185 Nhận định liên hệ mở rộng dành cho cả thơ và văn xuôi

Tải về

Nhận định liên hệ mở rộng dành cho cả thơ và văn xuôi gồm 185 nhận định đắt giá, hay nhất, giúp các em học sinh tham khảo, lồng ghép vào bài văn nghị luận của mình thêm chặt chẽ, sâu sắc hơn.

Với 185 nhận định về văn xuôi, nhận định về thơ này, còn giúp các em hiểu thêm về ý nghĩa của tác phẩm cũng như tác giả, giúp cho quá trình đánh giá chính xác, chặt chẽ hơn. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm 7 Chuyên đề ôn thi vào 10. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

185 Nhận định liên hệ mở rộng dành cho cả thơ và văn xuôi

I. VĂN XUÔI

1. Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.(Trích trong Nhất ký của Nguyễn Văn Thạc)

2. Tôi hãy còn một trái tim, một dòng máu nóng để yêu thương, cảm thông và chia sẻ. (Dostoevski)

3. Điều duy nhất có giá trị trong cuộc đời chính là những dấu ấn của tình yêu mà chúng ta đã để lại phía sau khi ra đi. (Albert Schweitzer)

4. Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm. (Pauxtopxki)

5. Con hãy lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô, của chim muông què quặt, của hành tinh lạnh ngắt. Nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của con người. (Nadimetlicmet)

6. Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó. (Bêlinxki)

7. Văn học là nhân học (M. Gorki)

8. Nhà văn là người cho máu ( Nữ văn sĩ Pháp Elsa Trisolet)

9.Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy(Sê – Khốp)

10. Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người(Van Gốc)

11. Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ (Lâm Ngũ Đường)

12. Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người. (Đặng Thai Mai)

13. Tư tưởng nhân đạo xuyên suốt văn học từ xưa đến nay. Khái niệm nhân đạo có những tiền thân của nó, trong lời nói thông thường đó là “tình thương, lòng thương người” (Lê Trí Viễn)

14. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái đẹp và cái nhân đạo của lòng người (Xê – Lê – Khốp)

15. Cốt lõi của lòng nhân đạo là lòng yêu thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người (Hoài Chân)

...

II. THƠ

1. Anđecxen đã lượm lặt những hạt thơ trên luống đất của người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp liều, từ đó lớn lên và nở ra những đóa hoa thơ tuyệt đẹp, chúng an ủi trái tim những người cùng khổ. (Pauxtopxki)

2. Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt

3. Một mật ngọt thành đòi vạn chuyến ong bay. (Chế Lan Viên)

4. Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi. 5. Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang. (Chế Lan Viên)

6. Cuộc sống là cánh đồng màu mở để cho thơ bén rễ sinh sôi.(Puskin)

7. Thơ ca mang đến cho con người những điều kỳ diệu

8. Người giai nhân: bến đợi dưới cây già . Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt. (Xuân Diệu)

10. Thơ ca mang đến cho con người những điều kỳ diệu.

11. Thi ca là một tôn giáo không kì vọng

12. Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm. (Voltaire)

13. Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời. (Sóng Hồng)

14. Thơ là thần hứng. (Platon)

15. Thơ là ngọn lửa thần. (Đecgiavin)

...

>> Tải file để tham khảo trọn bộ tài liệu!

Đánh giá bài viết
2 5
185 Nhận định liên hệ mở rộng dành cho cả thơ và văn xuôi
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng