mà còn là của nhân dân, của đất nước, của Tạo hoá, của vũ trụ. Có nghĩ như vậy, ta mới hiểu được vì sao Xuân Hương có thể tự đặt mình từ thế đứng rất cao với thái độ và giọng điệu hết sức kẻ cả khi đối thoại với đời, dù đó là những bậc hiền nhân quân tử, là Thái thú Sầm Nghi Đống, là những đấng anh hùng ("Mát mặt anh hùng khi tắt gió") thậm chí là vua, là chúa ("Chúa dấu, vua yêu một cái này" – Vịnh cái quạt).
Nhưng Xuân Hương, dù tư tưởng có thể đi trước thời đại, nhưng trong đời thực vẫn không thể vượt khỏi thân phận của mình. Vì thế, những hành vi phá phách, nổi loạn dù táo tợn thế nào cũng chỉ là những vùng vẫy trong giới hạn của ngôn từ mà thôi. Nhà thơ đành chấp nhận số phận của mình bằng một tiếng thở dài ngao ngán:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mánh tình san sẻ tí con con!
Nhưng Xuân Hương đích thực là nhà thơ của mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu của sự sống tươi ròng, của tinh thần lạc quan, yêu đời. Đó cũng chính là chất dân gian đậm đặc của hồn thơ này. Đọc thơ Xuân Hương, thấy có đủ cả buồn khổ, đắng cay, chán chường, căm uất, đủ cả oán thù, phẫn nộ, thậm chí muốn tung hết tất cả, phá phách tất cả…, nhưng không bao giờ mất hết niềm tin ở cuộc đời, ở sự sống. Điều ấy có thể cảm nhận rất rõ ở thế giới nghệ thuật hết sức sống động của nữ sĩ, một thế giới không bao giờ hoàn toàn vắng lặng: nếu không có tiếng chuông chùa văng vẳng, tiếng mõ, tiếng trống cầm canh thì cũng có tiếng "gà gáy trên bom", tiếng "sóng dồn mặt nước", tiếng "gió giật sườn non", hay "cành thông gió thốc",… Và nếu lắng nghe còn thấy "Rúc rích thây cha con chuột nhắt – Vo ve mặc mẹ cái ong bầu",… Một thế giới hình tượng sống động, luôn cựa quậy, luôn hoạt động: "Cỏ gà lún phún leo quanh mép – Cá giếc le te lách giữa dòng" ; "Xiên ngang mặt đất rêu từng đám – Đâm toạc chân mây đá qiấy hòn" ; "Gan nghĩa giãi ra cùng nhật nguyệt – Khối tình cọ mãi với non sông",… Một thế giới đầy màu sắc trẻ trung, hồng hào, tươi tốt, chan chứa xuân sắc, xuân tình,… Tất cả đều được phát hiện và đánh giá theo một quan điểm mĩ học độc đáo của Xuân Hương: lấy vẻ đẹp thanh tân, khoẻ khoắn, phồn thực, tự nhiên của cơ thể người đàn bà giữa tuổi xuân làm chuẩn. Trong thế giới nghệ thuật ấy, tiếng khóc không hẳn là lời tuyệt vọng và cái chết không hề muốn ngăn đường sự sống cKhóc ông phủ Vĩnh Tường, Khóc Tổng Cóc,…).
Đúng là Tự tình (bài II) đã kết thúc bằng một lời chua chát: "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại – Mảnh tình san sẻ tí con con". Nhưng như thế là tuổi xuân chưa hết, tình xuân vẫn đầy.
Xưa thường có câu: "Chữ rằng, xuân bất tái lai". Nhưng Xuân Hương lại nói "xuân đi xuân lại lại”, có nghĩa là người đàn bà vẫn còn có cái để chờ đợi, để ước ao, tuy rằng hạnh phúc mong đợi ấy chưa bao giờ được hưởng trọn vẹn: "Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn".
Có một vấn đề rất nên đặt ra đối với thơ Hồ Xuân Hương nói chung: Vì sao tư tưởng dân gian gần như thuần chủng, nguyên chất ở Xuân Hương lại không được diễn đạt bằng các thể thơ dân gian như lục bát, song thất lục bát mà lại tự ép mình vào khuôn khổ thơ Đường, một thể thơ bác học ngoại nhập, luật lệ rất nghiêm minh? Lại một nét oái oăm, độc đáo của thơ Xuân Hương chăng? Nhưng ngẫm ra, thấy sự chọn lựa của nữ sĩ rất có lí, có thể nói là rất tự nhiên nữa.
Song thất lục bát là thể ngâm, hợp với lời trữ tình than thở. Lục bát thì mạnh về khả năng tự sự và thiên về diễn tả tình cảm thiết tha. Nhưng thơ Xuân Hương không chỉ có tình cảm mà còn có trí tuệ, có tư tưởng, đồng thời có nhu cầu tạo tính đa nghĩa trên mỗi dòng thơ, từ mỗi hình ảnh, mỗi ngôn từ: nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, nghĩa trần trụi, nghĩa ỡm ờ, nghĩa từ vựng, nghĩa xã hội – tâm lí, nghĩa thanh, nghĩa tục, v.v.
Muốn đạt được những yêu cầu ấy, Xuân Hương rất cần đến khả năng của thất ngôn bát cú, của cấu trúc chặt chẽ, của luật đối ngẫu và của tính hàm súc với khả năng dồn nén nhiều nghĩa và tạo ý ngoài lời (ý tại ngôn ngoại).
Nhưng Xuân Hương, một mặt khai thác khả năng của thơ Đường, mặt khác lại cố tình xoá sạch, khước từ điển tích, điển cố, lối diễn đạt ước lệ cách điệu hoá, sự sử dụng màu sắc tao nhã, trừu tượng, thay vào đấy là sự khai thác triệt để những ngôn từ thuần Việt và các thú pháp nghệ thuật dân gian, đặc biệt là nghệ thuật trào phúng, hổn nhiên và táo tợn của ca dao, dân ca, của truyện tiếu lâm, Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,… Và trên cái văn bản Việt hoá và dân gian hoá đó, bao giờ cũng hằn lên cái dấu triện "Xuân Hương hoá" đầy cá tính độc đáo và mãnh liệt của "thiên tài kì nữ" họ Hồ.
4. Cảm nhận bài thơ Tự tình 2 - mẫu 2
Xã hội phong kiến xưa luôn tôn thờ chế độ “Trọng nam, khinh nữ” khiến cho cuộc đời và số phận của những người phụ nữ vô cùng bấp bênh, đau khổ. Họ không có quyền lựa chọn hạnh phúc cho bản thân, luôn phải sống dưới cái bóng quá lớn của khuôn khổ “Tam tòng, tứ đức”. Tuy nhiên, trước số phận nghiệt ngã ấy, có những người chọn cách im lặng, cam chịu, nhưng cũng có những người dám đứng lên để đấu tranh cho khát khao hạnh phúc của bản thân. Hồ Xuân Hương là một người như vậy. Bà là một trong số rất ít nhưng nhà văn nữ ở thời đại này nhưng ở Hồ Xuân Hương lại nổi bật một cá tính riêng không trộn lẫn. Là một “nhà văn phụ nữ viết về phụ nữ”, Hồ Xuân Hương đã dám cất lên tiếng nói để bộc lộ tâm sự, suy tư thầm kín. Có lẽ cũng bởi cuộc đời long đong lận đận của mình mà các sáng tác của Hồ Xuân Hương chủ yếu nói về người phụ nữ, nhất là những người mang thân phận làm lẽ. Bài thơ “Tự tình II” như nói lên tất cả
Không chỉ sáng tác thơ chữ Hán, mà các sáng tác thơ Nôm của bà cũng vô cùng phong phú. Chính vì vậy, “ông hoàng thơ tình Xuân Diệu” đã ưu ái gọi bà là “bà chúa thơ Nôm”. Bài thơ “Tự tình II” nằm trong chum ba bài “ Tự tình”, thể hiện rõ tài năng cũng như phong cách sáng tác của Hồ Xuân Hương. Đó là sự hòa quyện giữa một chất thơ trữ tình cùng sự táo bạo, dí dỏm. Bài thơ “Tự tình II” chan chứa nỗi đau thầm kín, bộc lộ cảnh ngộ, thân phận và nhân cách, bản lĩnh của Hồ Xuân Hương.
Tâm trạng của Hồ Xuân Hương bắt đầu trong một không gian vô cùng đặc biệt:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”.
“Đêm khuya” là khoảng thời gian mà vạn vật đã chìm vào giấc ngủ. Đó cũng là khoảng thời gian con người gạt bỏ hết những trăn trở, âu lo để trở về với hạnh púc gia đình, hạnh phúc lứa đôi. Nhưng với những người phụ nữ cô đơn, thì “đêm khuya” chính là lúc con người ta chất chứa nhiều tâm sự, là khoảng thời gian tâm tư sâu lắng nhất, thấm thía nhất nỗi bất hạnh, cô đơn đến tột cùng. Hồ Xuân Hương cũng vậy, khi màn đêm bao trùm lấy cảnh vật, cũng là lúc bản thân phải tự đối diện với lòng mình. Trong cái không gian tĩnh mịch ấy, bỗng “văng vẳng” tiếng “trống canh”. “Trống canh” là báo hiệu của thời gian, nay kết hợp với từ láy tượng thanh “văng vẳng” khiến âm thanh như từ xa vọng về, đầy ma mị, rối bời. Từ “dồn” như muốn nói lên sự dồn đuổi của thời gian lên cảnh vật, như thúc giục mọi người. Tuy nhiên, cấu trúc đảo ngữ đã khẳng định đây không chỉ là sự dồn đuổi của thời gian lên cảnh vật mà còn là sự dồn đuổi của tuổi trẻ giữa cái vòng tuần hoàn ngày-đêm của tạo hóa. Nếu như thời gian của cuộc đời là vô thủy, vô trung thì thời gian của đời người là hữu hạn. Giữa không gian yên ắng ấy là hình ảnh người phụ nữ lọt thỏm giữa bốn bề vắng lặng:
“Trơ cái hồng nhan với nước non”.
“Trơ” có nghĩa là trơ trọi, được đặt ở đầu câu gây ấn tượng mạnh. Người phụ nữ trơ trọi giữa không gian lạnh lẽo, yên ắng. Từ “trơ” cũng có nghĩa là tủi hổ, bẽ bàng trước số phận lẻ loi, tình duyên không trọn. Từ xưa đến nay, người ta dùng từ “hồng nhan” để chỉ người con gái đẹp với hàm ý nâng niu, trân trọng. Nhưng Xuân Hương lại nói “cái hồng nhan” thì nghe thật rẻ rúng, mỉa mai. “Cái hồng nhan” “trơ” với nước non không chỉ là dầu dãi mà còn là cay đắng, gợi nên sự bạc phận, xót xa. Tuy nhiên, “cái hồng nhan” khi đặt trong thế đối sánh với “nước non” như một thoáng kiên cường, mạnh mẽ, như một sự thách thức, kiêu hãnh của một tâm hồn đầy cá tính. Biện pháp đảo ngữ cho thấy bên cạnh nỗi đau Xuân Hương còn là một bản lĩnh Xuân Hương.
Sau những giây phút cô đơn, lạc lõng là những bế tắc, tuyệt vọng:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.
Trong sự cô đơn, người phụ nữ ấy tìm đến rượu để quên đi nỗi đau nhưng càng uống thì lại càng như nuốt tủi, nuốt hận vào lòng. Cụm từ “say lại tỉnh” như vẽ ra một cái vòng luẩn quẩn, bế tắc, không có lối thoát. Bà tìm đến vầng trăng-người bạn tri kỉ muôn đời của những tâm hồn cô đơn với khao khát trăng sẽ chia sẻ nỗi niềm cô đơn, buồn tủi ấy. Nhưng vầng trăng cũng “khuyết chưa tròn”. Bằng việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, nhà thơ đã tạo nên sự đồng điệu giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. Vầng trăng đã ở phía bên kia bầu trời mà vẫn khuyết cũng như tuổi xuân của con người đã trôi qua mà tình duyên chưa trọn vẹn. Tất cả những cố gắng thoát ra khỏi nỗi đau đều không thành, cuối cùng lại càng bế tắc khôn nguôi.
Sự bế tắc ấy đã khiến nhân vật trữ tình trào dâng nỗi niềm phẫn uất. sự phẫn uất ấy cuộn chảy mạnh mẽ, thấm cả vào cảnh vật:
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”.
“Rêu”, “đá” là những sự vật nhỏ bé, vô tri, không được coi trọng. Nữ sĩ sử dụng hình ảnh của những sự vật bé nhỏ, hèn mọn, kết hợp với các động từ mạnh “xiên’, “đâm” để nói lên sức mạnh phản kháng trào dâng. Biện pháp liệt kê một lần nữa xuất hiện như muốn khẳng định thêm nỗi lòng phẫn uất của nhà thơ. “Rêu xiên ngang mặt đất”, “đá đâm toạc chân mây” như vách đất mà hờn, vạch trời mà oán. Ẩn sau những hình ảnh bình dị, giản đơn ấy, có lẽ chúng ta lại thấy bóng dáng của những người phụ nữ. Xã hội phong kiến quá bất công, khiến những người phụ nữ bé nhỏ phải oằn mình lên để chống đỡ. Qua cách miêu tả đầy tinh tế, cảnh vật hình như đang cựa quậy, căng đầy sức sống ngay cả trong bế tắc. Biện pháp tả cảnh ngụ tình đã thể hiện rõ bản lĩnh, cá tính và khát vọng mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương. Đó là khát khao hạnh phúc, khát khao được yêu thương trọn vẹn.
Hồ Xuân Hương có thể nói là một người phụ nữ cá tính, mạnh mẽ. Trước những sóng gió cuộc đời, bà vẫn luôn tự tin, kiêu hãnh. Tuy nhiên, dù tự tin, kiêu hãnh là thế, những cuối cùng, bà vẫn không thể vượt qua thân phận mình trong vòng vây của xã hội phong kiến. Sau tất cả sự cô đơn, tuyệt vọng, phẫn uất, đọng lại là tâm trạng ngán ngẩm, chán chường:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”.
Từ “xuân” trong thơ Hồ Xuân Hương thật đa nghĩa. “Xuân” là mùa xuân của đất trời, là mùa của vạn vật sinh sôi, đâm chồi nảy lộc. Nhưng “xuân” cũng là tuổi xuân của con người. Mùa xuân qua đi rồi mùa xuân lại đi tới, tạo hóa vẫn tuần hoàn với muôn ngàn hoa lá, cỏ cây. Chỉ có tuổi xuân của đời người qua đi mà vĩnh viễn biến mất. Xuân đi rồi xuân lại, hai từ “lại” xếp cạnh nhau những mang hai ý nghĩa. Từ “lại” thứ nhất có nghĩa là thêm một lần nữa, còn từ “lại” tiếp theo mang ý nghĩa là sự tuần hoàn, quay trở lại. Thời gian của cuộc đời cứ thế vô tình trôi qua, cứ mỗi mùa xuân trở lại là ngày xanh của tuổi trẻ lại lần lượt ra đi. Tổi trẻ thì cứ lặng lẽ kết thúc, trong khi tình duyên vẫn mãi chẳng vẹn đầy:
“Mảnh tình san sẻ tí con con”.
Nhịp thơ 2/2/1/2 và nghệ thuật giảm dần làm cho nghịch cảnh trở nên éo le. Mọi người thường hay nói “mối tình”, “cuộc tình”, chứ “mảnh tình” thì nghe thật mâu thuẫn. Cụm từ “mảnh tình” khiến người đọc liên tưởng đến điều gì đó nhỏ nhoi, ít ỏi. Đau đớn hơn, “mảnh tình” đã bé, đã ít lại còn phải đem ra san sẻ, cuối cùng chỉ còn lại “tí con con” xót xa, tội nghiệp. Lời thơ quả thực cất lên từ sâu thẳm trong trái tim người đàn bà lẽ mọn với nước mắt đắng cay và tận cùng đau khổ.
“Tự tình II” thể hiện đặc sắc tài năng nghệ thuật của Hồ Xuân Hương. Tâm trạng nhân vật được khắc họa thành công qua việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật, ngôn từ tinh tế nhưng vẫn rất tự nhiên. Bài thơ là những lời bộc bạch vừa buồn tủi, vừa thách thức duyên phận, gắng gượng vươn lên những vẫn rơi vào bi kịch. Thế nhưng đó không chỉ là nỗi đau của riêng bà. Xuân Hương ôm trong mình nỗi đau của cả một thời đại. Nhà thơ cất lên tiếng nói nhân văn cho số phận, khát khao của những người phụ nữ trong xã hội xưa khi mà với họ, hạnh phúc là một chiếc chăn qua hẹp Qua đó, thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Có thể nói, đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương. Đó là sự thống nhất giữa một trái tim yếu mềm, đa cảm, nhiều yêu thương và một bộ óc mẫn tiệt, thông tuệ. Trong dòng chảy của văn học trung đại Việt Nam, ta thấy Xuân Hương nổi bật lên giữa tất cả các khuôn mẫu thông thường. Dù chỉ là một người phụ nữ nhỏ bé nhưng dám cất lên tiếng nói đòi quyền hạnh phúc, dám nói lên khát khao được yêu thương.
Qua bài thơ “Tự tình II”, ta thấy được tài năng cũng như trái tim nhân hậu của Xuân Hương. Dù cho có đau khổ, bế tắc thì vẫn luôn kiên cường, mạnh mẽ. Hình ảnh của Xuân Hương như một tấm gương sáng ngời về một người phụ nữ mạnh mẽ, thông minh, tài năng, nhân hậu mà những người phụ nữ ở thời đại trước hay thời đại ngày nay đều nên học tập. Không chỉ “ Tự tình II” mà tất cả những sáng tác của bà đều sẽ mãi in dấu trong lòng người đọc qua nhiều thế hệ. Bởi ở bà, ta thấy được một con người mang đầy tinh thần nhân đạo, là một Xuân Hương “kì nữ, kì tài”.
5. Cảm nhận của anh chị về tâm sự của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Tự tình 2
Trong hệ thống những bài thơ mang chứa tâm sự của Hồ Xuân Hương, "Tự Tình" là một trong những bài thơ hay nhất. Bài thơ thể hiện nỗi buồn, nỗi cô đơn thầm thía của người yêu đời, tràn đầy sức sống nhưng gặp những cảnh ngộ éo le, một con người luôn khao khát tình yêu nhưng gặp toàn dang dở bất hạnh. Đó là sự bất hạnh của một ước mơ không thành.
Sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy sóng gió (nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX), Hồ Xuân Hương là người chứng kiến và phần nào chịu ảnh hưởng của không khí sôi sục của phong trào quần chúng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Không khí ấy tác động đến tâm hồn vốn thông minh và giàu lòng trắc ẩn của bà. Bà uy nghiêm, thức tỉnh, trắc trở về đời mình, một cuộc đời đầy éo le, bạc phận, lấy chồng hai lần, hai lần làm lẻ và hai lần chồng đều chết sớm. Điều đó, với bà là những biểu hiện cụ thể, đầy nước mắt của nỗi đau "hồng nhan bạc phận".
Mở đầu bài thơ Tự tình, tác giả gợi ra một khoảng thời gian, một góc xao xác tiếng gà. Đây là một thứ không gian, thời gian nghệ thuật được vận dụng làm cho sự thổ lộ tâm trạng tác giả:"canh khuya văng vẳng trống canh dồn". "Văng vẳng" chính là từ tượng thanh nhưng ở đây nó biểu thị tâm trạng, không khí, cái không khí buồn vắng lặng của một người thao thức giữa đêm khuya thanh vắng. Câu thứ hai nhức nhói một tâm sự :
"Trơ cái hồng nhan với nước non"
Hay nhất của câu thơ thứ hai là từ "trơ". Trơ là trơ trọi, cô đơn, lẻ loi. Nhà thơ cảm nhận nỗi buồn hồng nhan. Một nỗi buồn cá thể càng kinh khủng hơn khi cọ xát với toàn xã hội, toàn cuộc đời: "nước non". Một nỗi buồn đè nặng lên tâm sự bà, lên số phận của người phụ nữ. Không chịu đựng nổi, bà muốn chống lại, thoát khỏi. " Chén rượu hương đưa" là một phương tiện. không phải là phương tiện duy nhất mà hầu như là cuối cùng cho một đè nén quá mức. Thế nhưng, bi kịch vẫn cứ là bi kịch :
"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh"
Câu thơ nữ sĩ gợi nhớ một câu thơ đầy trầm tư của Lý Bạch :
"Dùng gươm chém nước, nước chẳng dứt
Uống rượu tiêu sầu, sầu vẫn sầu".
Bất lực, câu thơ chuyển sang một sự cám cành si tình. Hồ Xuân Hương nói :
"Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn".
Trong quan điểm thẩm mỹ xưa, vầng trăng tượng trưng cho cuộc đời, tuổi tác của người phụ nữ. Câu "vầng trăngbóng xế khuyết chưa tròn" vừa là hình ảnh đẹp, có thực nhưng đượm buồn. Cái buồn của một "vầng trăng khuyết". Đối với thơ xưa cảnh là tình, cảnh trăng khuyết man mác, gợi nhớ cuộc đời bà. Trong "mời trầu" bà đã ẩn ý như vậy.
Sang câu 5, 6 tứ thơ như đột ngột chuyển biến. sự cụ thể trong miêu tả khiến việc tả cảnh trở nên thuần khuyết. Một cảnh thực hoàn toàn :
"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn".
Nghệ thuật đảo ngữ và đối tạo nên sự sinh động và cảnh đầy sức sống. Một sức sống của bà như vẫy đạp, cựa mình. Cảnh này chỉ có thể là cảnh của "bà chúa thơ Nôm" chứ không phải của ai khác. Rò ràng, dẫu đang rất buồn, rất cô đơn nhưng điều đó vẫn không làm suy giảm chất riêng của Hồ Xuân Hương. Bản lĩnh, sức sống mãnh liệt, sự khát khao với cuộc đời khiến cho lòng đầy cám cảnh bà vẫn nhìn cảnh vật với con mắt yêu đời, tha thiết, chứa chan sức sống. Đó là lý giải về những phản kháng, đối nghịch trong bản chất của bà, tạo nên những vần thơ châm biến đối lập. Vũ khí ấy hơn hẳn chén rượu "say rồi tỉnh". Đó là phương tiên kỳ diệu nâng đỡ tâm hồn bà. Chỉ như thế mới có thể hiểu tâm trạng, tiếng thở dài của Hồ Xuân Hương, ở hai câu kết :
"Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!".
Yêu đời là thế, sức sống mãnh liệt là thế, mà cuộc đời riêng thì vẫn:"xuân đi xuân lại lại.", điệp từ chỉ cái vòng luẩn quẩn đáng ghét, vô vị của ngày tháng, cuộc đời. Điều này khiến bà không tránh khỏi một tiếng thở dài chua xót. Càng chua xót hơn khi giữa cái tuần hoàn thời gian ấy là một "mảnh tình" đang bị san đi, sẻ lại... chia xới. Đối với trái tim thiết tha với đời kia, điều đó như một vết thương, nhức nhối.
Người ta nói rằng thơ là tâm trạng, là một bức thông điệp thẩm mĩ. Đọc "tự tình", ta thấu hiểu tâm sự ẩn chứa bi kịch của Hồ Xuân Hương. Là một nhân cách luôn khát khao hạnh phúc, là một tâm hồn tràn đầy sức sống, yêu đời lại bắt gặp toàn những dang dở, bất hạnh, điều đó tạo nên thơ bà có khi là một tiếng thở dài. Một tiếng thở đáng quý của một người có hoài bão nhưng không thể thực hiện được, trách nhiệm là ở phía xã hội phong kiến, một xã hội mà hạnh phúc riêng đã đối lập gay gắt với cơ cấu chung, trong chiều hướng ấy, "tự tình" là một bà thơ đòi quyên hạnh phúc, một lời phản kháng độc đáo lại chứa chan tiếng nói bênh vực của người phụ nữ, tạo được sự thấu hiểu , đồng cảm với cảnh ngộ éo le, trắc trở.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Top 4 mẫu cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 hay chọn lọc
467,7 KB 13/11/2020 5:29:00 CHTải Cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 .doc
333 KB 13/11/2020 3:01:38 CH
Tham khảo thêm
Top 7 mẫu cảm nhận về bài thơ Tỏ Lòng hay chọn lọc
Mẫu kịch bản chương trình 20-11
Top 9 bài phân tích hình ảnh bà Tú hay nhất
Top 7 bài cảm nhận Cảnh ngày hè sâu sắc nhất
Những bài thơ ngắn về thầy cô
Kịch bản tọa đàm 20-11 hay nhất 2024
(8 mẫu) Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn hay chọn lọc
Truyện ngắn về thầy cô giáo ngày 20-11 hay và ý nghĩa
- Top 15 bài phân tích Thương vợ của Tú Xương hay nhất
- Top 11 bài phân tích Vội vàng của Xuân Diệu
- Cảm nhận bài thơ Vội vàng hay nhất
- Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng siêu hay
- Cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng hay chọn lọc
- Phân tích khổ cuối bài Vội vàng
- Cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng
- Phân tích Vội vàng khổ 1 hay nhất
- Phân tích Vội vàng khổ 2 siêu hay
- Kết bài Vội vàng hay chọn lọc
- Mở bài Vội vàng siêu hay
- Phân tích bài thơ Tự tình siêu hay
- Top 10 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
- Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
- Top 10 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
- Top 11 bài phân tích đoạn 3 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 2 Tây Tiến hay chọn lọc
- Cảm nhận đoạn 3 Tây Tiến hay nhất
- Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến hay nhất
- Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây tiến hay nhất
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến
- Phân tích Việt Bắc hay nhất chọn lọc
- Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc siêu hay
- Phân tích Câu cá mùa thu hay chọn lọc
- Phân tích Nhàn hay nhất
- Phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích tâm trạng nhân vật Liên hay và xúc tích
- Cảm nhận cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn hay chọn lọc
- Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong tác phẩm Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ hay nhất
- Tóm tắt Hai đứa trẻ siêu hay
- Kết bài Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích nhân vật An Dương Vương đầy đủ nhất
- Phân tích nhân vật ông Hai hay nhất
- Phân tích Làng Kim Lân đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích Chiếc lược Ngà chọn lọc nhất
- Cảm nhận Câu cá mùa thu hay nhất
- Phân tích bài thơ Tỏ lòng hay nhất
- Cảm nhận về Tiểu đội xe không kính hay nhất
- Phân tích Bài ca ngất ngưởng hay nhất
- Phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất
- Phân tích bài thơ Đất nước hay chọn lọc
- Phân tích Cảnh ngày hè hay nhất
- Phân tích bài thơ Đồng chí hay nhất
- Phân tích Sóng đầy đủ và chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
- Phân tích khổ 5 6 bài Sóng hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích 3 khổ cuối bài Sóng hay chọn lọc
- Cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Sóng hay nhất
- Mở bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng Sóng hay nhất
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng
- Phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng siêu hay
- Phân tích khổ 5 6 7 bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Bếp lửa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ về mẹ hay nhất
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Phân tích Hạnh phúc của một tang gia hay nhất
- Phân tích Người lái đò sông Đà hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng hay nhất
- Tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
- Tóm tắt Chí Phèo ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù
- Phân tích nhân vật Chí Phèo ngắn gọn
- Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích truyện ngắn Chí Phèo hay sâu sắc
- Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo siêu hay
- Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo sâu sắc nhất
- Cảm nghĩ về tình bạn hay chọn lọc
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang siêu hay
- Thuyết minh về hoa mai ngày Tết siêu hay
- Thuyết minh về cây hoa đào hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Ánh trăng siêu hay
- Thuyết minh về cây bút bi siêu hay
- Hãy kể về 1 kỉ niệm sâu sắc trong lòng em (10 mẫu)
- Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam hay nhất
- Phân tích Độc Tiểu Thanh kí siêu hay
- Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học
- Thuyết minh về cái phích nước siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc nón lá hay chọn lọc
- Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến siêu hay
- Viết đoạn văn về bạn thân bằng tiếng Anh
- Cảm nghĩ về mùa xuân siêu hay
- Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước siêu hay
- Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền siêu hay
- Thuyết minh về cái quạt siêu hay
- Thuyết minh về cái kính hay nhất
- Kể về một người thân của em hay nhất
- Thuyết minh về thể thơ lục bát hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc cặp sách siêu hay
- Kể về một việc tốt mà em đã làm
- Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế (7 mẫu)
- Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du siêu hay
- Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết hay chọn lọc
- Tả cảnh mùa xuân hay chọn lọc
- Bài văn kể về mẹ hay nhất
- Thuyết minh về bánh chưng hay và ngắn gọn
- Phân tích Vợ chồng A Phủ cực hay
- Cảm nhận Vợ chồng A Phủ siêu hay
- Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân hay nhất
- Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay nhất
- Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị cực hay
- Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay chọn lọc
- Cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
- Top 37 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ hay
- Phân tích nhân vật A Phủ hay chọn lọc
- Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
- Cảm nhận nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân siêu hay
- Cảm nhận của em về sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân
- Vợ chồng A Phủ: tác giả, tác phẩm
- Phân tích Phú sông Bạch Đằng siêu hay
- Phân tích Lưu biệt khi xuất dương hay nhất
- Phân tích Hầu trời siêu hay
- Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích Vợ nhặt hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ hay nhất
- Phân tích nhân vật Thị siêu hay
- Tóm tắt Vợ nhặt ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
- Mở bài Vợ nhặt hay nhất
- Kết bài Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt
- Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận của anh chị về nhân vật Tràng trong đoạn trích sáng hôm sau
- Cảm nhận về khát vọng sống của người Vợ nhặt (3 mẫu)
- Phân tích nhân vật Tràng sáng hôm sau
- Phân tích đoạn 3 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Sơ đồ tư duy Bình Ngô đại cáo
- Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo hay nhất
- Phân tích Bình ngô đại cáo đoạn 4 siêu hay
- Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích Chiều tối hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Chiều tối siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Chiều tối hay chọn lọc
- Nghị luận văn học Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu cuối bài Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu đầu bài Chiều tối siêu hay
- Top 17 mẫu mở bài Chiều tối siêu hay
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối
- Top 14 mẫu nghị luận về vấn đề bạo lực học đường hay nhất
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Nhớ Rừng hay chọn lọc
- Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi hay chọn lọc
- Phân tích Tràng Giang hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Tràng giang siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang hay chọn lọc
- Phân tích khổ 1 Tràng Giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang siêu hay
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang
- Phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
- Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết hay chọn lọc
- Mẫu bài viết số 5 lớp 7 đầy đủ 5 đề
- Phân tích bài thơ Ông đồ hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng cây xà nu hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Quê hương lớp 8
- Thuyết minh về cây tre siêu hay
- Nghị luận về tinh thần tự học hay chọn lọc
- Phân tích người đàn bà hàng chài siêu hay
- Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa hay chọn lọc
- Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất
- Cảm nhận về nhân vật người đàn bà làng chài hay nhất
- Phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng hay nhất
- Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Top 29 mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa hay sâu sắc
- Phân tích người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
- Phân tích nhân vật Phùng siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận của em về ước nguyện của tác giả trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
- Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn siêu hay
- Viết đoạn văn ngắn về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước
- Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Phương Định hay chọn lọc
- Nghị luận về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về bệnh vô cảm siêu hay
- Phân tích bài thơ Sang thu hay chọn lọc
- Thuyết minh về một món ăn siêu hay
- Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội
- Phân tích bài thơ Từ ấy khổ 1 siêu hay
- Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay chọn lọc
- Viết bài tập làm văn số 6 lớp 8 hay chọn lọc
- Phân tích 12 câu đầu Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên
- Mở bài Trao duyên siêu hay
- Phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên hay chọn lọc
- Cảm nhận 8 câu thơ cuối bài Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu giữa đoạn trích Trao duyên siêu hay
- Phân tích Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong Trao duyên
- Phân tích Chí khí anh hùng siêu hay
- Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con siêu hay
- Nghị luận xã hội về tinh thần lạc quan
- Phân tích nhân vật Trương Phi hay chọn lọc
- Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó hay chọn lọc
- Giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước siêu hay
- Nghị luận Đây thôn Vĩ Dạ siêu hay
- Phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công
- Thuyết minh về một lễ hội ở địa phương em
- Chứng minh câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên
- Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công siêu hay
- Suy nghĩ về những người không chịu thua số phận siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn hay và ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách siêu hay
- Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn (3 mẫu)
- Nghị luận về nghiện game siêu hay
- Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng siêu hay
- Giải thích Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
- Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm siêu hay
- Nghị luận khuyên bạn học tập chăm chỉ hơn
- Nghị luận về lòng nhân ái hay sâu sắc
- Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước siêu hay
- Nghị luận về đồng cảm và chia sẻ siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Người trong bao siêu hay
- Nghị luận về trang phục và văn hóa hay chọn lọc
- Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin học học nữa học mãi
- Hãy nói không với các tệ nạn xã hội siêu hay
- Nghị luận tình thương là hạnh phúc của con người siêu hay
- Nghị luận về lòng bao dung hay chọn lọc
- Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn (4 mẫu)
- Văn mẫu Văn học là tình thương - Bài viết số 7 lớp 8 đề 2
- Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng
- Đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực siêu hay
- Nghị luận nói lời hay làm việc tốt ứng xử đẹp là những nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay
- Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn chọn lọc
- Nghị luận sống giản dị giúp ta tìm thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về dịch Covid19 siêu hay
- Nghị luận học đi đôi với hành siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Trình bày suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
- Phân tích 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú
- Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh
- Nghị luận về ước mơ siêu hay
- Viết đoạn văn về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về lời cảm ơn siêu hay
- Đọc hiểu: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi
- Nghị luận về lối sống có trách nhiệm siêu hay
- Các bài văn nghị luận xã hội lớp 9
- Nghị luận về tác dụng của việc đọc sách siêu hay
- Nghị luận ý nghĩa của cuộc sống hòa bình siêu hay
- Nghị luận về sống cống hiến hay chọn lọc
- Tóm tắt bài Cổng trường mở ra siêu hay
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Tóm tắt bài Sống chết mặc bay ngắn gọn
- Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ siêu hay
- Tóm tắt văn bản Tôi đi học siêu hay
- Tóm tắt văn bản Lão Hạc ngắn gọn
- Phân tích nhân vật chị Dậu hay chọn lọc
- Phân tích Vào phủ chúa Trịnh hay chọn lọc
- Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
- Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
- Nghị luận về sống đẹp siêu hay
- Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê ngắn gọn
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên
- Thuyết minh về cái kéo siêu hay
- Văn học dân gian là gì?
- Soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngắn nhất
- Tóm tắt Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu siêu hay
- Đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước hay chọn lọc
- Đoạn văn về tình mẫu tử lớp 8 hay chọn lọc
- Thuyết minh về con trâu siêu hay
- Phân tích Tuyên ngôn độc lập siêu hay
- Ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên siêu hay
- Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về một lối sống lành mạnh
- Thuyết minh về con mèo hay chọn lọc
- Thuyết minh về đồ dùng học tập siêu hay
- Cảm nghĩ về đêm trăng Trung thu siêu hay
- Nghị luận về rác thải nhựa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương siêu hay
- Cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch - quy nạp - song hành - móc xích - tổng phân hợp
- Soạn văn 8 Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Phân tích Chiếu cầu hiền siêu hay
- Nghị luận xã hội về tính tự ti và tự phụ siêu hay
- Phân tích nhân vật Đăm Săn siêu hay
- Soạn bài Khóc Dương Khuê
- Trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa siêu hay
- Viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình siêu hay
- Soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em sau khi học văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát siêu hay
- Phân tích hình tượng vua Quang Trung siêu hay
- Đoạn văn về bạo lực học đường siêu hay
- Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Tóm tắt đoạn trích Uy-lít-xơ trở về hay chọn lọc
- Biểu cảm về thầy cô siêu hay
- Biểu cảm về cây phượng siêu hay
- Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng
- Cảm nghĩ về ngôi trường em đang học cấp 2 siêu hay
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Thơ
Top 8 bài giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Tinh thần lạc quan và phong thái ung dung của Bác trong Tức cảnh Pác Bó
Top 9 mẫu phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng siêu hay
Top 7 mẫu cảm nhận của em về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1
Top 8 bài cảm nhận Đoàn thuyền đánh cá hay chọn lọc
Top 3 bài suy nghĩ về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt