Đóng vai bác Ba kể lại chuyện Chiếc lược ngà siêu hay

Tải về

Chiếc lược ngà là một truyện ngắn hay về tình cha con sâu nặng của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Ở bài viết trước Hoatieu đã chia sẻ đến các bạn đọc bài phân tích Chiếc lược Ngà hay nhất. Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi xin mời các bạn đọc tham khảo mẫu đóng vai bác Ba kể lại chuyện Chiếc lược ngà để các bạn có thêm tư liệu học tập môn Ngữ văn 9.

Hoatieu sẽ sớm cập nhật thêm các mẫu đóng vai bác Ba kể lại chuyện Chiếc lược ngà để các bạn cùng tham khảo. Mời các bạn tham khảo một số mẫu kể lại chuyện ngắn Chiếc lược ngà qua lời kể của bé Thu và nhân vật ông Sáu.

1. Đóng vai bác ba kể lại chuyện "chiếc lược ngà" hay

Nội dung bài viết thuốc bản quyền Hoatieu.vn

Tôi tên là Ba, một người lính đã từng đi kháng chiến. Có lẽ trên đời này luôn có những sự trùng hợp ngẫu nhiên đến kì diệu mà đôi khi bạn tự hỏi làm sao nó lại có thể xảy ra. Tuy nhiên, nó đã xảy đến với tôi. Một kỉ niệm bất ngờ mà vẫn khiến tôi nhớ mãi về sau này.

Tôi có một người bạn kháng chiến tên là Sáu. Anh và tôi đã cùng kề vai sát cánh qua không biết bao nhiêu mặt trận. Anh có một đứa con gái nhỏ. Khi anh đi nó mới chỉ hơn 1 tuổi. Tôi biết anh Sáu luôn thương nhớ và mong mỏi đến ngày được gặp con. Và rồi cái ngày mà anh mong chờ cũng đã đến. Tôi được cùng anh trở về thăm gia đình. Sau đằng đẵng 6,7 năm trời mới được gặp con, lần về phép này có lẽ vô cùng quý giá với anh. Tuy nhiên giây phút gặp gỡ của 2 cha con lại thật trớ trêu. Con bé nhìn anh với một ánh mắt xa lạ, nó nhất quyết không chịu nhận và gọi anh là ba. 3 ngày phép thật ngắn ngủi mà con bé luôn giữ thái độ xa lạ lạnh lùng với anh Sáu. Rồi ngày chia li cũng đến, họ hàng 2 bên rồi bà con đến chia tay đông lắm. Anh Sáu bận tiếp khách nên cũng không chú ý nhiều đến con bé. Rồi đến lúc lên đường, anh chỉ dám chào khẽ với con bé. Bỗng lúc ấy nó hét lên gọi ba, rồi ôm chầm lấy anh không cho anh đi. Nhưng cuộc vui nào rồi cũng tàn, tôi với anh phải quay lại chiến trường trong lòng hân hoan vui sướng khi anh Sáu được đón nhận những tình cảm của đứa con nhỏ. Thời gian thấm thoát trôi, anh Sáu không may hi sinh trong một trận đánh khốc liệt. Trước lúc ra đi, anh có đưa cho tôi một cây lược nhỏ được làm bằng ngà voi và dặn tôi cố gắng trao nó cho con gái anh. Nhưng không may, đến khi tôi trở về nhà anh thì gia đình anh đã không còn ở đó, tôi cũng không rõ học đi đâu. Vậy là tôi giữ chiếc lược như một kỉ vật quan trọng bên mình. Rồi như một mối nhân duyên trời định, không biết có phải anh Sáu đã run rủi cho tôi gặp lại bé Thu con anh hay không. Trong một chuyến đi công tác ở vùng tạm chiếm, ông trời đã cho tôi gặp lại bé Thu ngày nào nay đã lớn và trở thành một cô giáo liên vô cùng linh hoạt và dũng cảm. Nhận được kỉ vật của bố, Thu xúc động lắm. Tôi cũng không nói gì nhiều sợ gợi lại những kí ức đau buồn cho cô bé. Hai bác cháu chia tay trong sự xúc động, tiếng gọi ba của bé Thu năm nào vẫn vang vọng trong tâm trí tôi.

2. Đóng vai ông Ba kể lại chuyện Chiếc lược ngà

Tình cảm của anh Sáu dành cho bé thu trở nên mãnh liệt hơn, cao cả, thiêng liêng và cảm động hơn bao giờ hết là việc anh tự tay làm chiếc lược nhà cho con gái. “Ba về! Ba mua cho con một cái lược nghe ba!”, đó là mong ước đơn sơ của đứa con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt. Nhưng đối với người cha ấy, đó là mong ước đầu tiên và cũng là duy nhất cho nên nó cứ thôi thúc trong lòng.

Kiếm cho con cây lược trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình phụ tử trong lòng. Anh bật dậy như bỗng loé lên một sáng kiến lớn: Làm lược cho con bằng ngà voi. Có lẽ không đơn thuần vì ở rừng rú chiến khu, anh không thể mua được cây lược nên làm lược từ ngà voi là một cách khắc phục khó khăn. Mà cao hơn thế, sâu hơn thế, ngà voi là thứ quý hiếm – chiếc lược cho con của anh phải được làm bằng thứ quý giá ấy. Và anh không muốn mua, mà muốn tự tay mình làm ra. Anh sẽ đặt và trong đấy tất cả tình cha con của mình. Kiếm được ngà voi, mặt anh “hớn hở như một đứa trẻ được quà”.

Vậy đấy, khi người ta hoá thành con trẻ lại chính là lúc người ta đang hiện lên cái tư cách người cha cao quý của mình. Rồi anh “ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc”, “gò lưng tẩn mẩn khắc từng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Anh thường xuyên “lấy cây lược ra ngắm ngía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng thêm mượt”.

Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ trở thành một nghệ nhân – nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trong đời cho nên chiếc lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm sâu xa, đơn sơ mà kỳ diệu làm sao! Nhưng ngày ấy đã vĩnh viễn không bao giờ đến nữa. Anh không kịp đưa chiếc lược ngà đến tận tay cho con thì người cha ấy đã hi sinh trong một trận đánh lớn của giặc.

Nhưng “hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”. Không còn đủ sức trăn trối điều gì, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho anh làm được một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu thân thiết và cứ nhìn bạn hồi lâu. Nhưng đó là điều trăn trối không lời, nó rõ ràng là thiêng liêng hơn cả một lời di chúc, bởi đó là sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân, ước nguyện của tình phụ tử! Bắt đầu từ giây phút ấy, chiếc lược ngà của tình phụ tử đã biến người đồng đội thành một người cha – người cha thứ hai của cô bé Thu.

3. Đóng vai bé Thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà ngắn nhất

Hôm vừa rồi tôi gặp lại bác Ba đồng chí của ba tôi trong chiến trường ác liệt. Bác đưa cho tôi kỷ vật là chiếc lược ngà như lời hứa của ba ngày trở về. Chiến tranh ác liệt khiến ba tôi không thể trở về, tôi lại nhớ về kỉ niệm ngày trước khi được gặp ba. Tự trách mình sao lại hững hờ và vô tâm với ông như vậy.

Từ nhỏ tôi đã không biết mặt ba, chưa một lần gặp. Tôi chỉ nhìn bức ảnh ba chụp chung với mẹ để hình dung ra ông. Một hôm, tôi đang vui chơi có một người đàn ông lạ mặt đến trước nhà và tự xưng là ba và còn gọi tên tôi. Tôi vô cùng bất ngờ và lo sợ, người đàn ông này có vết thẹo trên mặt. Tôi sợ hãi, chạy vào nhà gọi má.

Trong thâm tâm của tôi, ông là một người xa lạ. Trong những ngày ba ở nhà tôi đã đối xử thậm tệ, nhất quyết ngăn cản không cho ông ngủ cùng với má con tôi. Tôi còn không làm theo lệnh khi ông bắt trông nồi cơm hay gọi trống không khi mời ba vào ăn cơm. Tôi nhất định không thể dùng tiếng ba thân thương gọi với một người xa lạ. Ông gắp đồ ăn cho tôi nhưng tôi không thích nên đã hất đi và thế là ông đánh tôi. Tức quá tôi chạy sang bà ngoại,vừa khóc vừa kể lại.

Đêm hôm đó bà ngoại mới giải thích cho tôi vết thẹo trên mặt của ba, bà còn kể với tôi do kẻ thù đã khiến khuôn mặt của ba tôi biến dạng. Tôi chợt cảm thấy có lỗi với ba, quay trở về nhà nhưng không đủ can đảm để gọi. Đến khi ông sắp quay trở lại chiến trường, tôi chợt òa khóc và cất tiếng gọi. Tôi khóc, nũng nịu trong lòng ba, không cho ba đi nhưng nhiệm vụ ở chiến trường không thể ở lại. Ba hứa ngày về sẽ tặng cho tôi một chiếc lược ngà.

Ngày hôm nay cầm món quà của ba tặng tôi cảm thấy rất nhớ ông ấy, cảm thấy có lỗi vì những suy nghĩ non nớt trẻ thơ làm ba buồn. Dù ba đã không còn nhưng tình cảm thiêng liêng của ông dành cho tôi tất cả đã gói gém trong món quà: chiếc lược ngà.

4. Đóng vai bé Thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà ngắn gọn

Với tôi một đứa trẻ sinh ra trong thời chiến việc cảm nhận tình cảm gia đình khi đầy đủ các thành viên là điều không dễ dàng, tôi chỉ hình dung ra ba của mình qua những tấm hình chụp lúc xưa.

Má tôi kể khi tôi tròn 1 tuổi ba phải ra chiến trận, vì còn quá nhỏ nên không thể nhớ rõ ba. Suốt những năm tháng còn nhỏ tôi được sự chở che, nuôi dưỡng của má. Ngắm bức hình ba má rồi nghe những câu chuyện kể càng khiến tôi tự hào về ba của mình, một người chiến sĩ anh hùng.

Năm lên 8 ba tôi được đơn vị cho phép về thăm gia đình, khi nghe tin vui lòng tôi nôn nao, ngày nào cũng trông ngóng trông ba. Từ xa tôi thấy người đàn ông mặc áo lính đang đi về hướng tôi nhưng trên mặt ông ta lại có vết sẹo dài. Ông ta ôm chầm tôi mà nói “ba đây con”, quá bất ngờ tôi vội chạy về phía má nhưng má tôi lại vui sướng ôm người đàn ông đó và đối xử rất thân thiết. Người đàn ông đó ở trong nhà và luôn đối xử rất tốt với tôi nhưng ông ta đâu phải ba tôi, ba tôi không có vết sẹo dài trên mặt.

Có 1 hôm, tôi hất văng cái trứng cá vào mặt ông ta, lại đánh tôi một cái rồi quát: “Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”. Bị đánh đau và uất ức tôi chạy khỏi bàn cơm, tôi chạy vội qua ngoại rồi kể lại chuyện ông ta đánh tôi, bà cười và kể lại cho tôi nghe về thời gian khốc liệt, tàn nhẫn của chiến tranh đã làm chia ly hạnh phúc nhiều gia đình, trong đó có nhà tôi. Tại chúng mà khuôn mặt của ba tôi có vết sẹo như vậy. Giờ đây tôi hiểu vì sao ba lại không giống như trong hình, trong lòng dâng lên sự hối hận vì đã đối xử không phải với ông.

Hôm sau tôi theo ngoại về nhà, nhưng nhìn ba chuẩn bị xong đồ đạc chuẩn bị rời đi, tôi như bị bỏ rơi, lạc lõng, bơ vơ, cảm giác như bị ba giận, nhưng không, ông nhìn tôi bằng 1 đôi mắt trĩu nặng cất lên: “Thôi, ba đi nghe con!” Trong khoảnh khắc ấy, tôi thốt lên 1 tiếng: “Ba!” Tiếng gọi thiêng liêng bấy lâu nay tôi giấu nơi tim mình, cảm giác như thời gian ngừng lại, ai nấy dễ ngỡ ngàng, tôi chạy đến ôm ấp ba tôi không muốn rời, nhưng vì nhiệm vụ ba lại phải lên đường ra chiến trường.

Trước khi đi, ba hứa sau khi về sẽ làm cho tôi chiếc lược, tôi quệt nước mắt đồng ý và chào tạm biệt. Chiến tranh sinh ly tử biệt đâu ai biết rằng đó cũng là lần cuối tôi gặp ba. Trong một lần chiến đấu, ba bị bắn trọng thương và hi sinh. Bác Ba đồng đội của ba đã trao cho tôi kỉ vật chiếc lược ngà trên có khắc dòng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Những dòng chữ yêu thương mà ba đã khắc lại gửi đến người con gái yêu quý, lòng tôi đau đớn và bật khóc thành tiếng.

5. Đóng vai bé Thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà ngắn gọn mẫu 2

Hôm vừa rồi tôi gặp lại bác Ba, đồng đội của ba tôi. Bác trao lại cho tôi kỷ vật là chiếc lược ngà như lời hứa trước lúc ba đi. Chiến tranh ác liệt khiến ba tôi không thể trở về lần nữa, tôi lại nhớ về kỉ niệm ngày trước khi được gặp ba. Tự trách mình sao lại hững hờ và vô tâm với ông như vậy.

Từ nhỏ tôi đã không biết mặt ba, chưa một lần gặp. Tôi chỉ nhìn bức ảnh ba chụp chung với mẹ để hình dung ra ông. Một hôm, mẹ nói ba được nghỉ phép về thăm nhà, tôi mừng lắm. Vào một hôm đang chơi trước sân nhà, người đàn ông vội vàng chạy tới trước mặt tôi lại vô cùng xa lạ. Ông ta gọi tôi: "Thu! Con". Khi ông ta khom người định ôm lấy tôi thì tôi vô cùng lo sợ, người đàn ông này có vết thẹo trên mặt. Tôi quá sợ hãi, chạy vào nhà gọi má.

Trong thâm tâm của tôi lúc đó, ông là một người xa lạ, không hề giống trong ảnh chụp với má, còn có vết sẹo dài nữa. Những ngày ba ở nhà tôi đã đối xử thậm tệ, nhất quyết ngăn cản không cho ông ngủ cùng với má con tôi. Tôi còn không làm theo lệnh của mẹ rằng cần trông nồi cơm, nếu không làm được thì hãy nhờ ba giúp.Hơn nữa tôi còn hay gọi trống không khi mời ba vào ăn cơm. Tôi nhất định không chịu gọi tiếng ba với một người xa lạ. Ông gắp đồ ăn cho tôi nhưng tôi không thích nên đã hất đi và thế là ông đánh tôi. Tức quá tôi chạy sang bà ngoại, vừa khóc vừa kể lại.

Đêm hôm đó bà ngoại mới giải thích cho tôi vết thẹo trên mặt của ba, bà còn kể với tôi do kẻ thù đã khiến khuôn mặt của ba tôi biến dạng, khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh phân ly. Tôi chợt cảm thấy có lỗi với ba, quay trở về nhà nhưng không đủ can đảm để gọi. Đến khi nhận ra rằng ông sắp quay trở lại chiến trường, tôi chợt òa khóc và cất tiếng gọi. Tôi khóc, nũng nịu trong lòng ba, không cho ba đi nhưng nhiệm vụ ở chiến trường không thể ở lại. Ba hứa ngày về sẽ tặng cho tôi một chiếc lược ngà.

Ngày hôm nay cầm món quà của ba tặng tôi cảm thấy rất nhớ ông ấy, cảm thấy có lỗi vì những suy nghĩ non nớt trẻ thơ làm ba buồn. Dù ba đã không còn nhưng tình cảm thiêng liêng của ông dành cho tôi tất cả đã gói ghém trong món quà: chiếc lược ngà.

6. Đóng vai ông Sáu kể lại chuyện Chiếc lược ngà

Tôi người chiến sĩ ở chiến trường Nam Bộ. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, tôi bỏ lại mẹ già con thơ lên đường đi nhập ngũ. Giữa những năm tháng ác liệt của chiến tranh cha con tôi thật khó mà gặp mặt nhau được. Mãi đến khi con lên 8 tuổi tôi mới có dịp trở về thăm quê. Chuyến về thăm quê lần này để lại trong tôi hồi ức chẳng thể phai nhòa.

Khi tôi lên đường nhập ngũ, bé Thu nhà tôi chưa đầy một tuổi. Những lần vợ tới thăm, tôi có nhắc vợ mang con theo để tôi thỏa nỗi nhớ thương con ấy thế nhưng hoàn cảnh lại chẳng thể cho phép. Chính vì thế mãi sau ngày khi ngày được về thăm quê tôi mới có cơ hội được gặp con.

Cái tình nhớ con thương con cứ nao nao trong lòng tôi. Tôi bồn chồn cả đêm chẳng thể ngủ được, chỉ mong sao thời gian trôi thật nhanh để sớm được gặp con, ôm con vào lòng. Xuồng vừa cập bến nhác thấy bóng cô bé độ 8 tuổi, tóc cắt ngang vai mặc quần bông áo đỏ đang chơi trước nhà chòi, bằng giác quan thứ 6 và tình cha con mãnh liệt tôi linh cảm đó chính là Thu- con của tôi. Tôi nhảy vội lên bờ, kêu to:

“Thu, con”

Tôi mường tượng ra con sẽ chạy đến ôm tôi, hôn tôi thắm thiết, cảnh cha con xúc động thế nhưng khi nghe tôi gọi con bé lại giật mình, tròn xoe mắt nhìn. Không kìm được nỗi lòng tôi xúc động chầm chậm bước tới, mỗi lần tôi xúc động vết thẹo dài trên má tôi lại đỏ ửng lên trong thật dễ sợ. Có lẽ vì thế mà khiến con bé khóc thét lên rồi chạy vội đi tìm mẹ của nó. Tôi cảm thấy mình như người xa lạ, trong lòng buồn bã đầy hụt hẫng. Trái tim tôi nhói lên đau đớn. Đứa con gái tôi mong ngóng, tôi đợi chờ lại không chấp nhận người cha này ư? Trong lòng tôi cứ dấy lên một nỗi lòng chẳng nguôi ngoai.

Lần này tôi về nghỉ phép được 3 ngày. 3 ngày ngắn ngủi tôi chẳng dám đi đâu xa, suốt ngày chỉ quanh quẩn ở nhà để vỗ về con, thân thiết với con hơn. Tôi chỉ mong một phút giây nào đó con sẽ nhận ra và gọi tôi là “Ba”. Tiếng ba lúc nào cũng thường trực trong tâm trí tôi, trở thành nỗi khao khát cháy bỏng trong tôi.

Nhưng nào ai ngờ tôi càng muốn gần thì con bé lại càng đẩy tôi ra xa hơn. Vợ tôi có nói nhưng nó cũng chỉ lảng tránh và tỏ ra không thích. Dù cho đặt vào hoàn cảnh cuối cùng, khi nồi cơm sôi nhưng nó nhất quyết vẫn không chịu gọi tôi một tiếng ba để tôi chắt nước nồi cơm dùm.

Trong bữa cơm ngày hôm đó, chọn miếng trứng cá ngon nhất to nhất tôi gắp cho con bé. Nhưng nó lại ngỗ nghịch hất miếng trứng cá ra khiến cơm văng tung tóe mâm. Vừa giận vừa thương, tôi vung tay đánh vào mông nó quát to: “Sao mày cứng đầu quá vậy”. Tưởng rằng với tính cách bướng bỉnh nó sẽ lăn ra khóc rồi giãy, đạp đổ cả mâm cơm nhưng không nó ngồi xuống, cúi gằm mặt rồi gắp cái trứng cá vào lại bài, lặng lẽ đứng dậy, đi ra ngoài và chèo thuyền qua phía nhà ngoại. Hết bữa cơm tôi bảo vợ sang đón con về nhưng dù vợ tôi có nói thế nào nó nhất định cũng không chịu về.

Mai đã là ngày tôi phải đi. Ra chiến trận nào ai biết trước được ngày về, không biết bao giờ tôi mới lại được gặp con thế nhưng con lại chẳng thể hiểu cho nỗi lòng người cha này.

Cả đêm đó những dòng suy nghĩ miên man cứ lặp lại hoài trong đầu tôi. Tôi trở mình thở dài mấy lần. Mỗi lần như thế vợ tôi đều hiểu, cô ấy bảo tôi cứ yên tâm công tác, sau con lớn rồi con sẽ hiểu ra thôi. Tôi cứ đành tặc lưỡi ngao ngán cho vợ an lòng.

Sáng hôm sau, bà con nội ngoại đến rất đông. Con bé nhà tôi cũng theo ngoại nó về. Vì mải tiếp khách tôi cũng chẳng để ý được đến con. Lúc xách ba lô lên vai, tôi ngoái lại nhìn con. Bé con đứng ở góc nhà, không còn bướng bỉnh nữa mà vẻ mặt có chút đượm buồn, nghĩ ngợi sâu sa. Tôi chỉ muốn chạy lại hôn lên má con, ôm con nhưng tôi sợ vết thẹo của mình lại khiến con sợ nên tôi chỉ đành lẳng lặng từ xa:

“Thôi ba đi nghe con”

Quay lưng bước đi, lòng ngập tràn thương nhớ, tôi không giấu nổi nước mắt thế nhưng lại càng xúc động hơn khi bé Thu chợt chạy đến ôm lấy tôi khóc nức nở “Baaaaaaaa”

Trời con bé gọi tôi là ba, nó đang gọi tôi là ba, tôi có nghe nhầm không chứ. Không tiếng ba của nó thật rõ, xé tan không gian im lặng, tiếng ba đầy nghẹn ngào như bóp chặt trái tim tôi.

Tôi chạy lại ôm con vào lòng. Dường như cảm nhận được điều gì đó, bé Thu ôm chặt lấy tôi, vừa khóc vừa nói:

“Không cho ba đi nữa, ba ở lại với con”

Tôi thương con bé nhiều lắm. Đến bây giờ là phút giây tôi cảm nhận rõ nhất tình phụ tử ấy thế mà tôi lại sắp phải chia xa. Nghẹn ngào chẳng nói được nên lời, tôi nói với con bé và cũng tự trấn an mình:

“Ba đi rồi ba sẽ về thôi con”

Nhưng con bé nào có nghe, nó đưa hai chân ghì chặt lấy người tôi. Nó sợ tôi đi mất, tôi cũng sợ, sợ phải xa con. Tôi muốn gần bên con thêm vài ngày nữa để trao cho con những yêu thương cất giấu từ bấy lâu trong lòng nhưng vì nhiệm vụ cấp bách chiến trường không cho phép tôi được làm thế

Rồi cũng đến lúc phải đi, bà con chòm xóm an ủi bé con nhà tôi để tôi an tâm lên đường. Chứng kiến cảnh này ai nấy cũng chẳng thể cầm nổi nước mắt.

Con bé có vẻ hiểu ra, không còn bướng bỉnh nữa nhưng vẫn ôm lấy tôi mếu máo:

“Ba đi ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba”

Rồi từ từ tuột xuống.

Mãi sau này nghe kể lại tôi mới biết thì ra nó không nhận ra tôi vì vết thẹo dài, khác với ảnh má nó đã cho nó xem. Rồi ngoại đã giải thích và nó đã hiểu. Thì ra nó không hề quên tôi, không hề quên người cha này chỉ là vì chút trẻ con ngây dại, vì vết sẹo chiến tranh khiến nó không nhận ra tôi mà thôi.

Chia tay trong nghẹn ngào, chúng tôi từ biệt mọi người trở về nhận nhiệm vụ. Chúng tôi phải trở lại miền Đông để chiến đấu. Mỗi đêm rừng, nằm trên võng nhớ về con tôi lại ân hận vô cùng trước đây đã trót đánh con. Yêu thương chưa là bao mà lại đánh con. Tôi dằn vặt, đau đáu suốt những năm tháng chiến dịch.

Hôm đó là buổi chiều mưa rừng, tôi trở về đơn vị. Hôm nay tôi vui lắm vì tôi nhặt được một khúc ngà voi. Tôi hí hửng thích chí đem lên khoe với đồng đội. Cái ngà voi này dùng để làm cho bé con chiếc lược chắc có lẽ nó sẽ thích lắm. Rồi tôi lấy vỏ đạn hai mươi li của Mỹ đập thành chiếc cưa nhỏ.

Những ngày tháng về sau, tranh thủ phút giây rảnh rỗi nghỉ ngơi tôi lại lôi ra, tỉ mỉ cưa từng chiếc răng lược. Ấy thế mà chẳng mấy chốc chiếc lược cũng hoàn thành. Tôi dùng tất cả niềm thương nỗi nhớ nắn nót khắc từng chữ nhỏ lên chiếc lược: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” Cái lược dài độ hơn một tấc, ngày nào tôi cũng đem nó ra ngắm nghía cho vơi bớt nỗi nhớ con. Chiếc lược cho tôi thêm ý chí vượt qua mọi gian lao, hiểm nguy, chiến đấu và chiến thắng để sớm ngày được trở về đoàn tụ cùng con.

Chiến tranh khiến con người phải xa cách, chiến tranh khiến cho những đứa trẻ không còn nhận ra ba của nó nữa, đến khi nhận ra lại chẳng được ở bên nhau. Có lẽ không chỉ có con tôi, gia đình tôi mà con rất nhiều người như thế, gia đình cũng lâm vào hoàn cảnh éo le như chúng tôi. Chỉ có hòa bình, có thống nhất con người ta mới hạnh phúc, ấm no. Chúng tôi- những người lính cách mạng nhất định sẽ chiến đấu và chiến thắng để nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam được sống trọn trong thống nhất, độc lập, tự do, an bình, để trẻ thơ được yêu thương, chăm sóc bên cha mẹ, gia đình.

7. Đóng vai ông Sáu kể lại chuyện Chiếc lược ngà ngắn nhất

Đối với tôi hạnh phúc lớn nhất cả cuộc đời này là có được bé Thu- đứa con gái đầu lòng của tôi. Dù đã xa con gần tám năm nhưng không ngày nào là tôi không nghĩ đến cái ngày gia đình được đoàn tụ. Và cuối cùng cơ hội cũng đã đến với tôi khi tôi được về phép trong ba ngày lòng tôi vui sướng khôn tả nghĩ đến cái cảnh đứa con gái yêu quí của mình chạy lại ôm tôi vào lòng và được nó gọi một tiếng ba thì hạnh phúc biết bao.

Nhưng tất cả mọi thứ đều trái ngược với cái mơ ước nhỏ nhoi ấy, đứa con gái mà tôi hằng mong nhớ lại xem tôi như một người xa lạ, xem người cha ruột này như một người dưng qua đường không hề quen biết vì trên má tôi có một vết thẹo dài không giống với người trong ảnh chụp cùng với má nó.

Ờ thì, có lẽ nó cư xử như vậy là đúng thật vì khi mà tôi lên đường đi chiến đấu khi nó chưa tròn 1 tuổi nữa mà, còn quá nhỏ để ghi khắc hình ảnh của người cha này và cũng chưa đủ lớn để nhận biết được sự tàn khốc của chiến tranh mang lại nên lúc nào đối với tôi nó cũng nói trổng, mặc cho tôi có làm gì, có nói ra sau thì mọi thứ đều như công dã tràng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
27 21.447
Đóng vai bác Ba kể lại chuyện Chiếc lược ngà siêu hay
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm