Top 12 mẫu tóm tắt Rừng xà nu đầy đủ và ngắn gọn

Tải về

Tóm tắt Rừng xà nu - Tóm tắt bài Rừng xà nu của nhà văn nguyễn Trung Thành trong bài viết sau đây của Hoatieu sẽ giúp bạn đọc nhanh chóng nắm được nội dung tác phẩm Rừng xà nu, từ đó đi sâu phân tích tác phẩm Rừng xà nu được đúng trọng tâm và chi tiết. 

Dưới đây là nội dung chi tiết các mẫu tóm tắt văn bản Rừng xà nu, tóm tắt tác phẩm Rừng xà nu, tóm tắt Rừng xà nu ngắn nhất sẽ là tài liệu học tập bổ ích để các bạn nắm rõ nội dung tác phẩm trước khi làm bài phân tích truyện ngắn Rừng xà nu.

1. Tóm tắt tác giả - tác phẩm Rừng xà nu

I. Tác giả

- Nguyễn Trung Thành bút danh khác là Nguyên Ngọc, tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932

- Quê quán: huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

- Năm 1950, ông vào bộ đội, sau đó làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V. Năm 1962, ông tình nguyện trở về chiến trường miền Nam, hoạt động ở Quảng Nam và Tây Nguyên

- Tác phẩm chính: Đất nước đứng lên (tác phẩm đạt giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955), Rẻo cao (1961), Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (tập truyện và kí, 1969), Đất Quảng (tiểu thuyết, 1971-1974)

- Đặc điểm sáng tác: những sáng tác của ông mang những đặc sắc của mảnh đất Tây Nguyên và đậm chất sử thi.

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ông tiếp tục cống hiến cho phong trào văn nghệ của nước nhà. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành hội nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ

II. Tác phẩm

Hoàn cảnh ra đời sáng tác Rừng xà nu

Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965 (ra mắt lần đầu tiên trê tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ số 2/1965, sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc), là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số các sáng tác của Nguyên Ngọc viết trong những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

2. Tóm tắt Rừng xà nu siêu ngắn

Mở đầu truyện là cảnh rừng xà nu bạt ngàn đứng trong “tầm đại bác ”của giặc đang ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng Xôman. Sau 3 năm đi lực lượng, Tnú được cấp trên cho phép về thăm làng một đêm. Bé Heng nay đã trở thành một giao liên chững chạc, nhanh nhẹn. Dít nay đã trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội vững vàng. Đêm hôm đó, cụ Mết đã kể cho cả dân làng nghe về cuộc đời Tnú. Hồi đó Mĩ Diệm khủng bố gắt gao, được anh Quyết dìu dắt Tnú cùng Mai tham gia nuôi giấu cán bộ cách mạng từ nhỏ. Giặc bắt anh, sau 3 năm anh lại vượt ngục Kontum trở về. Lúc này anh Quyết đã hi sinh, Tnú lấy Mai. Anh tiếp tục cùng dân làng mài giáo mác chuẩn bị chiến đấu. Giặc nghe tin, chúng về làng càn quét, khủng bố. Kẻ thù bắt vợ con anh, tra tấn tàn bạo ngay trước mắt anh. Căm hờn cháy bỏng, anh đã nhảy xổ ra giữa bọn lính nhưng cũng không cứu được mẹ con Mai. Giặc bắt anh, quấn giẻ tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay anh. Cụ Mết cùng thanh niên trong làng đã nổi dậy giết sạch bọn lính cứu Tnú. Sau đó anh gia nhập lực lượng quân giải phóng. Câu chuyện kết thúc bằng cảnh cụ Mết và Dít tiễn Tnú trở lại đơn vị, trước mắt họ là những cánh rừng xà nu nối tiếp đến tận chân trời.

3. Tóm tắt Rừng xà nu ngắn gọn - mẫu 1

Tóm tắt Rừng xà nu ngắn gọn

Tnú là đứa trẻ mồ côi được dân làng Xô Man nuôi lớn. Câu chuyện kể về người chiến sĩ này trong một đêm được về phép để thăm làng. Tnú được dân làng đón tiếp nồng nhiệt với tình yêu, sự hãnh diện. Cụ Mết thiết đãi Tnú nhiệt tình. Tối đó, cụ và dân làng quây quần bên nhau kể về những câu chuyện về người anh hùng này.

Hồi nhỏ, Tnú và Mai là hai đứa trẻ nhanh nhạy thay dân làng nuôi cán bộ là anh Quyết và được anh dạy chữ cho. Lớn lên, hai người nên duyên vợ chồng và cùng nhau kháng chiến. Một lần giặc đến lùng, bọn chúng đã giết chết vợ con Tnú và thiêu đốt 10 đầu ngón tay của anh. Anh cùng dân làng đấu tranh chống lại chúng và giành thắng lợi. Sau đó, anh rời buôn làng, tham gia vào những cuộc kháng chiến khác nhau và lập được nhiều chiến công cho cách mạng nước nhà.

Sau một đêm ở làng với mọi người, Tnú lại tiếp tục lên đường kháng chiến và chia tay dân làng nơi rừng xà nu trải dài ngút ngàn đến tận chân trời với cây xà nu lớn là cụ Mết, cây xà nu trưởng thành và Tnú và cây xà nu đang phát triển là Dít.

4. Tóm tắt Rừng xà nu ngắn gọn - mẫu 2

Tác phẩm viết về làng Xô Man và núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau ba năm xa làng đi bộ đội giải phóng, Tnú trở về thăm quê, làng Xô Man bất khuất kiên cường nằm giữa rừng xà nu bạt ngàn của Tây Nguyên. Trong một buổi tối sum họp của làng, cụ Mết đã kể lại cho dân làng nghe về một trang sử bi thương mà hùng tráng của làng nó gắn với cuộc đời Tnú. Làng Xô Man trong những năm đen tối của Cách Mạng, là một căn cứ bí mật vững chắc nuôi giấu cán bộ. Lúc ấy, Tnú và Mai còn nhỏ nhưng đã góp phần tích cực vào việc chở che nuôi dấu cán bộ. Lớn lên, hai người thành vợ chồng.

Tnú trở thành người lãnh đạo dân làng đánh giặc. Tin làng Xô Man “mài giáo mác chuẩn bị khởi nghĩa bay đến tai quân giặc”, chúng cho quân đến vây quét. Cụ Mết và Tnú, cùng thanh niên rút ra ngoài rừng. Giặc dùng mọi cách khủng bố uy hiếp tinh thần dân chúng. Để hòng dụ dỗ Tnú đầu hàng, chúng bắt vợ và con anh hành hạ.

5. Tóm tắt Rừng xà nu ngắn gọn - mẫu 3

Rừng Xà Nu kể về làng Xô Man, một làng ở Tây Nguyên, làng nằm giữa những cánh rừng Xà nu bạt ngàn, đang ngày đêm gánh chịu mưa bom, bão đạn. Và tại đó, có chàng Tnú là người dân tộc Strá. Tnú tham gia cách mạng.

Quân giặc biết được, bắt vợ con anh, hành hạ đánh đập dã man để dụ anh ra. Chứng kiến cảnh vợ con cùng khổ, anh không chịu được xông ra giữa vòng vây địch để cứu Mai và con. Nhưng anh không cứu được, mẹ con Mai chết, còn anh thì bị giặc bắt đốt trụi mười đầu ngón tay. Tnú được dân làng cứu thoát.

Tnú tìm đến quân giải phóng, tham gia chiến đấu chống lại bọn giặc. Sau ba năm, anh trở lại lành Man thăm làng vào mọi người. Đêm hôm đó, cả làng ngồi nghe cụ Mết kể lại những chiến công của Tnú, chuyện anh bị địch bắt bị tra tấn nhưng vẫn kiên quyết không khai báo, chuyện anh bị đốt 10 đầu ngón tay, chuyện anh cùng làng Man nhất tề thắng bọn giặc… nhằm giúp dân làng nâng cao tinh thần truyền thống anh hùng bất khuất.

Sáng hôm sau, Tnú được cụ Mết, bé Heng, Dít, tiễn anh lên đường tiếp tục đánh đuổi giặc ngoại xâm. Họ chia tay nhau ở đồi Xà nu.

6. Tóm tắt Rừng xà nu ngắn gọn - mẫu 4

3 năm đi lực lượng, Tnú trở về thăm làng Xô man, anh gặp bé Heng ở đầu con nước lớn và được bé Heng dẫn về làng. Đêm hôm ấy, người dân khắp làng Xô Man, từ người già đến những đứa trẻ con đều tụ tập lại ở nhà cụ Mết để nghe cụ kể về cuộc đời của Tnú. Dít - em gái Mai - thay mặt dân làng xem giấy có chữ kí của chỉ huy cho phép Tnú về thăm làng hay không. Cụ Mết bắt đầu kể về cuộc đời Tnú, rằng anh là một chiến sĩ giải phóng quân. Giặc giết chết anh Xút, bà Nhan nên Tnú và Mai cùng nhau vào rừng nuôi anh Quyết cán bộ và được anh dạy chữ cho. Tnú khi đi học chữ tuy hay quên nhưng vào rừng liên lạc thì đầu óc sáng lạ lùng. Tnú cứ băng vào rừng mà đi. Một lần, Tnú đi đưa thư của anh Quyết lên huyện thì bị giặc bắt, tra tấn dã man nhưng Tnú tuyệt đối không khai. 3 năm sau, Tnú vượt ngục trở về thì anh Quyết đã hi sinh. Sau đó, Tnú cưới Mai và cùng dân làng Xô Man chuẩn bị đánh giặc. Biết được tin đó, thằng Dục đưa lính đến vây bắt. Chúng bắt mẹ con Mai và đánh đập cho đến chết, Tnú xông ra nhưng không kịp mà bị giặc đốt 10 đầu ngón tay. Đêm ấy, cụ Mết dẫn các thanh niên trong làng vây bắt và giết hết lũ giặc. Tnú từ đó đi giải phóng quân và hôm nay chính là ngày nghỉ phép anh được về thăm làng. Sáng hôm sau, Tnú chia tay mọi người để trở về đơn vị. Trong cảnh chia tay, mọi người thấy cánh rừng xà nu hiện lên bạt ngàn, bất khuất.

7. Tóm tắt Rừng xà nu ngắn gọn - mẫu 5

Truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành là câu chuyện kể về Tnú và người dân làng Xô Man. Làng Xô Man nằm giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn, đang ngày đêm hứng chịu những trận mưa bom, bão đạn của giặc. Anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu. Tnú - nhân vật chính của truyện - cùng với Mai nuôi giấu cán bộ là anh Quyết. Tnú và Mai được anh Quyết dạy chữ cho.Tnú chẳng may bị bắt trong một lần đi liên lạc, trong lúc vượt thác Đắc Nông, sau đó bị chúng đầy đi Kông Tum. Sau ba năm, Tnú trốn được và trở về làng thì anh Quyết đã không còn nữa. Tnú cùng dân làng chuẩn bị đánh giặc thì thằng Dục đưa quân lính đến vây bắt. Chúng giết Mai - vợ của Tnú, cũng là chị của Dít - và tẩm nhựa xà nu thiêu đốt 10 đầu ngón tay Tnú. Cụ Mết cùng đám thanh niên trong làng xông vào giết giặc ngay đêm hôm ấy và giành thắng lợi. Tnú sau ngày hôm ấy tham gia giải phóng quân, mãi sau này mới có dịp trở về thăm làng trong một ngày nghỉ phép. Khi ấy, những đứa bé như Chiến, Dít, Heng đều đã trở thành du kích. Cả làng Xô Man với tinh thần và quyết tâm đánh giặc bất khuất như sự bạt ngàn, vững trãi của cánh rừng xà nu bao quanh đây.

8. Tóm tắt bài Rừng xà nu ngắn nhất

Truyện ngắn là lời kể của cụ Mết về cuộc đời của Tnú cho dân làng Xô Man nghe. Tnú từ khi còn nhỏ đã rất dũng cảm, băng rừng vượt núi để liên lạc, nuôi giấu cán bộ là anh Quyết. Khi lớn hơn, Tnú bị giặc bắt trong một lần làm nhiệm vụ nhưng vẫn quyết giữ bí mật và trốn được khỏi đó sau 3 năm. Tnú cưới Mai, thằng Dục đưa quân giặc đến để đe dọa dân làng, chúng giết mẹ con Mai, Tnú phẫn uất xông ra nhưng bị chúng bắt và tẩm nhựa xà nu thiêu đốt 10 đầu ngón tay. Sau đó, Tnú vẫn lên đường tham gia giải phóng quân và lập được nhiều chiến tích dù có đôi bàn tay không lành lặn. Truyện làm hiện lên hình ảnh bất khuất cũng như vẻ đẹp kiên cường của những cánh rừng xà nu hùng vĩ, của người dân làng Xô Man và của Tnú. Qua đó cho thấy tinh thần quả cảm của những người dân trong thời kì chiến tranh.

9. Tóm tắt bài Rừng xà nu

Truyện kể về một làng ở Tây Nguyên - làng Xô Man - nằm giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn, đang từng ngày hứng chịu những trận những trận đại bác của đồn giặc.

Chiến, những đứa trẻ trong làng như Dít và Bé Heng đã trở thành du kích. Đêm ấy, cả làng tụ họp, Dít kiểm tra giấy phép xong, cụ Mết tự hào kể lại cho mọi người nghe trang sử đấu tranh đồng khởi của làng, gắn bó sâu sắc với cuộc đời Tnú.

Cha mẹ chết sớm, Tnú được dân làng Xô Man chăm sóc và nuôi dưỡng. Hồi ấy, Mỹ - Diệm khủng bố dữ dội, nhưng làng vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ (anh Quyết). Tuy còn nhỏ tuổi, Tnú và Mai được giao làm liên lạc cho anh Quyết, rồi được anh Quyết dạy chữ. Một lần, trong chuyến đưa thư của anh Quyết lên huyện Tnú bị giặc bắt và tra tấn dã man nhưng vẫn không khai. Ba năm sau, Tnú vượt ngục trở về thì anh Quyết đã hi sinh. Tnú cưới Mai và cùng dân làng chuẩn bị chiến đấu. Hay tin làng Xô Man chuẩn bị vũ khí chờ thời cơ nổi dậy đến tai giặc. Thằng Dục đưa lính đến lùng sục vây ráp. Cụ Mết, Tnú, cùng thanh niên lánh vào rừng. Không bắt được Tnú, bọn giặc bắt Mai với đứa con nhỏ chưa đầy tháng của hai người đánh đập dã man cho đến chết. Tnú xông ra nhưng không cứu được vợ con mà còn bị chúng bắt trói và tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay để khủng bố tinh thần dân làng. Thế nhưng, cũng ngay đêm ấy, khi Tnú bị Bắt, Cụ Mết đã dẫn thanh niên vào rừng lấy giáo mác cất giấu đem về và bất ngờ đồng loạt xông vào giết hết lũ giặc. Làng Xô Man đồng khởi thắng lợi. Tnú gia nhập Giải phóng quân. Anh dũng cảm lập chiến công, được cấp chỉ huy cho về phép thăm làng một đêm.

Sáng hôm sau, Tnú lại chia tay dân làng về đơn vị. Cụ Mết và Dít tiễn Tnú. Ba người nhìn ra xa thấy đồi xà nu xanh ngút ngàn trải dài tới tận chân trời. Họ chia tay nhau ở đồi xà nu, cạnh con nước lớn.

10. Tóm tắt văn bản Rừng xà nu

Sau 3 năm đi “lực lượng”, Tnú về thăm làng. Bé Heng gặp anh ở con nước lớn dẫn anh về. Con đường cũ, hai cái dốc, rừng lách chằng chịt hố chông, hầm chông, giàn thò sắc lạnh. Mặt trời chưa tắt thì anh về đến làng. Cụ Mết già làng và bà con dân làng reo lên mừng rỡ. Cụ Mết đưa anh về nhà ăn cơm. Từ nhà ưng vang lên một hồi, ba tiếng mõ dài, cả lũ làng cầm đuốc kéo tới nhà cụ Mết gặp Tnú. Có ông bà già. Nhiều trai tráng và lũ con gái. Đông nhất là lũ trẻ con. Có cả cô Dít, em gái Mai, nay là bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã hội. Ai cũng muốn ngồi gần anh Tnú. Dít thay mặt lũ làng xem giấy có chữ kí chỉ huy cho phép Tnú về thăm làng một đêm. Quanh bếp lửa rộn lên: “Tốt lắm rồi!” “Một đêm thôi, mai lại đi rồi, ít quá, tiếc quá!”. Rồi cụ Mết kể lại cuộc đời Tnú cho lũ làng nghe. Tiếng nói rất trầm. “Anh Tnú đó, nó đi Giải phóng quân đánh giặc… Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu, nó và em Mai đi vào rừng nuôi anh Quyết cán bộ. Anh dạy nó học chữ. Nó học chữ thì hay quên nhưng đi rừng làm liên lạc thì đầu nó sáng lạ lùng. Nó vượt thác, xé rừng mà đi, lọt tất cả vòng vây của giặc. Một lần Tnú vượt thác Đắc nông thì bị giặc bắt, bị tra tấn, bị đầy đi Kông Tum. Ba năm sau, Tnú vượt ngục trốn về, lưng đầy thương tích. Tnú đọc thư tuyệt mệnh của anh Quyết gửi cho dân làng Xô Man trước khi anh tử thương. Tnú đi bộ lên núi Ngọc Linh đem về một gùi đá mài. Đêm đêm làng Xô Man thức mài vũ khí. Thằng Dục chỉ huy đồn Đắc Hà đưa lũ ác ôn về vây ráp làng. Tiếng kêu khóc vang dậy. Cụ Mết và trai tráng lánh vào rừng, bí mật bám theo giặc. Bọn giặc đã giết chết mẹ con Mai. Tay không ra cứu vợ con, Tnú bị giặc bắt. Chúng lấy nhựa xà nu đốt cháy 10 ngón tay anh. Cụ Mết và lũ thanh niên từ rừng xông ra, dùng mác, và rựa chém chết tất cả 10 tên ác ôn. Thằng Dục ác ôn và xác lũ lính ngổn ngang quanh đống lửa trên nhà ưng. Từ đó, làng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng. Sau đó, Tnú ra đi tìm cách mạng…”

Cụ Mết ngừng kể, rồi hỏi Tnú đã giết được mấy thằng Diệm, mấy thằng Mĩ rồi? Anh kể chuyện đánh đồn, xông xuống hầm ngầm dùng tay bóp chết thằng chỉ huy… thằng Dục, “đúng chớ… chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục!”. Mưa rơi nặng hạt. Không ai nhận thấy đêm đã khuya. Sáng hôm sau cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường. Ba người đứng nhìn những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời…

11. Tóm tắt tác phẩm Rừng xà nu

Sau ba năm tham gia lực lượng Giải phóng quân, Tnú trở về thăm làng. Làng Xô Man, ở Tây Nguyên, nằm giữa cánh rừng Xà nu bạt ngàn, đang từng ngày hứng chịu những trận đại bác của đồn giặc. Thằng bé Heng gặp ở con nước lớn, đã dẫn đường cho Tnú.

Đêm đó, cụ Mết tập trung dân làng lại và kể cho mọi người nghe trang sử đấu tranh của làng, trang sử đó gắn với cuộc đời Tnú.

Hồi ấy Mỹ Diệm kéo tới làng lùng sục, khủng bố dữ dội, nhưng làng vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ (anh Quyết). Giặc giết anh Xút, bà Nhan, Tnú và Mai đảm nhiệm việc tiếp tế và giao liên cho anh Quyết, được anh Quyết dạy chữ.

Một lần, trong chuyến đưa thư của anh Quyết lên huyện, Tnú bị địch phục bắt. Chúng thẳng tay tra tấn nhưng Tnú không khai và bị chúng bỏ tù. Sau ba năm. Anh vượt ngục, trở về làng thay anh Quyết lãnh đạo buôn làng tích cực chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa.

Tin làng Xô Man chuẩn bị vũ khí chờ thời cơ nổi dậy đến tai giặc, khi đứa con Tnú chưa đầy tháng, thằng Dục đưa lính đến lùng sục vây ráp quyết bắt kỳ được Tnú. Cụ Mết, Tnú cùng thanh niên lánh vào rừng. Bất lực, bọn giặc bắt Mai cùng với đứa con nhỏ đánh đập dã man.

Từ vị trí ẩn nấp, Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị giặc hành hạ. Sôi sục căm thù, Tnú nhảy xổ vào bọn giặc và anh bị bắt. Mai và đứa con đã chết. Bọn giặc trói anh và tẩm nhựa Xà nu đốt mười đầu ngón tay anh trước mặt dân làng.

Tnú kiên cường chịu đựng quyết không kêu la. Tnú thét lên một tiếng, dân làng đồng thanh, nhất tề nổi dậy, thằng Dục và tiểu đội ác ôn đã bị giết trước lưỡi mác, lưỡi rựa, của cụ Mết và thanh niên. Làng Xô Man đã đồng khởi. Tnú gia nhập Giải phóng quân. Anh dũng cảm lập chiến công, được cấp chỉ huy cho về phép thăm làng một đêm.

Sáng hôm sau, Cụ Mết, Dít tiến anh lên đường. Họ chia tay nhau ở đồi xà nu, cạnh con nước lớn.

12. Rừng xà nu tóm tắt

Tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành được sáng tác vào đầu năm 1965 - “những ngày sôi sục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hứng, hào hùng: dân tộc ta bước vào cuộc chạm chán mất còn trực tiếp với đế quốc Mĩ” (Nguyên Ngọc). Tác phẩm ra đời là một áng văn sử thi ca ngợi, ủng hộ, tiếp sức cho cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.

Mở đầu tác phẩm là cảnh tượng rừng xà nu bạt ngàn hiện ra trước mắt độc giả. Rừng xà nu trong “tầm đại bác” của giặc đang ưỡn ngực, vươn cao để che chở cho dân làng Xô Man. Câu chuyện về rừng xà nu không chỉ dừng lại ở đó mà tập trung vào nhân vật trung tâm của tác phẩm là Tnú được hiện lên qua lời kể của cụ Mết tại căn nhà rông dưới ánh lửa hồng. Cụ kể về cuộc đời, sự trưởng thành và làm cách mạng của Tnú cũng như cả một giai đoạn lịch sử của làng Xô Man trong thời kì kháng chiến.

Tnú là đứa trẻ sớm mồ côi cha mẹ được cụ Mết và dân làng Xô Man nuôi dưỡng, lớn lên được anh Quyết dìu dắt vào hoạt động cách mạng. Tnú cùng Mai thực hiện nhiệm vụ nuôi giấu cán bộ, làm giao liên cho anh Quyết. Trong một lần đi đưa thư bị giặc bắt và tra tấn dã man nhưng nhất quyết không khai. Ba năm sau, anh vượt ngục trở về làng. Anh Quyết hi sinh, Tnú lấy Mai họ có một gia đình nhỏ hạnh phúc nhưng vẫn không quên nhiệm vụ đánh giặc cùng dân làng. Khi bọn giặc kéo đến do được thằng Dục làm tay sai nên chúng lục tìm khắp chốn quyết bắt được Tnú. Cụ Mết cùng anh trốn vào rừng, chúng không bắt được anh nên chúng bắt Mai cùng đứa con nhỏ làm con tin. Chúng đánh đập tra tấn vợ con anh dã man. Tnú xông ra cứu vợ con nhưng không kịp còn bị chúng bắt và hành hạ bằng cách tẩm nhựa cây xà nu đốt mười đầu ngón tay anh để răn đe dân làng. Cũng trong đêm ấy cụ Mết lãnh đạo các thanh niên ập đến giải cứu Tnú. Ít lâu sau, Tnú tạm biệt dân làng tham gia giải phóng quân đã chiến đấu dũng cảm, giết giặc bằng chính đôi bàn tay tàn tật của mình.

Kết thúc tác phẩm là hình ảnh cụ Mết, Dít tiễn Tnú trở lại đơn vị sau ba ngày nghỉ phép. Trước mắt họ lại hiện lên không gian bạt ngàn của cánh rừng xà nu. Hình tượng cây xà nu với độ cao khác nhau cũng tương ứng với các thế hệ của dân làng Xô Man. Cây xà nu lớn - Cụ Mết. Cây xà nu trưởng thành - Tnú, Mai, Dít. Cây xà nu con - bé Heng. Họ nối tiếp truyền thống yêu nước kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.

13. Tóm tắt tác phẩm Rừng xà nu đầy đủ

Rừng xà nu là mộ trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trung Thành viết về cuộc đời nhân vật Tnú và cuộc đấu tranh cách mạng chống lại giặc Mỹ của dân làng Xô Man ở vùng đất Tây Nguyên.

Tnú là một người con của buôn lang Xô Man, bố mẹ mất sớm nên anh được dân làng nuôi dưỡng. Từ nhỏ Tnú đã thân với Mai và 2 người thường xuyên được dân làng cử đi nuôi cán bộ là anh Quyết và đã được anh dạy chữ cho. Sau này lớn lên Tnú và Mai đã nên duyên vợ chồng. Tnú đã tham gia hoạt động cách mạng và giữ một lòng trung thành với Đảng. Trong một lần càn quét của địch, để dụ Tnú bọn giặc đã tra tấn mẹ con Mai một cách dã man. Tnú nhìn cảnh đó mà trong lòng phẫn uất, Tnú xông ra cứu mẹ con Mai nhưng đã không kịp. Anh bị địch bắt và đốt 10 đầu ngón tay. Cụ Mết và dân làng Xô Man đã vùng lên đánh lại kẻ địch và giải thoát  cho Tnú. Kể từ đó dân làng Xô Man đã đứng đậy cầm giáo mác để chống lại lũ quân xâm lược cướp nước còn Tnú thì tham gia lực lượng vũ trang. Tác phẩm là một câu chuyện bi tráng về tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của Tnú nói riêng và dân làng Xô Man nói chung.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
32 72.069
Top 12 mẫu tóm tắt Rừng xà nu đầy đủ và ngắn gọn
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm