(Có dàn ý) Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Hai đứa trẻ cực chuẩn

Phân tích đánh giá tác phẩm Hai đứa trẻ

Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam là một trong những dạng đề bài thường gặp khi các em học bài viết bài văn đánh giá nội dung nghệ thuật của một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THPT sách mới. Trong hài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý phân tích đánh giá tác phẩm Hai đứa trẻ kèm theo bài văn mẫu chi tiết trong bài viết sau đây.

Phân tích đánh giá tác phẩm Hai đứa trẻ

1. Dàn ý phân tích đánh giá tác phẩm Hai đứa trẻ

1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm.

- Thạch Lam là một trong những cây bút tiêu biểu của Tự lực văn đoàn, ông có thế mạnh về viết truyện ngắn. Văn chương Thạch Lam rất thích hợp để thanh lọc tâm hồn

- Hai đứa trẻ là một truyện ngắn trữ tình đượm buồn với nội dung sâu sắc và nghệ thuật độc đáo

2. Thân bài:

* Tóm tắt nội dung chính của truyện

Truyện xoay quanh cuộc sống đơn điệu tẻ nhạt của người dân phố huyện nghèo và tâm trạng thao thức đợi tàu của hai chị em. Liên và An được mẹ giao trong coi cái cửa hiệu tạp hóa nhỏ ở một Phố huyện nghèo. Ngày nào cũng vậy, theo lời mẹ dặn cứ chiều buông là hai chị em lại đóng cửa hàng rồi ngồi trên chiếc chõng ngắm nhìn Phố huyện vào đêm. Tuy đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng hai chị em vẫn còn cố thức để được ngắm chuyến tàu cuối cùng trong ngày chạy qua rồi mới đi ngủ. Trước cảnh chiều tà và Phố huyện lúc về đêm Liên cảm thấy nơi đây buồn, ảo não. Liên thấy những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những đồ thừa xung quanh. Hai đứa trẻ là cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm. Cuộc sống của họ chỉ là sự cầm chừng, quẩn quanh bế tắc nhưng họ vẫn khao khát được ngắm chuyến tàu chạy qua phố huyện. Chuyến tàu ấy đi qua mang theo những âm thanh và ánh sáng. Gợi lên trong nhân vật Liên những ngày ở Hà Nội và những khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp hơn. Khi chuyến tàu đã qua, hai chị em Liên đi vào giấc ngủ yên tĩnh và đẩy bóng tối nơi Phố huyện.

* Phân tích đánh giá chủ đề của truyện

- Nhà văn Thạch Lam cho rằng: "Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn". Câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn, những cuộc đời tàn tạ và cũng là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

- “Hai đứa trẻ” ở đây có hiện thực và ước mơ, có bóng tối và ánh sáng, có hai thế giới khác hẳn nhau, hai cuộc sống khác hẳn nhau với những con người nhỏ bé tội nghiệp: hai chị em Liên và An, chị Tí, bác Siêu… Những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo đối lập với vầng sáng ngọn đèn của chị Tí, ánh lửa của bác Siêu và đêm tối nơi phố huyện. Tất cả đã cho ta thấy rõ nội dung và chủ đề của truyện.

* Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, tình huống, lời thoại, người kể chuyện…)

- Cốt truyện: Về cốt truyện: truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là truyện không có cốt truyện Hai đứa trẻ đúng là rất tiêu biểu cho loại “truyện không có truyện”. Bởi lẽ, cốt truyện chỉ là cảnh một buổi chiều tối ở một phố huyện nghèo nàn, tăm tối, với tiếng trống thu không, cảnh chợ chiều hiu hắt, với một chõng hàng nước, một gánh hàng phở, một gia đình bác xẩm ê a, một bà già điên uống rượu cười sằng sặc và hai chị em cô hàng xén Liên, An cố thức chờ chuyên tàu đêm đi qua... Chỉ có vậy thôi, chẳng có tình huống gây cấn, éo le cũng không có mâu thuẫn xung đột, truyện không có xung đột, không có biến cố nó chỉ là diễn biến thời gian. Sách văn 11, năm 1996 nhận định về truyện ngắn của Thạch Lam: “Mỗi truyện ngắn là một bài thơ trữ tình đầy xót thương”.

- Về nhân vật: Nhân vật trong truyện là Liên và An, những người dân phố huyện. Truyện không thiên về các sự kiện, tình tiết mà đi sâu vào diễn biến tâm trạng của nhân vật. Nhân vật hiện lên qua cảnh chợ tàn và những kiếp người nơi phố huyện qua góc nhìn của Liên.

- Tình huống truyện qua cảnh chờ tàu: Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya sự đối lập giữa “bóng tối” và “ánh sáng”: Phố huyện về đêm ngập chìm trong bóng tối: “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”. “Tối hết con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa”.

Bóng tối xâm nhập, bám sát mọi sinh hoạt của những con người nơi phố huyện. Ánh sáng của sự sống hiếm hoi, bé nhỏ: khe sánh, quầng sáng, chấm lửa nhỏ, hột sáng… ánh sáng yếu ớt, le lói như những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện. Ánh sáng và bóng tối tương phản nhau

Bóng tối bao trùm trong khi ánh sáng chỉ mong manh, nhỏ bé ⇒ kiếp người nhỏ bé sống leo lét, tàn lụi trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ.

- Lời thoại của những kiếp người nghèo khổ trong bóng tối: Ít lời thoại và lời thoại rời rạc. Những công việc hằng ngày lặp đi lặp lại: Chị Tí dọn hàng nước; Bác Siêu hàng phở thổi lửa. Gia đình Xẩm “ngồi trên manh chiếu rách, cái thau sắt để trước mặt”, “Góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong im lặng”. Liên, An trông coi cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu.

- Người kể chuyện: ngôi thứ ba kể chuyện Điểm nhìn trần thuật được đặt vào nhân vật Liên - một cô bé mới lớn, giàu lòng trắc ẩn và rất tinh tế. Việc đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật ấy khiến cho tác giả có thể đi sâu khai thác tâm trạng và cảm xúc, sự biến đổi tinh tế trong suy nghĩ của nhân vật.

3. Kết bài: Khái quát nội dung chính; khẳng định giá trị của tác phẩm

- Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công của truyện ngắn

- “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn chương của Thạch Lam: kết hợp hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, văn phong trong sáng, giản dị mà thâm trầm.

2. Viết bài văn 500 chữ phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Hai đứa trẻ

1. Mở bài

Thạch Lam là một trong những cây bút tiêu biểu của Tự lực văn đoàn, ông có thế mạnh về viết truyện ngắn. Văn chương Thạch Lam rất thích hợp để thanh lọc tâm hồn. Hai đứa trẻ là một truyện ngắn trữ tình đượm buồn với nội dung sâu sắc và nghệ thuật độc đáo

2. Thân bài:

Truyện xoay quanh cuộc sống đơn điệu tẻ nhạt của người dân phố huyện nghèo và tâm trạng thao thức đợi tàu của hai chị em. Liên và An được mẹ giao trong coi cái cửa hiệu tạp hóa nhỏ ở một Phố huyện nghèo. Ngày nào cũng vậy, theo lời mẹ dặn cứ chiều buông là hai chị em lại đóng cửa hàng rồi ngồi trên chiếc chõng ngắm nhìn Phố huyện vào đêm. Tuy đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng hai chị em vẫn còn cố thức để được ngắm chuyến tàu cuối cùng trong ngày chạy qua rồi mới đi ngủ. Trước cảnh chiều tà và Phố huyện lúc về đêm Liên cảm thấy nơi đây buồn, ảo não. Liên thấy những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những đồ thừa xung quanh. Hai đứa trẻ là cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm. Cuộc sống của họ chỉ là sự cầm chừng, quẩn quanh bế tắc nhưng họ vẫn khao khát được ngắm chuyến tàu chạy qua phố huyện. Chuyến tàu ấy đi qua mang theo những âm thanh và ánh sáng. Gợi lên trong nhân vật Liên những ngày ở Hà Nội và những khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp hơn. Khi chuyến tàu đã qua, hai chị em Liên đi vào giấc ngủ yên tĩnh và đẩy bóng tối nơi Phố huyện.

Nhà văn Thạch Lam cho rằng: "Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn". Câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn, những cuộc đời tàn tạ và cũng là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. “Hai đứa trẻ” ở đây có hiện thực và ước mơ, có bóng tối và ánh sáng, có hai thế giới khác hẳn nhau, hai cuộc sống khác hẳn nhau với những con người nhỏ bé tội nghiệp: hai chị em Liên và An, chị Tí, bác Siêu… Những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo đối lập với vầng sáng ngọn đèn của chị Tí, ánh lửa của bác Siêu và đêm tối nơi phố huyện. Tất cả đã cho ta thấy rõ nội dung và chủ đề của truyện.

Đầu tiên và trên nhất đó là số phận của những con người sống âm thầm, lay lắt, tàn lụi trong bóng tối của cuộc đời cũ. Họ như hiện thân là những kiếp người nhỏ bé vô danh, không bao giờ được biết đến ánh sáng và hạnh phúc, cuộc sống mãi mãi bị chôn vùi trong tăm tối, nghèo đói, buồn chán nơi phố huyện và nói rộng ra, trên đất nước còn chìm dần trong cảnh nô lệ, đói nghèo tại thời điểm đó. Người đọc đồng cảm sâu sắc với niềm xót thương vô hạn của Thạch Lam đối với những con người bất hạnh đó.

Tiếp sau nữa, thì qua dòng mơ tưởng của Liên, qua hình ảnh “hai đứa trẻ”, truyện còn muốn nói lên một điều có ý nghĩa nhân văn sâu sắc: cuộc sống của con người đâu phải chỉ có miếng cơm, manh áo mà còn là cuộc sống tinh thần, tình cảm. Cuộc sống đơn điệu, buồn chán và ngưng đọng ở cái phố huyện nghèo nàn tăm tối quả thực là một điều đáng sợ cho hai đứa trẻ và cũng là điều khiến ta phải suy nghĩ. Qua tâm trạng Liên, tác phẩm muốn lay tỉnh ở những tàm hồn uể oải, đang lụi tắt, đốt lên trong lòng họ ngọn lửa của lòng khao khát được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, khao khát thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang muốn chốn vùi họ. Truyện đã đem đến cho ta ước mơ thật đẹp của những con người sống trong cảnh đời cũ.

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là truyện không có cốt truyện Hai đứa trẻ đúng là rất tiêu biểu cho loại “truyện không có truyện”. Bởi lẽ, cốt truyện chỉ là cảnh một buổi chiều tối ở một phố huyện nghèo nàn, tăm tối, với tiếng trống thu không, cảnh chợ chiều hiu hắt, với một chõng hàng nước, một gánh hàng phở, một gia đình bác xẩm ê a, một bà già điên uống rượu cười sằng sặc và hai chị em cô hàng xén Liên, An cố thức chờ chuyên tàu đêm đi qua... Chỉ có vậy thôi, chẳng có tình huống gây cấn, éo le cũng không có mâu thuẫn xung đột, truyện không có xung đột, không có biến cố nó chỉ là diễn biến thời gian. Sách văn 11, năm 1996 nhận định về truyện ngắn của Thạch Lam: “Mỗi truyện ngắn là một bài thơ trữ tình đầy xót thương”. Toàn bộ cảnh vật bức tranh phố huyện lúc chiều tàn được cảm nhận qua cái nhìn của Liên. Bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện được Liên cảm nhận từ âm thanh tếng trống thu không gọi chiều về, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve… đến. hình ảnh, màu sắc: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”, “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Cảnh vật hiện lên với đường nét: dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời qua hịp điệu chậm, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Lúc chiều tàn: Khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, đồng thời thấy được sự cảm nhận tinh tế

Nhân vật trong truyện là Liên và An, những người dân phố huyện. Truyện không thiên về các sự kiện, tình tiết mà đi sâu vào diễn biến tâm trạng của nhân vật. Nhân vật hiện lên qua cảnh chợ tàn và những kiếp người nơi phố huyện qua góc nhìn của Liên. Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ. Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách. Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối. Bác Siêu với gánh hàng phở - một thứ quà xa xỉ. Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường. Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều của phố huyện nghèo. Tâm trạng của Liên cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê hương này”. Nỗi buồn thấm thía trước cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ. Liên thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng không có tiền mà cho chúng. Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu, xót thương bà cụ Thi điên. Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. Đây cũng là nhân vật mà Thạch Lam gửi gắm tâm tư của mình

Tình huống truyện qua cảnh chờ tàu: Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya sự đối lập giữa “bóng tối” và “ánh sáng”: Phố huyện về đêm ngập chìm trong bóng tối: “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”. “Tối hết con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa”. Bóng tối xâm nhập, bám sát mọi sinh hoạt của những con người nơi phố huyện. Ánh sáng của sự sống hiếm hoi, bé nhỏ: khe sánh, quầng sáng, chấm lửa nhỏ, hột sáng… ánh sáng yếu ớt, le lói như những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện. Ánh sáng và bóng tối tương phản nhau. Bóng tối bao trùm trong khi ánh sáng chỉ mong manh, nhỏ bé, kiếp người nhỏ bé sống leo lét, tàn lụi trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ.

Lời thoại của những kiếp người nghèo khổ trong bóng tối vô cùng ít ỏi. Những công việc hằng ngày lặp đi lặp lại: Chị Tí dọn hàng nước; Bác Siêu hàng phở thổi lửa. Gia đình Xẩm “ngồi trên manh chiếu rách, cái thau sắt để trước mặt”, “Góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong im lặng”. Liên, An trông coi cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu. Cuộc sống nhàm chán, quẩn quanh, đơn điệu không lối thoát. Những suy nghĩ cũng lặp đi lặp lại hằng ngày: Mong những người phu gạo, phu xe, mấy chú lính lệ vào hàng uống bát chè tươi và hút điếu thuốc lào. Vẫn mơ ước: “chừng ấy người trong bóng tối đang mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ” gợi sự mơ hồ, tội nghiệp. Giọng văn: chậm buồn, tha thiết thể hiện niềm cảm thương của Thạch Lam với những người nghèo khổ.

Hình ảnh chuyến tàu và tâm trạng chờ mong chuyến tàu đêm của Liên và An: Liên và An thức bởi để bán hàng, để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua hoạt động cuối cùng của đêm khuya. Hình ảnh đoàn tàu xuất hiện với dấu hiệu đầu tiên Liên trông thấy là “ngọn lửa xanh biếc”. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Khi tàu đến: Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Khi tàu đi vào đêm tối: Để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre. Đoàn tàu xuất hiện với âm thanh sôi động và ánh sáng rực rỡ, mang đến phố huyện nghèo một thế giới khác, đó là thế giới mà Liên luôn mong ước

Người kể chuyện: ngôi thứ ba kể chuyện Điểm nhìn trần thuật được đặt vào nhân vật Liên - một cô bé mới lớn, giàu lòng trắc ẩn và rất tinh tế. Việc đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật ấy khiến cho tác giả có thể đi sâu khai thác tâm trạng và cảm xúc, sự biến đổi tinh tế trong suy nghĩ của nhân vật.

Lời kể thì thủ thỉ, tâm tình đầy chất thơ. Thạch Lam đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối lập để miêu tả bóng tối và ánh sáng. Nếu như bóng tối nuốt chửng tất cả phố huyện vào trong cái dạ dày tối thui của nó thì ánh sáng xuất hiện với tần số thấp. Đó chỉ là “hột sáng”, “khe ánh sáng”, “đốm sáng”, “vệt sáng”… tất cả đều hiện lên thật bé nhỏ tội nghiệp “ mất đi rồi lại hiện ra trong đêm tối”. Và cùng với ánh sáng nhỏ nhoi, yếu ớt đó là những phận người với cuộc sống bấp bênh, trôi nổi và lụi tàn, le lói như ngọn đèn trước gió. Liên thương hết thảy những con người nơi phố huyện nhỏ bé này. Đó chính là chị Tý với cuộc đời cơ cực “mò cua bắt ốc”, tối đến cùng gánh hàng nghèo xơ xác chỉ với bát nước chè, điếu thuốc lào, thanh kẹo lạc… tất cả gia tài mưu sinh bên ngọn đèn con chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Liên thương bác phở Siêu với ghánh phở xa xỉ, ế ẩm nhưng đêm nào cũng thấy bác dọn hàng. Thương bác xẩm với manh chiếu rách tả tơi cùng chiếc thau trắng trống trơn chưa một niềm hi vọng, thương lắm những tiếng đàn bác góp chuyện bật trong yên lặng. Thương bà cụ Thi điên đơn chiếc với tiếng cười chìm vào bóng tối… Cuộc sống phố huyện là như vậy, đơn điệu, tẻ nhạt, đêm nào cũng như đêm nào, cứ lặp đi lặp lại vô vị và thấm đẫm nỗi buồn.

3. Kết bài:

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” khắc họa sinh động thế giới tâm hồn của những con người cùng khổ trong xã hội cũ trước Cách mạng. Hình ảnh đoàn tàu chỉ xuất hiện thoáng qua rồi vụt tắt mang theo ánh sáng, âm thanh, ước mơ và khát vọng. Như một niềm an ủi một mơ ước không bao giờ tắt, một chút ánh sáng cho ao đời tù đọng, đen tối triền miên của những số phận hẩm hiu, bất hạnh nhưng vẫn hi vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn. Đó cũng là thông điệp và tình thương của Thạch Lam dành cho những nhân vật.

Đánh giá bài viết
1 266
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm