(2024) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Bình

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2024 Quảng Bình - Sau đây là đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Bình 2024 Hoatieu xin chia sẻ để các bạn cùng tham khảo.

Ngày hôm nay 4/6 các thí sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình sẽ chính thức bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025. Theo đó, môn thi vào lớp 10 tỉnh Quảng Bình năm 2024 đầu tiên là môn Ngữ văn. Buổi chiều cùng ngày các thí sinh sẽ làm bài thi môn Toán và sáng ngày 5/6 là môn tiếng Anh. Các thí sinh dự thi vào THPT chuyên Võ Nguyên Giáp sau khi thi xong 3 môn chung sẽ làm bài thi môn chuyên theo nguyện vọng đã đăng kí.

1. Đáp án đề Văn vào lớp 10 Quảng Bình 2024

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 2024 môn Văn Quảng Bình đang được các thầy cô giải. Các em nhấn F5 liên tục để xem đáp án mới nhất.

Đáp án đề Văn vào lớp 10 Quảng Bình 2024

Đáp án đề Văn vào lớp 10 Quảng Bình 2024

Đáp án đề Văn vào lớp 10 Quảng Bình 2024

Đáp án đề Văn vào lớp 10 Quảng Bình 2024

2. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Bình 2024-2025

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Bình 2024-2025

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Bình 2024-2025

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc phần trích sau:

Tiếng Việt mình sâu sắc. Nhân là người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là lòng yêu thương người khác. Nhìn những anh chị bại liệt cũng trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin giúp đời. Biết những người khiếm thị cũng làm được nghề sửa chữa điện tử, để có ích và giúp người. Lòng tự hứa không thể là hạt lép. Chẳng có lý do gì để không là hạt giống tốt cho mùa sau.

Từ đó ta có bài học về nết tốt của hạt: kiên trì, nhẫn nại, và lòng dũng cảm. Cũng như ta học về việc sống hết mình của hạt thóc: sớm cho mùa vàng, dám chịu xay giã giần sàng. Gạo nuôi người, cám bã nuôi heo, rơm tặng người bạn trâu. Và đến cộng rơm thừa cũng bên thành con củi giữ lửa suốt đêm trường. Và sưởi ấm cánh đồng mùa động giỏ bắc.

Mỗi khi ta cằn cỗi, hãy nhớ ta là hạt. Ta lại nghĩ về khoảng xanh ngoài ban công, cũng như bạn thấy những mầm cây đội lên từ khối bé tăng đường nhựa. Để không cho những khiếm khuyết tự bào mòn hay những nỗi buồn tự hủy.

(Đoàn Công Lê Huy, Gửi em máy trắng, NXB Kim Đồng, 2016)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1(0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2(0,5 điểm) Theo tác giả, ta học được từ hạt những nết tốt nào?

Câu 3 (1,0 điểm) Nêu tác dụng của phép liên kết được sử dụng trong đoạn sau: “Tiếng Việt mình sâu sắc. Nhân là người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là làng yêu thương người khác

Câu 4 (1,0 điểm) Thông điệp cuộc sống nào từ đoạn trích có ý nghĩa đối với em? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc sống cống hiến.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích lời người cha nói với con trong đoạn thơ sau:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con

Nói với con, Y Phương. Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 72-73

3. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Bình các năm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Bình 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Bình 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Bình 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Bình 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Bình 2023

Đề thi vào 10 môn Văn 2023 tỉnh Quảng Bình

Đề thi vào 10 môn Văn 2023 tỉnh Quảng Bình
Đề thi vào 10 môn Văn 2023 tỉnh Quảng Bình

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Bình 2022

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc phân trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Bất kì ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt vượt qua thất bại của chính mình. Có thể nói, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn,

Quả thực như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng. Cuộc sống thăng trầm như bản hòa ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta cần nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hưởng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.

(Theo Trần Thị Cẩm Quyên, in trong văn học và tuổi trẻ, Viện nghiên cứu sách và học liệu giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 11- 2021).

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. (0,5 điểm) Theo đoạn trích, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời là gì?

Câu 3. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn “Cuộc sống thăng trầm như bản hòa ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công”.

Câu 4. (1,0 điểm) Thông điệp cuộc sống nào từ đoạn trích có ý nghĩa đối với em? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự tự tin trong cuộc sốn.

Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích hai khổ thơ sau:

Con ở miền Nam ra thăm lăng

Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

(Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập 2, tr.58 - 59 NXB Giáo dục Việt Nam, 2010).

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2022 Quảng Bình

I. ĐỌC HIỂU:

1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận.

2. Theo đoạn trích, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn.

3. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:

- Biện pháp so sánh giúp tăng khả năng biểu đạt của đoạn trích.

- Biện pháp góp phần tái hiện bản chất của cuộc sống, giúp tác giả dễ dàng lý giải về tính chất của cuộc sống.

4. Học sinh tự đưa ra thông điệp có ý nghĩa nhất, có lý giải.

Gợi ý: Thông điệp có ý nghĩa về cuộc sống

- Trong cuộc sống ta luôn phải đối diện với những sai lầm thất bại, điều quan trọng là chúng ta phải biết biến thất bại thành đòn bẩy để hướng tới thành công.

II. LÀM VĂN:

Câu 1:

Cách giải:

* Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn khoảng 100 chữ.

* Yêu cầu về nội dung:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của sự tự tin trong cuộc sống.

- Sự tự tin trong cuộc sống: Là việc con người hiểu bản thân và luôn tin vào chính mình.

-Ý nghĩa của sự tự tin trong cuộc sống: + Sự tự tin giúp bản thân ta thêm vững tin vào cuộc sống, thêm yêu đời hơn,

+ Sự tự tin giúp ta vượt qua nỗi sợ hãi, bị quan, chán nản.

+ Tự tin giúp ta có những lợi thế trong giao tiếp. Từ đó xây dựng, tạo mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội.

+ Sự tự tin về năng lực giúp ta theo đuổi mục tiêu một cách kiên trì không ngại khó.

+ Sự tự tin là yếu tố hàng đầu dẫn tới thành công.

- Liên hệ bản thân, mở rộng.

+ Sự tự tin không đồng nghĩa với tự cao, tự phụ. Sự tự tin luôn đi kèm với sự cầu tiến, ham học hỏi như vậy con người mới trở nên hoàn thiện.

+ Cần cố gắng rèn luyện sự tự tin trong chính bản thân mình.

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở bài: 

Giới thiệu tác giả, tác phẩm Viếng lăng Bác. - Giới thiệu khái quát nội dung đoạn trích: Cảm xúc của nhà thơ về cảnh vật cũng như suy ngẫm của ông khi đến thăm lăng Bác.

2. Thân bài:

a. Cảm xúc của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác (khổ thơ đầu tiên):

- Bồi hồi, xúc động “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

+ Cặp đại từ xưng hô “con – Bác” là cách xưng hô gần gũi, thân thiết của người miền Nam, vừa thể hiện sự tôn kính với Bác vừa bộc lộ tình cảm yêu thương dành cho một người ruột thịt, một người bể trên trong gia đình. Đọc câu thơ tưởng như Viễn Phương là một người con xa xứ nay mới được trở về bên người cha của mình.

+ Cách nói giảm nói tránh “thăm” làm giảm bớt nỗi đau thương, mất mát, đồng thời khẳng định sự bất tử của Người trong lòng những người con nước Việt.

=>Câu thơ giản dị như một lời kể nhưng lại thấm đượm bao nỗi bồi hồi, xúc động của nhà thơ, sau bao mong nhớ, đợi chờ, nay mới được đến viếng lăng Bác.

- Ấn tượng đậm nét hiện lên trước mắt nhà thơ: “hàng tre bát ngát”:

+ Đây là hình ảnh thực làm nên quang cảnh đẹp cho lăng Bác, mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi của làng quê, đất nước Việt.

+ Đấy cũng là hình ảnh chưa nhiều sức gợi: “hàng tre xanh xanh” gợi vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam với sức sống tràn trề; bão táp...thẳng hàng” là vẻ đẹp cứng cỏi, kiên cường, bền bỉ, hiên ngang, bất khuất của con người VN. Hình ảnh hàng tre bao quanh lăng là biểu tượng của cả dân tộc đang quây quần bên Người, thể hiện tình cảm của người dân miền Nam nói riêng, con người Việt Nam nói chung dành cho Bác. =>Khổ 1 là niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi đứng trước lăng Người.

b. Những cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác (khổ 2):

- Là nỗi tiếc thương, lòng biết ơn sâu nặng dành cho công lao của Bác.

+ Sáng tạo hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: mặt trời trên lăng - mặt trời tự nhiên, mặt trời trong lăng - ẩn dụ cho Bác. Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân tộc thoát khỏi kiếp sống nô lệ, khổ đau. Hình ảnh ẩn dụ đã vừa khẳng định, ngợi ca sự vĩ đại của Người vừa thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của cả dân tộc đối với Người.

+ Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ ngày ngày” gợi dòng thời gian vô tận và sự sống vĩnh cửu; mang giá trị tạo hình, vẽ lên quang cảnh những đoàn người nối tiếp nhau không dứt, lặng lẽ và thành kính vào viếng Bác. Lối nói “đi trong thương nhớ” thể hiện nỗi tiếc thương, nhớ nhung lớn lao của bao thế hệ người dân Việt Nam trong giây phút vào lăng viếng Bác.

+ “Tràng hoa dâng 79 mùa xuân”: 79 năm cuộc đời Người đã hiến dâng trọn vẹn cho quê hương, đất nước. Nó được kết từ hàng ngàn, hàng vạn trái tim để bày tỏ niềm tiếc thương, kính yêu vị cha già dân tộc. Đó cũng là cách để nhà thơ khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc.

3. Kết bài:

- Nội dung:

+ Thể hiện tình cảm chân thành, tha thiết của cả dân tộc Việt Nam dành cho Bác.

+Qua đó, khám phá, ngợi ca truyền thống ân nghĩa, thủy chung của dân tộc ta.

- Nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ giản dị, gần gũi, giàu sức gợi.

+ Giọng điệu vừa chân thành, trang nghiêm, vừa sâu lắng vừa tha thiết, đau xót tự hào.

+ Hình ảnh thơ vừa mang nghĩa thực vừa giàu giá trị tượng trưng.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 tỉnh Quảng Bình

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2017 - 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC

Khổa ngày 08/6/2021

Môn: NGỮ VĂN CHUNG)

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết núi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi biết chẳng biết làm thế nào, bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu. Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghe-nhép, trích Ngữ Văn 9, tập 1, tr.22, NXB Giáo dục, 2010)

Câu 1 (0,5 điểm)

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm) Hãy chỉ ra 02 từ láy được sử dụng trong văn bản.

Câu 3 (2.0 điểm) Theo em, tại sao không nhận được một xu nào từ nhân vật “tôi” mà ông lão vẫn cảm ơn và nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi"?

Câu 4 (1,0 điểm) Hãy nhận xét ngắn gọn về nhân vật “tôi” trong câu chuyện trên.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ về cách ứng xử với những người bất hạnh.

Câu 2 (5,0 điểm) - Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong đoạn thơ sau:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán tướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá.

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

(Trích Đồng chí - Chính Hữu, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2020)

Đáp án đề thi vào lớp 10 Văn tỉnh Quảng Bình 2021

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 2:

Hai từ láy được sử dụng trong đoạn văn bản trên: chằm chằm, run run

Câu 3:

Học sinh có thể trình bày theo cách hiểu của mình, có lý giải

Gợi ý:

“Như vậy cháu đã cho lão rồi” thứ người ăn xin nhận được không phải là tiền bạc mà là chính tình yêu thương qua cái nắm tay của nhân vật tôi.

Câu 4:

Học sinh có thể trình bày theo cách hiểu của mình, có lý giải.

Gợi ý:

- Nhân vật tôi là người giàu lòng yêu thương, biết giúp đỡ người khác.

- Là người biết cho đi yêu thương,...

II. LÀM VĂN

Câu 1:

I. Mở đoạn

- Giới thiệu vấn đề, nêu tầm quan trọng của văn hóa ứng xử đối với người bất hạnh trong xã hội hiện nay.

- “Ứng xử” vốn được coi như một tiêu chuẩn, một thước đo để khẳng định kiến thức của con người. Đối với nhiều người hiện nay, chỉ cần qua cách ứng xử thôi là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện như nào.

II. Thân đoạn:

- Giải thích ứng xử là gì?

+ Ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, chính là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử còn được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành động, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh. ->Khẳng định tầm quan trọng ứng xử đối với người bất hạnh trong xã hội hiện nay.

- Biểu hiện:

+ Biết lắng nghe, thấu hiểu, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống

+Quan tâm, động viên để họ có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

Ứng xử mang lại điều gì cho con người?

+ Một người có ứng xử tốt chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng. Và ngược lại, những kẻ có những hành vi ứng xử không tốt, tiêu cực sẽ bị xa lánh và ghét bỏ. Những người ứng xử kém không chỉ cho thấy rằng bản thân đang không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ vô tình tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh.

- Phê phán: những người thờ ơ, thiếu sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống...

- Ngay từ bây giờ trong mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực. Và hơn hết là điều đó sẽ giúp bạn có một lối sống ứng xử tốt.

“Chim khôn hót tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”

III. Kết đoạn

- Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn minh, lịch sự

Câu 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Chính Hữu (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,...)

- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đồng chí” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,...)

- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và hình ảnh người lính.

2. Thân bài:

Hình ảnh người lính hiện lên với những vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm:

a. Thông cảm với nhau về bệnh tật trong chiến đấu mà người lính mắc phải:

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi"

-> thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Đó là sự ốm đau, bệnh tật.

b. Chia sẻ những gian lao và thiếu thốn trong cuộc đời người lính:

"Áo anh .....chân không giày".

NT: Sử dụng các câu thơ sóng đôi, đối ứng, tả thực. Cấu trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội

- Sự yêu thương nhau thể hiện chân thành giản dị họ nắm tay để truyền cho nhau hơi ấm và sức mạnh của tình đồng chí hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở "chân không giày" và thời tiết "buốt giá"

– Sức mạnh của tình cảm keo sơn gắn bó sâu sắc giữa những người lính giúp họ vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn và gian khổ.

=> Sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù tạo nên bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp. Chân dung anh bộ đội Cụ Hỗ buổi đầu kháng chiến sống gian khổ, thiếu thốn nhưng tình đồng chí sưởi ấm lòng họ.

c. Sự lãng mạn và lạc quan trong cuộc sống chiến đấu gian khổ:

- Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ: Dù hoàn cảnh như thế nào thì cũng bên cạnh nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

- Trên cánh rừng hoang sương muối là 3 hình ảnh gắn kết: người lính, khẩu súng, vầng trăng.-> Hình ảnh đẹp về tình đồng đội

– Làm nên sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn.

- "Đầu súng trăng treo" "suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng ở trên đầu mũi súng" (suy nghĩ của tác giả - hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc của tác giả.)

+ Súng và trắng, gần và xa , thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ.

+ Các mặt này bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau của cuộc đời người lính cách mạng (biểu tượng của thơ kháng chiến: kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn)

3. Kết bài

Khái quát về những vẻ đẹp cơ bản của hình ảnh người lính và tình đồng đội, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
9 5.371
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm