(Nhanh nhất) Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn An Giang 2024
Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh An Giang
- 1. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn An Giang 2024
- 2. Đáp án đề Văn vào 10 An Giang 2024
- 3. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn An Giang 2023
- 4. Đề thi tuyển sinh lớp 10 An Giang môn Văn 2023
- 5. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn An Giang các năm
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn An Giang 2022
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn An Giang 2022
- Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh An Giang
- Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh An Giang
- Đề thi vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT An Giang
- Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ văn tỉnh An Giang
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn An Giang 2019
- Gợi ý đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 An Giang
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn An Giang 2016
Đề thi tuyển sinh lớp 10 An Giang 2024 môn Văn - Nhằm giúp các em học sinh thuận tiện trong việc tra cứu đáp án đề thi vào lớp 10 2024 môn Văn An Giang. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ chi tiết đề thi vào lớp 10 môn Văn 2024 An Giang cùng với gợi ý đáp án chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh An Giang 2024
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán An Giang 2024
- Đề thi vào lớp 10 môn toán chuyên TP HCM 2024
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2024
Thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh An Giang năm học 2024-2025 sẽ được tổ chức vào ngày 3 và 4/6/2024. Theo đó 100% các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh sẽ thực hiện thi tuyển. Các thi sinh sẽ phải làm bài thi 3 môn bắt buộc bao gồm Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh. Một trong những điểm mới của kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay tỉnh An Giang là sẽ không tuyển hệ không chuyên trong các trường THPT chuyên của tỉnh. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi vào lớp 10 môn Văn An Giang 2024 và gợi ý đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.
Lưu ý: Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn An Giang 2024 sẽ được Hoatieu cập nhật ngay sau khi kì thi kết thúc.
1. Đáp án đề Văn vào 10 An Giang 2024
Đáp án đề Văn vào 10 An Giang 2024 đang được các thầy cô giải. Các em ấn F5 liên tục để cập nhật đáp án mới nhất...
2. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn An Giang 2024
3. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn An Giang 2023
4. Đề thi tuyển sinh lớp 10 An Giang môn Văn 2023
5. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn An Giang các năm
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn An Giang 2022
I. ĐỌC HIỂU:
1. Phương thức biểu đạt chính: tự sự
2. Thành phân biệt lập gọi đáp
3.
Phụ trước: một
Trung tâm: chiếc xe
Phụ sau: trống không
4. Ý nghĩa: Câu nói khuyên chúng ta trong cuộc sống cần biết khiêm tốn. Sự khiêm nhường, khiêm tốn giúp con người có được thành công
5. Có thay đổi vì từ “cúi” mang tâm thể chủ động khiêm nhường, còn từ “gục” thể hiện sự bất lực, chịu thua, đầu hàng trước hoàn cảnh của chủ thể khác hoàn toàn với ý nghĩa ban đầu của cụm từ “Lúa chín cúi đầu”.
6. Bài học ý nghĩa nhất đối với em qua văn bản trên là phải biết sống khiêm nhường, tu dưỡng đạo đức, bình tĩnh để có cách ứng xử khéo léo, thể hiện sự tôn trọng đối với người khác.
II. LÀM VĂN:
Cách giải:
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Huy Cận, tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá.
- Giới thiệu về bức tranh thiên nhiên và con người lao động trong 5 khổ được trích.
2. Thân bài
a. Bức tranh thiên nhiên
Được xây dựng trên nền của một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”.
- Hình ảnh so sánh độc đáo trong câu 1:
+ Điểm nhìn nghệ thuật: nhìn từ con thuyền đang ra khơi.
+ Thời gian: hoàng hôn => sự vận động của thời gian.
+Quang cảnh hùng vĩ của bầu trời lúc chiều tà -> vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ của cảnh hoàng hôn trên biển.
• Biện pháp tu từ nhân hóa:
+ Được sáng tạo từ chi tiết thực: những con sóng cải ngang như chiếc then cửa của vũ trụ. Bóng đêm “sập cửa” gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống bao trùm tất cả.
+ Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông, kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người.
* Hình ảnh đoàn thuyền được tái hiện chân thực, sinh động hơn:
Không gian vũ trụ bao la được mở ra nhiều chiều:
+ Cao: bầu trời, mặt trăng.
+ Rộng: mặt biển.
+ Sâu: lòng biển.
- Để thấy đoàn thuyền đánh cá hoàn toàn tương xứng với không gian ấy:
+ Khi sóng biển cồn lên, cánh buồm như chạm vào cả mây trời.
+ Khi buông lưới con thuyền như dò thấu tận đáy đại dương.
+ Hệ thống động từ: “lái”, “lướt”... -> tư thế làm chủ của đoàn thuyền...
+ Hệ thống hình ảnh: “lái gió”, “buồm trăng”, “mây cao”, “biển bằng” -> con thuyền như mang sinh lực của đất trời để đánh cá trên biển.
- “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao” + Không phải con người gõ thuyền gọi cá mà là trắng cao gõ, vì vậy bức tranh không chỉ có màu sắc, hình ảnh mà còn có âm thanh rộn rã
- “Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông”
+ Khi mẻ lưới được kéo lên , những con cá quẫy dưới ánh sáng của rạng đông lóe lên màu sắc độc đáo : từ “bạc”, “vàng” vừa gợi màu sắc ánh sáng , vừa gợi sự quý giá, giàu có của biển cả ban tặng cho con người cần cù, dũng cảm
“Mặt trời đội biển nhỏ màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
+ Hai câu thơ mở ra một tương lại thật kì vĩ, chói lọi, Huy Cận đã rất tinh tế khi miêu tả sự vận hành của vũ trụ. Mặt trời nhô lên trên sóng nước màu xanh lam, tỏa ánh nắng rực rỡ, khiến cảnh biển bừng sáng, con thuyền trở về với khoang cá tươi,... Đó là một khung cảnh huy hoàng giữa bầu trời hoàng hôn thiên nhiên và thành quả lao động của con người b. Con người lao động * Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
- “Lại”:
+ Chỉ một sự kiện lặp đi lặp lại.
+ Chỉ sự trái chiều vì khi vũ trụ đã kết thúc một ngày dài để lắng vào yên nghỉ thì đoàn thuyền đánh cá lại bắt đấu một cuộc lao động mới.
=> Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước. sau bao năm tháng chiến tranh con ngườ Việt Nam mới có một cuộc sống lao động bình yên.
“Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:
+ Kết hợp hai hình ảnh: “câu hát” – “gió khơi”> cụ thể hóa sứ mạnh đưa con thuyền ra khơi.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm”> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.
=> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui lao động.
- Gọi hình tượng người lao động trên biển:
+ Tầm vóc lớn lao sánh cùng vũ trụ.
+ Làm chủ cả vũ trụ.
“Ta hát bài ca gọi cả vào”
+ Tiếng hát căng tràn mặt biển, gọi cá vào. Đó là khúc ca lao động khỏe khoắn, mạnh mẽ, gợi lên sự thân thiết, niềm vui, tình yêu lao động và sức mạnh, khát khao chinh phục biển cả.
- “Sao mở kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
+ Hình ảnh con người nổi bật trên nền trời đang sáng dần, ửng hồng: Những đôi tay kéo lưới thoăn thoắt gợi lên sự khỏe khoắn, rắn rỏi, bắp tay cuồn cuộn của người dân chài khi kéo về mẻ cá nặng.
- “Câu hát căng buồm với giá khơi”
+ Câu hát theo suốt cuộc hành trình của người dân chài . Lúc ra đi là tiếng hát lạc quan, tin tưởng khi trở về con thuyền sẽ đầy ắp cá tươi, còn khi về là khúc ca vui sướng, tự hào trước thành quả lao động sau một đêm vất vả.
+ Cấu trúc lặp khiến tiếng hát vang lên như một điệp khúc ngân nga , nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu quê hương của những con người kiên cường, mạnh mẽ, tràn đầy sinh lực
- “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”
+ Đoàn thuyền được đặt sánh ngang với hình ảnh mặt trời. Huy Cận đã lấy một sự vật bé nhỏ , bình dị để ngầm So sánh với hình vĩ đại của thiên nhiên . Những người dân chài ấy trở về trong tư thế sánh ngang với vũ trụ , thậm chí trong cuộc chạy đua với tự nhiên ấy họ đã chiến thắng . Con người hiện lên thật mạnh mẽ, chiến thắng và làm chủ thiên nhiên.
c. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người -
“Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào?
+ Gợi lên sự giao hảo, thân thiết, ưu ái con người với biển quê hương rất ân tình , thể hiện sự biết ơn, trân trọng của con người với biển cả hùng vĩ . Biển được ví như người mẹ với người dân chài , thể hiện tình yêu, lòng biết ơn, trân trọng và gắn bó như ruột thịt
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”: tạo sự vận hành vũ trụ, con người mong muốn chia sẻ niềm vui với ánh | bình minh, cuộc sống mở ra khung cảnh mới mẻ, đầy sức sống
3. Kết bài
- Nội dung:
+ Tái hiện thành công vẻ đẹp thể hiện khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp đẽ, lãng mạn của biển cả và những người lao động mới.
+ Khám phá, ngợi ca: Sự giàu có, hào phóng của thiên nhiên, đất nước và tầm vóc lớn lao của nhân dân lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.
- Nghệ thuật:
+ Ngòi bút tràn đầy cảm hứng vũ trụ, sự chan hòa giữa con người và thiên nhiên.
+ Hình ảnh phong phú.
+ Âm hưởng lạc quan phơi phới.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn An Giang 2022
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản:
[1] Ở một ngôi làng nọ, có người đàn ông trung niên sống với đứa con trai. Một hôm trời đẹp, người cha rủ con trai đi vào rừng dạo chơi. Cậu con trai vô cùng hào hứng đi cùng bộ. Hai cha con đi đến đoạn đường uốn lượn thì dừng lại.
Trong một phút trầm lặng ngắn ngủi, người cha hỏi con: “Con trai! Ngoài tiếng chim đang hót ra, con còn nghe được tiếng gì khác không?”
Cậu bé sau một hồi lắng nghe liền trả lời cha: “Cha ơi, con còn nghe được cả tiếng xe ngựa nữa ạ!”
Người cha nói tiếp: “Đúng rồi! Đó là một chiếc xe ngựa trống, không chở gì cả.”
Cậu con trai ngạc nhiên hỏi lại: “Chúng ta còn chưa nhìn thấy nó, sao cha lại biết đó là chiếc xe ngựa trống rỗng?”.
Người cha đáp: “Từ âm thanh con có thể dễ dàng nhận ra đó là một chiếc xe trống không. Xe ngựa càng trống rỗng thì âm thanh sẽ càng to.",
Về sau này, cậu con trai trưởng thành, là một người thông minh, giỏi giang và thành đạt. Mỗi lần cậu chứng kiến một ai đó dùng lời lẽ ba hoa, thô lỗ để nói chuyện, tự cho là mình đúng, tự cao tự đại, hạ thấp người khác thì cậu đều nhớ đến lời nói của cha vẫn như đang văng văng bên tai mình: "Xe ngựa càng trống rỗng thì âm thanh sẽ càng to. "
Người có thể dùng tâm thái bình tĩnh, khiêm nhường để nói chuyện với người khác thì sẽ tránh được việc cãi vã, hiềm khích giữa đôi bên. Người như vậy cũng, sẽ càng học được cách lắng nghe, thấu cảm với người khác, mà lại không cường điệu, khoa trương chính mình!
Cho nên, sông sâu tình lặng, lúa chín cúi đầu luôn là phương châm tu dưỡng đạo đức, quan hệ ứng xử cần thiết trong cuộc sống của mỗi người.
(Theo Báo Giáo dục và Thời đại Online, Người càng hiểu biết càng khiêm nhường, 3/8/2016)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của phần [1] văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Xét về thành phần cấu, cụm từ: “Cha ơi” trong câu: “Cha ơi, con còn nghe được cả tiếng xe ngựa nữa ạ!” thuộc thành phần biệt lập gì? (0,5 điểm)
Câu 3. Xác định tên và chỉ ra phần phụ trước, phần trung tâm và phần phụ sau của cụm từ: “một chiếc xe trống không”. (0,5 điểm)
Câu 4. Em hiểu như thế nào về nội dung ý nghĩa hai cụm từ: “sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu”? (0,75 điểm)
Câu 5. Nếu thay từ “cúi” bằng từ “gục” trong cụm từ: “lúa chín cúi đầu” thì ý nghĩa cụm từ có thay đổi không? Vì sao? (0,75 điểm)
Câu 6. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên. (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (6.0 điểm)
Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và con người lao động qua các khổ thơ sau trích từ bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
[....]
Thuyền ta lái gió với buôm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển.
Dàn đan thế trận lưới vây giăng,
Ta hát bài ca gọi cả vào.
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cả như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời,
Mặt trời đội biên nhỏ màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
(Hồng Gai, 4 - 10 - 1958 (Ngữ văn 9, Tập một, NXBGD 2005, trang 139 140)
Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh An Giang
ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 02 trang)
KỲ THI TUYÊN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2012 - 2022 Khóa ngày 29/5/2021
Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
(Trích Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ, Tuyển tập, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2011, trang 203)
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? (0,5 điểm)
Câu 2. Em hãy giải thích nghĩa của từ thơm1 và thơm2 trong câu: Thị thơm thị giấu người thơm. (1,0 điểm)
Câu 3. Cho biết tên hai truyện cổ mà tác giả gợi lên từ hai câu: Thị thơm thì giấu người thơm và Đẽo cày theo ý người ta. (0,5 điểm)
Câu 4. Em hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ: (1,0 điểm)
Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Em hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa giáo dục của các câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn Việt Nam để thấy được đó là: Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều được Nguyễn Du khắc họa qua đoạn trích sau từ Truyện Kiều:
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
Mai cốt cách thuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoàn trang,
Mây thua nước tóc thuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hại.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bạc ngữ ân,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
(Ngữ văn 9, Tập một, NXBGD 2005, trang 81)
Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh An Giang
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1.
Thể thơ lục bát
Câu 2.
Thơm trong "thị thơm" là tính từ chỉ mùi thơm của một loại quả
Thơm trong "người thơm" đã được sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, ý chỉ một người có vẻ đẹp, phẩm chất tốt, trong sáng, xinh đẹp - tuyệt vời như mùi hương của quả thị.
Câu 3.
Thị thơm thị giấu người thơm là truyện cổ tích Tấm Cám
Đẽo cày theo ý người ta là truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường
Câu 4.
Hai câu thơ giải thích lý do nhà thơ yêu truyện cổ nước mình, chính là vì những câu chuyện ấy vừa hay, dễ đọc, dễ hiểu, lại ẩn chứa những câu chuyện, bài học sâu xa về lòng nhân hậu, về tình yêu thương, đùm bọc, sẻ chia giữa con người với con người.
II. LÀM VĂN
Câu 1
- Giới thiệu khái khái vấn đề nghị luận
a. Truyện cổ tích
* Khái niệm:
- Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê.
* Ý nghĩa giáo dục của các câu chuyện cổ tích:
- Giúp trẻ được hòa nhập vào nhân vật, giúp các bạn hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
- Truyện cổ tích ra đời nhằm hướng người đọc đến những cái đẹp hoàn mỹ, ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp của nhân dân ta.
- Gửi gắm thông điệp tình thương giữa người với người. Sau khi nghe truyện, các bạn sẽ thấy trân trọng tình cảm gia đình hơn, tình yêu thương của cha mẹ, lòng hiếu thảo đối với ông bà.
-> Qua đó, câu chuyện sẽ là những điều để học hỏi phẩm chất tốt đẹp hình thành cảm xúc và lòng nhân ái như lời dạy của cha ông.
b. Truyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ngôn là loại truyện dân gian sử dụng các biện pháp ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con người để chỉ đến một vấn đề triết lý, luân lý mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc hoặc lên án về một thực tế, về những tật xấu của con người.
Kết thúc sau mỗi câu chuyện ngụ ngôn đều là những bài học mang tính chất luân lý có giá trị giáo dục về đạo rất cao, thậm chí còn mang cả ý nghĩa phê phán, đả kích chính trị sâu sắc.
VD: Chuyện Đẽo cày giữa đường: sống cần có lập trường, ...
* Rút ra bài học hành động và nhận thức, khẳng định các câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn Việt Nam hay chính là "Lời cha ông dạy cũng vì đời sau" là vô cùng chính xác
* Liên hệ bản thân
Câu 2.
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiểu, rồi đến đoạn trích Chị em Thúy Kiều.
Đi vào vấn đề chính: bức chân dung hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân
2. Thân bài
a. Bốn câu thơ đầu: giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều
Chỉ với hai câu thơ lục bát ngắn ngủi, tác giả đã giới thiệu được hai nhân vật và vị trí của hai người một cách đầy tự nhiên: “Đầu lòng hai ả tố nga- Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân”
"Mai cốt cách tuyết tinh thần”: bút pháp ước lệ gợi vẻ thanh cao duyên dáng, trong trắng của hai chị em thiếu nữ, đó là cốt cách như mai, tinh thần như tuyết
“Mối người một vẻ mười phân vẹn mười”: Mỗi người mang nét riêng nhưng cả hai đều tài đều sắc
b. Bốn câu tiếp theo: gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân
Câu thơ mở đầu khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân, “trang trọng” gợi vẻ cao sang, quý phái
Vẻ đẹp của Thúy Vân được so sánh với những thứ đẹp nhất trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc
Chân dung Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn từ mái tóc đến nụ cười, giọng nói, phong thái ứng xử nghiêm trang: khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, lông mày sắc nét như ngài, miệng tươi như hoa, đoạn trang như ngọc,...
Chân dung dự đoán số phận: “mây thua”, “tuyết nhường” ⇒ số phận êm đềm
c. 12 câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn của Thúy Kiều
- “Kiều càng sắc sảo mặn mà”: khái quát đặc điểm của nhân vật
- Tác giả sử dụng những hình ảnh ước lệ “thu thủy”, “xuân sơn”: gợi đôi mắt đẹp trong sáng, long lanh, linh hoạt như nước mùa thu, lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân ⇒ phẩm chất tinh anh của tâm hồn, trí tuệ
- “Hoa ghen... kém xanh”: Vẻ đẹp khiến thiên nhiên nổi giận ⇒ dự báo cuộc đời lắm truân chuyên
- Không chỉ tả nhan sắc, Nguyễn Du còn nhấn mạnh vào sự tài năng của Thúy Kiều “Sắc đành đòi một tài đành họa hai”: Kiều thông minh và đa tài
Tài năng của đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: hội tụ đủ cầm kì thi họa “pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”
“Cung thương làu bậc...một trương”: Tác giả nhấn mạnh tài đàn của Kiều
“Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”: Kiều còn giỏi sáng tác, khúc bạc mệnh của Kiều phải chăng là tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm
⇒ Thúy Kiều là một nhân vật hiện lên với sự toàn tài
3. Kết bài
Khái quát những đặc sắc nghệ thuật đã được sử dụng để miêu tả chân dung chị em Thúy Kiều, Thúy Vân
Suy nghĩa, cảm nhận của em dành cho hai nhân vật trên và đoạn thơ được trích.
Đề thi vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT An Giang
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC: 2020 - 2021
Môn: Văn
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Việt Nam đã trải qua những ngày khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19, Dịch Covid-19 đã có mặt hầu hết các thành phố lớn và nhiều tỉnh trong cả nước. Mọi người lo sợ và chuẩn bị tinh thần cho một bức tranh xấu có thể xảy ra.
Trong hoàn cảnh khó khăn và thời điểm tưởng chừng như xám xịt ấy, chúng ta lại thấy những điều cảm động và ấm áp của lòng nhân ái. Đó là hình ảnh doanh nghiệp hay cô ca sĩ nọ quyên góp một số tiền lớn cho đất nước chống đại dịch. Đó là hình ảnh những thùng mì tôm, những chai nước suối được sẻ chia vào khu cách ly. Đó là hình ảnh những chiếc máy ATM phát gạo miễn phí cho người khó khăn. Đó là hình ảnh những em nhỏ đóng góp tất cả tiền mừng tuổi của mình để mua tặng khẩu trang cho người chưa có. Đó là những chuyến bay đi thẳng vào tâm dịch ở Vũ Hán - Trung Quốc, Daegu – Hàn Quốc, London – Vương quốc Anh,... để đón những người chung dòng máu với chúng ta trở về. Và hơn cả, đó là hình ảnh những vị bác sĩ, y tá, điều dưỡng in hằn vệt độ bảo hộ, mồ hôi ướt sũng, kính nhòe đi, cả ngày không dám đi vệ sinh, kiên cường giúp bệnh nhân chống chọi với dịch bệnh.
Những chiến sĩ áo trắng ấy hiện lên đầy xúc động trong các câu thơ của bác sĩ Võ Ngọc Anh Thơ, Phó Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới – Bệnh viện Chợ Rẫy:
Thương lắm đồng nghiệp tôi miệt mài trong tâm dịch
Chẳng kịp tội thân mình, chẳng kịp nghĩ xa xôi
Thương lắm những giọt mồ hôi trong lớp áo
Ai đã thử rồi... đã biết khổ cùng nhau
Ngày Tết đã trôi mau, nỗi đau thì còn đó
Cuộc chiến vẫn xoay vòng, mong mỗi sự bình an
Người người còn lầm than... sao lo riêng thân mình được nữa
Hôn con rồi đi với trái tim rực lửa
Mai chị có về sau trận chiến vinh quang?
(Theo Youmed.vn, Dược sĩ Tạ Hoàn Thiện Quân, Bầu ơi thương lấy bí cùng)
Câu 1. Các từ khó khăn, xám xịt, kiên cường, chống chọi, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? (1.0 điểm)
Câu 2. Tìm các từ thuộc một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó trong câu: “Và hơn cả, đó là hình ảnh những vị bác sĩ, y tá, điều dưỡng in hằn vết đồ bảo hộ, mồ hôi ướt sũng, kính nhòe đi, cả ngày không dám đi vệ sinh, kiên cường giúp bệnh nhân chống chọi với dịch bệnh.” (1.0 điểm)
Câu 3.
Theo tác giả, trong những điều cảm động và ấm áp của lòng nhân ái, cao hơn hết là hình ảnh:
- là hình ảnh doanh nghiệp hay cô ca sĩ nọ quyên góp một số tiền lớn cho đất nước chống đại dịch.
- là hình ảnh những thùng mì tôm, những chai nước suối được sẻ chia vào khu cách ly.
- là hình ảnh những chiếc máy ATM phát gạo miễn phí cho người khó khăn.
- là hình ảnh những em nhỏ đóng góp tất cả tiền mừng tuổi của mình để mua tặng khẩu trang cho người chưa có.
- là những chuyến bay đi thẳng vào tâm dịch ở Vũ Hán - Trung Quốc, Daegu – Hàn Quốc, London – Vương quốc Anh,... để đón những người chung dòng máu với chúng ta trở về.
- là hình ảnh những vị bác sĩ, y tá, điều dưỡng in hằn vệt độ bảo hộ, mồ hôi ướt sũng, kính nhòe đi, cả ngày không dám đi vệ sinh, kiên cường giúp bệnh nhân chống chọi với dịch bệnh.
Câu 4. Em hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ cuối: (0,5 điểm)
Hôn con rồi đi với trái tim rực lửa
Mai chị có về sau trận chiến vinh quang?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung của văn bản phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về những chiến sĩ áo trắng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 vừa qua.
Câu 2. (5.0 điểm)
Phân tích diễn biến tâm lí qua hành động của bé Thu (từ lúc ông Sáu nghỉ phép về nhà đến lúc ông từ giã gia đình, bà con trở lại đơn vị) trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ văn tỉnh An Giang
I. Đọc hiểu:
1.
- Từ ghép: kiên cường, chống chọi
- Từ láy: xám xịt, khó khăn
2. Các từ thuộc cùng một trường từ vựng: bác sĩ, ý tá, điều dưỡng
Tên trường từ vựng: nghề nghiệp
3. Hình ảnh các vị bác sĩ in hằn vết đồ bảo hộ, mồ hôi ướt sũng, kính nhòe đi, cả ngày không dám đi vệ sinh, kiên cường giúp bệnh nhân chống chọi với dịch bệnh
4. Nội dung của hai câu thơ cuối:
- Cuộc chia tay đầy cảm động giữa người mẹ với đứa con trước khi ra tuyến đầu chống dịch.
- Đó là cuộc chia tay mà không biết trước được người mẹ ấy có thể trở về với đứa con của mình không.
II. Làm văn:
Câu 1:
I. Mở bài
- Giới thiệu nông dung vấn đề: Hình ảnh những chiến sĩ áo trắng đem lại cho em niềm cảm phục và tự hào.
II. Thân bài:
1. Thực trạng của đại dịch Covid:
- Việt Nam đã trải qua những ngày khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19.
- Dịch Covid-19 đã có mặt hầu hết các thành phố lớn và nhiều tỉnh trong cả nước.
2. Những hành động cao đẹp trong mùa dịch:
- Trong những ngày tháng khó khăn ấy, chúng ta đã chứng kiến nhiều hành động nhân ái và cảm động (dẫn chứng).
- Nhưng đặc biệt là hình ảnh những bác sĩ bác sĩ, y tá, điều dưỡng:
+ Họ kiên cường chống chọi với nỗi đau về thể xác:
In hằn vệt độ bảo hộ.
Mồ hôi ướt sũng, kính nhòe đi.
Cả ngày không dám đi vệ sinh.
=> Kiên quyết giành giật sự sống cho bệnh nhân với tử thần.
+ Họ cũng phải vượt qua những gánh nặng về tinh thần:
- Phải xa người thân trong suốt thời gian dịch bệnh.
- Phải tự cách ly khi trở về nhà.
- Đối mặt với sự cách ly và kỳ thị của nhiều người.
- Cũng như đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh và cái chết luôn thường trực.
=> Luôn lạc quan và giữ vững tinh thần để cứu sống bệnh nhân.
3. Cảm nghĩ của em về hình ảnh những chiến sĩ áo trắng
- Sự cảm phục và ngưỡng mộ dành cho những chiến sĩ thiên thần áo trắng.
- Niềm tự hào sâu sắc dành cho những y bác sĩ đang ở tuyến đầu chống dịch.
III. Kết bài:
- Thể hiện niềm tin Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch.
Câu 2:
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tác phẩm là câu chuyện cảm động về tình cha con trong chiến tranh.
II. Thân bài:
1. Hình ảnh bé Thu trong những ngày đầu gặp ba:
- Khi ba về, người ba mà mình xem trong hình không giống như ở ngoài thực.
- Thu tròn mắt, ngạc nhiên và không chấp nhận sự thật.
- Khi thấy ba e chạy vụt vào trong nhà và gọi má.
- Sự hồn nhiên, ngây thơ hòa chút sợ hãi.
=> Em cương quyết không nhận ông Sáu là ba khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má.
2. Hình ảnh bé Thu trong khoảng thời gian ông Sáu ở nhà:
- Khi ba muốn gần gũi và vỗ về thì bé Thu xô ra.
- Cứ xem ông Sáu như người lạ, không chấp nhận là ba của mình.
- Không chịu gọi một tiếng ba, nó nói trổng với má.
- Nó tỏ ra không thân thiện với ông Sáu.
- Ông Sáu gắp trứng cho Thu nhưng nó hất ra.
- Qua những hình ảnh ấy thể hiện thu là một cô gái bướng bỉnh, ngang ngạnh.
=> Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh để bảo vệ tình yêu em dành cho ba.
3. Nghệ thuật
- Tình huống truyện bất ngờ, độc đáo, éo le.
- Phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.
- Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, người kể xưng "tôi" có mặt và chứng kiến toàn bộ câu chuyện có tác dụng rõ rệt trong việc vừa kể chuyện vừa bày tỏ sự đồng cảm với các nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.
- Lối kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc.
- Hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi, có ý nghĩa biểu tượng cao.
III. Kết bài:
- Nhân vật bé Thu là biểu tượng cho tình yêu thương cha, thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ và ngang ngạnh của một đứa con nít.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn An Giang 2019
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Trong xã hội có muôn vàn những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ chia thăm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”. Ngày nay, chúng ta không khó bắt gặp nhiều hoạt động tử tế giúp đỡ những người khó khăn, Với những manh áo mỏng bớt đi cái lạnh của mùa đông, những tô cháo, hộp cơm... chứa chan biết bao tình người mà các nhà hảo tâm cung cấp miễn phí ở một số bệnh viện trong cả nước hay sức lan tỏa của phong trào hiến máu tình nguyện đã thu hút đông đảo người tham gia. Thậm chí có những cái chết nhưng vẫn lưu lại sự sống bằng việc hiến tạng, ... là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay. Truyền thống ấy luôn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau.
Thật cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, cá nhân đã và đang thực hiện các hoạt động từ thiện này. Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm. Họ cùng nhau, người góp công sức, người góp tiền của, cho dù nhiều người chưa hẳn đã có cuộc sống dư dả về vật chất, song họ đều có một mục đích chung là giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật.
Với những bệnh nhân nghèo, hộp cơm, tố cháo, đồng tiền... mà họ nhận được từ các nhà hảo tâm đã mang đến những nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người cho và người nhận, Thứ hạnh phúc mà chính những người trong cuộc cũng khó có thể bày tỏ hết bằng lời, nó là động lực thôi thúc sự sẻ chia và cảm thông, Để rồi ai cũng muốn cho đi, cho dù chỉ là nụ cười và cùng nhau đón nhận những giá trị của việc cho đi, cho đi... là còn mải, đó chính là tình người!
(Theo Khắc Trường, dangcongsan.vn)
Câu 1 (1.0 điểm): Từ tử tế trong văn bản có nghĩa là gì
Câu 2 (1.0 điểm): Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó trong câu: “Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm...”
Câu 3 (0,50 điểm): Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung là gì?
Câu 4 (0,50 điểm): Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự tương thân tương ái của dân tộc.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm):
Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về nhận định của tác giả trong phần đọc hiểu: “cho đi... là còn mãi".
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về sự chuyển biến tâm tư của người lính qua bài thơ Ảnh trăng của Nguyễn Duy. Bài thơ đã gợi cho em bài học gì về cách sống của cá nhân?
ÁNH TRĂNG
Nguyễn Duy
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
TP. Hồ Chí Minh, 1978
(Ngữ văn 9, Tập một, NXBGD 2005, trang 155-156)
Gợi ý đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 An Giang
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1 (1.0 điểm): Từ tử tế trong văn bản có nghĩa là: những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ chia thăm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”.
Câu 2 (1.0 điểm): Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó trong câu: “Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm...”
Các từ sắp xếp thành một trường từ vựng "thành phần tổ chức từ thiện": mạnh thường quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường, người từng có quá khứ lỗi lầm.
Câu 3 (0,50 điểm): Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung: giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật.
Câu 4 (0,50 điểm): Câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự tương thân tương ái của dân tộc.
- Cả bè hơn cây nứa.
- Góp gió thành bão
- Hợp quần gây sức mạnh.
- Lá lành đùm lá rách
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- Thương người như thể thương thân.
- Dân ta nhớ một chữ đồng:
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
- Một cây làm chẳng nên non.
Ba cây chụp lại nên hòn núi cao.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Nhiễu điều phũ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm):
Tham khảo đoạn văn sau:
Nếu ví cuộc đời này là một trường ca bất tận thì có lẽ, lối sống sẻ chia, cho đi là còn mãi là một nốt trầm sâu lắng chứa đựng giá trị nhân sinh sâu sắc về cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Cho đi là cách ta sẻ chia, giúp đỡ ai đó về mặt vật chất hoặc tinh thần. Cho đi làm cho chúng ta hạnh phúc hơn, yêu đời hơn, làm cho chính bản thân ta hoàn thiện hơn, cảm nhận cuộc đời này có ý nghĩa hơn. Không chỉ vậy cuộc sống là một ngọn núi, có lúc dốc, có lúc bằng phẳng khác nhau, bởi vậy luôn cần đến những con người biết chia sẻ, biết cho đi mà không nghĩ đến việc nhận lại. Cuộc sống này còn nhiều những mảnh đời bất hạnh, họ cần lắm một ánh lửa sẻ chia từ chúng ta, đôi khi chỉ là cái nắm tay thật chặt, cái vỗ vai, lời an ủi, động viên cũng phần nào giúp họ. Nhắc đến lẽ sống đẹp này, chúng ta lại nhớ đến câu chuyện về chàng thanh niên Nguyễn Hữu Ân đã chia sẻ chiếc bánh thời gian của mình để giúp đỡ những người bệnh ung thư giai đoạn cuối. Trái với hành động đẹp biết sống cho đi, cần lên án những người chỉ biết sống ích kỉ, luôn lo sợ nhận lại ít hơn cho đi. Chúng ta cần phải biết mỗi ngày sống là một trải nghiệm, được yêu thương, được sẻ chia là điều hạnh phúc nhất. Cuộc sống sẽ tuyệt vời biết bao khi mỗi con người sẵn sàng cho đi, sẻ chia đối với những người xung quanh mình. Chính vì vậy, bạn trẻ ơi “Còn gì đẹp trên đời hơn thế. Người với người sống để yêu nhau” (Tố Hữu).
Câu 2. (5,0 điểm):
+ Mở bài
– Ánh trăng là đề tài quen thuộc của thi ca, là cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà thơ
– Nguyễn Duy, một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ sau năm 1975 cũng góp vào mảng thơ thiên nhiên một “Ánh trăng”.
– Với Nguyễn Duy, ánh trăng không chỉ là niềm thơ mà còn được biểu đạt một hàm nghĩa mới, mang dấu ấn của tình cảm thời đại: Ánh trăng là biểu tượng cho quá khứ trong mỗi đời người.
– Đối diện trước vầng trăng, người lính đã giật mình về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ “Ánh trăng” giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín ấy của nhà thơ.
+ Thân bài.
Những câu đầu tiên của bài thơ tác giả đang hồi ức lại những ngày thơ bé sống ở vùng quê, nơi có những kỷ niệm tuổi thơ trong vắt. Ánh trăng vì thế trong mắt tác giả cũng mang màu sắc trong trẻo, nên thơ.
“Hồi nhỏ sống với rừng
Với sông rồi với biển”
“trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ”
Trong những câu thơ này thể hiện tác giả là người có lối sống giản dị, lớn lên từ những miền quê và có cuộc sống gắn liến với sống biển. Ánh trăng trong kí ức của tác giả mà một màu trong veo, nên thơ của cuộc sống.
“Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”
– Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm không thể nào quên của những người lính khi sống trong rừng, khi không có đèn không có điện chỉ có ánh trăng soi đường.
- Dọc đường hành quân đi chiến đấu người lính hát cùng ánh trăng, làm thơ cùng ánh trăng, tâm sự cùng ánh trăng. Ánh trăng đã thân thuộc gần gũi nhưng là người thân của tác giả.
+ Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.
Từ hồi về thành phố Quen ánh điện cửa gương Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường
– Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” – người khách qua đường xa lạ.
+ Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt
-Tác giả vội vàng "bật của sổ" như thể mời một vị khách quý tới nhà, sợ mình chậm trễ người khách sẽ bỏ về.
– Câu thơ dưng dưng – lạnh lùng – nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống. Vì những con người trong cuộc sống hiện tại dường như bị giá trị vật chất cuốn mình đi,.Con người quên đi giá trị tinh thần và ngày càng lạnh lùng, thờ ơ với nhau.
– Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. Vầng trăng xuất hiện vẫn một tình cảm tràn đầy, không mảy may sứt mẻ. – Vầng trăng vẫn là một vầng trăng tròn đầy như hồi thơ bé tác giả nhìn thấy nhưng chỉ con người là đã thay đổi.
- Tác giả và vầng trăng như một người bạn tri kỷ, hình ảnh ánh trăng tròn đầy tỏa sáng đã khiến cho chúng ta những con người đang quay quần trong cuộc sống thường nhật phải bừng tỉnh nhìn lại chính mình.
- Tác giả đã vô cùng xúc động khi gặp lại ánh trăng một hình ảnh quen thuộc gắn bó từ khi còn nhỏ.
– Lúc này những câu thơ dường như hối hả hơn khiến cho người đọc cũng cảm thấy nghẹn ngào trong từng câu chữ
- Niềm vui khôn tả tác giả cảm giác mình đang được trở về hồi thơ bé.
* Liên hệ bản thân em và bài học em rút ra được
+ Kết
- Ánh trăng là một bài thơ hay của tác giả Nguyễn Duy nó mang tính triết lý sâu sắc.
- Nó ngầm nhắc nhở chúng ta cần sống chung thủy trước sau như một tránh bị những giá trị vật chất làm lu mờ ý chí.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn An Giang 2016
Phần I: Phần đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới
"Hè về, phượng nở đỏ thắm các con đường, góc phố sáng rực một góc trời. Có khoảng xanh lục của lá non và màu xanh biếc của bầu trời lại được điểm xuyết thêm màu hoa phượng đỏ. Hoa nở đỏ thắm các con đường trên phố.
Hoa phượng không có mùi thơm quyến rũ như hoa ngọc lan, hoa lài hay các loài hoa khác. Hoa phượng với những chùm hoa xinh đẹp sắc hoa rực rỡ giữa trưa hè.
Hoa phượng không chỉ đẹp bởi màu sắc, phượng còn là tuổi thơ, là kỷ niệm, là những ngày tháng không phai dưới mái trường của tuổi học trò.
"Hoa học trò: ! Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò. Bởi phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến.
Không hiểu từ bao giừ và ai đã có ý tưởng thật hay là trồng những cây phượng nơi trường học? Những bông hoa đỏ thắm như nhắc nhở ngày chia tay của niên học đã sắp gần kề.
Có ai hiểu tại sao phượng nở là chia tay? Có ai trả lời được tại sao tuổi học trò lại yêu hoa phượng? Hình bóng thầy cô cứ trải dài theo những trang sách nhỏ, bên tấm bảng đen và trên cả những buổi sớm mai như thế, những buổi sớm mai có màu hoa đỏ lốm đốm in trên bầu trời, trong khoảng sân trường vắng lặng ươm đầy hoa nắng.
Có lẽ ai trong chúng ta lại không trải qua cái tuổi học trò và ít nhất không một lần ngân nga câu hát
Những chiếc gió xe trở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu...
..." (Theo Lê Nho Việt, báo Dân trí)
Câu 1: Xét về phân loại câu theo cấu tạo, câu "Hoa học trò" thuộc loại câu gì?
Câu 2: Tìm một câu có thành phần biệt lập, chỉ ra cụm từ và tên của thành phần biệt lập đó.
Câu 3: Tìm các từ thuộc một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó.
Câu 4: Phân biệt ý nghĩa khác nhau giữa hai từ góc trời và bầu trời?
Câu 5: Nội dung chính của văn bản nói về vấn đề gì?
Câu 6: Em có suy nghĩ gì về ý kiến của tác giả cho rẳng: hoa phượng là "Hoa học trò"? Trình bày đoạn văn văn ngắn khoảng 5 – 7 dòng.
Phần II: Phần Làm văn (7,0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trích từ bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải?
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
(Ngữ văn 9, tập hai, NXBGD 2005, trang 55 – 56)
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
(15 mẫu) phân tích bài thơ Ánh trăng siêu hay
Top 8 bài phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất
Top 15 mẫu phân tích Làng Kim Lân đầy đủ và chọn lọc
Top 11 mẫu phân tích bài thơ về Tiểu đội xe không kính hay chọn lọc
Top 3 mẫu phân tích 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú
Top 10 mẫu phân tích bài thơ Bếp lửa hay chọn lọc
Top 16 mẫu phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí (Có dàn ý chi tiết)
Phân tích khổ 3 4 Bài thơ về Tiểu đội xe không kính
- Nam NguyễnThích · Phản hồi · 0 · 08/06/22
Gợi ý cho bạn
-
(2 mẫu) Giáo án Tiết đọc thư viện lớp 2 Cả năm 2024-2025
-
3 Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo 2024
-
Viết 4 - 5 câu về tình cảm của em với thầy cô (13 mẫu)
-
(5 mẫu) SKKN: Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống trong trường tiểu học 2024
-
Suy nghĩ từ câu ca dao Công cha như núi thái sơn nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Học tập
Top 4 mẫu viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình siêu hay
Nói về tình cảm của em với một người bạn lớp 2
Thuyết minh về Lễ hội đền Hùng ngắn gọn lớp 6
Giáo án lớp 8 sách Cánh Diều tất cả các môn
Soạn bài Ý nghĩa văn chương lớp 9
Mẫu giáo án minh họa môn Giáo dục thể chất mô đun 2 Tiểu học