22/11/2024 Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bến Tre 2024

Đáp án môn Văn thi vào lớp 10 Bến Tre 2024 - Tổng hợp các thông tin mới nhất về đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bến Tre 2024 cùng với gợi ý đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Bến Tre 2024 sẽ được Hoatieu cập nhật trong bài viết này. Mời các bạn chú ý theo dõi.

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Bến Tre 2024 sẽ chính thức được tổ chức vào ngày 5/6 và 6/6/2024 với 3 môn thi chính thức bao gồm Toán, Ngữ văn và tiếng Anh đối với các thí sinh thi vào lớp 10 THPT công lập trên địa bàn tỉnh. Các thí sinh thi vào trường chuyên Bến Tre ngoài 3 môn thi bắt buộc sẽ phải làm thêm bài thi môn chuyên. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bến Tre 2024 cùng với gợi ý đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bến Tre 2024

Lưu ý: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bến Tre 2024 sẽ được Hoatieu cập nhật ngay sau khi kì thi kết thúc.

1. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bến Tre 2024

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bến Tre 2024

2. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bến Tre 2024

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bến Tre 2024

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bến Tre 2024

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bến Tre 2024

3. Đáp án đề thi vào 10 Bến Tre môn Văn 2023

Đáp án đề thi vào 10 Bến Tre môn Văn 2023

Đáp án đề thi vào 10 Bến Tre môn Văn 2023

Đáp án đề thi vào 10 Bến Tre môn Văn 2023

4. Đề thi tuyển sinh lớp 10 2023 môn Văn tỉnh Bến Tre

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TREKỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2023 – 2024
ĐỀ CHÍNH THỨCMôn thi: Ngữ văn (Chung)
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1. (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Như thế, mùa mắm còng đâu chỉ là mùa mắm còng. Nó đã trở thành mùa để nhớ quê nghèo, nhớ đồng đội, nhớ cậu Năm. Cậu biết vậy nên cứ tới mùa còng là làm mắm gửi lên thành phố cho tôi. Lần duy nhất đích thân cậu mang lên khi cậu về hưu cách đây ba năm nhưng cũng là lần buồn nhất: thằng con trai nhỏ bảy tuổi của tôi phản đối quyết liệt, không ăn mắm. Bảo nó là mắm ngon của ông Năm cực khổ mang từ quê lên, nó ráng nhắm mắt nhắm mũi gắp một đũa tí tẹo. Chưa kịp nuốt nó đã nôn ra mật xanh mật vàng. Bàn ăn lặng đi. Cậu tôi buông đũa, làm bộ cười khà khà nhưng mặt tái đi như bị hớp hồn. Lần đó cậu về, buồn, giận, thôi không gửi mắm còng, cũng không lên nữa.

Tôi tưởng cậu sống để vậy, chết mang theo, người du kích già sẽ không tha thứ đứa cháu trai kêu bằng ông sinh ra tại chốn thị thành không biết giá trị mắm còng. Nào ngờ, chỉ mươi hôm sau tờ lịch mách bảo cho tôi mùa mắm còng tới, vợ tôi tới cơ quan làm việc thì nhận được cái giỏ đệm con con. Vừa mở ra đã nghe cái mùi khăng khẳng quen thuộc của mắm còng. Thật thần kì, cậu đã hết giận. Tháo bọc ni-lon xếp cạnh keo mắm còng ra còn thấy một gói chuối khô, loại chuối hồng phơi nắng tại nhà! Trong bọc chuối hồng có lá thư, nét chữ quen thuộc của cậu tôi xấu như gà bới:

"Mắm còng tao gửi cho vợ chồng mày. Còn gói chuối hồng khô tạo gửi cho thằng Dân, nó không ăn được mắm thì ăn chuối cũng không sao. Hôm hổm, tao coi truyền hình thấy nó đờn tranh được giải thưởng tao mừng, hết giận. Không ăn mắm còng nhưng đờn được bài "Khổng Minh tọa lầu” nhịp ngoại là tốt lắm, được cả xóm mình khen. Tao nay già rồi, vợ chồng mày có dịp dắt nó về cho tạo thăm. Cậu Năm".

Vợ tôi vừa đọc thư vừa khóc. Còn tôi thì chỉ biết xếp bức thư lại để tối về nhà đọc riêng một mình.

(Nguyễn Hồ, Mùa mắm còng, theo Tài liệu dạy học Ngữ văn địa phương trung học cơ sở tỉnh Bến Tre, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Thực hiện các yêu cầu:

a) Đoạn trích được kể theo lời kể của ai, đó là người kể chuyện ngôi thứ mấy?

b) Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu: Cậu tôi buông đũa, làm bộ cười khà khà nhưng mặt tái đi như bị hớp hồn.

c) Vì sao thằng Dân không ăn được mắm còng mà cậu Năm giận đến vậy?

d) Viết đoạn văn (tối đa 6 câu) trình bày cảm nhận về nhân vật cậu Năm sau khi đọc đoạn trích trên.

Câu 2. (6,0 điểm)

Phân tích tình bà cháu trong đoạn thơ sau và qua đó, trình bày suy nghĩ gì về tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện nay:

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ có kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...

(Bằng Việt, Bếp lửa. Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bến Tre 2023
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bến Tre 2023

5. Đề thi tuyển sinh lớp 10 Bến Tre môn Văn 2022

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 BẾN TRE

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP

NĂM HỌC 2022 – 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: Ngữ văn (chung)

Thời gian: 120 phút (không kể phát đề)

Câu 1. (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích :

Mấu chốt của thành đạt là ở đâu? Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chi nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.

Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng cáp hoàn cảnh ấy có người bị quan, thất vọng, chán nản, thối chí có người lại gồng mình vượt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng lại phải chơi, ăn diện, kết quả học tập rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng có chút tài, nhưng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột. Rốt cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận

(Nguyên Hương Trò chuyện với bạn trẻ

Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2018, tr. 11, 12)

Thực hiện các yêu cầu sau:

a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.

b) Xác định phép liên kết được sử dụng trong phần trích sau:

Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bị quan, thất vọng, chán nản, thổi chỉ có người lại gồng mình vượt qua.

c) Theo tác giả, khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, con người có những cách ứng xử nào?

d) Em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý kiến: thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.

Câu 2. (5,0 điểm)

Em hãy viết bài văn nghị luận, phân tích đoạn thơ sau :

Cả nhu cả chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.

Đêm thở, sao lùa nước Hạ Long

Ta hát bài ca gọi cả vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,

Biển cho ta cả như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá

Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)

6. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn tỉnh Bến Tre 2022

1. ĐỌC HIỂU:

a.

Chủ ngữ: thành đạt.

Vị ngữ: tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.

b. 

- Phép liên kết là:

Phép nối: Nhưng.

Phép lặp: hoàn cảnh.

c. 

Khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục con người thường có hai cách ứng xử:

- Bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí.

- Người lại gồng mình vượt qua.

d. 

* Yêu cầu hình thức:

Viết đúng hình thức của một đoạn văn. "

* Yêu cầu về nội dung:

* Xác định đúng vấn đề nghị luận: Thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.

- Giải thích: Thành đạt là việc đạt được mục tiêu, lý tưởng đề ra, có vị trí, địa vị trong xã hội.

-> Người có thành đạt là người đạt được mục tiêu trong đời sống, có địa vị riêng trong xã hội. Tuy nhiên thành đạt với bản thân chưa đủ, thành đạt thực sự của con người là phải đặt trong mối quan hệ giữa cá nhân, cộng đồng

- Bàn luận:

+ Sự thành đạt của con người đến từ nhiều yếu tố: tài năng, phẩm chất, may mắn, kỹ năng. Con người đạt được những mục tiêu, có cho mình một vị trí thì đó là người thành công. Người thành đạt là người biết sử dụng tài năng của mình để giúp ích cho những người khác giúp cho họ phát triển, giúp cho xã hội đi lên đó mới thật sự là thành đạt.

+ Thành đạt thực sự là mang giá trị mình có để cống hiến, giúp ích cho đời.

+ Tiền tài qua thời gian có thể mất đi những danh tiếng, những công trình bạn làm ra để lại cho đời thì sẽ còn mãi mãi, sẽ được mọi người đời đời ghi nhớ và biết ơn.

+...

HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp: Phạm Nhật Vượng,...

Hành động:

+ Luôn nỗ lực để trở nên thành đạt.

+ Cần có sự liên kết giữa thành công đối với cá nhân và giúp ích công động.

* Tổng kết.

II. LÀM VĂN:

Cách giải:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá.

- Giới thiệu nội dung 2 khổ thơ cần phân tích.

2. Thân bài

* Sự giàu đẹp, trù phú và nên thơ của biển cả

Cá nhụ cá chim cùng cá đẻ

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long.

- Tác giả liệt kê sự giàu có của biển cả bằng cách kể tên các loài cá và tập trung miêu tả màu sắc chủ chúng trong đêm trăng. Đó đều là những loài cá quý ở vùng biển nước ta, mang lại những giá trị kinh tế lớn.

- Biển không chỉ giàu mà còn rất đẹp: Đêm buông xuống, trăng bắt đầu lên, không gian bao la sóng nước, ánh trăng huyền ảo, thơ mộng và thanh thoát lan tỏa trên mặt biển. Hình ảnh ẩn dụ độc đáo: “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” gợi liên tưởng đến nhucon cá đang lao đi trong luồng nước dưới ánh trăng lấp lánh. Nhưng đẹp đẽ nhất là “cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”: Ánh trăng in xuống mặt nước, những con cá quẫy đuôi như quấy ánh trăng tan ra, hòa trộn vào làn nước.

- Tác giả sử dụng một loạt những từ ngữ chỉ màu sắc: lấp lánh, đen hồng, vàng chóe. Tất cả tạo nên một bức tranh sơn mài nên thơ và đầy chất lãng mạn. Phải thật tinh tế mới có được những phát hiện tuyệt vời ấy.

- “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” là hình ảnh nhân hóa đẹp. Đêm được miêu tả như một sinh vật đại Dương, nó thở. Tiếng thở của biển đêm chính là ánh sao lùa sóng nước, hòa với tiếng gõ thuyền trong nhịp điệu hối thúc của đêm dần tàn. Đây là một hình ảnh đảo ngược, sóng biển đu đưa lùa ánh sao trời đáy nước chứ không phải bóng sao lùa sóng nước. Đây là một hình ảnh lạ, một sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ Huy Cận khiến cho cảnh thiên nhiên thêm sinh động. Tất cả hòa vào nhau, làm nên một bức tranh hòa nhịp kì diệu giữa thiên nhiên và con người lao động.

Biển ân nghĩa thủy chung, bao la như lòng mẹ

Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

- Tiếng hát căng tràn mặt biển, gọi cá vào. Đó là khúc ca lao động khỏe khoắn, mạnh mẽ, gợi lên sự thân thiết, niềm vui, tình yêu lao động và sức mạnh, khát khao chinh phục biển cả của họ.

- Không phải con người gõ thuyền gọi cá mà là trăng cao gõ. Trong đêm trăng sáng, vầng trăng in xuống mặt nước, sóng xô bóng trăng dưới nước, gõ vào mạn thuyền tạo nên nhịp điệu cho bài ca lao động. Có thể nói đây là hình ảnh lãng mạn, đầy chất thơ, làm đẹp thêm cho công việc đánh cá. Thiên nhiên đã cùng con người hòa đồng trong lao động. Và như vậy, bức tranh không chỉ có màu sắc hình ảnh mà có cả âm thanh rộn rã.

- 2 câu sau: Gợi lên sự giao hòa, thân thiết, ưu ái con người với biển quê hương rất ân tình, thể hiện sự biết ơn, trân trọng của con người với biển cả hùng vĩ. Biển được ví như người mẹ với người dân chài, thể hiện tình yêu, lòng biết ơn, trân trọng và gắn bó như ruột thịt.

3. Kết bài:

Tổng kết về nội dung và nghệ thuật.

7. Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Bến Tre

Dap an de thi vao lop 10 mon Van 2021 tinh Ben Tre

8. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Bến Tre

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

a. Phương thức biểu đạt của đoạn trích: Nghị luận

b. Theo đoạn trích, để thành công trong bất cứ hoàn cảnh nào cần thực sự chú tâm vào công việc mình làm. Làm việc bằng niềm vui, sự phấn khởi và lòng tự hào về những gì làm được.

Gợi ý:

I. Mở đoạn:

- Giới thiệu về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống

II. Thân đoạn:

1. Giải thích: Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

2. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:

- Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, có tính thần yêu nước, chăm lo học tập,....

- Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh

- Đối với một người công chức: thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước gia cho, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho

- Đối với công dân: thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh

3. Ý nghĩa của tinh tần trách nhiệm:

- Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ

- Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý

- Được lòng tin của mọi người

- Thành công trong công việc và cuộc sống

4. Phản đề - Những người có lối sống ích kỉ, không có tinh thần trách nhiệm,...

III. Kết đoạn:

- nêu cảm nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống

- Tinh thần trách nhiệm là một đức tính tốt đẹp

- Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm

Câu 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm

- Nêu vấn đề nghị luận: phân tích nhân vật ông Hai trong cuộc trò chuyện với đứa con út: Trong truyện Làng của nhà văn Kim Lân, cuộc trò chuyện của ông Hai với đứa con út đã cho ta thấy tấm lòng của ông Hai đối với làng quê, với kháng chiến thật cảm động.

2. Thân bài:

a. Trước hết đoạn trích đã thể hiện tình yêu tha thiết của ông hai dành cho làng chợ Dầu:

- Mặc dù, về mại lí trí, ông đã quyết định “làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”, nhưng về mặt tình cảm, ông không thể chấp nhận sự thật ấy.

- Trái tim ông vẫn hướng về làng chợ Dầu, tự bản thân ông luôn coi mình là người dân làng chợ Dầu. Ông hỏi đứa con Út: “nhà con ở đâu?”, “Thể con có thích về làng chợ Dầu không?” nhưng chính là đang bộc bạch tình cảm của mình.

b. Bên cạnh đó, đoạn trích đã thể hiện tình cảm của ông Hai dành cho kháng chiến.

- Ông xúc động, nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai bên má” khi thằng Húc, con ông, dù còn nhỏ tuổi đã biết “mạnh bạo và rành rọt” “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm”. Ông nói thủ thỉ với nó " đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ” nhưng cũng là để bộc bạch tình cảm của chính mình.

- Dù bị đẩy vào tình cảnh tủi nhục, bế tắc; ông vẫn tin tưởng vào kháng chiến, vào cụ Hồ : “anh em đồng chí biết cho bố con ông, Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.

- Ông khẳng định tấm lòng trung thành tuyệt đối dành cho cách mạng, cho kháng chiến: “cái lòng bố con ông là thế, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết, có bao giờ dám đơn sai”, ông đặt lòng trung thành trên cả cái chết.

c. Nghệ thuật: Để làm nổi bật tình cảm chân thành, mộc mạc và rất đỗi mãnh liệt của ông Hai dành cho làng, cho đất nước, tác giả đã thành công trong việc sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại nội tâm, ngôn ngữ mang đậm cá tính nhân vật.

3. Kết bài

Khái quát lại về nhân vật ông Hai, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích và nêu suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
7 7.486
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm