(Mới cập nhật) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Thuận 2024
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Thuận
- 1. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2024 Bình Thuận
- 2. Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2024 Bình Thuận
- 3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 2023 môn Văn Bình Thuận
- 4. Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 2023 tỉnh Bình Thuận
- 5. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Bình Thuận 2022
- 6. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Thuận 2022
- 7. Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Bình Thuận
- 6. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Bình Thuận
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Thuận 2024 cùng với đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn là một trong những câu hỏi được rất nhiều thí sinh quan tâm khi mà kì thi tuyển sinh lớp 10 2024 tỉnh Bình Thuận đang đến gần. Trong bài viết này Hoatieu sẽ chia sẻ các thông tin mới nhất về đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Bình Thuận 2024, mời các bạn chú ý đón xem.
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Bình Thuận 2024
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh Bình Thuận 2024
Theo đó, kì thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Bình Thuận năm học 2024-2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 3, 4, 5 và 6/6/2024. Các thí sinh tham dự kì thi tuyển sinh lớp 10 Bình Thuận 2024 sẽ phải làm 3 môn thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và tiếng Anh. Các thí sinh thi vào trường THPT chuyên sẽ phải làm thêm bài thi môn chuyên. Sau đây là gợi ý đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 2024 môn Văn Bình Thuận, mời các em cùng tham khảo.
Lưu ý: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2024 Bình Thuận sẽ được Hoatieu cập nhật ngay sau khi kì thi kết thúc.
1. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2024 Bình Thuận
Đáp án đề Văn vào 10 Bình Thuận 2024 đang được các thầy cô giải. Các em ấn F5 liên tục để cập nhật đáp án mới nhất...
2. Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2024 Bình Thuận
3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 2023 môn Văn Bình Thuận
4. Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 2023 tỉnh Bình Thuận
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc kĩ các phần trích sau và trả lời câu hỏi:
Trích 1:
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,”
Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (0,5 điểm). Tìm một thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về hai câu thơ:
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”
Trích 2:
“Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn sẵn sàng sử dụng những làn gió lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng. Ngẫm nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy có những lời khen đã làm thay đổi hẳn cuộc đời của một ai đó.”
(Trích Đắc nhân tâm, Dale Carnegie, NXB Tổng hợp T.P Hồ Chí Minh, 2019, tr.290)
Câu 4 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 5 (0,5 điểm). Nêu tác dụng của phép tu từ so sánh trong câu văn: “Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển.”
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của lời khen trong cuộc sống.
Câu 2 (4,0 điểm). Cảm nhận của em về tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng, khi anh Sáu được về phép.
(Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, tr.195 - 200)
5. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Bình Thuận 2022
I. ĐỌC HIỂU:
1.
- Tác phẩm: Bếp lửa
- Tác giả: Bằng Việt..
2. Chi tiết thể hiện tình yêu thương của bà là:
- Bà bảo bạn cháu.
- Bà dạy cháu làm.
- Bài chăm cháu học.
3. Điệp: Bà....
Tác dụng:
- Sử dụng biện pháp điệp tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ.
- Sử dụng biện pháp điệp nhằm nhấn mạnh sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bà dành cho cháu.
4. Phương thức biểu đạt chính là: Nghị luận.
- Câu đơn.
- Thành phần cấu:
+ Chủ ngữ: Những việc đáng làm
+ Vị ngữ: đều đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực.
II. LÀM VĂN:
Câu 1:
- Yêu cầu về hình thức: Viết đoạn văn đảm bảo khoảng 200 chữ.
* Yêu cầu về nội dung:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cách vượt qua khó khăn thử thách.
- Thử thách, khó khăn là những tình huống, những việc làm gian khổ, đòi hỏi con người cần phải có nghị lực, ý chí thì mới có thể vượt qua.
- Cách vượt qua khó khăn thử thách + Để vượt qua được khó khăn, thử thách thì chúng ta cần phải rèn luyện lòng dũng cảm, tính kiên trì. + Trau dồi đầy đủ những kiến thức, kĩ năng cần có cho tương lai để đương đầu với thử thách + Cần phải có ước mơ, mục tiêu cho bản thân thì mọi khó khăn, thử thách cũng sẽ vượt qua. + Hãy coi những khó khăn, thử thách đó là phép thử để dẫn đến thành công cho bản thân.
- Liên hệ bản thân, mở rộng.
Câu 2: Cách giải:
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Viễn Phương, tác phẩm Viếng lăng Bác
- Giới thiệu về khái quát nội dung của đoạn thơ: Hai khổ thơ nói tới cảm xúc của tác giả khi ở trong lăng và cảm xúc của ông khi sắp phải ra về.
II. Thân bài:
1. Cảm xúc trong lăng (khổ thơ đầu trong đoạn trích).
- Hai câu đầu: Lòng biết ơn thành kính đã chuyển thành nỗi xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác:
+ Nói giảm, nói tránh: “giấc ngủ bình yên”
– Bác như còn sống mãi, chỉ là vừa chợp mắt sau bao đêm không ngủ vì nước, vì dân.
+ Ẩn dụ “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi nhiều liên tưởng:
1- không gian trang nghiêm, ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo nơi Bác nằm;
2- những vần thơ tràn đầy trăng của Bác;
3- tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác.
- Hai câu sau:
+ Động từ “nhói”: diễn tả trực tiếp nỗi đau đớn, nghẹn ngào, tiếc thương của tác giả cũng như triệu triệu người Việt Nam trước sự thật Bác không còn nữa.
+ Kết cấu “Vẫn biết... mà sao”: diễn tả sự mâu thuẫn giữa lí trí và cảm xúc của tác giả khi đứng trước linh cữu Bác. (Dù vẫn tin là Bác còn sống mãi với non sông nhưng không thể không đau xót trước sự ra đi của Người).
2. Tâm trạng, mong trớc khi sắp phải ra về (khổ thơ thứ 2 trong đoạn trích)
- Câu đầu: như một lời giã biệt;
+Cụm từ “thương trào nước mắt” diễn tả trực tiếp cảm xúc luyến tiếc, bịn rịn, không muốn xa nơi Bác an nghỉ.
- Ba câu sau: điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh ước nguyện của tác giả:
+ Muốn làm con chim cất tiếng hót quanh lăng. + Muốn làm đóa hoa: tỏa hương nơi Bác yên nghỉ.
+ Muốn làm cây tre trung hiếu: giữ giấc ngủ bình yên cho Người
=> Ước muốn được hòa nhập vào những sự vật quanh Bác, mãi được ở bên Bác -> Tấm lòng thủy chung, lòng kính yêu vô hạn của tác giả nói riêng và nhân dân nói chung với Bác.
- Hình ảnh cây tre khép lại bài thơ tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc, làm đậm nét thêm vẻ đẹp của cây tre, đồng thời giúp cho dòng cảm xúc được lắng đọng, trọn vẹn.
III. Kết bài
- Nội dung: Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của tác giả và mọi người dân đối với Bác khi vào lăng viếng Người.
- Nghệ thuật: Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm xúc, ngôn ngữ thơ bình dị.
6. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Thuận 2022
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN
ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề này có 01 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÔNG LẬP
NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn thi: Ngữ văn (Lớp 10 chung)
Ngày thi: 08/62022 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Trích :
“Mẹ cùng cha công tác bạn không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.”
Câu 1. (0,5 điểm) Ngữ liệu trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (0,75 điểm) Tìm những chi tiết thể hiện sự yêu thương, chăm sóc của bà đổi với cháu.
Câu 3. (0,5 điểm) Nêu hiệu quả của phép điệp từ được sử dụng trong đoạn trích.
Trích 2:
“Những việc đáng làm đều đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực. Bạn không thể vội vã trước một thách đố lớn.
Hãy dành niềm vui để tận hưởng những thành công nho nhỏ của bạn. Chúng sẽ động viên bạn bước tiếp. Và bạn sẽ cảm nhận hạnh phúc ngay khi vượt qua được khó khăn thử.
(Trích Hạt giống tâm hồn, Tuyển chọn những câu chuyện hay nhất, nhiều tác giả,NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, trang 59)
Câu 4. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 5. (0,75 điểm)
Câu: “Những việc đáng làm đều đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực.” là câu đơn hay câu ghép?
Chỉ ra các thành phần câu.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cách vượt qua khó khăn thử thách của em.
Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận hai khổ thơ sau:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
Mai về miền Nam thường trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng
Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiệu chốn này.”
“Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, trang 58-59)
7. Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Bình Thuận
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN
ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 01 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÔNG LẬP
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn thi: Ngữ văn (Lớp 10 chung)
Ngày thi: 10/6/2021 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)
Đề 1
PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc kĩ các đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: 1, 2, 3, 4.
Trích 1:
“Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.”
Câu 1. Câu thơ trên trích trong tác phẩm (hoặc đoạn trích) nào ? Tác giả là ai ? (0,5 điểm)
Câu 2. Kể tên hai nhân vật được nói đến trong câu thơ. (0,5 điểm)
Trích 2:
Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hắn đi, chân tay nhũn ra, tưởng chừng như không cất lên được.
(Trích Làng, Kim Lân, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014, tr.167)
Câu 3. Hai câu văn đầu liên kết với nhau bằng phép liên kết gì ? Từ ngữ nào dùng để liên kết ? (1,0 điểm) .
Câu 4. Câu “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được.” là câu đơn hay câu ghép ? Chỉ ra thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu. (1,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) nêu suy ngẫm của bản thân về lòng nhân ái của con người Việt Nam.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long.
(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014, tr.180 - 188)
6. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Bình Thuận
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm Truyện Kiều – đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Tác giả Nguyễn Du
Câu 2:
Cách giải: Hai nhân vật được nhắc đến trong câu thơ: Thúy Kiều và Thúy Vân.
Câu 3:
Hai câu văn đầu liên kết bằng phép lặp. Từ ngữ liên kết là từ “ông”
Câu 4:
Câu văn: Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được là câu đơn Chủ ngữ: Ông Hai Vị ngữ: vẫn trằn trọc không sao ngủ được.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng nhân ái.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Lòng nhân ái: tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Rộng hơn nữa chính là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết.
b, Phân tích
- Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn.
- Một con người có tâm thiện, luôn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý, kính | trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào hoàn cảnh tương tự.
- Nếu xã hội ai cũng có tấm lòng “tương thân tương ái” thì xã hội sẽ được lan tỏa nhiều điều tốt đẹp.
c. Chứng minh
- Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người có tấm lòng nhân ái, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người để minh họa cho bài làm của mình.
d. Phản biện
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, chỉ biết đến bản thân mình,... những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.
3. Kết bài
- Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng nhân ái, đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Câu 2:
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm " Lặng lẽ Sa Pa"
- Giới thiệu về nhân vật anh thanh niên - một người thanh niên trẻ hội tụ đầy đủ những phẩm chất đáng quý và là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ ngày nay.
2. Thân bài
a. Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên
- Anh thanh niên là một người thanh niên trẻ mang trong mình nhiệt huyết và khao khát muốn cống hiến.
- Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m - Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu
- Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao - Tất cả mọi gian khổ anh đều cố gắng vượt qua ngoại trừ nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình là anh chưa thể nào thích nghi được.
b. Anh thanh niên là một người yêu nghề, yêu lao động, luôn có trách nhiệm và hết lòng vì công việc
- Làm việc một mình, không có ai dám sát nhưng anh đã hoàn thành công việc một cách xuất sắc
- Hơn nữa anh không quản ngại gian khổ, 1 giờ đêm ra đo đạc kết quả và gửi báo về cơ quan.
- Anh quan niệm:" khi ta làm việc , ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được. Huống chi , công việc của cháu gian khổ là vậy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất."
c. Anh thanh niên là một người có lí tưởng sống cao đẹp
- Anh luôn suy nghĩ :" Mình sinh ra làm gì ? Mình đẻ ở đâu ? Mình vì ai làm việc"
d. Anh thanh niên là một người hiếu khách và mến mộ con người
- Anh tặng hoa và trứng cho cô kĩ sư
- Anh tặng củ tam thất cho vợ của bác lái xe bị đau chân
- Khi khách đến nhà , anh mời nước và trà chu đáo
3. Kết bài
- Khẳng định những phẩm chất cao đẹp của nhân vật anh thanh niên.
- Liên hệ với bản thân và rút ra bài học về sự cống hiến cho đất nước
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:One Piece
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Có đáp án) Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thái Bình 2024
(Mới 2024) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh Thanh Hóa
(Mới nhất) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Bến Tre 2024
(Mới) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh Kiên Giang 2024
(Mới) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thừa Thiên Huế 2024
(Mới) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Kiên Giang 2024
Đã có đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Cần Thơ 2024
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Học tập
Chỉ ra và phân tích sự khác nhau của hình ảnh ông Đồ ở các khổ thơ
Đề thi vào 10 Toán chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn 2023 (có đáp án)
Hình ảnh, nhịp vần trong bài Mùa xuân chín có mối liên hệ như thế nào với nhân vật trữ tình?
9 Đề thi học kì 2 Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo 2024
Có người cho rằng: những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới là dũng cảm, cao thượng, năng nổ
Ngôn chí bài 20 dấu người đi đọc hiểu