Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2023
Trọn bộ đề thi vào lớp 10 năm 2023-2024 môn Ngữ văn
- Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Hà Nội 2023-2024
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thanh Hóa 2023
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hậu Giang 2023
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tiền Giang 2023
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đà Nẵng 2023
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Định 2023
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thừa Thiên Huế 2023
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thái Bình 2023
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bạc Liêu 2023
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hải Phòng 2023
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Thuận 2023
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Cần Thơ 2023
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thái Nguyên 2023
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hưng Yên 2023
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bà Rịa Vũng Tàu 2023
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn An Giang 2023
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lạng Sơn 2023
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Bình 2023
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Tây Ninh môn Văn 2023
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Quảng Trị môn Văn 2023
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 Quảng Trị
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 Quảng Nam
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 Sơn La
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Sơn La môn Văn 2023
- Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bến Tre 2023
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Bến Tre môn Văn 2023
- Đề thi vào lớp 10 môn Văn Cao Bằng 2023
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Cao Bằng môn Văn 2023
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Phước 2023
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Phước 2023
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 2023 môn Văn Vĩnh Phúc
- Đáp án đề thi vào lớp 10 2023 môn Văn Vĩnh Phúc
- Đề thi vào 10 môn Văn Vĩnh Long 2023
- Đáp án đề Văn thi vào lớp 10 2023 tỉnh Vĩnh Long
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Khánh Hòa 2023
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Khánh Hòa 2023
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Điện Biên 2023
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Điện Biên 2023
- Đáp án đề Văn thi vào lớp 10 2023 Quảng Ninh
- Đề thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Ninh 2023
- Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Dương 2023
- Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Bình Dương 2023
- Đề thi vào lớp 10 môn Văn 2023-2024 Hà Nội
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2023 Hà Nội
- Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bắc Ninh 2023
- Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Ninh Bình 2023
- 5. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Lai Châu 2023
- Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Quảng Ngãi 2023-2024
- Đề thi vào lớp 10 môn Văn Lào Cai 2023
- Đề thi vào lớp 10 môn Văn Trà Vinh 2023
- Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Tĩnh 2023
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang 2023
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Nam Định 2023-2024
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hòa Bình 2023
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Phú Yên 2023
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nam 2023
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bạc Liêu 2023
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sóc Trăng 2023
Tổng hợp đề thi vào lớp 10 2023 môn Văn - Kì thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024 đang đến gần. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đọc tổng hợp đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn của 63 tỉnh thành trên toàn quốc giúp các em nắm được cấu trúc đề thi vào lớp 10 môn văn cũng như cách làm bài thi vào lớp 10 môn văn thông qua những đáp án mà Hoatieu chia sẻ. Sau đây là nội dung chi tiết các đề thi vào lớp 10 môn Văn 2023 của 63 tỉnh thành, mời các bạn cùng tham khảo.
Để xem đề thi ngữ văn vào lớp 10 của các tỉnh thành trên toàn quốc, mời các em nhấn vào đường link tương ứng bến dưới.
Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Hà Nội 2023-2024
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thanh Hóa 2023
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hậu Giang 2023
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tiền Giang 2023
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đà Nẵng 2023
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Định 2023
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thừa Thiên Huế 2023
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thái Bình 2023
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bạc Liêu 2023
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hải Phòng 2023
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Thuận 2023
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Cần Thơ 2023
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thái Nguyên 2023
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hưng Yên 2023
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bà Rịa Vũng Tàu 2023
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn An Giang 2023
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lạng Sơn 2023
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Bình 2023
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Tây Ninh môn Văn 2023
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Quảng Trị môn Văn 2023
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 Quảng Trị
Tham khảo đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2022 Quảng Trị
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Nằm trong tiếng nói yêu thương
Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời.
Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi
Hồn thiêng đất nước cũng ngồi bên con.
Tháng ngày con mẹ lớn khôn,
Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông cha,
Đời bao tâm sự thiết tha
Nói trong tiếng nói lòng ta thuở giờ.
(Trích Nằm trong tiếng nói yêu thương - Huy Cận, Trời mỗi ngày tại sáng, NXB Văn học, 1958, tr101)
Câu 1. (1,0 điểm)
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. (1,0 điểm)
Chỉ ra 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3. (1,0 điểm)
Xác định nội dung của đoạn trích trên.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung được gợi ra ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong viec giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc.
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 Quảng Nam
Tham khảo đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2022 Quảng Nam
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(..) Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy, Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả lại cho cô gái. Cô kĩ stừ mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
- Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 187)
Câu 1 (0.75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0.75 điểm). Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn: Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
Câu 3 (1.0 điểm). Qua cách từ biệt, em hiểu gì về tình cảm của cô gái đối với anh thanh niên?
Câu 4 (1.5 điểm). Cuộc chia tay giữa bác họa sĩ và cô kĩ sư với anh thanh niên có thể xem là những kỉ niệm đẹp. Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 dòng) để trả lời câu hỏi:
Những kỉ niệm đẹp có giá trị như thế nào đối với cuộc đời mỗi người?
II. LÀM VĂN (6.0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc.
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao ...
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập Hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 55,56)
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 Sơn La
Tham khảo đề thi vào 10 môn Văn Sơn La 2022
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
Quê hương là vòng tay ấm
con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Quê hương là vàng hoa bí
là hồng tím giậu mồng tơi
là đỏ đôi bờ dâm bụt
màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương có ai không nhớ..
(Trích Bài học đầu cho con, Đỗ Trung Quân, Có hoa cần gặp, NXB Thuận Hóa - Huế, 1991)
Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. (0,75 điểm) Xác định một biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:
“Quê hương là vòng tay ấm
con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
hoa cau rụng trắng ngoài thềm”
Câu 3. (1,0 điểm) Tìm và phân tích ý nghĩa của những hình ảnh diễn tả vẻ đẹp quê hương trong đoạn thơ sau:
“Quê hương là vàng hoa bí
là hồng tím giậu mông tơi
là đỏ đôi bờ dâm bụt
màu hoa sen trắng tinh khôi”
Câu 4. (0,75 điểm) Nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho quê hương.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung của phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết phải trân trọng quê hương nguồn cội.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận hình tượng anh Sáu trong đoạn trích sau:
Những đêm rừng, nằm trên võng, mắt chỉ thấy tấm ni lông nóc, lúc nhớ con anh cứ ân hận sao mình lại đánh con. Nỗi khổ tâm ấy cứ giày vò anh.
[...] Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu.
Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà[13] đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đưa trẻ được quà.
Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc[14], bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sóng lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám – năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – nguỵ, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăn trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.
(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Sơn La môn Văn 2023
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bến Tre 2023
Tham khảo đề thi vào lớp 10 môn Văn Bến Tre 2022
Câu 1. (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích :
Mấu chốt của thành đạt là ở đâu? Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chi nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.
Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng cáp hoàn cảnh ấy có người bị quan, thất vọng, chán nản, thối chí có người lại gồng mình vượt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng lại phải chơi, ăn diện, kết quả học tập rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng có chút tài, nhưng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột. Rốt cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận
(Nguyên Hương Trò chuyện với bạn trẻ
Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2018, tr. 11, 12)
Thực hiện các yêu cầu sau:
a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.
b) Xác định phép liên kết được sử dụng trong phần trích sau:
Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bị quan, thất vọng, chán nản, thổi chỉ có người lại gồng mình vượt qua.
c) Theo tác giả, khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, con người có những cách ứng xử nào?
d) Em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý kiến: thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.
Câu 2. (5,0 điểm)
Em hãy viết bài văn nghị luận, phân tích đoạn thơ sau :
Cả nhu cả chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở, sao lùa nước Hạ Long
Ta hát bài ca gọi cả vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cả như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá
Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Bến Tre môn Văn 2023
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Cao Bằng 2023
Tham khảo Đề thi vào lớp 10 môn Văn Cao Bằng 2022
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn:
... Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bỏng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám – năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trố lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
(Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2005, tr.200) Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của các thành phần biệt lập trong đoạn văn.
Câu 3. (1,0 điểm) Nêu nội dung của đoạn văn.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình.
Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Cao Bằng môn Văn 2023
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Phước 2023
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục, 2017)
Câu 1. Đoạn thơ trên tích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? (1,0 điểm)
Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên. (1,0 điểm)
II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ đoạn thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm.
Câu 2. (5,0 điểm)
Em hãy phân tích vẻ đẹp nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê.
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Phước 2023
Đề thi tuyển sinh lớp 10 2023 môn Văn Vĩnh Phúc
Tham khảo Đề thi tuyển sinh lớp 10 2022 môn Văn Vĩnh Phúc
1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và viết ra tờ giấy thi chữ cái in hoa trước đáp án đúng:
À ra vậy, bây giờ bà mới biết. Té ra nó không nhận ba nó là vì cái vết thẹo, và bà cho nó biết, ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương - bà nhắc lại tội ác mấy thằng Tây ở đồn đầu vàm cho nó nhớ. Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. Sáng hôm sau, nó lại bảo ngoại đưa nó về. Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.198, 199)
Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào?
A. Chuyện người con gái Nam Xương.
B. Làng.
C. Chiếc lược ngà.
D. Lặng lẽ Sa Pa.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A. Tự sự.
B. Nghị luận.
C. Biểu cảm.
D. Miêu tả.
Câu 3. Trong đoạn văn trên, đại từ “nó” dùng để chỉ nhân vật nào?
A. Đản.
B. Thu.
C. Nho
D. Húc.
Câu 4. Phần in đậm trong câu văn “Sáng hôm sau, nó lại bảo ngoại đưa nó về” là thành phần gì trong câu?
A. Chủ ngữ.
B. Vị ngữ.
C. Khởi ngữ.
D. Trạng ngữ.
II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 5. (3,0 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự sẻ chia trong cuộc sống. Trong đoạn văn có một câu văn chứa thành phân biệt lập tình thái. Gạch chân dưới thành phần biệt lập tình thái đó.
Câu 6. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật Phường Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021).
Đáp án đề thi vào lớp 10 2023 môn Văn Vĩnh Phúc
Đề thi vào 10 môn Văn Vĩnh Long 2023
Tham khảo Đề thi vào 10 môn Văn Vĩnh Long 2022
I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người, phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn sẵn sàng sử dụng những làn gió lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng. Ngâm nghĩ kĩ, chúng ta sẽ thấy có những lời khen đã làm thay đổi hắn cuộc đời của một ai đó.
(2) Cách đây nhiều năm, có một cậu bé mười tuổi làm việc trong một xưởng máy ở Naples. Cậu khao khát trở thành một ca sĩ nhưng ông thầy dạy hát đầu tiên của cậu đã dội một gáo nước lạnh vào niềm khao khát này. Ông nói: “Cậu không bao giờ có thể hát được đâu. Cậu chẳng có chất giọng gì hết. Giọng hát của cậu nghe cứ như là tiếng ếch ộp hay ễnh tương kêu”. Thế nhưng, may mắn thay cho cậu bé khi trong đời cậu còn có một người mẹ. Người mẹ thương yêu của cậu tay chỉ là một người đàn bà nhà quê nghèo khó nhưng luôn cổ động, khích lệ cậu. Bà luồn âu yếm bảo rằng bà tin cậu có thể hát được và hát hay [Người mẹ ấy sẵn sàng đi chân đất để tiết kiệm tiền cho cậu đi học nhạc Sự khích lệ của người mẹ không được học hành cao nhưng tràn đầy lòng hi sinh, tình thương và niềm tin tưởng vào con đã làm thay đổi cuộc đời cậu bé, Cậu tên là Enrico Caruso. Sau này, cậu trở thành ca sĩ hát nhạc kịch vĩ đại và nổi tiếng nhất của thời đại.
(Trích từ Khuyến khích người khác, Đắc nhân tâm, Dale Carnegie, NXB Tổng hợp TP.HCM, tr.290)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn (1). (0.5 điểm)
Câu 2: Enrico Caruso trở thành ca sĩ nổi tiếng nhờ vào những điều gì ở mẹ của cậu? (0.5 điểm)
Câu 3: Tác giả so sánh “Lời khen như tia nắng mặt trời (trong câu in đậm) nhằm mục đích gì?
Câu 4: Thế nào là thành phần tinh thái? Đặt 01 câu có thành phần tình thái thể hiện sự hình dung của em về cảm xúc của Enrico Caruso khi nhận được lời khích lệ từ mẹ. (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) phân tích nguyên nhân, hậu quả và đề ra giải phá việc hút thuốc lá của một bộ phận học sinh hiện nay.
Câu 2: (5.0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau, trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
(Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2010, tr.58)
Liên hệ ít nhất 02 câu thơ viết về Bác Hồ của bất kì nhà thơ nào, từ đó nhận xét về tình cảm, thái độ của mọi người dành cho Bác.
Đáp án đề Văn thi vào lớp 10 2023 tỉnh Vĩnh Long
Xem đáp án đề văn vào 10 2023 Vĩnh Long tại đây.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Khánh Hòa 2023
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Khánh Hòa 2023
I. ĐỌC HIỂU:
1. Phương thức biểu đạt chính là: Biểu cảm.
2. Nếu không có bầu trời thì: màu sắc thành vô nghĩa, trái đất không không nhà, trái đất mồ côi.
3.
Câu thơ trên có thể hiểu đôi mắt trẻ thơ chất chứa tương lai, niềm hi vọng của nhân loại. Đôi mắt ấy cũng như những vì sao sáng thắp lên niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai tốt đẹp.
4.
Học sinh lựa chọn thông điệp khiến cuộc sống tốt đẹp hơn và đưa ra lí giải phù hợp.
Gợi ý:
- Thông điệp em muốn đưa ra để có cuộc sống tốt đẹp hơn đó là thế giới không còn chiến tranh.
- Vì: Khi thế giới không còn chiến tranh con người, đặc biệt là trẻ em sẽ được quan tâm và phát triển mọi mặt về y tế, giáo dục. Những trẻ em sẽ được sống trong cuộc sống yên bình, sống trong vòng tay yêu thương của gia đình, thầy cô, bạn bè. ....
II. LÀM VĂN:
Câu 1:
Cách giải:
a. Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn 200 chữ.
b. Yêu cầu nội dung:
* Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Những việc cần làm để xóa bỏ ngăn cách giữa người với người.
* Bàn luận:
- Khoảng cách giữa người với người là gì? Khoảng cách giữa người với người được hiểu là những khoảng trống giữa con người với nhau mà ở đó, con người không tìm được sự tương đồng, tiếng nói chung, sự gần gũi hay sự thông cảm.
- Khoảng cách giữa người với người được tạo ra do đâu?
+ Khoảng cách giữa người với người được tạo ra do sự xa cách về thời gian, không gian.
+ Khoảng cách giữa người với người được tạo ra từ khoảng cách thế hệ.
+ Khoảng cách giữa người với người được tạo ra từ giai cấp, mức sống, địa vị xã hội,...
- Làm thế nào để xóa bỏ khoảng cách giữa người với người?
+ Đối với những người thân yêu, chúng ta hãy cố gắng yêu thương nhiều hơn, cố gắng chia sẻ, cảm thông để xóa đi khoảng cách thế hệ, gắn kết những người thân lại với nhau.
+ Đối với các mối quan hệ xã hội, chúng ta hãy biết cách đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy nghĩ từ đó thấu hiểu và chia sẻ với họ. Điều ấy sẽ giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách giữa người với người
+Con người hãy học cách cho đi yêu thương, đặt cái tôi vị kỉ xuống để thu hẹp khoảng cách giữa con người với nhau. + Biết trân trọng những giá trị tinh thần, không vì vật chất mà có sự phân biệt, xa cách với người khác. + Sống bao dung, tích cực, trân trọng các mối quan hệ trong cuộc sống. Thường xuyên giữ liên lạc với người thân, bạn bè. Không để công việc bận rộn cuốn đi mà quên mất những người xung quanh mình. - Bàn luận mở rộng: + Hiện nay trong cuộc sống có rất nhiều người vì cuộc sống bộn bề mà dần tạo ra khoảng cách giữa những người thân bạn bè. Dần dần sẽ đánh mất những mối quan hệ quý giá. Điều đó sẽ khiến cuộc sống chúng ta trở nên vô vị, tẻ nhạt và không có ý nghĩa.
Câu 2: Cách giải:
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai và nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.
2. Thân bài
* Giới thiệu tình huống truyện
- Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.
- Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động.
Phân tích nhân vật anh thanh niên
- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên:
+Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ.
+ Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu.
+ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh) và => Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình.
- Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người:
+ Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:
• Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng
Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”.
• Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp.
• Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp.
+ Hành động, việc làm đẹp: Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)
+ Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp:
• Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực.
• Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người.
• Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé.
=>Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.
+Anh thanh niên đại diện cho người lao động.
• Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.
• Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.
3. Kết bài
- Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh.
- Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc.
- Nhắc nhở thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Điện Biên 2023
Tham khảo Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Điện Biên 2022
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích, trả lời các câu hỏi:
Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, Tập Một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.5)
a) Tìm các phép liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích.
b) Xác định và chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2. (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ, trả lời các câu hỏi:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
(Trích Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, Tập Một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.72)
a) Xác định thể thơ.
b) Tìm những hình ảnh thiên nhiên cụ thể nói về những gian khổ của người đồng tình,
c) Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu thơ:
Sống như sống như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc...
d) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ về mong muốn của người cha với con trong đoạn thơ.
Câu 3. (5,0 điểm)
Phân tích tâm trạng của nhân vật Phường Định (Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê) trong một lần phá bom và trong trận mưa đá để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật.
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Điện Biên 2023
Câu 1.
a. Các phép liên kết bao gồm:
- Phép thế: Chủ tịch Hồ Chí Minh (1) được thế bằng Người (2).
- Phép lặp: Người, văn hóa (2,3)
b.
- Thành phần biệt lập: Có thể.
- Thành phần tinh thái.
Câu 2.
a.
Thể thơ tự do.
b.
Những hình ảnh thiên nhiên cụ thể nói về gian khổ của người đồng minh: sống, đá, suối, ghềnh, thác.
c.
Học sinh tin các biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng:
- Biện pháp tu từ: So sánh
- Tác dụng: Nhấn mạnh mong muốn của người cha về cách sống của con. Cha mong muốn dù có sống trong gian khổ con cũng luôn giữ cho mình niềm tin và sức sống mãnh liệt.
d.
* Yêu cầu về hình thức:
Viết đoạn văn đảm bảo dung lượng (khoảng từ 5 -7 dòng)
* Yêu cầu về nội dung:
Học sinh trình bày theo ý hiệu của mình đảm bảo những nội dung sau:
- Mong muốn của người cha đối với con:
+ Thủy chung với quê hương, dù quê hương nghèo đói: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung khống chế thung nghèo đói”. Ở đây, ý thơ không chỉ là lời cha nói với con mà đã được mở rộng như lời gửi trao thế hệ.
+ Luôn giữ cho mình niềm tin và sức sống mãnh liệt: “Sống như sônn như suối/ Lên thác xuống gềnh không lo cực nhọc”. Y Phương đã dùng cách diễn đạt của người miền núi: dùng những hình ảnh cụ thể như sông, đá, suối, ghềnh, thác cùng câu thành ngữ “lên thác xuống nghềnh” để nói về cuộc sống đầy gian nan, vất vả và đồng thời cũng khẳng định nghị lực, tâm hồn phóng khoáng, mạnh mẽ, mát lành như sống như suối của người đồng mình.
Câu 3.
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, nhân vật Phương Định,
- Giới thiệu vấn đề nghị luận:
+ Phương Định trong một lần phá bom.
+ Phương Định trong một cơn mưa đá.
2. Thân bài
a. Tâm trạng Phương Định trong một lần phá bom
- Tâm trạng của Phương Định khi đến gần quả bom.
+ Không gian xung quanh: Thật yên tĩnh đến nỗi nhìn khói đen từ xa cũng đáng sợ => khung cảnh ác liệt, đáng
+ Phương Định vẫn kiên định, không sợ hãi.
Khi thực hiện nhiệm vụ gỡ bom: Mọi việc chị làm đều rất tỉ mỉ đặc biệt là mọi cảm xúc của Phương Định đều được mài dũa. “Đôi khi lưới của một cái xẻng đập vào một quả bom và một âm thanh sắc nhọn xuyên qua da tôi. Tôi run rẩy và chợt hiểu tại sao mình lại làm như vậy. Chậm quá. Nhanh lên một chút! Vỏ bom nóng là dấu hiệu của sức khỏe không tốt”.
- Chờ bom nổ:
+ Sự chờ đợi nghẹt thở, tiếng kim giây chạm vào con số vĩnh cửu, tưởng chừng chết đi sống lại những lờ mờ điều quan trọng đối với cô là mìn nổ, hay bom nổ thì làm thế nào để min sáng một giây
+ Thời gian chờ đợi bom nổ làm nổi bật lòng dũng cảm, sự kiên định của cái gái xung phong Phương Định.
- Khi bom nổ: Đồng đội bị thương, nhưng Phương Định vẫn đầy dũng cảm, kiên cường và dũng khí.
b. Tâm trạng Phương Định trong một cơn mưa đá
- Niềm vui thích khi cơn mưa đá tới:Cơn mưa đá đến bất ngờ “lanh canh gõ trên nóc hầm”, khi Phương Định thấy “đau, ướt ở trên má”. Nó đã mang tới cho cô niềm vui trọn vẹn, xoá nhoà những phút giây mệt mỏi, căng thẳng ở nơi chiến trường.
- Sự tiếc nuối khi cơn mưa qua đi: Cơn mưa “tạnh rất nhanh như khi mưa đến” để lại trong lòng Phương Định niềm tiếc nuối vô bờ.
- Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ những kỉ niệm thơ ấu:
+ Cơn mưa qua đi là lúc Phương Định nhớ về quê hương của mình.
+ Nỗi nhớ của cô mơ hồ, mờ nhạt “hình như, cái gì đấy”
=>Phương Định là cô gái ngây thơ, trong sáng, với những rung cảm rất nhẹ nhàng, tinh tế trong tâm hồn.
c. Nhận xét
- Qua hai tình huống trên, tác giả cho thấy một Phương Định vừa dũng cảm, kiên cường nhưng đồng thời cũng vẫn còn giữ những nét hồn nhiên, ngây thơ và một tâm hồn nhạy cảm, tinh thế.
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật rất tinh tế: tâm trạng vui vẻ khi cơn mưa tới, nuối tiếc khi cơn mưa quá và nhớ về quá khứ.
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề."
Đáp án đề Văn thi vào lớp 10 2023 Quảng Ninh
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Ninh 2023
Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Ninh 2022 xem Tại đây.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Dương 2023
I. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tuổi thiếu niên là tuổi của tước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đỏ, hoặc sẽ thảm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đỏ dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng, để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.
(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh).
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0.5 điểm)
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả nêu quan điểm về tuổi thiếu niên như thế nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau và nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy: “Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình đài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai.".(1.0 điểm)
Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến để trưởng thành, những thử thách [...] bao giờ cũng là điều cần thiế" không? Vì sao? (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ quan điểm “Tuổi thiếu niên là tuổi của lớc mơ và hoài bão" được nêu trong phần Đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng15 dòng) trình bày suy nghĩ về những việc bản thân cần làm để đạt được ước mơ.
Câu 2 (5.0 điểm)
Phân tích diễn biến tâm lý, hành động của nhân vật bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 195 - 200).
Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Bình Dương 2023
I. ĐỌC HIỂU:
1.
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
2.
Tác giả đã nêu quan điểm về tuổi thiếu niên là: đây là tuổi của ước mơ và hoài bão.
3.
- Biện pháp tu từ được sử dụng là: ẩn dụ (hoa hồng, chông gai)
- Tác dụng:
+ Hình ảnh ẩn dụ giúp câu văn giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm và tác động mạnh mẽ đến người đọc.
+ Sử dụng hình ảnh ẩn dụ tác giả cũng cho thấy trên hành tinh cuộc đời ta sẽ trải qua những hạnh phúc, thành công (hoa hồng) nhưng cũng sẽ gặp phải không ít vấp ngã khổ đau, thất bại (chông gai).
4.
Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân và có những lí giải phù hợp.
Gợi ý.
- Đồng ý với quan điểm của tác giả: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.
- Vì:
+ Thử thách sẽ giúp ta không ngừng khôn lớn, thấy được những khả năng vượt trội của bản thân.
+ Thất bại sẽ giúp ta tích lũy kinh nghiệm.
=> Từ những thử thách, thất bại ấy con người sẽ ngày càng thành thục hơn, trưởng thành hơn, sâu sắc hơn. Và cũng từ những thất bại ấy, tất yếu đến một ngày bạn sẽ chạm đến thành công.
II. LÀM VĂN:
Câu 1.
1. Nêu vấn đề: Những việc bản thân cần làm để đạt được ước mơ.
2. Giải thích:
- Ước mơ: Là những dự định, hoài bão, mục tiêu mà con người luôn mong muốn đạt được trong cuộc đời của chính mình. Nó là những khát vọng mà con người luôn lấy đó làm mục đích để cố gắng nỗ lực.
=> Tuổi trẻ là tuổi của những ước mơ và hoài bão của những mục tiêu lý tưởng lớn lao. Điều đó khiến cuộc sống của con người trở nên có ý nghĩa hơn. Để đạt được ước mơ, con người ngoài đề ra mục đích còn cần có những hành động cụ thể để hiện thực hóa ước mơ của mình.
3. Bàn luận
- Để hiện thực hóa ước mơ con người trước hết phải xác định ước mơ, mục đích, lý tưởng đúng đắn, rõ ràng.
- Vạch rõ kế hoạch, các bước tiến đến việc hiện thực hóa ước mơ.
- Cố gắng rèn luyện, học hỏi để có thêm kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm phục vụ cho việc chinh phục ước mơ.
Khi gặp khó khăn, thất bại không lùi bước. Có ý chí, kiên định đến cùng không nản chí. - Luôn giữ vững ngọn lửa đam mê trong tâm hồn. 4. Rút ra bài học liên hệ: - Phê phán những người sống không có ước mơ, lý tưởng hoặc có ước mơ lý tưởng nhưng lại không có hành động để biến ước mơ thành hiện thực. - Theo đuổi ước mơ, hoài bão nhưng không được quên đi những giá trị hạnh phúc bình dị đời thường, cần có sự cân bằng giữa việc theo đuổi ước mơ và tìm sự bình yên trong tâm hồn.
Câu 2.
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng, tác phẩm Chiếc lược ngà.
- Giới thiệu nhân vật bé Thu.
2. Thân bài
- Qua những hành động cũng như tâm lí của bé Thu trong những ngày ngắn ngủi gặp cha đã bộc lộ tính cách cũng như tình yêu thương ba sâu sắc của bé Thu.
a)Trước khi bé Thu nhận ông Sáu là ba:
-Là cô bé sinh ra và lớn lên trong chiến tranh nên trong suốt 8 năm trời cô bé không được gặp ba. Cô chỉ biết mặt ba qua một tấm ảnh ba chụp chung với má.
- Những tưởng ngày đoàn viên sau 8 năm xa cách phải đầy mừng tủi, hạnh phúc nhưng cô bé lại thể hiện 1 thái độ khác thường:
+Trước sự xúc động của ông Sáu, ba bé Thu thì cô bé ngạc nhiên, hoảng sợ, mặt tái đi, bỏ chạy, cầu cứu má.
+Những ngày sau đó dù ông dành hết thời gian bên con, yêu thương, chăm sóc nhưng bé Thu vẫn lạnh nhạt, xa lánh thậm chí bướng bỉnh, ngang ngạnh cự tuyệt ông:
+ Cô bé không chịu gọi ông là cha. Những lúc phải nói với ông nó chỉ gọi trống không, bất chấp sự trách móc của mẹ.
+ Lúc khó khăn, nguy cấp khi phải chắt nước nồi cơm vừa to, vừa nặng quá sức mình con bé cũng không chịu nhờ ông Sáu. Nó tự xoay sở để không phải gọi ông là ba.
+ Cô bé còn từ chối sự chăm sóc của ông rất quyết liệt. Nó hất miếng trứng cá ông gắp cho ra khỏi bát làm đồ cả cơm.
+ Lúc ông Sáu không kìm được nỗi đau khổ nên phạt bé Thu, con bé ngay lập tức bỏ sang nhà bà ngoại.
=>Miêu tả thái độ, hành động khác thường của con bé, tác giả đã:
+ Tái hiện được hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
+Cho thấy bé Thu hồn nhiên nhưng cũng bướng bỉnh, cá tính. Cô không nhận ông Sáu là ba vì trên mặt ông có vết sẹo, không giống với người ba của cô bé trên tấm hình suốt 8 năm nay.
+Đặc biệt, cách chối từ tình cảm của ông Sáu chính là cách bé Thu thể hiện tình yêu thương thắm thiết giành cho cha mình.
b.Khi bé Thu nhận ông Sáu là ba:
- Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã trở về nhà trong sáng ngày ông Sáu lên đường về đơn vị. Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người.
+Nó cau có, bướng bỉnh mà buồn rầu và nghĩ ngợi sâu xa.
+Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba đôi mắt nó bỗng xôn xao. Đó là cái xôn xao của sự đồng cảm, Bé Thu nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba mình.
+Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt con bé mới cất lên tiếng gọi ba xé lòng
Tiếng gọi bị kìm nén suốt 8 năm.
Tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết.
+Không chỉ vậy, nó xô đến ôm chặt lấy ba, hôn ba, hôn lên vết thẹo:
Con bé muốn giữ chặt ba, không cho ba đi. Nó lo sợ ba sẽ đi mất.
Nó muốn bày tỏ tất cả tình yêu của mình dành cho ba. ->Trong khoảnh khắc, mọi khoảng cách với ba bị xóa bỏ. Cô bé không dấu diếm sự gắn bó và tình cảm của mình dành cho ba -> khiến mọi người xúc động. >Miêu tả biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả đã 1 lần nữa tô đậm tình yêu ba tha thiết. Khi lạnh nhạt cũng như khi quấn quýt, bé Thụ đều hướng đến ba mình. ->Qua đó, ta thấy bé Thu gan góc, bướng bỉnh nhưng rất giàu tình cảm và dễ xúc động.
3. Kết bài:
- Nội dung: Câu chuyện đã tái hiện thành công tình yêu cha sâu sắc của bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Từ đó, tác giả cho thấy sự tàn bạo của chiến tranh, những bi kịch cùng tình cảm gia đình đẹp đẽ trong thời chiến.
- Nghệ thuật:
+Tình huống truyện bất ngờ, độc đáo, éo le.
+Phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.
+Lối kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc.
+Hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi.
Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Dương 2022 xem Tại đây.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn 2023-2024 Hà Nội
Tham khảo đề văn vào 10 hà Nội 2022
Phần 1(6,0 điểm)
Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Chính Hữu và thơ ca kháng chiến chống Pháp. Mở đầu bài thơ, tác giả viết:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
(Ngữ Văn 9 tập 1, NXB Giáo Dục Việt Nam 2020)
1. Ghi lại năm sáng tác bài thơ Đồng Chí. Tác phẩm này được in trong tập thơ nào của Chính Hữu?
2. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết và sâu ghép. (Gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và câu ghép).
3. Đoạn cuối bài thơ có một hình anh giản dị mà giàu sức gợi:
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Hình ảnh thơ đó giúp em hiểu gì về vẻ đẹp của những anh Bộ đội cụ Hồ.
Phần II (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Người ta kể rằng có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-met-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10. 000 đôla. Nhiều người cho Xten-met-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-met-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đôla. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá 9 999 đô la". Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi.”
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)
1. Theo em, vì sao Xten-mét-xơ cho rằng "vạch một đường thẳng" có giá 1 đôla nhưng tìm ra "chỗ để vạch đúng đường ấy lại có giá 9999 đôla”.
2. Dựa vào đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người?
Ghi chú:
Điểm phần 1:
1 (4.0 điểm); 2 (4,0 điểm); 3(2,0 điểm)
Điềm phần II:
1(2,5 điểm); 2 (2.5 điểm)
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2023 Hà Nội
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bắc Ninh 2023
Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bắc Ninh 2023 xem Tại đây.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Ninh Bình 2023
PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
SEA Games 31 đã khép lại trong khúc hoan ca, không chỉ với chủ nhà Việt Nam mà cả 11 quốc gia Đông Nam Á, cùng nhau toả sáng, mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới sau giai đoạn chống chọi với đại dịch Covid- 19.
Trước khi SEA Games 31 khởi tranh, mục tiêu của Đoàn thể thao Việt Nam là giành 140 Huy chương Vàng. Kết thúc đại hội, chúng ta giành tới 205 Huy chương Vàng, bỏ xa Thái Lan ở vị trí thứ 2 với khoảng cách 113 Huy chương Vàng. Con số này cho thấy, thể thao Việt Nam vượt trội so với những đối thủ mạnh trong khu vực và đây là điều bất ngờ. Nhiều vận động viên ở những môn trước đây không được dự SEA Games đã thi đấu nỗ lực để có thành tích. Nhiều đội tuyển đã thi đấu xuất thần, vượt xa chỉ tiêu Huy chương Vàng đặt ra trước đại hội.
(...)
SEA Games 31 diễn ra trong điều kiện rất khó, cả về kinh tế và giai đoạn mới của đại dịch Covid- 19. Tuy nhiên, công tâm nói rằng, SEA Games 31 đã thành công rực rỡ. Các đoàn quốc tế đánh giá cao Việt Nam từ giai đoạn xây dựng nội dung thi đấu, bảo đảm sự hài hoà giữa các môn Olympic và đặc thù, thể hiện được bản sắc chủ nhà nhưng vẫn mang đến cơ hội cho các quốc gia trong khu vực toả sáng...
Như phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, SEA Games 31 làm cho chúng ta tiến lại gần nhau hơn, đoàn kết hơn, nỗ lực hơn, quyết tâm hơn, hành động quyết liệt hơn, vượt lên tất cả khó khăn, thách thức vì tình yêu thể thao cao thượng...
Và cũng cần phải nhắc đến, đó là các địa điểm thi đấu đều đầy ắp khán giả vì một nền thể thao lành mạnh. Rất nhiều hãng thông tấn nước ngoài tuy không phải lần đầu chứng kiến vẫn sửng sốt với biển người trong cờ đỏ sao vàng ăn mừng chiến thắng, kết thành một khối thống nhất. Những hình ảnh ấn tượng đó một lần nữa khẳng định về một đất nước Việt Nam thân thiện, mến khách, về tình yêu nước nồng nàn, sự đoàn kết, nắm tay nhau vượt qua khó khăn của dân tộc Việt Nam.
(Hội tụ để toả sáng, Quang Minh, Báo Giáo dục và Thời đại, số 124, Thứ Tư, ngày 25/05/2022, tr.12)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm): Theo đoạn trích, rất nhiều hãng thông tấn nước ngoài đã sửng sốt với hình ảnh nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao tác giả bài viết cho rằng: SEA Games 31 đã khép lại trong khúc hoan ca?
Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị hãy nêu 02 việc cần làm để thể hiện tình yêu thể thao chân chính.
Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Ninh Bình 2023 xem Tại đây.
5. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Lai Châu 2023
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Trích SGK, Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ đó.
Câu 2. (1,0 điểm) Nhan đề bài thơ được cấu tạo bởi những từ loại nào? Từ đó, cho biết ý nghĩa nhan đề của bài thơ trên,
Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ dưới đây:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời” .
Câu 4. (1,0 điểm) Chúng ta đang sống trong những ngày tháng vô cùng khó khăn khi phải chiến đấu với dịch bệnh COVID-19, đoạn thơ trên gợi cho em những tình cảm gì về ý nghĩa cuộc sống, về khát vọng cống hiến của mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước?
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết
Câu 2. (4,0 điểm)
Phân tích tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong văn bản "Làng” của Kim Lân.
Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Lai Châu 2023 xem Tại đây.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Quảng Ngãi 2023-2024
Xem đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Quảng Ngãi 2023
Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Ngãi 2023 xem Tại đây.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Lào Cai 2023
Tham khảo Đề thi vào lớp 10 môn Văn Lào Cai 2022
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêucầu
“Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đang ở độ tuổi nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kĩ năng quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như: “Tại sao…?” Tại sao không…?” và thử tự tìm các câu trả lời hay sự trợ giúp của những người quen biết. Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!”. Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới.
Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy đọc sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có những sở thích như khiêu vũ, chơi đàn, hội họa hay tập luyện một bộ môn thể thao. Dù bạn chọn cho mình một bộ môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi. Đừng chỉ “chạm đến một lần rồi bỏ xó”. Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần cá tính của bạn. Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân. Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn”
(Trích Tìm kiếm niềm đam mê, Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới, Nhà xuất bản Thế giới, 2017, tr 17, 18)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, chúng ta sẽ có lợi ích gì khi “nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học”?
Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu thế nào là “phá vỡ các giới hạn của nhận thức”?
Câu 4 (1,0 điểm). Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ đoạn trích trên?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về cách để nâng cao kiến thức cho bản thân.
Câu 2 (5,0 điểm).
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
(Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương, SGK Ngữ văn 9, tập 2, tr.58, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2019)
Từ đó, nhận xét về tình cảm của nhân dân Việt Nam dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đề 2021
Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Lào Cai 2023 xem Tại đây.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Trà Vinh 2023
Xem đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Trà Vinh 2023
Đề thi văn vào lớp 10 Trà Vinh 2021
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Thí sinh đọc đoạn trích dưới đây và chọn một trong hai đề:
[1] Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp nhứng hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị... và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường.
[2] Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít "tác dụng phụ". Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành "anh hùng bàn phím"..., khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buông khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thu với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như bóng đá, nhảy dây,... - những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu thì chỉ biết đến facbook, đăng story,... Hay là tình trạng giới trẻ "ôm" điện thoại đến tận khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất là tâm hồn.
(Theo Thu Phương, Baomoi.com)
Đề 1:
Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phép liên kết về hình thức và từ ngữ liên kết giữa các câu trong đoạn văn [1]
Câu 2. (1.0 điểm). Chỉ ra và cho biết tên của thành phần phụ trong câu: Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi.
Câu 3 (1.0 điểm). Hay là tình trạng giới trẻ "ôm" điện thoại đến tận khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất là tâm hồn.
Trong câu văn trên, từ "ôm" được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy giải thích nghĩa của từ đó.
Đề 2:
Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phép liên kết về hình thức và từ ngữ liên kết giữa đoạn văn [1] và đoạn văn [2].
Câu 2. (1.0 điểm). Tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu sau:
Thật đáng buông khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thu với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như bóng đá, nhảy dây,... - những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ.
Câu 3 (1.0 điểm). Kể tên một trong những phép tu từ và chỉ ra các từ ngữ thể hiện phép tu từ đó trong câu: Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành "anh hùng bàn phím"..., khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người.
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Thí sinh thực hiện tất cả các câu sau:
Câu 1 (2.0 điểm). Theo em, sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) như thế nào là hợp lý? Hãy viết một đoạn văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đó.
Câu 2 (5.0 điểm). Cảm nhận của em về tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Từ đó thấy được "Tấm lòng của người cha là một tuyệt tác của tạo hóa" (Abbe'Pre'vost)
Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Trà Vinh 2023 xem Tại đây.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Tĩnh 2023
Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Tĩnh 2023 xem Tại đây.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang 2023
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang 2022
Câu 1 (3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích rích chim sâu trong lá
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chủ bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế, sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.
(Nói với em, Vũ Quần Phương, Thơ chọn với lời bình, NXB Giáo dục, 2002, tr.47)
a. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
b. Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu thơ cuối bài.
C. Phân tích tác dụng của việc lặp lại cấu trúc giả định Nếu nhắm mắt... sẽ được... trong hai khổ thơ đâu của bài thơ.
d. Em rút ra được những bài học nào từ bài thơ?
Câu 2 (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của ước mơ trong cuộc Sống con người.
Câu 3 (5,0 điểm).
Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau: Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chỉ việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khô thế đấy, chỉ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát.
Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng, Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toé, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lại phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: "Đây, bác cũng chẳng thèm người là gì?”.
Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đang đua khe khẽ, nói:
Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.
- Quê anh ở đâu thế? – Họa sĩ hỏi.
- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. [...] Ơ, bác về cháu đấy ư? Không không, đừng vẽ cháu, cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác về hơn.
(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 185)
Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bắc Giang 2023 xem Tại đây.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Nam Định 2023-2024
Đang cập nhật...
Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Nam Định 2023 xem Tại đây.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hòa Bình 2023
Xem đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hòa Bình 2023
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ
NĂM HỌC 2022 - 2023
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH)
Ngày thi: 04 tháng 6 năm 2022 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang, gồm 03 câu.
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
Sự tập trung không đồng nghĩa với việc bạn nỗ lực hết mình cho công việc đang thực hiện mà không bị chi phối bởi bất kỳ hành động nào khác. Sự tập trung giúp con người giữ được kiên định trên con đường theo đuổi mục tiêu cuối cùng. Hãy tập trung hết mình vào công việc, thành công sẽ đến với bạn đúng như bán mong muốn.
Tập trung không chỉ là phẩm chất cần có khi bạn bắt tay vào công việc nào đó mà nó còn tỏ ra hữu dụng trong chính bản thân mỗi người. Nhận ra năng lực của bản thân và tập trung hành động, nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực, là điều kiện cơ bản để xây dựng một cuộc sống hạnh phúc đủ đầy.
Hãy lên kế hoạch cho cuộc sống của bạn và tập trung thực hiện nó. Hãy hành động để mỗi phút giây trong đời bạn đều trôi qua trong sự hữu ích. Chắc chắn khi hoàn tất công việc, bạn sẽ được nếm trải cảm giác tuyệt vời, đầy ý nghĩa.”
(Không gì là không thể, George Matthew Adams, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh)
Thực hiện các yêu cầu sau:
a. (0,5 điểm) Xác định phép liên kết trong văn bản trên.
b. (0,5 điểm) Theo tác giả, sự tập trung đồng nghĩa với điều gì?
c. (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về câu: “Sự tập trung giúp con người giữ được kiên định trên con đường theo đuổi mục tiêu cuối cùng”?
d. (1,0 điểm) Em có đồng ý với quan điểm: “Hãy hành động để mỗi phút giây trong đời bạn đều trôi qua trong sự hữu ích.” không? Vì sao?
Câu 2. (2,0 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng) để trả lời câu hỏi: Bạn cần phải làm gì để tập trung vào việc học tập?
Câu 3. (5,0 điểm)
- "Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số 1 phân oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến" (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, trang 51).
- Phân tích nhân vật Vũ Nương trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ để làm sáng tỏ nhận định trên.
Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hòa Bình 2023 xem Tại đây.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Phú Yên 2023
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Bản chất của học vấn phụ thuộc vào khả năng ứng dụng. Có học vấn mà không ứng dụng được vào cuộc sống thực tế thì chẳng khác gì vô học. [...]
Theo như suy nghĩ của tôi, bản chất thật sự của học vấn là phải động não suy nghĩ, chứ không phải chỉ là đọc sách một cách đơn thuần.
Để ứng dụng sống động suy nghĩ đó vào cuộc sống thực tế thì cần phải biết trù tính, lo liệu. Tức là phải quan sát sự vật. Phải suy đoán đạo lí của sự vật. Phải đưa ra chính kiến, cách nghĩ cách làm của bản thân mình. Ngoài ra, đương nhiên là còn phải đọc sách, phải viết sách. Phải nói lên ý kiến của mình cho người ta nghe. Phải tranh luận. Biết vận dụng tổng hợp các biện pháp như vậy thì mới được gọi là nghiên cứu học vấn.
Quan sát sự vật, suy luận, đọc sách là cách để tích lũy tri thức. Bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức. Viết, diễn thuyết là cách để mở rộng tri thức.
(Fukuzawa Yukichi, Khuyến học, Người dịch: Phạm Hữu Lợi, NXB Thế Giới, 2018, trang 167-168)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, “bản chất thật sự của học vấn” là gì?
Câu 3. Theo em, vì sao tác giả khuyên mọi người phải đọc sách?
Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến “có học vấn mà không ứng dụng được vào cuộc sống thực tế thì chẳng khác gì vô học” không? Vì sao?"
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) bàn về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức.
Câu 2 (4 điểm):
Phân tích đoạn thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
(Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương, Ngữ văn 7, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, trang 58-59)
Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Phú Yên 2023 xem Tại đây.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nam 2023
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.56)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản.
Câu 2. Trong đoạn trích, những hình ảnh nào thể hiện ước nguyện của nhà thơ?
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao? Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 5-7 dòng.
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa sự cống hiến.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ. Từ đó, hãy nhận xét tình cảm của nhà văn dành cho nhân vật..
Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Nam 2023 xem Tại đây.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bạc Liêu 2023
Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bạc Liêu 2023 xem Tại đây.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sóc Trăng 2023
I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Sức khoẻ là một nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới cuộc sống của chúng ta. Không có sức khoẻ, mọi tiền bạc, của cải trên thế giới này đều vô giá trị. Có sức khoẻ không có nghĩa chỉ là không có bệnh tật hay ốm yếu, mà nó còn bao hàm sự lành mạnh về thể chất, cảm xúc, quan hệ xã hội và tâm lí. Thậm chí chỉ một chút biểu hiện mơ hồ của sự bất mãn cũng được coi là không hoàn toàn khỏe mạnh. Những người thành công ý thức rất rõ rằng sức khoẻ liên quan đến năng lực thể chất, tinh thần và cảm xúc của mỗi người, mỗi yếu tố đó đều tác động đến sự thành công của chúng ta. Có thể cơ thể chúng ta hoàn toàn khoẻ mạnh, nhưng tâm tria chúng ta có sự dao động và do dự, chúng ta sẽ thất bại trong những cuộc đấu có tính cạnh tranh cao như: thế thao, kinh doanh, hay tình huống đòi hỏi sự quyết đoán cao.
(Trích Những bậc thầy thành công, IVAN R.MISNER, PH,D; DON MORGAN, MÀ, Nguyễn Trà, Kim Dung dịch, NXB Lao động - Xã hội, 2014, tr.188)
Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào (miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận, thuyết minh)?
Câu 2 (0,5 điểm). Theo văn bản, người như thế nào là người có sức khoẻ?
Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về câu nói: Không có sức khoẻ, mọi tiền bạc, của cải trên thế giới này đều vô giá trị?
Câu 4 (1,0 điểm). Em có đồng tình với quan điểm: Có thể cơ thể chúng ta hoàn toàn khoẻ mạnh, nhưng tâm trí chúng ta có sự dao động và do dự, chúng ta sẽ thất bại trong những cuộc đấu có tính cạnh tranh cao như: thể thao, kinh doanh, hay tình huống đòi hỏi sự quyết đoán cao không? Vì sao?
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn nghị luận (độ dài khoảng 200 chữ) về cách bảo vệ sức khoẻ trong đại dịch Covid-19.
Câu 2 (5,0 điểm):
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít, ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng là một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu nhìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tối, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái, đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xẻ không khí, lao và rít vô hình trên đầu.
Tôi phủi áo, căng mắt nhìn qua khỏi và chạy theo chị Thao. Muốn xuống chờ Nho để đi về hang, chị Thao phải qua chỗ tôi. Chị cười, răng trắng, vết sẹo bóng lên, mành dù bay trên lưng, chị lao lên trước tôi. Gió cố tình giật mảnh dù trên lưng chị, nhưng không giật nổi.
Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị. Nhưng chị vùng ra, mắt mở to, mờ trắng đi như không còn sự sống. Sao vậy? Tôi không hiểu. Chị kéo luôn tay tôi, sà xuống mô đất. Vâng, một mô đất nhỏ, hơi dài, phủ đầy thuốc bom màu xám,
- Nho, bị thương ở chỗ nào? Bị ở đâu, em?
Chị nghẹn ngào, không nước mắt. Tôi moi đất, để Nho đặt lên đùi mình. Màu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra, ngấm xuống đất. Nó không giống cái que kem trắng của tôi khi nãy nữa. Da xanh đi, mắt nhằm nghiền, quần áo đầy bụi. Quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm nó nắp bị sập.
Thế đấy!
Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho, Nho lim dim mắt, dễ chịu. Có lẽ không đau lắm. Chị Thao luẩn quẩn bên ngoài, lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc. Chị ấy sợ máu.
(Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 18)
Cảm nhận của em về các nhân vật trong đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với bản thân về trách nhiệm đối với đất nước.
Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Sóc Trăng 2023 xem Tại đây.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Bùi Linh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Môn thi thứ 4 vào lớp 10 năm 2024-2025
(Mới nhất) Cách tính điểm thi vào lớp 10 năm 2024 - 2025
Tuyển tập đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh TP HCM pdf 2023
Tỉ lệ chọi vào lớp 10 năm 2024 Hà Nội
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán Nghệ An 2024
Lịch thi vào lớp 10 2023
Tổng hợp đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán TP HCM 2023
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Học tập
Cảm nhận cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Đọc hiểu Chuyện nàng Thúy Tiêu
(Ngắn gọn) Soạn bài Trưa tha hương
Đáp án đề tham khảo Ngữ văn vào 10 TP HCM 2024-2025
Soạn bài Tự trào (Chuẩn + ngắn gọn)
(Siêu hay) Viết đoạn văn chúc mừng bạn vừa đạt được kết quả tốt trong học tập (hoặc hoạt động văn nghệ, thể thao)