Gợi ý đáp án Module 8 THPT

Gợi ý Đáp án Module 8 THPT: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường THPT bao gồm gợi ý trả lời các câu hỏi tự luận và đáp án câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi đúng sai nhiều lựa chọn mà giáo viên phải hoàn thành trong quá trình học tập và kiểm tra module 8.

Lưu ý: Đáp án 30 câu trắc nghiệm mô đun 8 THPT hiện đang được cập nhật liên tục, thầy cô chỉ nên lấy làm tài liệu tham khảo khi đưa ra lựa chọn cuối cùng.

Đối với học sinh ở các cấp học, đặc biệt ở cấp THPT với sự phát triển, thay đổi về tâm sinh lý thì hoạt động giáo dục đạo đức đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Với các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, câu hỏi tương tác, bài tập hết mục, bài tập cuối khóa Module 8 THPT: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường THPT sẽ là tài liệu thiết thực giúp các thầy cô lên kế hoạch cụ thể để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường, lớp nơi đang công tác phù hợp với bản thân các em và điều kiện của nhà trường. Tài liệu được Hoatieu sưu tầm và tổng hợp từ các nguồn tin cậy và uy tín, là nguồn tư liệu cần thiết để các thầy cô hoàn thành nhanh chóng bài tập cuối khóa Module 8 THPT mới nhất.

1. Gợi ý Đáp án Module 8 THPT

1. Chọn đáp án đúng nhất
Nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường THPT gồm ……………………

  1. Giáo dục học sinh có nhận thức đúng về chuẩn mực đạo đức, lối sống và quy tắc thực hiện chuẩn mực, hành vi
  2. Giáo dục học sinh về thái độ, niềm tin đúng đắn đối với chuẩn mực đạo đức, lối sống
  3. Tổ chức tập luyện, rèn luyện kỹ năng hành vi, thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lối sống cho học sinh
  4. Tất cả các đáp án trênGợi ý đáp án Module 8 THPT

2. Chọn đáp án đúng nhất
Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh THPT được thực hiện thông qua những con đường giáo dục nào sau đây?

  1. Hoạt động dạy học các môn học
  2. Giáo dục lao động, rèn luyện thể lực, sức khỏe
  3. Hoạt động dạy học môn Giáo dục công dân & tổ chức Hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp cho học sinh
  4. Hoạt động dạy học; Hoạt động trải nghiệm- Hướng nghiệp; Hoạt động xã hội và những hoạt động giáo dục khác trong nhà trườngGợi ý đáp án Module 8 THPT

3. Chọn đáp án đúng nhất
Quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT diễn ra dưới những tác động của những lực lượng giáo dục nào dưới đây:

  1. Nhà trường
  2. Nhà trường, gia đình và xã hộiGợi ý đáp án Module 8 THPT
  3. Giáo viên; cha mẹ học sinh
  4. Nhà trường và xã hội

4. Chọn đáp án đúng nhất
Vai trò chủ đạo của nhà trường trong phối hợp các lực lượng xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường THPT thể hiện:

  1. Chủ động lập kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
  2. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và các lực lượng về thực hiện trách nhiệm phối hợp các lực lượng để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
  3. Chỉ đạo thực hiện các hoạt động phối hợp các lực lượng giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
  4. Tất cả các đáp án trênGợi ý Đáp án Module 8

5. Chọn đáp án đúng nhất
Lực lượng xã hội nào có chức năng chủ chốt trong phối hợp với nhà trường để giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và an ninh trật tự khu vực, an ninh mạng và an toàn giao thông cho học sinh ở trường trung học cơ sở ?

  1. Đoàn Thanh niên địa phương
  2. Chính quyền địa phương
  3. Công an trên địa bànGợi ý đáp án Module 8 THPT
  4. Hội phụ nữ địa phương

6. Chọn đáp án đúng nhất
Lực lượng nào sau đây giữ vai trò chủ đạo trong phối hợp các lực lượng giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh?

  1. Cha mẹ học sinh
  2. Ban đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường
  3. Nhà trường
  4. Chính quyền địa phươngGợi ý đáp án Module 8 THPT

7. Chọn đáp án đúng nhất
Phát biểu nào dưới đây đúng với vai trò của giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp trong công tác phối hợp với gia đình học sinh để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh?

  1. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người xây dựng kế hoạch, dự thảo nội dung phối hợp để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp chủ nhiệmGợi ý Đáp án Module 8
  2. Cán bộ quản lý nhà trường là người xây dựng kế hoạch, dự thảo nội dung phối hợp để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp chủ nhiệm
  3. Giáo viên chủ nhiệm lớp, ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng kế hoạch phối hợp, dự thảo nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
  4. Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên giảng dạy môn học, ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp cùng thực hiện xây dựng kế hoạch phối hợp, dự thảo nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

8. Chọn đáp án đúng nhất
Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp trong phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo duc đạo đức, lối sống cho học sinh là……………………………………………………………….

  1. Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp chủ nhiệmGợi ý Đáp án Module 8
  2. Đề xuất chương trình hành động giữa nhà trường với các tổ chức xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
  3. Chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường và các cơ quan đoàn thể ở địa phương trong phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
  4. Chỉ đạo kết nối nhà trường với các tổ chức xã hội ở địa phương trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh;

9. Chọn đáp án đúng nhất
Phát biểu nào dưới đây đúng với bản chất của quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT?

  1. Quá trình tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh THPT
  2. Quá trình tổ chức hoạt động và giao lưu cho học sinh THPT, trong quá trình đó dưới tác động giáo dục học sinh THCS chuyển hóa tích cực, tự giác những yêu cầu về đạo đức, lối sống thành nhận thức, tình cảm, hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức
  3. Quá trình chuyển hóa tích cực tự giác những yêu cầu cần đạt về đạo đức, lối sống thành thói quen và hành vi phù hợp ở mỗi học sinh;
  4. Quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà giáo dục cho học sinh tham gia, qua đó hình thành nhận thức, thói quen đạo đức cho mỗi học sinh.Gợi ý đáp án Module 8 THPT

10. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái vào ô bên phải tương ứng

Nối thông tin ở 2 cột sao cho phù hợp về nội dung

1 Nhiệm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinhGiáo dục học sinh nhận thức về chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội – Giáo dục tình cảm, niềm tin tích cực vào chuẩn mực đạo đức – Hình thành hành vi, thói quen phù hợp chuẩn mực đạo đức, lối sông
2 Bản chất quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinhXây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh trong giáo dục đạo đức lối sống cho các em
3 Giáo viên chủ nhiệm lớpNhà trường, gia đình, xã hội
4 Lực lượng giáo dụcQuá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho học sinh, quá trình chuyển hóa nhận thức thành hành vi và thói quen phù hợp chuẩn mực đạo đức

11. Chọn đáp án đúng nhất
Yêu cầu đối với học sinh THPT trong chương trình 2018 “Quan tâm đến các công việc của gia đình; Có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu của cá nhân và gia đình” là yêu cầu cần đạt của phẩm chất nào dưới đây?

  1. Yêu nước
  2. Chăm chỉ
  3. Trách nhiệmGợi ý Đáp án Module 8
  4. Nhân Ái

12. Chọn đáp án đúng nhất
“Quan tâm đến các công việc của cộng đồng; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng” là yêu cầu cần đạt đối với biểu hiện nào dưới đây?

  1. Có trách nhiệm với bản thân
  2. Có trách nhiệm với gia đình
  3. Có trách nhiệm với nhà trường và xã hộiGợi ý Đáp án Module 8
  4. Có trách nhiệm với môi trường sống

13. Chọn đáp án đúng nhất
Yêu cầu khi xác định chủ đề và nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT là

  1. Chủ đề phù hợp mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT
  2. Mục tiêu chủ đề phải hướng đến hình thành cho học sinh những giá trị đạo đức, lối sống chứa đựng trong chủ đề
  3. Nội dung chủ đề cần chuyển hóa được mục tiêu của chủ đề
  4. 3 đáp án trênGợi ý Đáp án Module 8

14. Chọn đáp án đúng nhất
Xác định chủ đề và nội dung chủ đề để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT cần đảm bảo yêu cầu nào dưới đây?

  1. Chủ đề và nội dung chủ đề phải phù hợp với loại hình hoạt động giáo dục dự kiến tổ chức
  2. Chủ đề và nội dung chủ đề phải phù hợp với đặc thù môn học
  3. Chủ đề, nội dung chủ đề và quá trình thực hiện chủ đề phải chứa đựng các giá trị đạo đức, lối sống cần hình thành cho học sinhGợi ý Đáp án Module 8
  4. Chủ đề và nội dung chủ đề phải phù hợp với năng lực của người giáo viên và phụ huynh học sinh

15. Chọn đáp án đúng nhất
Mục tiêu hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trung học cơ sở được xác định dựa trên…………………………………………………………………

  1. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể;
  2. Chức năng, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục trong nhà trường
  3. Nhu cầu thực tiễn về phát triển toàn diện nhân cách học sinh đáp ứng với yêu cầu hiện nay
  4. 3 đáp án trênGợi ý Đáp án Module 8

16. Chọn đáp án đúng nhất
Nội dung phối hợp về phía gia đình trong công tác phối hợp với gia đình học sinh để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT là……………..

  1. Huy động động sự tham gia của cha mẹ học sinh trong thực hiện các chủ đề giáo dục
  2. Huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh trong hỗ trợ tổ chức hoạt động dạy học
  3. Huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh trong đánh giá kết quả giáo dục học sinh
  4. Huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh trong thực hiện chủ đề giáo dục, hỗ trợ thực hiện hoạt động dạy học và đánh giá kết quả giáo dục học sinhGợi ý đáp án Module 8 THPT

17. Chọn đáp án đúng nhất
“Nội dung chủ đề giáo dục chứa đựng các giá trị và nội dung giá trị đạo đức cần hình thành ở học sinh” là yêu cầu …………………………………………………………

  1. Yêu cầu xác định chủ đề và nội dung chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
  2. Yêu cầu xây dựng kế hoạch phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp và gia đình học sinh trong giáo dục đạo đức, lối sống
  3. Yêu cầu xây dựng chuỗi hoạt động thành phần thể hiện nội dung của chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống
  4. Yêu cầu lực chọn hình thức và nội dung phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong thực hiện chủ đề

18. Chọn đáp án đúng nhất
Diễn đạt nào dưới đây thể hiện yêu cầu về nội dung của chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh?

  1. Phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường và quá trình dạy học các môn học
  2. Thể hiện chuỗi hoạt động và hình thức hoạt động phù hợp chủ đề
  3. Các giá trị đạo đức cần hình thành cho học sinh được chuyển hóa/thiết kế dưới dạng các hoạt động và hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh trải nghiệm qua đó hình thành cho học sinh hành vi đạo đức tích cựcGợi ý đáp án Module 8 THPT
  4. Thể hiện sự tham gia của các lực lượng giáo dục

19. Chọn đáp án đúng nhất
Nội dung thông tin trao đổi giữa giáo viên chủ nhiệm lớp và phụ huynh học sinh trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là ……………………….. …………

  1. Mục tiêu giáo dục của cấp học nói chung và mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống của cấp học nói riêng theo chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục – Đào tạo;
  2. Các nhiệm vụ học tập của học sinh trong học kỳ, năm học, nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh sẽ triển khai với tập thể lớpGợi ý đáp án Module 8 THPT
  3. Hình thức tổ chức giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh của từng lớp sẽ triển khai
  4. Tất cả các đáp án trên

20. Chọn đáp án đúng nhất
Nội dung thông tin giáo dục đạo đức, lối sống & thông tin về học sinh cần trao đổi giữa nhà trường, gia đình, xã hội cần tập trung vào các nội dung nào sau đây?

  1. Mục tiêu giáo dục học sinh
  2. Nội dung giáo dục, nhiệm vụ giáo dục, những thành tích đạt được của học sinh
  3. Hình thức tổ chức giáo dục học sinh
  4. 3 đáp án trên đều đúngGợi ý đáp án Module 8 THPT

21. Chọn đáp án đúng nhất
Các thông tin về gia đình học sinh cần thiết lập và cập nhật thường xuyên khi có những thay đổi:

  1. Họ tên bố, hoặc mẹ của học sinh, Số điện thoại hay Email để liên lạc,
  2. Chỗ ở hiện tại của gia đình; Nghề nghiệp hiện tại của cha mẹ, trình độ văn hóa của cha, mẹ;
  3. Những thông tin khái quát về hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ của gia đình với chính quyền địa phương và cộng đồng vv…
  4. 3 đáp án trên đều đúngGợi ý đáp án Module 8 THPT

22. Chọn đáp án đúng nhất
Nhà trường tư vấn cho cha mẹ học sinh về kiến thức nuôi dạy con cái, đồng hành cùng con,.. có thể được tiến hành qua các hình thức sau đây:

  1. Tư vấn qua email, zalo; Fcebook; điện thoại hoặc tư vấn trực tiếp
  2. Tư vấn qua tham gia các Hội thảo, Hội nghị, diễn đàn trao đổi
  3. Tư vấn qua hoạt động của trung tâm tư vấn nhà trường

Câu hỏi này hiện vẫn chưa có đáp án chính xác. Xin thầy cô cho ý kiến đóng góp.

23. Chọn đáp án đúng nhất
Lực lượng tham gia phối hợp trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT là………………………………………………………………

  1. Giáo viên chủ nhiệm lớp, cha mẹ học sinh
  2. Giáo viên giảng dạy môn học, cha mẹ học sinh, tổ chức xã hội đoàn thể ở địa phương
  3. Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên giảng dạy môn học, cha mẹ học sinh, tổ chức xã hội đoàn thể ở địa phươngGợi ý đáp án Module 8 THPT
  4. Giáo viên giảng dạy môn học, cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp

24. Chọn đáp án đúng nhất
“Phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường là là quá trình …………..của các lực lượng giáo dục trong …………..hoạt động giáo dục chủ đề, hỗ trợ thực hiện hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường”. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống …..

  1. ….huy động sự tham gia…… tổ chức thực hiện….
  2. …..kêu gọi sự tham gia…………xây dựng và tổ chức thực hiện…..
  3. …..huy động sự tham gia…… xây dựng và tổ chức thực hiện…..Gợi ý đáp án Module 8 THPT
  4. …..Thu hút sự tham gia…… tổ chức ……

25. Chọn đáp án đúng nhất
Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh 1 lớp học ở trường THPT thì lực lượng giáo dục nào dưới đây là chủ đạo

  1. Giáo viên dạy các môn học ở lớp
  2. Giáo viên chủ nhiệm lớpGợi ý đáp án Module 8 THPT
  3. Nhân viên, giáo viên dạy các môn học ở lớp
  4. Cha mẹ học sinh

26. Chọn đáp án đúng nhất
Biểu hiện “Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; Nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân” thể hiện cho yêu cầu cần đạt của phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

  1. Trung thựcGợi ý đáp án Module 8 THPT
  2. Trách nhiệm
  3. Chăm chỉ
  4. Nhân ái

27. Chọn đáp án đúng nhất: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau:
Phối hợp giữa nhà trường, gia đình học sinh và xã hội trong giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh nhằm (1)….. sự tham gia của các lực lượng giáo dục về (2)……… để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT;

  1. (1) Huy động
    (2) Tài chính, cơ sở vật chất
  2. (1) Kêu gọi
    (2) Kinh nghiệm giáo dục
  3. (1) Huy động
    (2) Tài chính, cơ sở vật chất, kinh nghiệm giáo dụcGợi ý đáp án Module 8 THPT
  4. (1) Thu hút
    (2) Tài chính, cơ sở vật chất, kinh nghiệm giáo dục

28. Chọn đáp án đúng nhất

Xây dựng kế hoạch chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT, cần dựa vào những căn cứ nào dưới đây?

  1. Căn cứ vào điều kiện gia đình học sinh (đặc điểm giá đình, nghề nghiệp của cha /mẹ học sinh, điều kiện kinh tế gia đình, văn hóa và học vấn gia đình)
  2. Căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội địa phương
  3. Căn cứ vào tình hình và điều kiện giáo dục thực tế của nhà trường
  4. 3 đáp án trên đều đúngGợi ý đáp án Module 8 THPT

29. Chọn đáp án đúng nhất điền vào chỗ trống
Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong triển khai tổ chức hoạt động vận động tài trợ tăng cường cơ sở vật chất nhằm xây dựng ………..an toàn, hạnh phúc cho học sinh

  1. môi trường giáo dụcGợi ý đáp án Module 8 THPT
  2. nhà trường
  3. cơ sở giáo dục
  4. không gian giáo dục

30. Chọn đáp án đúng nhất
Căn cứ nào để xác định chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cấp THPT?

  1. Mục tiêu giáo dục cấp học và yêu cầu cần đạt về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT
  2. Mục tiêu giáo dục đạo đức lối sống trong chương trình môn học 2018:
  3. Điều kiện thực tiễn của nhà trường, gia đình học sinh và địa phương:
  4. Cả ba đáp án trênGợi ý đáp án Module 8 THPT

2. Bài tập cuối khóa Module 8

3. Câu hỏi tương tác, bài tập cuối khóa module 8 THPT

Câu 1: Kể tên 3 đặc điểm cơ bản của học sinh THPT?

- Sự phát triển tương đối hoàn thiện về thể chất của học sinh THPT

- Những đặc điểm tâm lí của học sinh THPT tương đối ổn định và hoàn thiện

- Đặc điểm nhân cách của học sinh THPT nagyf càng hoàn thiện về: thế giới quan, ý thức, tình cảm, nghề nghiệp

Câu 2: Phẩm chất đạo đức cần hình thành cho học sinh THPT được quy định trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là những phẩm chất nào?

Phẩm chất đạo đức cần hình thành cho học sinh THPT được quy định trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là:

- Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước và giữ nước. Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó.

- Nhân ái: Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác.

- Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai.

- Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vô dụng.. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thắng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải.

- Trách nhiệm: Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn

Câu 3: Nguyên tắc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trung học phổ thông

- Đảm bảo tính mục đích

- Đảm bảo tính pháp chế trong hoạt động phối hợp

- Đảm bảo tính dân chủ

- Đảm bảo nguyên tắc xã hội hóa giáo dục

- Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn vùng miền

Câu 4: Mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT là “Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ; ý thức bảo vệ các di sản văn hoá, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá” có thể đề xuất những chủ đề giáo dục:

- Những chủ đề về truyền thống quê hương

- Những chủ đề về gia đình dòng họ

- Những chủ đè về giáo dục giá trị văn hoá

Câu 5: Những căn cứ thực tiễn khi xây dựng kế hoạch phối hợp giữa thầy/cô và gia đình học sinh để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở đơn vị thầy/cô công tác:

- Căn cứ vào điều kiện thực tế nhà trường

- Căn cứ vào điều kiện gia đình học sinh

- Căn cứ vào điều kiện xã hội địa phương

4. Kế hoạch phối hợp giữa giáo viên với gia đình và các lực lượng xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT

Thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực nhằm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT là việc làm quan trọng, thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng: “Sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp của toàn dân” và hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, hạnh phúc cho học sinh. Sau khóa bồi dưỡng Module 8 THPT, các giáo viên có thể lên được kế hoạch phối hợp giữa giáo viên với gia đình và các lực lượng xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT chi tiết, hướng tới xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, thực chất là tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, tạo ra những ảnh hưởng tích cực tự giác tới học sinh và từng bước đẩy lùi, ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực, tự phát tới học sinh. Dưới đây là mẫu kế hoạch phối hợp giữa giáo viên với gia đình và các lực lượng xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT:

TRƯỜNG THPT ……...

Tổ.............................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

………, ngày…… tháng……năm 20...

KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN, GIA ĐÌNH VÀ CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI ĐỂ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH THPT

NĂM HỌC 20... - 20...

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Giáo viên:……………………...............……………………...............

Môn giảng dạy: ...................................……………………...............

Trường: THPT………..........................……………………...............

Lớp chủ nhiệm:……............................……………………...............

II. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ TRƯỜNG, TẬP THỂ LỚP HỌC.

1. Đặc điểm nhà trường

- Thuận lợi:

+ Hiện tại nhà trường có tổng ...lớp và ...thầy cô. Trong đó ...thầy/cô có trình độ thạc sỹ.
Đội ngũ giáo viên trẻ năng động nhiệt tình, sáng tạo trau dồi kiến thức, ứng dụng nhanh CNTT.

+ Khả năng phối kết hợp giữa gia đình cha mẹ HS và nhà trường rất tốt.

+ Nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi, buổi tọa đàm kết hợp với các tổ chức xã hội khác trên địa bàn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HS.
HS chủ yếu ở vùng nông thôn nên chăm chỉ, ngoan ngoãn, cần cù, chịu khó

- Khó khăn:

+ Phần lớn cha mẹ của các em HS là công nhân, nông dân, đi làm ăn buôn bán xa nên thời gian làm việc cả ngày nhiều khi không sát sao được việc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho con em mình.

+ Gia đình các em HS chủ yếu ở vùng nông thôn nên một bộ phận nhỏ cha mẹ HS kết hợp với GVCN và nhà trường trong việc giáo dục con em mình còn chưa cao.

2. Đặc điểm lớp học ...................

- Tổng số học sinh đầu năm: ... em, trong đó:

+ Số học sinh nam: ..........em

+ Số học sinh nữ:....... em

+ Số đoàn viên: ........ em

+ Học sinh thuộc diện con thương, bệnh binh:.......

+ Học sinh thuộc diện con hộ nghèo, cận nghèo:......

+ Con mồ côi:......

- HS trong lớp sống rải rác ở ..... xã khác nhau trên địa bàn nên việc phối kết hợp giữa GVCN và cha mẹ HS còn gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận HS có bố mẹ đi làm ăn xa nên việc quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho HS chưa cao.

III. MỤC TIÊU PHỐI HỢP

Mục tiêu phối hợp giữa GVCN lớp, nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh nhằm khai thác tối ưu vai trò của gia đình, xã hội tham giá vào quá trình giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh nhằm mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh trong lớp.

+ Phối hợp giữa GVCN lớp, gia đình và xã hội về đạo đức lối sống cho học sinh như: giáo dục cho học sinh về ý thức trách nhiệm với cá nhân, ý thức và trách nhiệm đối với những người xung quanh…;

+ Phối hợp giữa GVCN lớp và gia đình trong xây dựng các kế hoạch giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

+ Phối hợp giữa GVCN lớp, gia đình và xã hội trong tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong lớp.

+ Phối hợp giữa GVCN lớp, nhà trường và gia đình trong đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức lối sống của học sinh trong lớp.

IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Hệ thống chủ đề giáo dục đạo đức lối sống cho HS

Nội dung giáo dục đạo đứcYêu cầu cần đạtChủ đề đề xuấtVai trò của các lực lượng phối hợpHình thức phối hợp
1. Quyền và nghĩa vụ của công dân

- Nhận thức được quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân.

- Tìm hiểu nội quy trường, lớp.

- Xây dựng nội quy lớp.

- Tìm hiểu quy định của cộng đồng.

- Nhà trường, đoàn thanh niên, GVBM

- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, tổ chức tọa đàm, …

- Trong buổi họp cha mẹ HS đầu năm học

2. Ý thức, thái độ và hành vi học tập vì ngày mai lập nghiệp

- Có động cơ học tập đúng đắn.

- Có những nhận thức cơ bản về một số nhóm ngành.

- Xây dựng được kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp.

- Vai trò, tầm quan trọng của việc học.

- Tìm hiểu một số ngành nghề lao động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại địa phương.

- Xây dựng kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp.

- Giáo viên bộ môn Ngữ văn (tích hợp vào dạy học NLXH).

- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, sinh hoạt lớp theo chủ đề từng tháng, tổ chức tọa đàm, …

- Trong buổi họp cha mẹ HS đầu năm học

3. Tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình

- Có nhận thức đúng đắn về tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình.

- Có những hiểu biết cơ bản về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên.

- Tìm hiểu về tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình.

- Tìm hiểu về sức khỏe sinh sản vị thành niên.

- GV môn Ngữ văn, GDCD, sinh học.

- Nhân viên y tế.

- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, sinh hoạt lớp theo chủ đề từng tháng, tổ chức tọa đàm,…
4. Phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội

- Nhận diện được các biểu hiện của bạo lực học đường và tệ nạn xã hội.

- Biết cách phòng chống bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội.

- Nâng cao nhận thức và rèn luyện kĩ năng ứng xử phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội.

- Phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội trong trường THPT.- GVBM: Tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh để tăng cường ý thức, thái độ và hành vi với phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội.- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, sinh hoạt lớp theo chủ đề từng tháng, tổ chức tọa đàm, …
5. Ý thức trách nhiệm với gia đình, quê hương, đất nước

- Nhận thức được trách nhiệm cần có của bản thân đối với gia đình, quê hương, đất nước.

- Thể hiện được trách nhiệm của bản thân với gia đình, quê hương, đất nước.

- Tình yêu gia đình, quê hương đất nước

- Tổ quốc bên bờ sóng

- GVBM: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về trách nhiệm cần có của học sinh với gia đình, quê hương, đất nước- Đoàn THCSHCM địa phương tổ chức các hoạt động để học sinh tham gia như hoạt động đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường…
6. Ý thức, thái độ, hành vi tham gia mạng xã hội

- Nhận thức được những lợi ích và hậu quả của mạng xã hội.

- Biết cách khai thác mạng xã hội để phục vụ cho việc học tập và đời sống.

- Ứng xử văn minh trên không gian mạng.

- Những lợi ích của mạng xã hội.

- Những hậu quả khi khai thác, sử dụng mạng xã hội không hợp lí.

- Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội.

- GVBM: Lồng ghép các hoạt động học tập cho học sinh để tăng cường ý thức, thái độ và hành vi khi tham gia vào mạng xã hội.- Nhà trường, đoàn thanh niên Tổ chức hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa theo chủ đề, tổ chức sinh hoạt lớp, tổ chức tọa đàm, …
7. An toàn giao thông, phòng chống dịch bệnh.

- Nhận thức được những biểu hiện của tham gia giao thông an toàn.

- Biết cách phòng chống dịch bệnh.

- Những nguyên tắc khi tham gia giao thông an toàn.

- Cách phòng chống dịch bệnh

- Công an địa phương

- Nhân viên y tế

- Nhà trường, Đoàn thanh niên Tổ chức hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa theo chủ đề, tổ chức sinh hoạt lớp, tổ chức tọa đàm, …

2. Kế hoạch phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho HS theo chủ đề

Tên chủ đềYêu cầu cần đạtHoạt động và hình thức phối hợp
GV/GVCNGia đìnhLực lượng xã hội
Thể hiện trách nhiệm của bản thân với gia đình, quê hương, đất nước

- Nhận thức được trách nhiệm cần có của bản thân đối với gia đình, quê hương, đất nước.

- Thể hiện được trách nhiệm của bản thân với gia đình, quê hương, đất nước

Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về trách nhiệm cần có của học sinh với gia đình, quê hương, đất nước

- Họp PHHS thống nhất giữa GVCN và PHHS về mục tiêu và nội dung cần thống nhất trong giáo dục.

- Cha mẹ định hướng, giáo dục học sinh về trách nhiệm với gia đình; Giao việc nhà phù hợp cụ thể đề học sinh thể hiện trách nhiệm của bản thân với gia đinh.

- Cha mẹ theo dõi, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh và trao đổi thông tin với GVCN

- Đoàn TNCSHCM trong trường phối hợp với đoàn TNCSHCM ở địa phương để thống nhất nội dung giáo dục.

- Đoàn THCSHCM địa phương tổ chức các hoạt động để học sinh tham gia như hoạt động đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường…

- Đoàn TNCSHCM địa phương theo dõi, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh và trao đổi thông tin với nhà trường

3. Kênh thông tin phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho HS

Kênh thông tinNội dung thông tinMục tiêu cần đạt

Thời điểm thực hiện

Các buổi họp PHHS

- Mục tiêu giáo dục, yêu cầu cần đạt của chủ đề.

- Nội dung công việc cần phối hợp.

- Cách thức phối hợp/ thực hiện chủ đề

– Nêu được trách nhiệm của bản thân với gia đình, quê hương đất nước

– Tham gia tích cực, tự giác các hoạt động bảo vệ quê hương, đất nước trường, lớp, địa phương tổ chức.

- Phê phán biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm với gia đình, quê hương đất nước.

Đầu năm, đầu kì 2, cuối năm
Sổ liên lạc điện tử

- Trao đổi và chia sẻ những thông tin về gia đình, quê hương, đất nước.

+ Thống nhất chia sẻ và xin ý kiến từ phụ huynh/hoặc nội dung mới triển khai cần phối hợp từ phụ huynh để giáo dục HS tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.

Cần trang bị cho HS tình yêu gia đình, quê hương đất nướcThường xuyên trong năm học
Nhóm Zalo/ Messenger…Cập nhật những thông tin, diễn biến về gia đình, quê hương, đất nước.

- Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ quê hương, đất nước.

– Tham gia tích cực, vào các hoạt động bảo vệ quê hương đất nước.

Thường xuyên trong năm học
Hệ thống truyền thanh của trường- Cập nhật những thông tin quan trọng về gia đình, quê hương đất nước.Giúp học sinh tham gia tích cực, tự giác các hoạt động bảo vệ môi trường do lớp, trường, địa phương tổ chức.Thường xuyên trong năm học

Website trường.

Fan Page Đoàn Thanh niên.

+ Trao đổi và cập nhật thông tin quan trọng về gia đình, quê hương đất nước.Cập nhật kịp thời thông tin giữa nhà trường và gia đình học sinh; Tạo điều kiện tối đa thuận lợi nhất cho các hoạt động giáo dục học sinh.Thường xuyên trong năm học

KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG CM

…………………………………………...

…………………………………………...

…………………………………………...

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

(Ký tên)

KÝ DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG

…………………………………………...

…………………………………………...

…………………………………………...

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
4 25.519
0 Bình luận
Sắp xếp theo