Thiết kế kế hoạch phối hợp giữa giáo viên và gia đình để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS và tải lên LMS

Học viên hãy thiết kế kế hoạch phối hợp giữa giáo viên và gia đình học sinh để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS và tải lên LMS là bài tập cuối chương trình tập huấn Module 8 của giáo viên. Trong đó, giáo viên cần giải quyết hai vế chính của câu hỏi là Lên kế hoạch phối hợp giữa giáo viên và gia đình học sinh để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS và Tải kế hoạch trên lên hệ thống LMS.

Trong bài viết dưới đây, Hoatieu.vn xin gửi đến các thầy cô Mẫu kế hoạch phối hợp giữa giáo viên và gia đình học sinh để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCSHướng dẫn tải kế hoạch lên ứng dụng LMS (Learning Management System) - ứng dụng được dùng để lưu trữ và quản trị nội dung bài học online.

1. Thiết kế kế hoạch phối hợp giữa giáo viên và gia đình học sinh để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS - Mẫu 1

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS có vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay, nhất là trong bối cảnh công nghiệp hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, năng lực và phẩm chất của người học trở thành xu thế tất yếu của mọi nền giáo dục trên toàn thế giới. Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là quá trình tác động lâu dài nhằm tạo sự chuyển biến tích cực vè nhận thức, thái độ, tình cảm, hành vi của học sinh. Nhiệm vụ giáo dục này đòi hỏi phải thực hiện liên tục, có sự thống nhất giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, giáo viên và gia đình học sinh cần có kế hoạch phối hợp thống nhất để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, giúp các em phát triển toàn diện cả về trí tuệ, thể chất và tư tưởng, nếp sống, nếp nghĩ. Dưới đây là mẫu kế hoạch chi tiết. Mời thầy cô tải file word đầy đủ thể tham khảo chi tiết.

>> Tìm đọc: Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS

BÀI TẬP CUỐI M8
“Thiết kế kế hoạch phối hợp giữa giáo viên và gia đình học sinh để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS”

Đặt vấn đề: Giáo dục đạo đức cho học sinh là một mặt trong quá trình giáo dục toàn diện
cho học sinh, là một nền tảng cho việc nâng cao chất lượng văn hoá. Giáo dục đạo đức cho
học sinh là làm cho nhân cách của thế hệ trẻ phát triển đúng đắn, tạo tiền đề cơ sở biết cách ứng xử hành vi giao tiếp trong các mối quan hệ giữa từng cá nhân học sinh, với bản thân, bạn bè, người lớn và với xã hội để trở thành con người sống có lịch sự văn minh trong sự phát triển chung của loài người.

Giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp thay mặt nhà trường giáo dục
học sinh, là người thực hiện sự phối hợp, liên kết bền chặt với giáo viên bộ môn, các đoàn
thể trong nhà trường, giữa “Gia đình - Nhà trường - Xã hội”.

Giáo dục đạo đức học sinh là một công việc đòi hỏi sự kiên trì, cần phải có tâm huyết với
nghề; có phương pháp chủ nhiệm tốt với một kế hoạch toàn diện, hợp lý. Từ việc tìm hiểu,
nắm bắt hoàn cảnh gia đình, năng lực từng học sinh, học sinh có hoàn cảnh khó khăn … đến việc xử lý tình huống. Đòi hỏi cần có sự nghiêm khắc của người thầy đồng thời phải có tấm lòng yêu thương, thể hiện trách nhiệm, lòng vị tha như một người cha đối với con cái; thông cảm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, dành thời gian để tâm sự và cho các em những lời khuyên bảo chân tình; tạo được niềm tin động lực cho học sinh phấn đấu hoàn thiện.

Thực trạng cho thấy, đa số phụ huynh cho con đến trường dường như giao khoán cho nhà
trường. Sự kết hợp giáo dục giữa gia đình và phụ huynh còn hạn chế. Môi trường xã hội còn nhiều mặt chưa tốt. Từ thực tế và yêu cầu của công tác giáo dục đạo đức học sinh, bản thân tôi đã thiết kế kế hoạch phối hợp giữa giáo viên và gia đình học sinh để giáo
dục đạo đức, lối sống cho học sinh thcs như sau:

PHÒNG GD&DDT.............

TRƯỜNG THCS..............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lâp - Tự do - Hạnh phúc

Lớp..................., ngày... tháng... năm.....

KẾ HOẠCH PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN VÀ GIA ĐÌNH HỌC SINH ĐỂ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH THCS

1. Khái quát về đặc điểm nhà trường và tình hình tập thể lớp......

1.1. khái quát về đặc điểm nhà trường

Trường THCS.......... là trường nằm ở thành phố..........., thuộc địa bàn phường............. Với đội ngũ giáo viên gồm....... thầy cô giáo, trong đó BGH có...... đồng chí, ........ đồng chí giáo viên đang trực tiếp thực hiện công tác giảng day và giáo dục học sinh. Học sinh của nhà trường chủ yếu là con em là nghề..........

1.2. Khái quát về đặc điểm học sinh lớp..........

Với đặc điểm và tình hình học sinh trong lớp chủ nhiệm là ....... em (......nữ và....... nam). Thành phần dân tộc: Kinh.

Về đặc điểm thành phần gia đình học sinh:

- Con em viên chức và người lao động trên địa bàn thành phố: 20%

- Con em nông dân, người lao động tự do: 70%.

- Có 10% học sinh có hoàn cảnh là gia đình khuyết thiếu (ở với mẹ hoặc với bố, ông bà), trường cần sự quan tâm sát sao.

Điểm mạnh: Công tác giáo dục đạo đức, lối sống được các cấp quản lý quan tâm chỉ đạo sát sao. Học sinh có học lực và hạnh kiểm từ mức trung bình trở lên. Học sinh có năng lực nhận thức tốt, tiếp thu nhanh, 1 số em có năng lực bề nổi khá tốt.

Điểm yếu: Trong lớp có 1 – 3 em học sinh thường có những biểu hiện vi phạm nội quy nhà trường, nội quy lớp học, làm ảnh hưởng đến thành tích cũng như điểm phong trào của lớp. Một bộ phần nhỏ phụ huynh HS trong lớp bận công việc chưa có thời gian quan tâm đến con cái sát sao. Điều này ảnh hưởng đến việc kết nói giữa nhà trường và phụ huynh HS.

Do đặc điểm về thay đổi tâm sinh lý của độ tuổi này khiến cho công tác giáo dục các em cả về phái gia đình và GV, GVCNL đều gặp những khó khăn nhất định như: xu hướng chống đối, biểu hiện phá vỡ nội quy và quy tắc nhà trường và lớp học ở 1 bộ phần học sinh dễ có xu hướng lan và ảnh hưởng đến các em học sinh khác, đòi hỏi GV có phương pháp cá biệt phù hợp.

Thách thức vượt qua: Tổ chức thành công các hoạt động giáo dục chủ đề; thực hiện hiệu quả kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình giúp các em học sinh vượt qua giai đoạn khủng hoảng thành công, có những định hướng và sự chỉ dẫn đúng đắn từ sự phối hợp nhất trí cao của các nhà giáo dục, các lực lượng giáo dục 100% các em học sinh đạt hạnh kiểm mức khá trở lên.

2. Mục tiêu phối hợp:

Tạo sự liên lạc, kết nối thông suốt giữa nhà trường và gia đình học sinh trong quá trình giáo dục học sinh. Duy trì liên lạc trao đổi thông tin 2 chiều giữa giáo viên chủ nhiệm lớp và PHHS trong moị hoạt động giáo dục, lĩnh vực giáo dục học sinh.

Tạo môi trường giáo dục đồng thuận, thống nhất giữa cha mẹ học sinh và giáo viên
trong nhà trường:

- Đồng thuận với nhà trường (đại diện GVCNL) với các mục tiêu và cách thức triển khai thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh;

- Đồng thuận trong các nội dung và hoạt động giáo dục học sinh được triển khai từ phía nhà trường;

- Tham gia cùng với nhà trường, cùng với giáo viên và giáo viên chủ nhiệm lớp trong thực hiện những hoạt động giáo dục học sinh như: tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đọa đức, lối sống cho các em; Tham dự các buổi họp PHHS đầy đủ do nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức, tham dự và có ý kiến đóng góp xây dựng nhà trường, lớp học nhằm đảm bảo xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh tích cực cho các em học sinh.

- Phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh (bao gồm các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống theo chủ đề; các hoạt động lao động,…

3. Phối hợp trong tổ chức triển khai, thực hiện chủ đề giáo dục

Chủ đề giáo dụcLực lượng tham gia phối hợpThời gian
Giáo viên chủ nhiệm lớpPhụ huynh học sinhGiáo viên bộ môn
An toàn giao thôngxxTổng phụ tráchTháng 9 - 10
Làm bạn với conxxTháng 11 - 12
Thầy cô và mái trườngxxxTháng 1 - 2
Giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niênxxGV dạy môn sinh/KHTNTháng 3 - 4
Phòng chống xâm hại tình dục, bạo lực học đườngTháng 5 - 6
..............................................

................................

Mời bạn đọc tải file chi tiết để tham khảo

2. Thiết kế kế hoạch phối hợp giữa giáo viên và gia đình học sinh để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS - Mẫu 2

KẾ HOẠCH

PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH ĐỂ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HOC SINH

1. Khái quát về đặc điểm nhà trường và tình hình tập thể lớp học sinh

1.1. Khái quát về đặc điểm nhà trường

Trường THCS………. thành lập năm……, có tổng diện tích…….m2, nằm tại trung tâm Thị trấn…….., thuộc địa bàn tổ dân phố………, huyện…………, tỉnh…………

Là đơn vị thực hiện tốt các phong trào thi đua của ngành, đặc biệt là phong trào thi đua “Xây dựng trường học than thiện, học sinh tích cực”, trường lớp luôn xanh – sạch – đẹp – an toàn.

Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên là…….. đồng chí, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, nhiệt tình, trách nhiệm, tận tình chăm lo dạy dỗ rèn luyện học sinh, có ý thức xây dựng tập thể, đòn kết nội bộ, đồng tâm hiệp lực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có phảm chất đạo đức gương mẫu, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ.

Trường đã tham mưu tốt cho Đảng ủy, UBND thị trấn; phối hợp tốt với các ban ngành đoàn thể; được sự hợp tác và đồng thuận của Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học; từ đó góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện.

1.2. Khái quát về đặc điểm học sinh

Tổng số học sinh:……. HS (trong đó ……nam,….. nữ)

· Đặc điểm chung:

Đa số học sinh của lớp đều chăm ngoan, học tốt; có ý thức tốt, học sinh không vi phạm các tệ nạn xã hội và xảy ra bạo lực học đường, biết vang lời thầy cô. Ban cán sự lớp hăng hái nhiệt tình trong công tác lớp; tập thể lớp luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau. BGH nhà trường, ban đại diện CMHS, GVCN và GV bộ môn quan tâm, chăm lo chu đáo; luôn đồng hành cùng các em trong mọi hoạt động. CSVC phục vụ cho việc dạy học khá đầy đủ, các em có ý thức bảo vệ tài sản chung.

Tuy nhiên vẫn còn một số em thiếu sự quan tâm, chia sẻ từ phía gia đình, chưa thật sự trách nhiệm với việc chung. Nhiều phụ huynh đi làm ăn xa nên việc quản lý, chăm sóc, giáo dục đều phó mặc cho nhà trường, GVCN.

2. Mục tiêu phối hợp:

Tạo sự kết nối thông suốt giữa nhà trường và gia đình học sinh trong quá trình giáo dục HS lớp…… Duy trid lien lạc trao đổi thông tin hai chiều giữa GVCN lớp và PHHS trong mọi hoạt động giáo dục, lĩnh vực giáo dục học sinh. Tạo môi trường giáo dục đồng thuận, thống nhất giữa cha mẹ học sinh và giáo viên trong nhà trường, cụ thể:

+ Tham gia với nhà trường, cùng với giáo viên và GVCN lớp trong thực hiện những hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho các em (ý thức chấp hành an toàn giao thông, nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội như thuốc lá điện tử, thuốc lá truyền thống, bài bạc; bạo lực học đường, tính chuyên cần, sức khỏe sinh sản…)

+ Tham dự các buổi họp PHHS đầy đủ do nhà trường và GVCN lớp tổ chức, tham dự và có ý kiến đóng góp xây dựng nhà trường, lớp học nhằm đảm bảo xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực cho các em học sinh.

+ Phối hợp nhà trường và gia đình, xã hội trong đánh giá kế quả rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh; khai thác các nguồn lực hỗ trợ cho tổ chức các hoạt đọng dạy học và giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh (nhớ ơn thầy cô, ơn Đảng, ơn Bác; tình yêu quê hương, đất nước, kỹ năng sống, trải nghiệm…)

................................

Mời bạn đọc tải file chi tiết để tham khảo

3. Thiết kế kế hoạch phối hợp giữa giáo viên và gia đình học sinh để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS - Mẫu 3

UBND HUYỆN ................. TRƯỜNGTHCS .................

Số: 06 /KH -THCS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

................., ngày 16 tháng 10 năm 20...

KẾ HOẠCH

Giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh

Năm học: 20... - 20...

I. CĂN CỨ ĐẾ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:

1. Các căn cứ pháp lý

Căn cứ vào kế hoạch thực hiện năm học số:/KH-THCSCT ngày 5 tháng 9 năm 20 của trường THCS .................;

Ban giám hiệu, BCHCĐ, các tổ chức đoàn thể trong trường đã thống nhất và đề ra kế hoach giáo dục đạo đức cho học sinh năm học 20... - 20...như sau :

2. Căn cứ thực tế

+ Năm học 20... - 20...nhà trường có 9 lớp với 374 học sinh

+ Có 47 HS ở địa phương khác học tại trường.

+ Học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, mồ côi: 16 HS

+ Nhìn chung đạo đức học sinh ngoan, không có học sinh vi phạm tệ nạn xã hội. Hội phụ huynh luôn quan tâm, phối hợp cùng với nhà trường làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

Song vẫn còn một số học sinh chưa thực hiên tốt nội quy trường lớp , còn có biểu hiện vi phạm đạo đức, kĩ năng sống chưa tốt dẫn đến xếp loại đạo đức TB .

* Nhận định năm học 20...20... việc giáo dục đạo đức cho học sinh có thuận lợi và khó khăn sau:

a. Thuận lợi

Phòng GD&ĐT rất quan tâm chỉ đạo các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng GD đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh.

Đội Thiếu niên hoạt động khá tốt góp phần cùng nhà trường duy trì nề nếp học sinh, thực hiện tốt các hoạt động trong năm học.

Các ban ngành, đoàn thể địa phương đặc biệt hội phụ huynh học sinh đã quan tâm vào cuộc với nhà trường trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống học sinh.

Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đa số nhiệt tình, tâm huyết, có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm.

Cơ sở vật chất khá đầy đủ đảm bảo điều kiện cho các hoạt động, giảng dạy và giáo dục học sinh.

b. Khó khăn

Trường THCS ................. nằm trên địa bàn xã chủ yếu nhiều hộ gia đình bố, mẹ đi nước ngoài các cháu chủ yếu ở với ông bà nên chưa quan tâm đến giáo dục con cái, còn phó mặc cho nhà trường.

Một bộ phận người lớn trong xã hội chưa thực gương mẫu trong đời sống sinh hoạt để học sinh noi theo.

Còn nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.

Việc giữ gìn an ninh trật tự ở thôn xóm trong các buổi tối còn nhiều bất cập.

II/ CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU

Duy trì sĩ số, không có HS bỏ học, rèn luyện học sinh thực hiện tốt nề nếp trong và ngoài lớp, các nề nếp ở gia đình và cộng đồng tham gia tích cực các hoạt động ngoại khoá rèn lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. Phấn đấu không có học sinh vi phạm tệ nạn xã hội.

- Chỉ tiêu phấn đấu: * Đối với học sinh lớp 6,7,8 thực hiện theo CTGDPT 2018

................................

Mời bạn đọc tải file về máy để xem tiếp nội dung

4. Cấu trúc của 1 bản kế hoạch chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS

Hướng dẫn thiết kế Kế hoạch phối hợp giữa giáo viên và gia đình để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS
Hướng dẫn thiết kế Kế hoạch phối hợp giữa giáo viên và gia đình để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS

Để triển khai xây dựng, thiết kế bản kế hoạch hoàn chỉnh, thầy cô cần nắm được Cấu trúc của 1 bản kế hoạch chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS cần có những nội dung gì. Cụ thể:

1. Căn cứ để xây dựng kế hoạch: bao gồm cả căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế.

Đặc biệt khi đề cập đến căn cứ thực tế cần dẫn chứng về thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện triển khai kế hoạch phối hợp giữa giáo viên và gia đình để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS.

2. Chỉ tiêu phấn đấu đối với học sinh lớp 6,7,8, 9 thực hiện theo CTGDPT 2018 và kết quả đạt được.

3. Các nhiệm vụ, biện pháp cụ thể:

  • Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với CBGV về công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
  • Chỉ đạo thực hiện tốt công tác chủ nhiệm, tăng cường giáo dục kỷ luật tích cực
  • Tổ chức tốt các hoạt động tập thể, HĐNGLL nhằm giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh
  • Chỉ đạo tốt việc dạy lồng ghép tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh trong các môn học
  • Thực hiện tốt công tác đoàn đội

4. Lịch chỉ đạo kế hoạch tháng cụ thể, gồm: Nội dung công việc – Biện pháp; Người thực hiện và Điều chỉnh bổ xung (nếu có).

5. Tổ chức thực hiện.

6. Ra Quyết định Thành lập Ban chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh năm học mới.

5. Hướng dẫn tải kế hoạch phối hợp giữa giáo viên và gia đình học sinh lên ứng dụng LMS

>> Tham khảo bài viết: Hướng dẫn nộp mẫu kế hoạch lên hệ thống LMS

Trên đây là giải đáp của Hoatieu cho bài tập Thiết kế kế hoạch phối hợp giữa giáo viên và gia đình để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS. Mời bạn đọc đón xem các bài viết hữu ích khác tại mục Tài liệu - Dành cho giáo viên của Hoatieu nhé.

Đánh giá bài viết
3 11.879
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi