(Mới cập nhật) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Phước 2024
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Phước
- Đáp án đề Văn vào 10 Bình Phước 2024
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Phước 2024
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Phước các năm
- Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Bình Phước 2023
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Phước 2023
- Đề thi vào lớp 10 môn Văn 2022 chuyên Bình Phước
- Đề thi Văn vào lớp 10 2022 tỉnh Bình Phước
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2022 tỉnh Bình Phước
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 tỉnh Bình Phước
- Đáp án đề thi vào lớp 10 Văn tỉnh Bình Phước 2021
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2024 Bình Phước - Ngày 4/6/2024 các thí sinh lớp 9 trên địa bàn tỉnh Bình Phước sẽ chính thức bước vào kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ nội dung chi tiết đề thi vào lớp 10 môn Văn 2024 tỉnh Bình Phước cùng với gợi ý đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Phước 2024, mời các bạn cùng tham khảo.
Kì thi tuyển sinh lớp 10 tỉnh Bình Phước năm học 2024-2025 sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 4/6/2024 với môn thi đầu tiên là Ngữ văn với hình thức tự luận trong 120 phút. Buổi chiều cùng ngày các thí sinh sẽ làm bài dự thi môn Toán và môn thi cuối cùng là tiếng Anh vào sáng ngày 5/6/2024. Đối với các thi sinh dự thi vào trường chuyên thì sẽ làm thêm bài thi môn chuyên theo nguyện vọng đã đăng kí. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Phước 2024-2025, mời các bạn cùng tham khảo.
Lưu ý: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2024 Bình Phước sẽ được Hoatieu chia sẻ ngay sau khi kì thi kết thúc.
Đáp án đề Văn vào 10 Bình Phước 2024
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 2024 môn Văn Bình Phước đang được các thầy cô giải. Các em nhấn F5 liên tục để xem đáp án mới nhất.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Phước 2024
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Phước các năm
Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Bình Phước 2023
I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1.
Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
Câu 2: Diễn tả cảm xúc cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà.
Câu 3
- Điệp ngữ “Một bếp lửa” trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định “bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ.
- Từ láy “chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến hình ảnh bập bùng ẩn hiện trong buổi sớm mai hoà cùng làn sương sớm.
- “Bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam trước đây mỗi buổi sớm mai. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương sớm”, thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”.
II. LÀM VĂN:
Câu 1:
a. Yêu cầu về mặt hình thức: Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 chữ.
b. Yêu cầu về mặt nội dung:
1. Mở đoạn
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Tình cảm gia đình trong cuộc sống của con người
2. Thân đoạn
- Định nghĩa về "tình cảm gia đình": Là tình cảm gắn bó giữa những người có chung quan hệ huyết thống.
- Biểu hiện của tình cảm gia đình:
- Sự yêu thương, che chở của cha mẹ với con cái
- Sự quan tâm, chăm sóc của ông bà với các cháu
- Sự đùm bọc, yêu thương của anh chị em trong gia đình
- Vai trò của tình cảm gia đình:
- Nuôi dưỡng đời sống tình cảm phong phú, là ngọn nguồn của mọi thứ tình cảm đáng quý khác.
- Nâng đỡ con người trên từng bước đường đời, chắp cánh cho những ước mơ
- Chỗ dựa tinh thần vững chắc trong mọi hoàn cảnh.
- Liên hệ thực tiễn:
- Có những người kém may mắn khi không có gia đình à Thiệt thòi về tình cảm
- Có những người con bất hiếu; những bố mẹ nhẫn tâm vứt bỏ con cái
- Bài học:
- Trân trọng tình cảm của những người thân yêu.
- Yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, bố mẹ
3. Kết đoạn
Khẳng định vai trò của tình cảm gia đình.
Câu 2.
Gợi ý phân tích nhân vật ông Sáu
1. Mở bài:
- Giới thiệu về truyện ngắn "Chiếc lược ngà" và nhân vật ông Sáu.
2. Thân bài:
a) Ông Sáu là người lính dũng cảm:
- Ông Sáu đi lính từ khi con gái chưa tròn một tuổi.
- Trong những năm chiến đấu ông đã có một vết thẹo trên mặt -> Minh chứng của chiến tranh và dấu vết của lòng can đảm.
- Tuy rất muốn ở cùng con thêm vài ngày nhưng ông vẫn quay lại chiến trường đúng thời gian quy định.
b) Ông Sáu là người cha rất yêu thương con:
- Khi nhìn thấy con: Ông Sáu háo hức, mong chờ được đến ôm con nhưng chỉ nhận được sự cự tuyệt của bé Thu khiến ông đau đớn, thất vọng.
- Trong những ngày ở nhà:
- Tuy ông Sáu rất cố gắng để được gần gũi con nhưng bé Thu luôn từ chối khiến ông bất lực, không biết nên làm thế nào.
- Trong bữa cơm, ông Sáu gắp miếng trứng cá cho con, con bé liền hất đi. Không kiểm soát được cơn giận, ông liền đánh con.
- Trong buổi chia li: Ông Sáu bất ngờ, xúc động, không nén nổi xúc động vì tình cảm con gái dành cho mình.
- Khi ở chiến trường:
- Ông Sáu rất ân hận vì đã lỡ tay đánh con.
- Tự tay làm chiếc lược ngà để tặng con.
- Dồn hết tình cảm thương nhớ con của mình vào chiếc lược ngà.
=> Ông Sáu là một nhân vật cực kì yêu thương con gái của mình
b) Nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật: Nhân vật có rất ít lời thoại nhưng những hành động, biểu cảm, suy nghĩ của nhân vật được tác giả miêu tả rất rõ nét nhằm khắc họa tâm lí nhân vật.
- Sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ giản dị, quen thuộc khiến cho nhân vật trở nên gần gũi hơn.
3. Kết bài:
- Khái quát lại về nhân vật ông Sáu.
.....
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Phước 2023
Đề thi vào lớp 10 môn Văn 2022 chuyên Bình Phước
NĂM HỌC: 2022 - 2023
MÔN THI: NGỮ VĂN (Chuyên) ĐỀ CHÍNH THỨC
Ngày thi: 06/06/2022 (Đề thi gồm có 01 trang)
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1. (4,0 điểm).
Trong tập thơ “Ôm mỏ neo nằm mộng những chân trời”, nhà thơ trẻ Nguyễn Thiên Ngân đã viết mấy câu đề từ như sau:
“Những diệu kì nằm ở phía xa khơi!
Chúng mình là tàu bé trong hải cảng
Ôm mỏ neo nằm mộng những chân trời.”
Từ những câu thơ trên, em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về “khát khao ra khơi” của những người trẻ?
Câu 2. (6.0 điểm).
Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình - tình cha con qua hai tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng và “Nói với con" của Y Phương.
Đề thi Văn vào lớp 10 2022 tỉnh Bình Phước
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục, 2017)
Câu 1. Đoạn thơ trên tích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? (1,0 điểm)
Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên. (1,0 điểm)
II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ đoạn thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm.
Câu 2. (5,0 điểm)
Em hãy phân tích vẻ đẹp nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê.
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2022 tỉnh Bình Phước
I. ĐỌC HIỂU:
1.
Đoạn thơ trích trong văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Tác giả: Phạm Tiến Duật.
2.
Nội dung đoạn thơ trên: đoạn thơ nói lên dù những chiếc xe bị phá hỏng, nhưng tấm lòng yêu nước thì không gì có thể lay chuyển được.
- Điệp ngữ: Không có...
- Tác dụng:
+ Biện pháp điệp ngữ “không có” kết hợp với liệt kế: đèn, mui,... để nói lên sự ác liệt, tàn khốc của chiến tranh.
+ Nhưng từ cái không có ấy để nhấn mạnh, làm nổi bật cái có đó là trái tim yêu nước bất khuất của những người lính ngang tàng, dũng cảm.
II. LÀM VĂN:
Câu 1:
Cách giải:
a. Yêu cầu về mặt hình thức:
Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 chữ.
b. Yêu cầu về mặt nội dung:
* Xác định vấn đề nghị luận: Lòng dũng cảm.
* Giải thích: Lòng dũng cảm là việc con người dám đương đầu với nguy hiểm, khó khăn thử thách gặp phải trong cuộc sống, đám nghĩ, dám làm không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu cái ác.
* Bàn luận:
- Lòng dũng cảm là một phẩm chất tốt đẹp mà con người cần có trong hành trình chinh phục cuộc sống.
- Lòng dũng cảm giúp con người dễ dàng vượt qua những khó khăn thử thách để đạt được những thành công đáng mong đợi.
- Lòng dũng cảm là phẩm chất cần thiết tạo nên giá trị, bản lĩnh của con người.
- Người có lòng dũng cảm là người luôn được yêu quý, được mọi người tôn vinh. Trong nhiều trường hợp người có lòng dũng cảm còn trở thành những người truyền cảm hứng cho cộng đồng.
- Lòng giúp cảm giúp con người có chính kiến hơn, dám đứng lên đấu tranh chống lại những điều tiêu cực trong xã hội, góp phần tạo nên một xã hội đáng sống.
- Lòng dũng cảm góp phần làm cho cuộc sống chúng ta trở nên có ý nghĩa hơn, đáng sống hơn.
* Mở rộng vấn đề:
- Chúng ta cần phải rèn luyện lòng dũng cảm cho chính bản thân mình.
- Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược, không dám nói lên tiếng nói của mình hoặc để mặc cái ác, cái xấu diễn ra mà không dám lên tiếng.
- Tránh sự nhầm lẫn giữa lòng dũng cảm và sự liều lĩnh, mù quáng.
Câu 2:
Cách giải: Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
Bài làm
1. Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm Những ngôi sao xa xôi và nhân vật Phương Định.
2. Thân bài
a. Vẻ đẹp dũng cảm, kiên cường:
- Phương Định cùng đồng đội phải đảm nhận một công việc đầy gian khổ, hiểm nguy trên cung đường Trường Sơn, giữa những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt:
+ Cô thuộc tổ trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom.
+ Vì thế, mỗi khi máy bay ném bom phải lao lên mặt đường, đánh dấu đoạn đường bị bom phá hỏng và những quả bom chưa nổ.
+ Không chỉ vậy, cô và tổ trinh sát còn phải đảm đương việc phá bom nổ chậm -> nhiệm vụ đòi hỏi sự bình tĩnh, dũng cảm, quên mình của chiến sĩ vì thần chết lần trong ruột những quả bom.
- Là công việc mà có làm bao nhiêu lần vẫn không thể quen, vẫn luôn căng thẳng đến mức “thần kinh căng như chão... tim đập bất chấp cả nhịp điệu”.
- Vậy mà, cô vẫn bám trụ 3 năm liền trên tuyến đường Trường Sơn, chứng tỏ vẻ đẹp quả cảm, ý chí kiên cường, lòng yêu nước của Phương Định,
- Diễn biến tâm trạng Phương Định trong một lần phá bom nổ chậm:
+ Nền của tâm trạng là không khí căng thẳng: bầu trời, mặt đất vắng lặng phát sợ.
+ Phương Định đã chiến thắng nỗi sợ hãi của mình: Đi thẳng người đến bên quả bom, tất cả mọi giác quan của cô trở nên nhạy bén, có ngày cô phá bom đến 5 lần. Tinh thần trách nhiệm, sự quên mình trong công việc khiến cái chết trở nên mờ nhạt. Cô chỉ nghĩ đến “liệu mìn có nổ, bom có nổ không?”
=> Cô là biểu tượng cho vẻ đẹp của lòng quả cảm, kiên cường của thế hệ nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ.
b. Vẻ đẹp tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng, giàu yêu thương:
- Nét đẹp trẻ trung, hồn nhiên, mơ mộng:
+ Cô luôn chăm chút cho ngoại hình và rất tự hào về đôi mắt “có cái nhìn sao mà xa xăm” và cái cổ kiêu hãnh như đài hoa loa kèn -> thấy mình là một cô gái khá.
+ Cô thích soi gương, thích làm điệu trước các anh bộ đội.
+ Đặc biệt, Phường Định rất thích hát, thích nhiều loại nhạc khác nhau và còn thường bịa lời ra để hát.
+ Cô vui thích cuống cuồng trước 1 cơn mưa đá.
+ Cô cũng hay hồi tưởng về quá khứ, về tuổi học sinh, về căn nhà nhỏ bên quảng trường thành phố. Cô nhớ khuôn cửa sổ, nhớ những ngôi sao trên bầu trời Hà Nội, nhớ bà bán kem với lũ trẻ con háo hức vây quanh. Đó là những kí ức làm tươi mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh.
- Vào chiến trường 3 năm, phải trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn song Phương Định vẫn giữ gìn vẹn nguyên, thế giới tâm hồn mình. Đây là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ này.
- Tình cảm gắn bó, yêu thương cô dành cho những đồng đội:
+ Cô yêu thương, chiều chuộng Nho như một đứa em út trong nhà. Khi Nho bị thương, cô lo lắng, chăm sóc, cảm thấy đau như chính mình bị thương.
+ Với chị Thao: Phương Định hiểu tính cách và tình cảm của chị, cô coi chị Thao như người chị cả trong gia đình.
+ Khi đồng đội trên cao điểm, Phương Định ở nơi an toàn trực điện đài, mà chẳng thể yên lòng: cố gắt lên với đội trưởng, cô sốt ruột chạy ra ngoài rồi lo lắng.
=> Tất cả đã làm hiện lên một thế giới tâm hồn, tinh tế, trong sáng, nhân hậu và vẻ đẹp nhân cách của | một người thiếu nữ, sống giữa hiện thực chiến tranh khốc liệt mà vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng dành cho con người và cuộc sống.
=> Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công nhân vật Phương Định, người thiếu nữ Hà Nội với tâm hồn phong phú và lòng dũng cảm, tinh thần quên mình vì nhiệm vụ. Nhà văn đã góp cho văn xuôi chống Mĩ một trong những hình tượng sống động và đáng yêu nhất.
3. Kết bài
- Nội dung:
+ Khắc họa thành công với những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ là: Phương Định. Họ trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
+ Qua đó, ngợi ca tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm và tinh thần lạc quan của người chiến sĩ thanh niên xung phong Trường Sơn.
- Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc, kể chuyện sinh động, ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật, nhịp kể biến đổi linh hoạt.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 tỉnh Bình Phước
I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
"...Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
(Theo SGK Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục, 2005, trang 144)
Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (1,0 điểm) Lời người bà dặn cháu đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Câu 3. (1,0 điểm) Tìm lời dẫn trực tiếp có trong đoạn thơ và dẫn lại theo cách dẫn gián tiếp.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Hai câu thơ: “Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi - Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh” đã thể hiện truyền thống đoàn kết của dân tộc ta. Bằng bài văn ngắn (khoảng 200 từ), em hãy làm rõ truyền thống ấy.
Câu 2. (5,0 điểm) Từ văn bản Làng của nhà văn Kim Lân, em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày những suy nghĩ của mình về nhân vật ông Hai.
Đáp án đề thi vào lớp 10 Văn tỉnh Bình Phước 2021
I. ĐỌC HIẾU
Câu 1:
Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt.
Câu 2:
Lời người bà dặn cháu đã vi phạm phương châm về chất. Sự vi phạm này là cố ý bởi lẽ bà mong muốn người cha ở chiến trường có thể yên tâm công tác, chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.
Câu 3:
Lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố.....Cứ bảo nhà vẫn được được bình yên”
Lời dẫn gián tiếp: Người bà đã dặn cháu nếu có viết thư cho bố thì không được kể này kể nọ và hãy nói rằng nhà vẫn được bình yên.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tương thân tương ái.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Câu thơ: “Năm giặc đốt làng... Đỡ đần bà dựng lại mái nhà tranh” cho chúng ta thấy tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam.
- Tương thân tương ái: tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Rộng hơn nữa chính là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết.
b. Chứng minh
- Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn.
- Một con người có tâm thiện, luôn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào hoàn cảnh tương tự.
- Nếu xã hội ai cũng có tấm lòng “tương thân tương ái” thì xã hội sẽ được lan tỏa nhiều điều tốt đẹp.
(Học sinh tự lấy dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến).
c. Phản biện
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, chỉ biết đến bản thân mình,... những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của tinh thần tương thân tương ái.
Câu 2:
I. Mở bài
Giới thiệu về truyện ngắn Làng, về nhân vật ông Hai
II. Thân bài
Tình cảm, tính cách, phẩm chất của Ông Hai được diễn tả chân thật qua mỗi tình huống.
a) Trong bối cảnh sống tản cư xa làng:
- Vi kháng chiến, gia đình ông Hai phải đi tản cư: ông Hai hăng hái lao động cùng anh em giữ làng, miễn cưỡng đi cùng vợ.
- Ở nơi tản cư:
+ Ông buồn chán, nhớ làng quê, sinh ra lầm lì cáu gắt.
+ Ông Hai hay khoe làng: đi đâu ông cũng kể về làng chợ Dầu của ông.khoe cho thỏa cái miệng và nỗi nhớ trong lòng, hầu như không quan tâm người nghe có hưởng ứng câu chuyện của mình không.
–> Khoe làng là cách bản năng nhất thể hiện tình yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào về quê hương của ông Hai.
- Tình yêu Làng gắn liền với yêu nước, yêu cách mạng:
+ Trước cách mạng: ông tự hào khoe làng giàu và đẹp với cái sinh phần của viên tổng đốc làng.
+ Sau cách mạng: ông chỉ nói về những buổi tập quân sự, những hào giao thông,... Ông thường đến phòng thông tin nghe lỏm tin kháng chiến, vui mừng với những thắng lợi của quân và dân ta.
b) Khi nghe tin làng theo giặc.
- Khi nghe được tin: ông sững sờ “lặng đi tưởng như không thể thở được”, lảng tránh khỏi đám đông.
- Diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai:
+ Ông nghi ngờ tin đồn sai sự thật, rồi lại tức giận thầm chửi rủa đám người theo giặc, điểm lại từng người một trong làng, lo sợ con cái ông cũng bị hắt hủi, khinh bỉ.
+ Ông xấu hổ, sợ hãi không dám ra đường, chỉ ở trong nhà nghe ngóng.
+ Có lúc ông muốn về làng vì bị người ta hắt hủi, coi khinh. Nhưng ông suy nghĩ: “làng theo Tây thì phải thù” và chỉ biết trò chuyện với đứa con út để khẳng định: ông luôn tin và trung thành với cách mạng, với cụ Hồ, quyết không theo giặc.
=>Qua diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai, ta nhận thấy tình yêu sâu đậm của ông dành cho quê hương làng chợ Dầu, đồng thời thấy sự trung thành tuyệt đối với Đảng, cách mạng và Bác Hồ.
c) Niềm vui của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.
+Ông phấn khởi đem quả về cho các con
+ Ông đi từng nhà, gặp từng người chỉ để nói với họ tin: Tây đốt nhà ông, làng ông không theo giặc.
+ Ông kể cho mọi người nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu với niềm tự hào ->tinh thần yêu nước của ông Hai, một tình cảm chân thành của người nông dân chất phác, một người yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng đến độ vui mừng thông báo nhà mình bị giặc đốt cháy sạch.
III. Kết bài:
Cảm nhận chung về nhân vật ông Hai và truyện ngắn Làng
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Lan
- Ngày:
Tham khảo thêm
Lịch thi vào lớp 10 năm 2024 Hải Dương
(Mới nhất) Cách tính điểm thi vào lớp 10 năm 2024 - 2025
(Mới) Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Ninh 2024
Đề thi vào lớp 10 môn toán chuyên TP HCM 2021
(Mới) Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Tĩnh 2024
Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025 Hà Nội
(2024-2025) Đáp án đề Toán vào lớp 10 Hà Tĩnh
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Học tập
Soạn bài Nói và nghe lớp 7 trang 81 KNTT
Hai từ đa trong câu Bà cụ ngồi bán bánh đa dưới gốc đa đầu làng có quan hệ với nhau như thế nào?
Top 9 bài phân tích Chị em Thúy Kiều siêu hay
Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2025 môn Hóa
Top 5 bài phân tích văn bản Phong cách Hồ Chí Minh siêu hay
Trắc nghiệm Sinh học 6 Chân trời sáng tạo có đáp án