Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thừa Thiên Huế 2023

Đáp án môn Văn thi vào lớp 10 Thừa Thiên Huế 2023 - Ngày 3/6/2023 các sĩ tử lớp 9 trên địa bàn tỉnh Thừa THiên Huế sẽ chính thức bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10 2023-2024. Theo đó, kì thi tuyển sinh vào lớp 10 2023 của Thừa Thiên Huế không có thay đổi gì nhiều so với năm 2022. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi vào lớp 10 môn Văn 2023 Thừa Thiên Huế cùng với gợi ý đáp án, Hoatieu xin chia sẻ để các em học sinh tham khảo và đối chiếu sau khi kì thi kết thúc.

Kì thi vào lớp 10 năm học 2023-2024 Thừa Thiên Huế sẽ chính thức được tổ chức vào ngày 3/6/2023 với 3 môn thi chung là là Toán, Văn, ngoại ngữ. Ngày 4/6 thi các môn chuyên và ngày 5/6 thi kĩ năng nói đối với các môn ngoại ngữ. Trong bài viết này Hoatieu sẽ cập nhật đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn tỉnh Thừa Thiên Huế 2023 mới nhất để các em so sánh đối chiếu với bài làm.

Lưu ý: Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Thừa Thiên Huế 2023 sẽ được Hoatieu cập nhật ngay sau khi kì thi kết thúc.

1. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Huế 2023

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Huế 2023

2. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Huế 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Huế 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Huế 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Huế 2023

3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thừa Thiên Huế 2022

I. ĐỌC HIỂU:

1. Người dẫn lối, người đưa đường trong ngữ liệu là: những bông hoa.

2. Vì: những bông hoa sẽ chỉ lối cho bạn, một lối đi an toàn và thơm ngát.

3. Phép liên kết:

- Phép lặp: những bông hoa, bạn, khu vườn.

- Phép nối: Không chỉ vậy.

4, HS rút ra bài học cho mình sao cho hợp lí.

Gợi ý: Chúng ta cần sống hài hòa, hòa hợp với tự nhiên.

II. LÀM VĂN:

Câu 1:

Cách giải:

a. Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn dài không quá 1 trang giấy thi.

b. Yêu cầu nội dung:

- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của sự sẻ chia trong cuộc sống.

* Giải thích: Sự sẻ chia trong cuộc sống là sự lắng nghe, thấu hiểu cảm thông, cùng san sẻ nỗi buồn, niềm vui, cùng nhau vượt qua khó khăn gian khổ trong cuộc sống. -> Sự sẻ chia rất cần thiết và quan trọng trong cuộc sống.

* Vai trò của sự sẻ chia trong cuộc sống:

- Sự sẻ chia giúp thu ngắn khoảng cách giữa người với người, giúp người gần người hơn.

- Sự sẻ chia giúp con người dễ dàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

- Sự sẻ chia giúp con người học cách quan tâm đến người khác, sống bao dung và tích cực hơn trong cuộc đời.

- Sự sẻ chia giúp con người nhận ra những giá trị tốt đẹp trong cuộc đời, biết trân trọng cuộc sống, trân trọng những người thân yêu xung quanh mình.

* Bàn luận:

- Phê phán, lên án những người chỉ biết sống cho bản thân, ích kỉ, không biết chia sẻ.

- Học cách quan tâm, chia sẻ với người khác nhưng cũng cần sáng suốt chỉ ra những mặt bất cập để cùng nhau | tốt lên. Cần phân biệt rõ ràng giữa sự chia sẻ và hùa theo một cách mù quáng.

Câu 2:

1. Giới thiệu chung

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu nhân vật anh thanh niên.

2. Phân tích vẻ đẹp của con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước qua nhân vật anh thanh niên.

a. Hoàn cảnh sống và làm việc

- Quê quán, nghề nghiệp: Đó là một chàng trai 27 tuổi, quê ở Lào Cai, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất và dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày để phục vụ sản xuất và chiến đấu.

- Hoàn cảnh sống: Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. ->Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc đòi hỏi sự nghị lực, tinh thần kỷ luật và tính chính xác cao.

b. Vẻ đẹp của con người làm việc và suy nghĩ cho đất nước

- Rất say mê công việc đo gió, đo mưa trên đỉnh Yên Sơn:

+ Chấp nhận sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao mấy nghìn m so với mặt biển -> dám đối mặt và vượt lên nỗi cô đơn vì tình yêu công việc.

+ Coi công việc như một người bạn “ta với công việc là đôi”

+ Thấy hạnh phúc khi được làm việc: tin vào ý nghĩa công việc mình làm, dự báo chính xác thời tiết giúp người nông dân sản xuất, từng giúp không quân bắn rơi máy bay.

- Làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao: + Có những đêm trời lạnh giá anh vẫn trở dậy đo gió, đo mưa.

+ Anh đã vượt lên hoàn cảnh và vượt lên chính mình để hoàn thành công việc.

=> Tinh thần trung thực và ý thức trách nhiệm với nghề.

- Không chỉ là con người yêu công việc, anh còn biết sắp xếp cuộc sống một cách khoa học, luôn trau dồi tri thức cho bản thân bằng cách đọc sách báo và đó cũng chính là cách anh làm cho tâm hồn mình phong phú hơn. Ngoài ra, anh còn là một người thân thiện, luôn biết quan tâm giúp đỡ người khác.

- Tất cả đều bắt nguồn từ lí tưởng sống đẹp của anh thanh niên:

+ Anh muốn góp sức mình vào công cuộc dựng xây và bảo vệ cuộc sống mới công việc của anh giúp ích cho lao động sản xuất và chiến đấu)

+ Anh không lẻ loi, đơn độc mà tìm thấy những người bạn đồng hành trên con đường mình đã chọn: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ địa chất lập bản đồ sét -> tất cả đều lặng lẽ và bền bỉ với đời sống, với công việc.

+ Anh tác động lớn tới ông họa sĩ và cô kĩ sư. Ông họa sĩ tìm thấy ở anh lí tưởng sáng tạo của mình. Còn cô kĩ sự cũng tìm thấy ở anh một tấm gương về tình yêu cuộc sống, tình yêu công việc.

=> Những suy nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình dù nó thật khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công việc là niềm vui, là cuộc sống của anh.

=> Là hiện thân cho vẻ đẹp của một lớp người đang tích cực góp phần tạo dựng lên cuộc sống mới cho quê hương, đất nước.

c. Trách nhiệm thế hệ trẻ

- Có lối sống lành mạnh, tích cực.

- Sống có mục tiêu, lí tưởng cao đẹp phục vụ, cống hiến cho đất nước.

- Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, học tập tốt để xây dựng đất nước.

3. Tổng kết

4. Đề thi vào lớp 10 môn văn Thừa Thiên Huế 2022

I. Phần Đọc hiểu: (3,0 điểm)

Đọc kĩ ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Bạn hãy thử đi rồi sẽ thấy, khu vườn sẽ lớn lên rất nhiều. Những bông hoa thơm hơn và khi nhắm mắt, bạn vẫn nhìn thấy nó. Không chỉ vậy, bạn thấy nguyên cả khu vườn. Bạn có thể nhìn thấy bông hồng ngay trong đêm tối. Đêm bạn nằm, đắp chăn kín người nhưng bạn vẫn có thể “đi dạo”. Bạn sẽ không bao giờ lạc trong bất cứ một khu vườn nào, bởi vì, những bông hoa sẽ chi lối cho bạn, một lối đi an toàn và thơm ngát.

Và lúc đó, bạn sẽ tiếc lắm nếu thế giới này vắng đi những bông hoa. Bạn sẽ tự hỏi, tại sao trong khu vườn không có người “dẫn lối”? Người ta sẽ ngạc nhiên hỏi lại, người dân lối nào? Bạn sẽ từ từ nói, đó là NHỮNG BÔNG HOA... Những bông hoa chính là người “đưa đường”!

(Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, tr. 49)

Câu 1: (0,5 điểm)

Trong ngữ liệu trên, người dẫn lối, người đưa đường ở khu vườn là sự vật nào?

Câu 2: (1,0 điểm)

Theo tác giả, vì sao Đêm bạn năm, đắp chăn kín người nhưng bạn vẫn có thể “đi dạo” trong vườn?.

Câu 3: (1,0 điểm)

Chỉ rõ hai phép liên kết về hình thức có trong ngữ liệu.

Câu 4: (0,5 điểm)

Từ ngữ liệu trên, em rút ra bài học gì khi sống cùng thiên nhiên? (trả lời 2-3 dòng)

II. Phần Tập làm văn: (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Sự sẻ chia mang lại điều gì cho con người trong cuộc sống?

Hãy viết một đoạn văn nghị luận (dài không quá một trang giấy thi) trả lời câu hỏi trên.

Câu 2: (5,0 điểm)

Viết bài văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. (Ngữ văn 9, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2014)

5. Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Thừa Thiên Huế

Dap an de thi mon Van vao lop 10 - Thua Thien Hue 2021

Dap an de thi mon Van vao lop 10 - Thua Thien Hue 2021

6. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Thừa Thiên Huế

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Có lẽ - thành phần biệt lập tình thái.

Câu 2: Cách giải:

Hai phép liên kết về hình thức:

- Phép thế: Sợi dây ấy thay thế cho “sợi dây nối tâm hồn Huế ra với cao rộng cuộc đời”.

- Phép lặp: Ngõ Huế

Câu 3: Cách giải:

- Liệt kế: là cái ngõ ngay trước ngôi nhà ấm áp khói lam chiều, là những ngõ quê thơm mùi đất, những ngõ vườn xao động họa lá điệu dàng, những ngõ phố sống động đêm khuya, những ngõ chùa nắng vàng như màu thiên xứ sở.

- So sánh: ngõ chùa nắng vàng như màu thiền xứ sở

->Tác dụng:

+ Biện pháp liệt kê làm nổi bật những nét đặc sắc, phong phú của không gian ngõ Huế.

+ So sánh khẳng định không gian ngõ Huế với màu sắc độc đáo “màu thiền”, tố đậm đặc trưng văn hóa của vùng đất này.

+ Làm cho câu văn có nhịp điệu, giàu hình ảnh.

Câu 4:

Cách giải:

- Tác giả dành tình yêu, sự trân trọng gắn bó với ngõ Huế.

- Tâm hồn tác giả dành sự cảm nhận tinh tế với không gian đặc trưng này của xứ Huế. -> Đó là tình cảm của người con với quê hương, chạm đến trái tim người đọc, truyền tải tình yêu với những người con quê hương, làm phong phú thêm vẻ đẹp của Huế mộng và thơ.

II. LÀM VĂN

Câu 1: Cách giải:

I. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề

II. Thân đoạn

1. Giải thích và nêu biểu hiện của tinh thần tự học

- Tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân.

- Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo... Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vấn là quan trọng nhất-> Khẳng định vấn đề là hoàn toàn đúng đắn.

2. Bàn luận về tinh thần tự học

a. Từ cách giải thích ở trên ta thấy tinh thần tự học có ý nghĩa cao đẹp

- Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

- Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.

- Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức.

- Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Hồ Chí Minh, Macxim Gorki, Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền... Nhờ tự học họ đã trở thành những bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia đình, quê hương, xứ sở.

- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình b. Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Luôn ở lại, ù lì, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.

3. Bài học nhận thức và hành động

Tự học có ý nghĩa quan trọng nên bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.

-Mỗi con người cần có ý chí, nghị lực, chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

III. Kết đoạn

- Đánh giá chung về tinh thần tự học. Cảm nghĩ của bản thân.

Câu 2:

1. Mở bài:

Giới thiệu đôi nét về 2 văn bản và hai đoạn thơ:

+ Mượn lời tâm sự với con, Y Phương đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về những đức tính tốt đẹp của “người đồng minh” – của con người quê hương miền núi.

+Qua hình ảnh bếp lửa, Bằng Việt đã thể hiện sâu sắc tình cảm gia đình, quê hương.

2. Thân bài:

a. Khổ thơ bài Bếp lửa: Nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà

- Lời tự bạch của đứa cháu khi trưởng thành, xa quê hương: Người cháu vẫn cảm thấy ấm áp bởi tình yêu thương vô bờ của bà.

- Kết thúc bài thơ tác giả tự vấn “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?": Niềm tin dai dẳng, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng người cháu;

-> Tác giả rất thành công trong việc sáng tạo ra hình tượng mang ý nghĩa thực, mang ý nghĩa biểu tượng: Bếp lửa.

- Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự phù hợp với dòng hồi tưởng và tình cảm của cháu.

- Bài thơ chứa đựng triết lý, ý nghĩa thầm kín về tình cảm gia đình, quê hương.

b. Khổ thơ bài Nói với con: lời ngợi ca phẩm chất đẹp đẽ của người đồng mình.

- Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn + “Sống trên đá không chê đá gập gềnh/ Sống trong thung không chế thung nghèo đói/ Sống như sống như suối/ Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc”

– Phép liệt kê với những hình ảnh ẩn dụ “đá gập gềnh”, “thung nghèo đói”.

Gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc => Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơ gợi bao nỗi vất vả, lam lũ » Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương.

- Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc

+ Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đổi lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi:

“Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”

– Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí.

Cùng với ý thức tự lực, tự cường, người đồng mình còn ngời sáng tinh thần tự tôn dân tộc và khát vọng xây dựng quê hương:

“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục”.

c. Điểm chung của hai đoạn thơ

- Hai văn bản tuy viết vào những thời điểm khác nhau nhưng đều thể hiện thấm đẫm tình yêu nước, yêu quê hương.

- Đều là những dòng thơ tâm tình nói về tình cảm gia đình thiêng liêng và qua đó thể hiện tình yêu sâu sắc của tác giả với đất nước, với quê hương.

3. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của 2 đoạn thơ

- Cảm nghĩ của bản thân về tình cảm gia đình, quê hương ở mọi thời đại.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 7.708
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Milky Way
    Milky Way

    cho mình xin đáp án vs

    Thích Phản hồi 09/06/22