(Mới nhất) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sơn La 2024
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2024 Sơn La
- 1. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sơn La 2024-2025
- 2. Đề thi vào 10 môn văn sơn La 2024
- 3. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Sơn La 2023
- 4. Đề thi vào 10 môn Văn Sơn La 2023
- 5. Đề thi vào 10 môn Văn Sơn La 2022
- 6. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sơn La 2022
- 7. Đề thi vào 10 môn Văn Sơn La 2021
- 8. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Văn tỉnh Sơn La
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sơn La - Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sơn La 2024-2025 cùng với gợi ý đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Sơn La 2024 sẽ được Hoatieu cập nhật liên tục trong bài viết này, mời các bạn chú ý đón xem.
Hôm nay ngày 1/6/2024 các thí sinh lớp 9 trên địa bàn tỉnh Sơn La đã chính thức bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025. Theo đó, trong buổi sáng ngày hôm nay các em sẽ bắt đầu làm bài thi môn Ngữ văn. Trong kì thi vào lớp 10 năm 2024 tỉnh Sơn La tổ chức thi 3 môn bắt buộc đối với các học sinh thi vào THPT công lập bao gồm Toán, Ngữ văn và tiếng Anh. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi vào 10 môn Văn Sơn La 2024, mời các em cùng theo dõi.
1. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sơn La 2024-2025
Đáp án đề Văn vào 10 Sơn La 2024 đang được các thầy cô giải. Các em ấn F5 liên tục để cập nhật đáp án mới nhất...
2. Đề thi vào 10 môn văn sơn La 2024
3. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Sơn La 2023
II. LÀM VĂN (7.0 điểm):
Câu 1 (2.0 điểm):
a. Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề: Tình yêu thương của cha mẹ có thể là động lực nhưng cũng có thể là áp lực cho con cái.
b. Thân đoạn:
* Giải thích vấn đề:
- Tình yêu thương là sự quan tâm, chăm sóc đối với những người xung quanh.
- Động lực là những nhân tố thúc đẩy mỗi cá nhân cố gắng, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ của mình để đạt mục tiêu đã đã đề ra.
- Áp lực là những yếu tố khiến con người sống trong sự đè nén, mệt mỏi khiến trạng thái tinh thần con người rơi vào tình trạng tồi tệ nhất.
=> Tình yêu thương của cha mẹ là sự quan tâm, chăm sóc đôi khi là sự kì vọng vào con cái. Điều đó có thể tạo cho con động lực để phát triển, hoàn thiện nhưng cũng có thể vô hình tạo ra những áp lực cho con cái.
* Bàn luận vấn đề:
- Tình yêu thương của cha mẹ tạo động lực cho con cái.
+ Tình yêu thương của cha mẹ khiến con cái cảm thấy vững vàng hơn, an tâm hơn.
+ Tình yêu thương của cha mẹ khiên con cái có cảm giác được động viên, khích lệ từ đó tạo động lực cố gắng, phấn đấu tốt hơn.
+ Tình yêu thương đôi khi là điểm tựa, là nơi xoa dịu những lúc con gặp khó khăn.
- Tình yêu thương của cha mẹ vô tình tạo áp lực cho con.
+ Tình yêu thương đôi khi tạo ra những kì vọng vượt năng lực của con gây nên áp lực cho con.
+ Tình yêu thương quá lớn đôi khi tạo ra sự kiểm soát, áp đặt cho con khiến con cảm thấy áp lực, ngột ngạt.
* Bàn luận mở rộng.
- Con cái cần học cách đón nhận và trân trọng tình yêu thương của cha mẹ.
- Cha mẹ cũng cần học cách yêu thương con sao cho đúng.
* Liên hệ bản thân.
c. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề
Câu 2 (5.0 điểm):
Cách giải:
1. Mở bài:
- Giới thiệu vài nét về tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa.
- Hoàn cảnh bài thơ ra đời
- Khái quát nội dung chính của đoạn thơ: Suy ngẫm về cuộc đời bà và bếp lửa.
2. Thân bài:
a. Phân tích đoạn trích - Suy ngẫm về cuộc đời bà và bếp lửa.
– Giữa tro tàn, giữa đau thương bà lại nhóm lửa, bà vẫn nhóm lửa. Bếp lửa ân cần, ấm cúng,
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chửa niềm tin dai dẳng”
- Từ hình ảnh tả thực “Bếp lửa bà nhen” mỗi sớm, tác giả đã khóe léo chuyển thành hình ảnh “ngọn lửa” ngọn lửa tỏa sáng câu thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ. Đến đây, bếp lửa bà nhen không còn là bếp lửa thông thường trong mỗi gian bếp bởi nó chứa ngọn lửa của lòng bà, ngọn lửa của tình yêu thương và đức tin trong sáng, mãnh liệt. Từ ngọn lửa của lòng bà đã nhóm lên trong cháu tình yêu thương, niềm tin vào một ngày mai chiến thắng.
- Bà chính là người nhóm lửa và giữ lửa – ngọn lửa niềm tin và hy vọng. – Suốt một đời lận đận, vất vả, bà đã và vẫn đang làm công việc nhóm lửa:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”
+ Từ láy “lận đận” với điệp từ “nắng mưa” nhấn mạnh cháu chưa từng và chẳng thể nào quên cuộc đời bà, một cuộc đời đầy lo toan, vất vả.
+ Khôn lớn trưởng thành, cháu càng thấu hiểu những ý nghĩa cao cả, thiêng liêng từ một rất đỗi bình dị của bà: nhóm lửa. Điệp từ nhóm điệp lại 4 lần với hai lớp nghĩa. Bà đã làm công việc khởi đầu của một ngày: nhóm bếp lửa mỗi sớm mai và làm công việc khởi đầu của một đời, đó 1 những tình cảm cao quý. Từ “nhóm” thứ nhất hiểu theo nghĩa thực: thắp lên ngọn lửa trong gian bếp để sưởi ấm, để nấu chín thức ăn.... Ba từ “nhóm” sau được hiểu theo nghĩa ẩn dụ: bà truyền cho cháu tình yêu thương ruột thịt, tình đoàn kết chia sẻ xóm làng và đặc biệt hơn bà đã khơi dậy những tâm tình tuổi nhỏ, thức tỉnh trong tâm hồn cháu biết bao ước mơ và tình cảm tốt đẹp.
=> Như vậy đến đây ta thấy bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa. Ngọn lửa của tình yêu, của niềm tin, đức hi sinh không chỉ bà truyền cho cháu mà còn là của những thế hệ đi trước tiếp lửa cho thế hệ sau.
– Khám phá ra nhữn nghĩa kì diệu, cao cả, thiêng liêng từ bếp lửa của bà, cháu sung sướng thốt lên:
“Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”
Phép đảo ngữ, câu cảm thán với từ “ôi” đặt ở đầu câu bộc lộ sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng, và vui sướng của cháu. Bếp lửa ấy luôn hiện diện cùng bà, tỏa sáng vẻ đẹp của bà. Đứa cháu nhỏ cảm thấy thật bất ngờ khi phát hện được những điều kì diệu thiêng liêng từ những thứ bình thường, giản dị. Cháu nhớ về bà, nhớ về Bếp lửa cũng chính là nhớ về quê hương, cội nguồn với tấm lòng tri ân sâu nặng.
b. Nghệ thuật:
- Sự kết hợp hài hòa các phương thức biểu cảm, tự sự, miêu tả và bình luận.
- Hình ảnh vừa chân thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng.
- Cảm xúc mãnh liệt.
- Triết lí sâu sắc.
3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận (nội dung + nghệ thuật).
4. Đề thi vào 10 môn Văn Sơn La 2023
5. Đề thi vào 10 môn Văn Sơn La 2022
SỞ GD&ĐT SƠN LA
ĐỀ CHÍNH THỨC 1
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi: 06/6/2022 Thời gian làm bài: 120 phút
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
Quê hương là vòng tay ấm
con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Quê hương là vàng hoa bí
là hồng tím giậu mồng tơi
là đỏ đôi bờ dâm bụt
màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương có ai không nhớ..
(Trích Bài học đầu cho con, Đỗ Trung Quân, Có hoa cần gặp, NXB Thuận Hóa - Huế, 1991)
Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. (0,75 điểm) Xác định một biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:
“Quê hương là vòng tay ấm
con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
hoa cau rụng trắng ngoài thềm”
Câu 3. (1,0 điểm) Tìm và phân tích ý nghĩa của những hình ảnh diễn tả vẻ đẹp quê hương trong đoạn thơ sau:
“Quê hương là vàng hoa bí
là hồng tím giậu mông tơi
là đỏ đôi bờ dâm bụt
màu hoa sen trắng tinh khôi”
Câu 4. (0,75 điểm) Nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho quê hương.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung của phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết phải trân trọng quê hương nguồn cội.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận hình tượng anh Sáu trong đoạn trích sau:
Những đêm rừng, nằm trên võng, mắt chỉ thấy tấm ni lông nóc, lúc nhớ con anh cứ ân hận sao mình lại đánh con. Nỗi khổ tâm ấy cứ giày vò anh.
[...] Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu.
Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà[13] đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đưa trẻ được quà.
Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc[14], bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sóng lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám – năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – nguỵ, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăn trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.
(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)
6. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sơn La 2022
I. ĐỌC HIỂU:
1. Phương thức biểu đạt chính là: Biểu cảm.
2. Biện pháp tu từ: Điệp: Quê hương là...
3.
Hình ảnh diễn tả vẻ đẹp quê hương là: quê hương - vàng hoa bí, tím giậu mồng tơi, đỏ hoa dâm bụt, sen trắng tinh khôi.
- Ý nghĩa:
+ Quê hương không phải là những gì xa lạ, mà là những gì gần gũi thân thuộc nhất với mình: hoa bí, giậu mồng tơi, hoa dâm bụt, hoa sen.
+Qua hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, tác giả thể hiện tình yêu quê hương thiết tha, sâu nặng.
4. Qua những câu thơ trên có thể thấy:
+ Tác giả thể hiện tấm lòng yêu quý, tự hào về vẻ đẹp quê hương.
+ Không chỉ vậy ông còn trân trọng những vẻ đẹp mộc giản, giản dị mà đầy ấm áp, yêu thương ấy.
II. LÀM VĂN:
Câu 1: Cách giải:
* Yêu cầu hình thức: Viết đúng hình thức của một đoạn văn khoảng 200 chữ.
* Yêu cầu về nội dung:
* Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phải biết trân trọng quê hương, nguồn cội.
- Giải thích: Quê hương, nguồn cội là nơi chúng ta được sinh ra, được nuôi lớn, được học hỏi và trưởng thành.
=> Mỗi con người sống trên đời đều có một quê hương. Quê hương đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Vì thế chúng ta luôn phải biết trân trọng quê hương nguồn cội
- Vì sao cần phải trân trọng quê hương:
+ Quê hương là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn của con người, giúp con người trưởng thành cả trong trí tuệ lẫn nhân cách.
+Quê hương còn là nơi dang rộng vòng tay đón chúng ta trở về sau bao khó khăn vất vả của cuộc đời.
+ Người biết trân trọng quê hương, nguồn cội là những người biết sống trước sau, ân nghĩa -> Tạo nên con người có phẩm chất tốt. + Biết trân trọng quê hương, nguồn cội là biết trân trọng chính bản thân, gốc rễ của mình. Từ đó sống có trách nhiệm hơn. - Bàn luận: + Cố gắng bồi đắp tình yêu đối với quê hương, nguồn cội. + Cần phát huy, nỗ lực để góp phần phát triển quê hương, đất nước. + Phê phán những người có tư tưởng chê bai, trối bỏ quê hương mình. Gin
Câu 2:
Cách giải:
1. Mở bài
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu nội dung cần phân tích.
2. Thân bài
- Hoàn cảnh dẫn đến việc làm chiếc lược ngà:
- Ông Sáu sau 8 năm xa cách mới được trở lại thăm con, nhưng:
+ Khi ông trở về bé Thu không nhận ông là ba, luôn lảng tránh sự quan tâm của ông.
+ Trong một lúc nóng giận ông đã đánh bé Thu, con bé bỏ sang nhà ngoại.
+ Kì nghỉ ngắn ngủi kết thú, trước lúc ông quay trở lại chiến trường, bé Thu đã nhận ra ông và dặn ông khi nào về hãy tặng con bé một chiếc lược ngà.
- Luôn cảm thấy ân hận, khổ tâm vì đã đánh con.
- Không quên lời hứa với con. Ông hiểu mơ ước ngây thơ của con. Cô bé muốn có 1 vật dụng để luôn nhớ về cha.
+ Dồn nỗi nhớ, tình yêu và sự day dứt vào việc làm chiếc lược ngà.
+ Ông tỉ mỉ cưa từng răng lược, cẩn thận khắc từng nét chữ “yêu nhớ tặng Thu con của ba”.
+ Lúc nhớ con, ông lấy cây lược ra ngắm nghía, mài lên mái tóc.
- Thậm chí, cái chết cũng không cướp đi được tình yêu thương con của ông Sáu.
+ Vết thương nặng trong một trận càn khiến ông kiệt sức, không trăng trối được điều gì nhưng ông vẫn dốc hết tàn lực móc cây lược trao cho đồng đội và gửi gắm đồng đội qua ánh mắt.
+ Cây lược ấy đã được trao lại cho bé Thu. Tình cha con đã không chết, nâng đỡ cô bé trưởng thành, vượt lên mọi đau thương mất mát.
=> Ông Sáu là biểu tượng cho tình yêu thương, sự ân cần và che chở của người cha dành cho con mình. Qua đó ta thấy được sự bất tử của tình cảm cha con.
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.
7. Đề thi vào 10 môn Văn Sơn La 2021
SỞ GD&ĐT SƠN LA
ĐỀ CHÍNH THỨC | (Đề thi có 01 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 - NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi 14/6/2021
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Chúng ta thường quan tâm đến việc nuôi dưỡng cơ thể bằng những loại thức ăn nào bổ dưỡng lành mạnh, nhưng lại rất ít khi quan tâm đến việc nuôi dưỡng tâm hồn. Thật ra, ltâm hồn ta cũng cần được nuôi dưỡng. Và xét về nhiều khía cạnh, tâm hồn là quan trọng và cần chú ý quan tâm hơn nhiều. Một tâm hồn trong sáng, khoẻ mạnh dễ mang lại cho ta cuộc sống yên vui, hạnh phúc, ngay cả khi ta gặp phải những nghịch cảnh khó khăn.
1 . (...) Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiều điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần là biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những tu ám, tối tăm kéo dài.
Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn. Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.
Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.
(Trích Nuôi dưỡng tâm hồn nơi chính bạn, http://www.kynang.edu.vn/ky-nang-mem)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. (0,5 điểm) Theo đoạn trích, một tâm hồn trong sáng, khoẻ mạnh mang lại cho ta điều gì? Sống buông trôi, thiếu hiểu biết sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Câu 3. (1,0 điểm) Xác định các hình ảnh ẩn dụ trong câu:
Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nêu ý nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ đó.
Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng tình với ý kiến Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về việc làm thế nào để nuôi dưỡng một tâm hồn tươi đẹp.
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán lướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
(Trích Đồng chí - Chính Hữu, SGK Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục, 2020, tr.128, 129)
8. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Văn tỉnh Sơn La
I. ĐỌC HIỆU
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.
Câu 2:
Theo đoạn trích, “một tâm hồn trong sáng, khỏe mạnh” mang lại cho chúng ta cuộc sống yên vui, hạnh phúc ngay cả khi ta gặp phải những nghịch cảnh khó khăn. Còn nếu “sống buông trôi, thiếu hiểu biết” thì cuộc đời sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài.
Câu 3:
Hình ảnh ẩn dụ: tâm hồn => ví tâm hồn ta như một khu vườn, nếu bỏ mặc thì đó sẽ là một khu vườn khô cằn hoặc đầy cỏ dại ->Ý nghĩa: Khiến cho đối tượng nghị luận trở nên sinh động, gợi lên những liên tưởng ý vị, sâu sắc.
Câu 4:
Em đồng ý với ý kiến. Vì tâm hồn mỗi người rất quan trọng và đáng quý, một tâm hồn trong sáng, lành mạnh sẽ mang lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên, giúp con người có thêm nghị lực và niềm tin vượt qua khó khăn, chiến thắng nghịch cảnh. Tâm hồn lành mạnh cũng sẽ góp phần nuôi dưỡng và phát triển thể xác, giúp người ta có cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
I. Mở đoạn:
- Xác định vấn đề cần nghị luận: cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn
II. Thân đoạn:
Triển khai vấn đề nghị luận
1. Giải thích
- Tâm hồn con người là tổng hòa của nhiều yếu tố như cảm xúc, nhận thức, lí trí, khát vọng... Người có tâm hồn đẹp là người có tấm lòng nhân ái, bao dung, nhạy cảm trước mọi nỗi niềm của con người.
- Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp của phẩm chất bên trong, là yếu tố tạo nên nét đẹp chân chính của mỗi người.
2. Bàn luận
- Nuôi dưỡng tâm hồn là điều rất quan trọng và thật cần thiết. Việc làm ấy cần được tiến hành thường xuyên và ngay từ khi còn nhỏ.
- Làm thế nào để nuôi dưỡng tâm hồn đẹp: Biết quan sát, lắng nghe, học hỏi, nhạy cảm, thấu hiểu, chia sẻ với người khác để cùng hướng tới những điều thiện
- Mỗi người có thể nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng nhiều cách khác nhau:
+ Biết lắng nghe sự chỉ bảo của ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo
+ Không ngừng học hỏi để nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết
+ Luôn hướng thiện và có tâm hồn đồng cảm với người khác
+ Biết cách sống mình vì mọi người, bản thân không bao giờ vụ lợi và luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống
+ Tránh gây tổn thương cho những người xung quanh
+ Biết chia sẻ niềm vui mà bạn mình vừa nhận được,... lời nói đi đôi với việc làm, hành động bên ngoài thống nhất với suy nghĩ bên trong...
- Phản đề: Phê phán một số người hiện nay thường chỉ quan tâm đến vẻ đẹp hình thức, ra sức chăm chút cho vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài mà không quan tâm trau dồi vẻ đẹp tâm hồn (công, dung, ngôn, hạnh)
III. Kết đoạn:
Bài học nhận thức
- Cái đẹp tiềm ẩn bên trong phẩm chất, tính cách mới tạo nên giá trị đích thực của mỗi con người, vẻ đẹp tâm hồn tôn vinh thêm cho vẻ đẹp hình thức
- Vẻ đẹp tâm hồn làm nên giá trị sâu xa, bền vững của con người.
- Con người ta chỉ hoàn thiện khi có sự hài hoà giữa vẻ đẹp hình thức với vẻ đẹp tâm hồn.
Câu 2:
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Chính Hữu (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,...)
- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đồng chí” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,...)
- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và vẻ đẹp hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp
2. Thân bài:
a. Hình ảnh người lính hiện lên với những vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm:
- Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cây,
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa. Từ "mặc kệ"cho thấy tự thể ra đi dứt khoát của người lính.
Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lung lay trong cơn gió nơi quê nhà xa xôi.
b. Thông cảm với nhau về bệnh tật trong chiến đấu mà người lính mắc phải:
"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi"
-> thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Đó là sự ốm đau, bệnh tật.
c. Chia sẻ những gian lao và thiếu thốn trong cuộc đời người lính:
"Áo anh .....chân không giày"
NT: Sử dụng các câu thơ sóng đôi, đối ứng, tả thực. Cấu trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội
- Sự yêu thương nhau thể hiện chân thành giản dị họ nắm tay để truyền cho nhau hơi ấm và sức mạnh của tình đồng chí hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở "chân không giày" và thời tiết "buốt giá".
- Sức mạnh của tình cảm keo sơn gắn bó sâu sắc giữa những người lính giúp họ vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn và gian khổ.
-> Sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù tạo nên bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp. Chân dung anh bộ đội Cụ Hồ buồi đầu kháng chiến sống gian khổ, thiếu thốn nhưng tình đồng chí sưởi ấm lòng họ.
d. Sự lãng mạn và lạc quan trong cuộc sống chiến đấu gian khổ:
- Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ: Dù hoàn cảnh như thế nào thì cũng bên cạnh nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
- Trên cánh rừng hoang sương muối là 3 hình ảnh gắn kết: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay -> Hình ảnh đẹp về tình đồng đội
+ Làm nên sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn.
3. Kết bài
Khái quát về những vẻ đẹp cơ bản của hình ảnh người lính và tình đồng đội, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Moon_tran
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Cập nhật liên tục) Đáp án Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh Hậu Giang năm 2024
Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023
(Full) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Bình Định 2024
(Mới nhất) Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Hậu Giang 2024
Điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024-2025 Bình Định
Đã có Điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024 Lào Cai
Đã có Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hậu Giang 2024
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Học tập
Phải chăng một tác phẩm sử thi ra đời ở một thời đại quá xa xôi không còn nhiều ý nghĩa đối với con người hiện đại?
Tóm tắt Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây ngắn gọn, dễ nhớ
Thực hành tiếng Việt 7 tập 2 trang 83 KNTT
Đề thi giữa kì 1 tin học 10 Chân trời sáng tạo
Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện Sự tích cây thì là
Văn tả con vật lớp 5 ngắn gọn