Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Quảng Ngãi 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng ngãi 2023 - Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Quảng Ngãi gồm THPT công lập và THPT Chuyên Lê Khiết sẽ tổ chức vào các ngày 9- 10/6/2023. Sau đây là tổng hợp các thông tin mới nhất về đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Quảng Ngãi 2023 cùng với gợi ý đáp án giúp các em có thêm tài liệu tham khảo sau khi kì thi kết thúc.

Lưu ý: Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Quảng Ngãi sẽ được Hoatieu cập nhật sau khi hết thời gian làm bài thi chính thức.

1. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Ngãi 2023

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Quảng Ngãi đang được các thầy cô giải. Các em chờ 1 lúc rồi nhấn F5 để xem đáp án.

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Ngãi 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Ngãi 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Ngãi 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Ngãi 2023

2. Đề thi vào 10 Quảng Ngãi môn Văn 2023

 Đề thi vào 10 Quảng Ngãi môn Văn 2023

Đề thi vào 10 Quảng Ngãi môn Văn 2023

3. Lịch thi vào lớp 10 năm 2023 tỉnh Quảng Ngãi

Thời gian thi tuyển vào lớp 10 năm học 2023 - 2024 các trường THPT tổ chức thi tại tỉnh Quảng Ngãi trong 2 ngày: 9/6 và 10/6.

Lịch thi vào lớp 10 năm 2023 tỉnh Quảng Ngãi

4. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Ngãi 2022

I. ĐỌC HIỂU:

1. Phương thức biểu đạt chính là: Nghị luận.

3. Chúng ta cần phải sẵn sàng đón nhận những lời phê bình vì:

- Trong công việc không thể tránh khỏi những sai lầm, bởi vậy, việc bị phê bình cũng là điều tất yếu.

- Nhận được lời phê bình cũng giúp ta nhận ra khuyết điểm của bản thân, từ đó sửa chữa và khiến bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.

4. Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân và có lí giải phù hợp. Đồng ý với quan điểm của tác giả.

Vi:

- Khi nhận được chỉ dẫn ta sẽ không bị lạc đường, ta sẽ không vấp phải những vòng vèo, chúng chính trên con đường đó, ta sẽ không phải thể nghiệm đúng hoặc sai để tìm ra con đường tốt nhất.

- Nhận được sự chỉ dẫn của những người khác sẽ giúp ta biết cần chuẩn bị những gì cần làm gì để hành trình đó thuận lợi, hanh thông.

II. LÀM VĂN:

Câu 1: Cách giải:

- Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa của lời chỉ dẫn đúng.

- Giải thích: Lời chỉ dẫn đúng được hiểu như những định hướng, kinh nghiệm từ những người đi trước truyền lại cho những người đi sau.

- Ý nghĩa của lời chỉ dẫn đúng:

+ Giúp chúng ta tránh được những sai lầm dễ gặp phải.

+ Giúp con đường đi tới thành công dễ dàng hơn.

+ Giúp con người tích lũy được nhiều kiến thức.

- Bàn luận mở rộng:

+ Luôn biết cách lắng nghe, học hỏi từ những lời chỉ dẫn của những người đi trước.

+ Biết lắng nghe có chọn lọc, cần phân biệt việc tiếp thu kiến thức với việc nghe theo không có chính kiến.

Câu 2: Cách giải:

1. Mở bài: Giới thiệu chung

2. Thân bài

2.1 Cảm nhận khổ thơ bài Mùa xuân nho nhỏ

- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở..

+ Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.

+ Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ ->lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước.Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

2.2 Cảm nhận khổ thơ bài Viếng lăng Bác

- Câu đầu: như một lời giã biệt;

+Cụm từ “thương trào nước mắt” diễn tả trực tiếp cảm xúc luyến tiếc, bịn rịn, không muốn xa nơi Bác an nghỉ.

- Ba câu sau: điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh ước nguyện của tác giả:

+ Muốn làm con chim: cất tiếng hót quanh lăng.

+ Muốn làm đóa hoa: tỏa hương nơi Bác yên nghỉ.

+ Muốn làm cây tre trung hiếu: giữ giấc ngủ bình yên cho Người. ->Ước muốn được hòa nhập vào những sự vật quanh Bác, mãi được ở bên Bác -> Tấm lòng thủy chung, lòng kính yêu vô hạn của tác giả nói riêng và nhân dân nói chung với Bác.

- Hình ảnh cây tre khép lại bài thơ tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc, làm đậm nét thêm vẻ đẹp của cây tre, đồng thời giúp cho dòng cảm xúc được lắng đọng, trọn vẹn.

2.3 Nhận xét

- Cả 2 khổ thơ đều cho thấy những nguyện ước chân thành, mãnh liệt của tác giả muốn được cống hiến. Qua đó cho thấy lối sống cao đẹp của họ.

- Điểm khác biệt:

+ Mùa xuân nho nhỏ, tác giả thể hiện tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

+ Viếng lăng Bác, tác giả thể hiện ước muốn được hòa nhập vào những sự vật quanh Bác, mãi được ở bên Bác - > Tấm lòng thủy chung, lòng kính yêu vô hạn của tác giả nói riêng và nhân dân nói chung với Bác.

3. Kết bài.

5. Đề thi vào lớp 10 môn Văn 2022 Quảng Ngãi

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Hãy hỏi ai đó đã đi trên con đường mà bạn đang đi, hãy lắng nghe sự hướng dẫn của họ. . Để có thể học hỏi, phát triển và hoàn thiện, bạn cần phải sẵn sàng đón nhận những lời phê bình cũng như những lời chỉ dẫn. Một khi bạn cảm thấy lạc lối hoặc cảm thấy quá tải, đừng bao giờ ngại nói lên điều đó; hãy hỏi và bạn sẽ tìm thấy con đường ngắn nhất để đi đến thành công..

(Trích Cảm ơn cuộc sống - Keith D. Harell, biên dịch: Nguyên Như - Lan Nguyên, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2016, tr. 241)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì ?

Câu 2. (0,5 điểm) Xác định phép liên kết cấu và chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy trong hai câu văn sau: Để có thể học hỏi, phát triển và hoàn thiện, bạn cần phải sẵn sàng đón nhận những lời phê bình cũng như những lời chỉ dẫn. Một khi bạn cảm thấy lạc lối hoặc cảm thấy quá tải, đừng bao giờ ngại nói lên điều đó.

Câu 3. (1,0 điểm) Theo em, vì sao chúng ta cần phải sẵn sàng đón nhận những lời phê bình?

Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng ý với ý kiến hãy hỏi và bạn sẽ tìm thấy con đường ngắn nhất để đi đến thành công không ? Vì sao ?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời chỉ dẫn đúng.

Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến,

(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB GD Việt Nam, 2022, tr. 56)

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiểu chốn này.

(Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXB GD Việt Nam, 2022, tr. 59)

6. Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Quảng Ngãi

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2021 - 2022

Ngày thi: 04/6/2021 Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút

I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2: Phép liên kết : Phép Lặp

Từ liên kết: Họ

Câu 3:

Người có tính đố kị thường không muốn nhắc đến thành công của người khác vì: họ không có được thành công đó, thành công đó có thể là ước muốn của họ, nhắc đến thành công của người khác khiến họ tự ti và mặc cảm,...

Câu 4:

Đồng ý. Vì khi ganh tị với người khác, chúng ta sẽ nảy sinh ra những đức tính xấu khác, toan tính chê bai, thậm chí là làm hại những người thành công, khiến bản thân cảm thấy mệt mỏi, tự ti, nản chí với việc mình đang làm,...

II. Làm văn

Câu 1:

Hướng dẫn viết đoạn văn

  • Lối sống không có sự đố kị: không ganh tị, ghét bỏ, phủ nhận thành công của người khác, biết nhìn vào đó học tập theo.
  • Người có lối sống không đố kị sẽ có nhiều lợi ích: có động lực để vươn lên trong cuộc sống, biết phấn đấu vì mục tiêu của mình, phát triển bản thân tốt hơn, học hỏi được những điều hay, những bài học của người khác,...
  • Liên hệ bản thân: chúng ta cần sống với sự thanh thản, chấp nhận thực tại, không sân si và biết phấn đấu vươn lên vì một cuộc sống tốt đẹp,..

Câu 2: (5 Điểm)

Các em tham khảo gợi ý sau

I) Mở bài:

  • Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn.
  • Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật chính là ông Hai – một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư.

II) Thân bài:

* Luận cứ 1: tình yêu làng

- Niềm tự hào, kiêu hãnh của ông hai về làng của mình

- Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:

  • Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em
  • Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá ”

* Luận cứ 2: tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ dầu đi theo giặc:

  • Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.
  • Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.
  • Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng: "Hà, nắng gớm, về nào… " rồi cúi mặt mà đi.
  • Khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Tối hôm đó thì trằn trọc không ngủ được.
  • Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng việt gian rồi khóc.
  • Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.
  • Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp việt gian.

III) Kết bài:

  • Ông hai là một người rất rất yêu làng và yêu nước của mình.
  • Hai điều trên đã được tác giả làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 5.532
0 Bình luận
Sắp xếp theo