Đã có Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hậu Giang 2024
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2024 Hậu Giang
- 1. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hậu Giang 2024 2025
- 2. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hậu Giang 2024
- 3. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Hậu Giang 2023
- 4. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hậu Giang 2023
- 5. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 2022 môn Văn Hậu Giang
- 6. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hậu Giang 2022
- 7. Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Văn tỉnh Hậu Giang
- 8. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Văn tỉnh Hậu Giang
Tổng hợp đề thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Hậu Giang 2024 môn Văn cùng với gợi ý đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Hậu Giang 2024 sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh so sánh và đối chiếu kết quả sau kì thi tuyển sinh vào lớp 10 2024.
Lịch thi tuyển sinh lớp 10 2024-2025 tỉnh Hậu Giang sẽ chính thức được tổ chức trong 2 ngày 7 và 8/6/2024 với 3 môn thi bắt buộc là Toán, Văn và tiếng Anh với môn thi đầu tiên là Ngữ văn. Buổi chiều ngày 7/6/2024 các thí sinh tiếp tục làm bài thi môn Toán và tiếng Anh. Sáng ngày 8/6/2024 dành cho các thí sinh đăng kí vào trường chuyên làm bài thi môn chuyên theo nguyện vọng đã đăng kí.
Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ tổng hợp đề thi vào lớp 10 môn Văn Hậu Giang các năm cùng với gợi ý đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2024 môn Văn tỉnh Hậu Giang. Mời các bạn cùng theo dõi.
1. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hậu Giang 2024 2025
Đáp án đề Văn vào 10 Hậu Giang 2024 đang được các thầy cô giải. Các em ấn F5 liên tục để cập nhật đáp án mới nhất...
2. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hậu Giang 2024
3. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Hậu Giang 2023
Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Hậu Giang đang được các thầy cô giải. Các em chờ 1 lúc rồi nhấn F5 để xem đáp án.
4. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hậu Giang 2023
5. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 2022 môn Văn Hậu Giang
I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2: Theo đoạn trích, sự sẻ chia mang lại nhiều ý nghĩa khi:
Sự chia sẻ thật sự phải xuất phát từ tình cảm chân thành của con tim, từ chính niềm vui và lòng vị tha của chúng ta Động lực của sự chia sẻ hoàn toàn là do tự nguyện mà không cần đền đáp.
Câu 3:
Ý nghĩa của thành phần phụ chú: Giải thích rõ hơn về hậu quả của việc cho đi với dụng ý được nhận lại
Câu 4:
Học sinh tự đưa ra quan điểm của bản thân mình. Có lý giải phù hợp.
Gợi ý:
- Đồng tình.
- Lý giải:
Khi con người biết cho đi đồng nghĩa với việc con người tạo ra một giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Con người sẽ được sống trong tình yêu thương, được tôn trọng. Điều đó tạo nên cuộc sống tốt đẹp. Đó cũng chính là những giá trị mà con người nhận được khi biết cho đi.
II. LÀM VĂN:
Câu 1: Cách giải:
* Yêu cầu mặt hình thức: Viết đúng đoạn văn 200 chữ.
* Yêu cầu về mặt nội dung:
- Xác định đúng yêu cầu nghị luận: Sự cần thiết phải biết sống chia sẻ
* Giải thích:
* Sự sẻ chia trong cuộc sống là sự lắng nghe, thấu hiểu cảm thông, cùng san sẻ nỗi buồn, niềm vui, cùng nhau vượt qua khó khăn gian khổ trong cuộc sống.
- Sự sẻ chia rất cần thiết và quan trọng trong cuộc sống.
* Sự cần thiết phải biết sống sẻ chia:
- Sự sẻ chia giúp thu ngắn khoảng cách giữa người với người, giúp người gần người hơn, tạo nên tình yêu thương bền chặt trong các mối quan hệ.
- Sự sẻ chia giúp con người dễ dàng vượt qua những trở ngại về mặt tâm lý, những khó khăn trên bước đường tương lai phía trước, tiếp thêm sức mạnh để con người đối diện và giải quyết vấn đề.
- Sự sẻ chia giúp con người học cách quan tâm đến người khác, sống bao dung và tích cực hơn trong cuộc đời.
- Sự sẻ chia giúp con người nhận ra những giá trị tốt đẹp trong cuộc đời, biết trân trọng cuộc sống, trân trọng những người thân yêu xung quanh mình.
- Sự sẻ chia đôi khi khiến con người nhận ra những giá trị khuất lấp mà xưa nay chưa từng thấy ở con người.
Bàn luận:
- Phê phán, lên án những người chỉ biết sống cho bản thân, ích kỉ, không biết chia sẻ.
- Học cách quan tâm, chia sẻ với người khác nhưng cũng cần sáng suốt chỉ ra những mặt bất cập để cùng nhau tốt lên. Cần phân biệt rõ ràng giữa sự chia sẻ và hùa theo một cách mù quáng.
Câu 2: Cách giải:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Y Phương, tác phẩm nói với con.
- Giới thiệu khái quát nội dung vấn đề: Tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương với con trong đoạn trích thơ.
2. Thân bài:
a. Tình yêu thương của cha mẹ với con.
- Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con trước hết là gia đình:
“Chân phải bước tới cha
Hai bước tới tiếng cười”
+ Những hình ảnh thơ giàu giá trị tạo hình: “chân phải chân trái một bước/ hai bước” đã khắc họa những bước chân trẻ thơ chập chững, non nớt. Đó là cha con với những bước đi đầu tiên trong cuộc đời.
+ Thủ pháp liệt kế “tiếng nói cười”, “tới cha mẹ” gợi hắa em bé đang tuổi tập nói, tập đi, gợi không khí gia đình ấm áp, yêu thương. Qua đó, ta cũng cảm nhận được ánh mắt dõi theo, khích lễ và vòng tay đón đợi, sẵn sàng nâng đỡ con của người cha, người mẹ.
->Qua lối miêu tả giản dị, người cha nói với con: gia đình chính là cội nguồn tinh thần, nuôi dưỡng con, là cái nôi cho con những yêu thương, ấm áp đầu đời.
-> Đoạn thơ còn mang ý nghĩa khái quát: Con phải học nói, học đi, để khôn lớn trưởng thành. Trên hành trình ấy, sự vững vàng “một bước/ hai bước”, sự hiểu biết tiếng nói/cười” đều có được do công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Vì thế, con không được phép quên công lao của mẹ cha.
b. Sự đùm bọc của quê hương đối với con:
- Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con còn là quê hương:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi ...
Con đường cho những tấm lòng”
+ “Người đồng mình”, cuộc sống lao động, nếp sinh hoạt hàng ngày và không gian sống: cánh rừng, con đường về nhà, về bản -> mang đến tình yêu quê hương xứ sở.
+ Những hình ảnh giàu sức gợi: “đan lờ cài nan hoa” vừa tả thực công cụ lao động được trang trí đẹp đẽ, vừa gợi đôi bàn tau cần cù, khéo léo, tài hoa và óc sáng tạo của con người. “Vách nhà ken câu hát”: tả thực sinh hoạt văn hóa của người đồng mình, tả cảnh hát cho nhau nghe tràn đêm, suốt sáng khiến vách nhà như được ken dày những câu hát say sưa, tinh tế, gợi tâm hồn tinh tế, phong phú, tràn đầy lạc quan của người đồng mình.
+ Thủ pháp nhân hóa: rừng cho hoa” là vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng là niềm vui, hạnh phúc mà quê hương ban tặng, qua đó ngợi ca sự giàu có và hào phóng của thiên nhiên quê hương. “Con đường cho những tấm lòng” gợi được tình cảm gắn bó, keo sơn thắm thiết của người đồng mình với căn nhà, với làng bản; gợi những bàn chân, những tấm lòng trở về với quê hương, xứ sở.
->Cùng với gia đình, truyền thống văn hóa, nghĩa tình quê hương đã nuôi dưỡng con khôn lớn, trưởng thành.
- Con còn lớn khôn từ những kỉ niệm êm đềm, hạnh phúc nhất của cha mẹ: “Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
+ “Ngày cưới” – “ngày đẹp nhất”; vì cha mẹ không chỉ tìm thấy nhau mà còn gắn bó khăng khít; là ngày minh chứng cho tình yêu, hạnh phúc; là hình ảnh của một gia đình đầm ấp, yêu thương.
+ Từ đó, con được sinh ra, lớn lên trong những điều kì diệu nhất, đẹp đẽ nhất trong đời. Con là quả ngọt của tình yêu của cha mẹ, là hạnh phúc của gia đình.
3. Kết bài: Khái quát lại nội dung bài viết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.
6. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hậu Giang 2022
MÔN THI: NGỮ VĂN - THPT
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Cho đi chính là nhận lại điều này nghe có vẻ nghịc lý nhưng lại là một sự thật mà rất nhiều người công nhận. Chỉ trừ khi bạn cho đi với dụng ý được nhận lại - đó là lúc mà hành động vốn cao đẹp này bị mất đi ý nghĩa - thì bạn sẽ chẳng nhận lại được gì cả. Sự chia sẻ thật sự vuất phát từ tình cảm chân thành của con tim, từ chính niềm vui cùng lòng vị tha của chúng ta. Động lực của sự chia sẻ hoàn toàn là do tự nguyện mà không cần đền đáp. Có như vậy, sự chia sẻ mới mang lại nhiều ý nghĩa. Các bậc cha mẹ chia sẻ thức ăn chỗ ở và tình yêu thương cho con cái, đơn giản chỉ vì họ yêu quý các con chứ không phải vì họ mong chờ được con yêu thương lại. Suy cho cùng, ý nghĩa của sự chia sẻ rất cao đẹp, nhưng đôi khi chúng là tài làm hoen ố ý nghĩa cao đẹp của nó, nếu như chúng ta trao tặng để rồi chỉ mong được người khác công nhận và trông chờ được đền đáp. Điều này đã làm cho cả người cho lẫn người nhân đều không còn nhận thấy giá trị tốt đẹp của việc chia sẻ nữa.
(Trích Cho đi là còn mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr. 23-24)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, thế nào là sự chia sẻ mới mang lại nhiều ý nghĩa?)
Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của thành phần phụ chú trong câu: Chỉ trừ khi bạn cho đi với dụng ý, được nhận lại - đó là lúc mà hành động vốn cao đẹp này bị mất đi ý nghĩa - thì bạn sẽ chẳng nhận lại được gì cả
Câu 4. Em có đồng tình với nhận định của tác giả Cho đi chính là nhận lại? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm).
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải biết sống chia sẻ.
Câu 2 (5,0 điểm) Trong bài thơ Nói với con, Y Phương viết:
Chân phải bước tới cha
Chân trải bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
(Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 72) Trình bày cảm nhận của em về tình yêu thương của cha mẹ và|sự đùm bọc của quê hương đối với con trong đoạn thơ trên.
7. Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Văn tỉnh Hậu Giang
TỈNH HẬU GIANG
NĂM HỌC 2021-2022
MÔN: NGỮ VĂN - THPT Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phải để
ĐỀ CHÍNH THỨC
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
Một nhà nghiên cứu thực hiện thí nghiệm sau. Ông đưa hai người - một người ngốc nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng - đến một vùng đất. Sau đó, ông nói hai người cùng đào giếng để tìm nguồn nước.
Chàng ngốc không suy nghĩ gì mà liên cầm cuốc lên và bắt đầu đào. Còn người thông minh dự đoán và lựa chọn phần đất có thể có nước. Hai tiếng sau, cả hai đều đào được hai mét nhưng vẫn chưa thấy nước. Người thông mình nghĩ mình đã chọn sai nên liền tìm một vị trí khác để đào. Chàng ngốc tiếp tục kiên nhẫn đào phần đất của mình. Hai tiếng sau, anh đào được thêm một mét nữa, còn người thông minh đào được hai mét ở chổ mới.
Một lúc sau, người thông minh lại cảm thấy dường như mình đang đào sai chỗ nên tìm một mảnh đất khác. Hai tiếng nữa lại trôi qua, chàng ngốc đào được thêm nửa mét nữa, còn người thông mình chuyển sang chỗ mới và đào được hai mét. Cả hai đều chưa thấy nước. Người thông minh cho rằng vùng đất này không có nước nên bỏ cuộc. Trong khi đó, chàng ngốc vẫn tiếp tục đào và cuối cùng anh đã tìm thấy nguồn nước. Kết quả là chàng ngốc đã chiến thắng người thông minh.
(Theo Hạt giống tâm hồn, Tập 13, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr. 97-98)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Theo văn bản, vì sao người thông minh lại bỏ cuộc?
Câu 3. Tim, gọi tên và cho biết vai trò của thành phần biệt lập trong câu: Ông đưa hai người – một người ngốc nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng - đến một vùng đất.
Câu 4. Em có đồng tinh với suy nghĩ và hành động của người thông minh trong văn bản không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của tính kiên nhẫn đối với con người.
Câu 2 (3,0 điểm) Trong bài thơ Đồng chí, Chính Hữu viết:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đổi người xa lạ ..
Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên sủng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chân thành đối tri kỉ.
Đồng chí !
(Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 128) Trình bày cảm nhận của em về tình đồng chỉ của những người lính trong đoạn thơ trên.
8. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Văn tỉnh Hậu Giang
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Phương thức biểu đạt sử dụng: Tự sự
Câu 2:
Theo văn bản, người thông minh bỏ cuộc vì cho rằng vùng đất này không có nước.
Câu 3:
Thành phần biệt lập: “Một người ngốc nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng”. Đây là thành phần phụ chú đóng vai trò chú thích, giải thích cho cụm từ “hai người” phía trước.
Câu 4:
Học sinh có thể trình bày theo quan điểm của mình, có lý giải:
Gợi ý: Không đồng tình
Lý giải: Hành động của người thông minh thể hiện một con người thiếu kiên nhẫn. Khi làm một việc gì đó, điều quan trọng là phải kiên định và kiên nhẫn. Tuy nhiên, trước mỗi công việc chúng ta nên suy xét và tiếp thu những ý kiến tích cực hữu ích chứ không nên bảo thủ cố chấp. Kiên trì khác với cố chấp.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu dẫn dắt vào để
- Nêu vấn đề nghị luận: Vai trò của tính kiên nhẫn.
2. Thân đoạn:
a. Giải thích:
Kiên nhẫn (hay nhẫn nại) là trạng thái của sự chịu đựng trong những hoàn cảnh khó khăn, có nghĩa là kiên trì đối mặt với sự chậm trễ hoặc hành động khiêu khích mà không biểu hiện sự khó chịu hoặc giận dữ một cách tiêu cực; hoặc kiên nhẫn khi gặp căng thẳng, đặc biệt khi đối mặt với sự khó khăn lâu dài. Kiên nhẫn là mức độ một người có thể chịu đựng trước khi chuyển biến tiêu cực. Từ này cũng được dùng để chỉ những người có đặc điểm kiên định.
b. Vai trò của kiên nhẫn:
- Lòng kiên trì là yếu tố cần thiết để biến khát khao thành các giá trị tiền bạc tương đương. Kiên trì không chỉ là kỹ năng, đó còn là thái độ sống, theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Đó chính là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, dù có gian nan thử thách nhưng vẫn nhất quyết làm đến cùng. Lòng kiên trì đối với mỗi người là nhân tố để thành công, để đạt được mục đích mà mình đặt ra. Nền tảng của lòng kiên trì là sức mạnh của ý chí.
- Sức mạnh của sự kiên nhẫn có ý nghĩa rất to lớn trong cuộc sống của chúng ta. Dù gặp phải hoàn cảnh nào cũng không được bỏ dở công việc mình đang theo đuổi, cũng phải hy vọng có ngày vượt qua được khóc khăn, cũng phải hy vọng có ngày giành được điều mình mong muốn, điều mình ao ước, điều mình phấn đấu. Cách đây hàng nghìn năm, Khổng tử đã viết: “Ví như việc đắp đất thành cái núi, chỉ còn một giỏ đất nữa là xong, nhưng ta lại thôi, đó là tự ta bỏ ta vậy” (Thí như vi sơn, vị thành nhất qui, chỉ ngô chi dã). Đây là câu nói nổi tiếng được truyền tụng bao nhiêu đời nay để khóc than cho ai tự phá đời mình, tự hủy hoại đời mình chỉ vì phút yếu lòng, phút tuyệt vọng mà không cố gắng theo đuổi đến cùng.
Dẫn chứng:
- Cụ Nguyễn Bá Học (1857 – 1921) đã có một tổng kết để đời: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
- Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam cũng có những câu nhớ đời, ai đọc cũng phải suy ngẫm cho đến suốt đời, lúc nào cũng thấy đúng, đó là: “Muốn no thì phải chăm làm, một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi”. “Ở đời khôn khéo chi đâu, chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần”. “Làm trai chí ở cho bền, đừng lo muộn vợ, chớ phiền muộn con”. “Có công mài sắt có ngày nên kim”. “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”.
c. Rèn luyện tính Kiên Nhẫn như thế nào?
- Kìm chế sự nóng giận, vội vàng: Khi bạn nóng giận, vội vàng sẽ làm hỏng chuyện và đánh mất cơ hội. Ngoài ra bạn sẽ không kiểm soát được nhiều hành động và mắc phải sai lầm lớn.
- Đừng thường xuyên để mình rảnh rỗi: Khi quá nhàn rỗi bạn sẽ đâm ra chán nản, và luôn chú ý quá nhiều đến một vấn đề gì đó. Hãy để bản thân làm việc và sáng tạo trong thời gian chờ đợi. Như vậy bạn sẽ không phải nhìn đồng hồ thường xuyên, và đương nhiên bạn sẽ không còn thấy thời gian là vô bổ nữa.
- Cố gắng học tập sự kiên trì: Trước mỗi việc bạn hãy tự mình học cách chờ đợi. Bởi mọi thứ luôn phải trải qua một quá trình, đặc biệt là cần được rèn luyện trong thực tế. Một vài lần đầu sẽ khó, sẽ không quen và thấy rất khó chịu nhưng dần dần nó sẽ thấm sâu vào con người bạn. Ngoài ra, bạn có thể nhờ người khác nhắc nhở, nhưng bản thân cần có sự chủ động. Vì không ai có thể tạo được tính nết cho bạn khi bạn không muốn có điều đó.
3. Kết đoạn: Tổng kết vấn đề.
Câu 2:
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Chính Hữu (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,...)
- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đồng chí” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,...)
- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và tình đồng chí.
2. Thân bài:
Cơ sở hình thành tình đồng chí
a. Tương đồng về hoàn cảnh
- Tương đồng về hoàn cảnh xuất thân, cùng giai cấp: đều là người nông dân lao động nghèo khổ. "Quê hương anh ><Làng tôi nghèo ... nước mặn đồng chua xuất cày lên sỏi đá..."
NT: đối, thành ngữ
+ Hình ảnh hoán dụ giếng nước, gốc đa gợi lên hình ảnh về quê hương, người thân nơi hậu phương của người linh
+ Họ cùng sống với nhau trong kỉ niệm, nỗi nhớ nhà, cùng nhau vượt lên nỗi nhớ đó để chiến đấu b. Cùng chung lý tưởng, chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn - Cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lí tưởng. Tình đồng chí còn được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu: "Tôi với anh đổi người xa lạ ...chẳng hẹn quen nhau.
+ Có chung lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc hòa trong không khí cách mạng thời đại, người nông dân đứng lên làm chủ đất nước.
+ Chung một nhiệm vụ chiến đấu, chung nhau một cuộc đời quân ngũ, chung một hoàn cảnh sinh hoạt, từ đó dẫn đến sự sẻ chia ấm áp. Súng bên súng, đầu sát bên đầu ... đội tri kỉ” - hình ảnh thơ sóng đôi, điệp ngữ. Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và trở nên bền chặt trong sự chia sẻ mọi gian lao thiếu thốn cũng như niềm vui trong cuộc sống. "Đêm rét chung chăn thành đối tri kỉ"
- Dòng thơ đặc biệt, 2 tiếng, từ, dấu chấm than "Đồng chí!" tạo 1 nốt nhấn như một phát hiện, 1 lời khẳng định, là quá trình tất yếu dẫn đến 1 cảm cao đẹp của tình đồng chí. Câu thơ được lấy làm nhan đề của bài, biểu hiện chủ đề, là linh hồn của bài thơ => Nó như bản lề nối liền 2 đoạn thơ khép mở 2 ý thơ: những cơ sở của tình đồng chí và những biểu hiện của tình đồng chí
-> Đoạn thơ cho thấy cơ sở hình thành tình đồng chí là cùng chung xuất thân cảnh ngộ, chung lý tưởng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mà gặp gỡ, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, gọi nhau bằng hai từ thiêng liêng “Đồng chí”.
3. Kết bài
Khái quát về những vẻ đẹp của tình đồng chí, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Snow White
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Anh Đắk Lắk 2024
(Mới) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đắk Nông 2024
(Mới nhất) Điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024 Trà Vinh
Đáp án Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh Đồng Tháp năm 2023
(Mới nhất) Điểm chuẩn lớp 10 năm 2024 Đà Nẵng
(Cập nhật liên tục) Đáp án đề thi tiếng Anh vào 10 Hải Phòng 2024
(Chính xác) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh Đắk Nông 2024
Gợi ý cho bạn
-
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 3 Kết nối tri thức cả năm file word
-
Soạn bài Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì
-
Top 4 bài cảm nhận của em về diễn biến tâm trạng của ông Hai hay chọn lọc
-
KHBD: Giáo án Giáo dục thể chất 5 Cánh Diều Cả năm 2024-2025 Công văn 2345
-
Bộ Giáo án PowerPoint Địa lí 7 Cánh Diều 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Học tập
(2 đề) Một cơn giận đọc hiểu
SKKN: Vận dụng biện pháp trò chơi vào việc dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4
Xác định các hoạt động kinh tế mà các hãng xe công nghệ đang tham gia
(Có đáp án) Đọc hiểu Cúc áo của mẹ
Soạn bài Vịnh Hạ Long: một kì quan độc đáo và tuyệt mĩ
(Mẫu chuẩn) Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo nào? Chúng có đặc điểm gì khác thường?