Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Dương 2023

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Dương 2023 - Kì thi vào lớp 10 năm 2023-2024 tỉnh Bình Dương đã cận kề. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Bình Dương năm học 2023-2024 được tổ chức theo hình thức thi tuyển và lịch thi vào ngày 1-2/6. Các thí sinh thi tuyển vào Trường THPT chuyên Hùng Vương phải thi thêm các môn chuyên vào các ngày 03 và 04/6/2023. Sau đây là chi tiết đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 Bình Dương có gợi ý đáp án chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: Hoatieu sẽ cập nhật đáp án ngay sau kì thi chính thức được tổ chức.

1. Đáp án đề Văn vào 10 Bình Dương 2023

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Dương 2023 đang được các thầy cô giải. Các em mở sẵn bài viết này của Hoatieu sau đó nhấn F5 để xem đáp án nhé.

Đáp án đề Văn vào 10 Bình Dương 2023

Đáp án đề Văn vào 10 Bình Dương 2023

Đáp án đề Văn vào 10 Bình Dương 2023

2. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Dương 2023

 Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Dương 2023

3. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Dương 2022

I. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Tuổi thiếu niên là tuổi của tước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đỏ, hoặc sẽ thảm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đỏ dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng, để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.

(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh).

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0.5 điểm)

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả nêu quan điểm về tuổi thiếu niên như thế nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau và nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy: “Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình đài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai.".(1.0 điểm)

Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến để trưởng thành, những thử thách [...] bao giờ cũng là điều cần thiế" không? Vì sao? (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ quan điểm “Tuổi thiếu niên là tuổi của lớc mơ và hoài bão" được nêu trong phần Đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng15 dòng) trình bày suy nghĩ về những việc bản thân cần làm để đạt được ước mơ.

Câu 2 (5.0 điểm)

Phân tích diễn biến tâm lý, hành động của nhân vật bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 195 - 200).

4. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Dương 2022

I. ĐỌC HIỂU:

1.

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

2.

Tác giả đã nêu quan điểm về tuổi thiếu niên là: đây là tuổi của ước mơ và hoài bão.

3.

- Biện pháp tu từ được sử dụng là: ẩn dụ (hoa hồng, chông gai)

- Tác dụng:

+ Hình ảnh ẩn dụ giúp câu văn giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm và tác động mạnh mẽ đến người đọc.

+ Sử dụng hình ảnh ẩn dụ tác giả cũng cho thấy trên hành tinh cuộc đời ta sẽ trải qua những hạnh phúc, thành công (hoa hồng) nhưng cũng sẽ gặp phải không ít vấp ngã khổ đau, thất bại (chông gai).

4.

Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân và có những lí giải phù hợp.

Gợi ý.

- Đồng ý với quan điểm của tác giả: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.

- Vì:

+ Thử thách sẽ giúp ta không ngừng khôn lớn, thấy được những khả năng vượt trội của bản thân.

+ Thất bại sẽ giúp ta tích lũy kinh nghiệm.

=> Từ những thử thách, thất bại ấy con người sẽ ngày càng thành thục hơn, trưởng thành hơn, sâu sắc hơn. Và cũng từ những thất bại ấy, tất yếu đến một ngày bạn sẽ chạm đến thành công.

II. LÀM VĂN:

Câu 1.

1. Nêu vấn đề: Những việc bản thân cần làm để đạt được ước mơ.

2. Giải thích:

- Ước mơ: Là những dự định, hoài bão, mục tiêu mà con người luôn mong muốn đạt được trong cuộc đời của chính mình. Nó là những khát vọng mà con người luôn lấy đó làm mục đích để cố gắng nỗ lực.

=> Tuổi trẻ là tuổi của những ước mơ và hoài bão của những mục tiêu lý tưởng lớn lao. Điều đó khiến cuộc sống của con người trở nên có ý nghĩa hơn. Để đạt được ước mơ, con người ngoài đề ra mục đích còn cần có những hành động cụ thể để hiện thực hóa ước mơ của mình.

3. Bàn luận

- Để hiện thực hóa ước mơ con người trước hết phải xác định ước mơ, mục đích, lý tưởng đúng đắn, rõ ràng.

- Vạch rõ kế hoạch, các bước tiến đến việc hiện thực hóa ước mơ.

- Cố gắng rèn luyện, học hỏi để có thêm kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm phục vụ cho việc chinh phục ước mơ.

Khi gặp khó khăn, thất bại không lùi bước. Có ý chí, kiên định đến cùng không nản chí. - Luôn giữ vững ngọn lửa đam mê trong tâm hồn. 4. Rút ra bài học liên hệ: - Phê phán những người sống không có ước mơ, lý tưởng hoặc có ước mơ lý tưởng nhưng lại không có hành động để biến ước mơ thành hiện thực. - Theo đuổi ước mơ, hoài bão nhưng không được quên đi những giá trị hạnh phúc bình dị đời thường, cần có sự cân bằng giữa việc theo đuổi ước mơ và tìm sự bình yên trong tâm hồn.

Câu 2.

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng, tác phẩm Chiếc lược ngà.

- Giới thiệu nhân vật bé Thu.

2. Thân bài

- Qua những hành động cũng như tâm lí của bé Thu trong những ngày ngắn ngủi gặp cha đã bộc lộ tính cách cũng như tình yêu thương ba sâu sắc của bé Thu.

a)Trước khi bé Thu nhận ông Sáu là ba:

-Là cô bé sinh ra và lớn lên trong chiến tranh nên trong suốt 8 năm trời cô bé không được gặp ba. Cô chỉ biết mặt ba qua một tấm ảnh ba chụp chung với má.

- Những tưởng ngày đoàn viên sau 8 năm xa cách phải đầy mừng tủi, hạnh phúc nhưng cô bé lại thể hiện 1 thái độ khác thường:

+Trước sự xúc động của ông Sáu, ba bé Thu thì cô bé ngạc nhiên, hoảng sợ, mặt tái đi, bỏ chạy, cầu cứu má.

+Những ngày sau đó dù ông dành hết thời gian bên con, yêu thương, chăm sóc nhưng bé Thu vẫn lạnh nhạt, xa lánh thậm chí bướng bỉnh, ngang ngạnh cự tuyệt ông:

+ Cô bé không chịu gọi ông là cha. Những lúc phải nói với ông nó chỉ gọi trống không, bất chấp sự trách móc của mẹ.

+ Lúc khó khăn, nguy cấp khi phải chắt nước nồi cơm vừa to, vừa nặng quá sức mình con bé cũng không chịu nhờ ông Sáu. Nó tự xoay sở để không phải gọi ông là ba.

+ Cô bé còn từ chối sự chăm sóc của ông rất quyết liệt. Nó hất miếng trứng cá ông gắp cho ra khỏi bát làm đồ cả cơm.

+ Lúc ông Sáu không kìm được nỗi đau khổ nên phạt bé Thu, con bé ngay lập tức bỏ sang nhà bà ngoại.

=>Miêu tả thái độ, hành động khác thường của con bé, tác giả đã:

+ Tái hiện được hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

+Cho thấy bé Thu hồn nhiên nhưng cũng bướng bỉnh, cá tính. Cô không nhận ông Sáu là ba vì trên mặt ông có vết sẹo, không giống với người ba của cô bé trên tấm hình suốt 8 năm nay.

+Đặc biệt, cách chối từ tình cảm của ông Sáu chính là cách bé Thu thể hiện tình yêu thương thắm thiết giành cho cha mình.

b.Khi bé Thu nhận ông Sáu là ba:

- Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã trở về nhà trong sáng ngày ông Sáu lên đường về đơn vị. Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người.

+Nó cau có, bướng bỉnh mà buồn rầu và nghĩ ngợi sâu xa.

+Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba đôi mắt nó bỗng xôn xao. Đó là cái xôn xao của sự đồng cảm, Bé Thu nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba mình.

+Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt con bé mới cất lên tiếng gọi ba xé lòng

Tiếng gọi bị kìm nén suốt 8 năm.

Tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết.

+Không chỉ vậy, nó xô đến ôm chặt lấy ba, hôn ba, hôn lên vết thẹo:

Con bé muốn giữ chặt ba, không cho ba đi. Nó lo sợ ba sẽ đi mất.

Nó muốn bày tỏ tất cả tình yêu của mình dành cho ba. ->Trong khoảnh khắc, mọi khoảng cách với ba bị xóa bỏ. Cô bé không dấu diếm sự gắn bó và tình cảm của mình dành cho ba -> khiến mọi người xúc động. >Miêu tả biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả đã 1 lần nữa tô đậm tình yêu ba tha thiết. Khi lạnh nhạt cũng như khi quấn quýt, bé Thụ đều hướng đến ba mình. ->Qua đó, ta thấy bé Thu gan góc, bướng bỉnh nhưng rất giàu tình cảm và dễ xúc động.

3. Kết bài:

- Nội dung: Câu chuyện đã tái hiện thành công tình yêu cha sâu sắc của bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Từ đó, tác giả cho thấy sự tàn bạo của chiến tranh, những bi kịch cùng tình cảm gia đình đẹp đẽ trong thời chiến.

- Nghệ thuật:

+Tình huống truyện bất ngờ, độc đáo, éo le.

+Phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

+Lối kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc.

+Hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi.

5. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 Bình Dương

Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 năm 2021

6. Đáp án đề thi vào lớp 10 Ngữ Văn tỉnh Bình Dương 2021

I. ĐỌC HIẾU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

Theo tác giả, thời gian có những giá trị Là thắng lợi, là tiền, là tri thức.

Câu 3:

Biện pháp tu từ dược sử dụng: Điệp cấu trúc “thời gian là.”

Tác dụng: Nhấn mạnh giá trị của thời gian. Tạo nhịp điệu, tăng sức gợi cảm góp phần thể hiện nội dung tư tưởng đoạn trích.

Câu 4:

Học sinh tự trình bày theo suy nghĩ của mình, có lý giải Gợi ý:

- Đồng tình Giải thích:

- Thời gian thuộc về giá trị vô hình, nó mang lại cho chúng ta sức khỏe, tiền bạc và cả trí tuệ.

- Không giống như những giá trị hữu hình khác, thời gian một khi trôi qua là không thể quay trở lại, không thể lấy lại vì thế một khi đã đánh mất, bỏ lỡ chúng ta sẽ phải hối tiếc.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

I. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:

Lãng phí thời gian là hiện tượng rất đáng b ngại trong đời sống.

II. Thân đoạn

a. Giải thích

- Lãng phí thời gian là hiện tượng, tình trạng con người thực hiện, tiến hành, tổ chức một công việc nào đó mà làm tốn kém, hao tốn một cách vô ch.

b. Phân tích

* Biểu hiện:

- Lãng phí thời gian, tuổi trẻ, cơ hội... cho những trò chơi, những thú vui không lành mạnh như game, điện tử, truyện tranh bạo lực...

* Tác hại

- Thiệt hại về tiền bạc, công sức, không có thời để đầu tư cho những việc cần thiết...

* Biện pháp, những việc cần làm

+ Cần biết đầu tư thời gian, tiền bạc, công sức vào những việc có ích như học tập, giúp đỡ gia đình, cộng đồng... Không nên sống hoài, sống phí những năm tháng tuổi trẻ có ý nghĩa.

+ Cẩn có thái độ phê phán những người không biết quý trọng thời gian.

+Là một học sinh cần ý thức được giá trị quý báu của thời gian để tránh làm lãng phí thời gian của mình cũng như của những người xung quanh.

+ Biết cách lên kế hoạch, sắp xếp mọi việc sao cho sử dụng quỹ thời gian hiệu quả nhất: biết phân chia hợp lý giữa thời gian học tập và vui chơi giải trí ...

+ Nhưng tránh hấp tấp nóng vội bởi mỗi việc cần được đầu tư một quỹ thời gian nhất định của nó thì có thể thành công, chỉ cần biết làm chủ thời gian, nỗ lực và kiên trì ắt sẽ thành công.

+ Sống hết mình từng giây từng phút để không hối hận khi thời gian qua đi, để cuộc sống trở nên ý nghĩa hon.

c. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức:

Lãng phí là hiện tượng đáng phê phán vì nó gây hại cho cả cá nhân và xã hội.

- Hành động:

+ Thực hành tiết kiệm

+ Sử dụng thời gian hợp lí. Xác định mục đích sống, lí tưởng sống của bản thân để chuyên tâm theo đuổi khát vọng của mình.

III. Kết bài:

Mỗi người chỉ sống một lần trong đời và tuổi trẻ cũng “chẳng hai lần thắm ạ”. Thời gian, tuổi trẻ, cơ hội không quay lại bao giờ. Do đó, lãng phí lớn nhất đối với người trẻ tuổi là lãng phí thời gian, tuổi trẻ, cơ hội.

Câu 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm

+ Viễn Phương - là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ cứu nước.

+“Viếng lăng Bác”- bài thơ mng đậm chất trữ tình đã ghi lại tình cảm sâu lắng, thành kính của nhà thơ khi hòa vào dòng người viếng lăng Bác.

- Khái quát đoạn thơ: hai khổ thơ nằm ở phần đầu tác phẩm nói về cảm xúc của của tác giả khi đến thăm lăng.

2. Thân bài

a. Niềm xúc động nghẹn ngào khi đến thăm lăng Bác  (khổ 1)

- “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”: nhân dân miền Nam xưng con với Bác vì Bác như một người cha nhân hậu hiền từ.

- Nhà thơ dùng từ “thăm”: nói giảm nói tránh để giảm nhẹ đi nỗi đau, mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong tâm trí mỗi người Bác luôn sống mãi

- Từ láy “bát ngát” hiện lên trước mắt là một màu xanh ngút ngàn trải dài và lan ra quanh lăng.

- Hình ảnh hàng tre mang nghĩa thực là những khóm tre quanh lăng nhưng còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ phẩm chất con người Việt Nam bất khuất kiên cường, ngay thẳng có tinh thần yêu thương, đùm bọc.

Tác giả đứng trước lăng bác với cảm xúc nghẹn ngào “ôi, xưng hô “con”...

b. Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác (khổ 2) .

- Ẩn dụ “mặt trời”: Bác là mặt trời của dân tộc mang ánh sáng ấm áp cho cuộc sống của dân tộc, đồng thời thể hiện niềm yêu mến kính trọng Bác. Hình ảnh ẩn dụ có ý nghĩa ca ngợi sự vĩnh hằng, trường tồn của Bác trong trái tim của triệu người dân Việt.

- Sử dụng điệp ngữ “ngày ngày”: chỉ thời gian vô tận, tấm lòng của người dân chưa bao giờ thôi nhớ Bác.

- Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa”: chỉ những người vào lăng viếng Bác kết thành tràng hoa rực rỡ huy hoàng, mỗi người mang một bông hoa của lòng thành kính, sự yêu mến và niêm ngưỡng vọng ảnh tụ.

- “bảy mươi chín mùa xuân”: là hoán dụ chỉ cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân, đó còn là tuổi thọ của Bác.

-> Sự biết ơn công lao to lớn của chủ tịch Hồ Minh, niềm thành kính của người dân Việt Nam với vị lãnh tụ của dân tộc.

3. Kết bài

Tổng kết những thành công về nội dung, nghệ thuật làm nên đoạn thơ:

+ Với thể thơ 8 chữ, giọng điệu thiết tha, sâu lắng, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ quen thuộc, ngôn ngữ thơ giản dị mà cô đọng.

+ Thể hiện niềm xúc động, thành kính, và nỗi đau xót của nhà thơ trước sự ra đi của Bác, ước nguyện là được mãi bên Bác, đang lên Bác tất cả lòng tôn kính và biết ơn...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
8 9.225
0 Bình luận
Sắp xếp theo