Chuyên đề Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (Thơ song thất lục bát, thơ 8 chữ, thơ tự do...)

Tải về

Chuyên đề Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (Thơ song thất lục bát, thơ 8 chữ, thơ tự do...) là tài liệu vô cùng hữu ích, với 86 trang Word, dùng chung cho cả 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo, giúp thầy cô tham khảo để ôn thi vào lớp 10 cho học sinh của mình.

Chuyên đề ôn thi vào 10: Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (Thơ song thất lục bát, thơ 8 chữ, thơ tự do...) tổng hợp kiến thức lý thuyết, những lưu ý, cách lập dàn ý chung, thực hành luyện tập, giúp các em ôn thi vào lớp 10 thật tốt. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm 7 Chuyên đề ôn thi vào 10. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Chuyên đề Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (Truyện, kịch)

CHUYÊN ĐỀ
BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC (THƠ SONG THẤT LỤC BÁT, THƠ TÁM CHỮ, THƠ TỰ DO…)

A. LÝ THUYẾT

I. KHÁI QUÁT VỀ DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC - THƠ

Có nhiều dạng đề nghị luận văn học thường gặp về phân tích một bài thơ: như thơ song thất lục bát, thơ 5,6,7,8 chữ, thơ tự do…

II. YÊU CẦU CỦA BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC (THƠ)

- Xác định được thể thơ: Thất ngôn bát cú hay thất ngôn tứ tuyệt.

- Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ (nhan đề, đề tài, thể thơ,…); nêu ý kiến chung cuả người viết về bài thơ.

- Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), khái quát chủ đề bài thơ.

- Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ; nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ,…)

- Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ.

III. NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI PHÂN TÍCH THƠ

- Phân tích thơ là phân tích những từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, giọng điệu, biện pháp tu từ... được sử dụng trong bài thơ để từ đó làm nổi bật những tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm.

- Phương pháp phân tích hoặc cảm nhận giúp cho người đọc nhận ra cái hay, cái đẹp, cái đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ đó. Đồng thời thấy được tài năng, sự sáng tạo, độc đáo của tác giả trong việc lựa chọn những hình ảnh, từ ngữ có thể miêu tả một cách chính xác và sâu sắc những tư tưởng, tình cảm mà họ muốn gửi gắm. Vì vậy việc phân tích thơ cần lưu ý một số điều:

+ Vài nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ

+ Thể thơ: lục bát, thất ngôn bát cú, tự do, thơ 5 chữ,...

+ Hình ảnh, chi tiết, giọng điệu, vần (nhịp) thơ, ngôn ngữ thơ…

- Bố cục: Đây là phần quan trọng nhất để các em tìm ý, tìm luận điểm cho bài phân tích của mình. Có thể chia theo khổ, chia theo đoạn, câu...

* Kiến thức cần có trước khi làm bài

- Kiến thức về tác giả

- Nắm chắc bài thơ (ghi nhớ thơ giúp việc phân tích thơ dễ dàng hơn)

- Nội dung chính của tác phẩm

- Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm

- Một số tác giả, tác phẩm cùng chủ đề để so sánh đối chiếu (nếu có)

IV. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH PHÂN TÍCH THƠ

1. Bước 1: Phân tích đề (xác định yêu cầu đề bài)

- Xác định yêu cầu đề bài là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng không thể bỏ qua khi làm bài phân tích bài thơ, đoạn thơ cũng như với tất cả các dạng bài tập làm văn khác.
- Khi phân tích bài thơ, đoạn thơ các em cần đọc kĩ để xác định yêu cầu của đề bài
(Bài thơ ấy là bài thơ nào? Tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ, nội dung, chủ đề cần phân tích, nghệ thuật đặc sắc của bài thơ).

Ví dụ: Đề bài: Phân tích bài thơ “Khi mùa thu sang” của Trần Đăng Khoa

- Qua tìm hiểu đề bài ta có thể xác định:

+ Bài thơ cần phân tích: Khi mùa thu sang

+ Tác giả: Trần Đăng Khoa

+ Nội dung, chủ đề cần phân tích: Bức tranh thiên nhiên khi mùa thu đến thật đẹp, sinh động, ngộ nghĩnh, đáng yêu và hình ảnh cuộc sống, con người ở thôn quê thật bình dị, ấm áp.

+ Nghệ thuật đặc sắc: thể thơ (thơ sáu chữ), cách gieo vần (vần chân và vần cách), biện pháp tu từ (Liệt kê, nhân hóa…)

2. Bước 2: Lập dàn ý cho bài phân tích

- Việc lập dàn ý cho bài phân tích không chỉ giúp các em ghi lại những ý tưởng, nội dung cho bài phân tích mà còn hỗ trợ trực tiếp cho quá trình viết bài. Dựa vào dàn ý đã xây dựng, các em có thể triển khai bài phân tích theo đúng dự kiến/ý tưởng ban đầu; Đảm bảo tính mạch lạc, thống nhất của bài viết, tránh bỏ sót những nội dung quan trọng.

- Các em có thể xây dựng dàn ý dựa trên cấu trúc 3 phần:

* Mở bài: Giới thiệu về đối tượng cần phân tích (Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp).

*Thân bài: Triển khai nội dung bài phân tích. Lần lượt phân tích bài thơ theo hệ thống ý dự kiến (mạch cảm xúc hay theo phương diện nội dung và nghệ thuật)

- Dạng phổ biến nhất là phân tích theo phương diện nội dung và nghệ thuật:

+ Phân tích nội dung và chủ đề của bài thơ

+ Phân tích về phương diện nghệ thuật của bài thơ (Nêu cảm nhận về thể thơ, vần, nhịp và tác dụng của thể thơ trong việc biểu đạt nội dung. Các yếu tố miêu tả, hình ảnh nổi bật, chi tiết, từ ngữ đặc sắc, biện pháp tu từ,..được sử dụng.

*Kết bài: Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ.

3. Bước 3: Viết bài.

- Đọc lại bài thơ, đoạn thơ:

- Đọc lại bài thơ, đoạn thơ để tái hiện kiến thức, khơi dậy cảm hứng cho bài phân tích. Những cảm nhận về hình ảnh, chi tiết đặc sắc trong bài thơ sẽ là tư liệu, nguồn cảm hứng quan trọng cho các em khi phân tích.

- Phân tích chi tiết từng câu thơ, ý thơ:

+ Đi sâu phân tích từng câu thơ, ý thơ, tìm ra nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong câu thơ ấy giúp cho bài phân tích được chi tiết, sâu sắc hơn. Khi phân tích một bài thơ dài, các em có thể phân tích theo khổ thơ, sau khi khái quát nội dung của khổ thơ ấy, các em có thể lựa chọn một vài câu thơ đặc sắc hoặc ấn tượng nhất trong cảm nhận của mình để phân tích. Đối với đoạn thơ, các em có thể chia tách thành từng ý nhỏ, có thể theo câu thơ hoặc theo nội dung của đoạn thơ.

+ Phân tích bài thơ các em cũng có thể dựa vào cấu trúc của thể thơ. Chẳng hạn thơ tứ tuyệt có cấu trúc: Khai-thừa-chuyển-hợp; thể thơ thất ngôn bát cú có thể phân tích theo 2 cặp câu, thơ tự do phân tích theo mạch cảm xúc...

- Đưa ra nhận định, đánh giá bài thơ:

Nhận định, đánh giá ý chính của bài thơ cũng là một bước quan trọng giúp cho bài viết được chặt chẽ, logic, mạch lạc hơn.

+ B1: Đánh giá đoạn thơ ấy hay hoặc dở ở chỗ nào(nếu hay thì nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì?)

+ B2: Vì sao (Cái hay, cái độc đáo được toát nên bởi nội dung như thế nào, nhờ những phương diện nghệ thuật nào?)

+ B3: Tác dụng: Khẳng định vai trò đóng góp của đoạn thơ đối với sự thành công của tác phẩm, tác giả, đối với nền văn học dân tộc, đối với cuộc sống... (Tùy từng trường hợp cụ thể)

* Lưu ý.

- Khi viết lựa chọn những từ ngữ chính xác, phù hợp thể hiện được quan điểm và tình cảm của người viết, tránh sử dụng những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì. Nên sử dụng hiệu quả các thông tin ngoài tác phẩm (nếu có), giúp cho việc phân tích các giá trị của tác phẩm được rõ ràng, nổi bật hơn

- Khi viết bài, cần bám sát dàn ý đã lập; sử dụng đa dạng các hình thức trích dẫn; kết hợp phân tích với nhận xét, đánh giá

- Sử dụng từ ngữ chính xác, chọn lọc; diễn đạt sáng rõ, thể hiện được cảm xúc của người viết

- Chú ý sự khác nhau về yêu cầu, mục đích của kiểu bài ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ và kiểu bài phân tích một bài thơ

4. Bước 4. Đọc lại bài (3 phút - nếu còn thời gian)

- Chú ý đọc lại những câu mở bài, thân bài, kết kết xem đã viết đúng, rõ ràng chưa.

- Soát lỗi chính tả.

- Nếu có lỗi cần sửa thì gạch đi sửa lại thật sạch sẽ.

B. THỰC HÀNH VIẾT

ĐỀ 1. Phân tích tác phẩm “Nỗi sầu oán của người cung nữ” ( trích Cung oán ngâm khúc) của tác giả Nguyễn Gia Thiều

NỖI SẦU OÁN CỦA NGƯỜI CUNG NỮ

Trong cung quế âm thầm chiếc bóng,

Đêm năm canh trông ngóng lần lần.

Khoảnh làm chi bấy chúa xuân!

Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.

Lầu đãi nguyệt / đứng ngồi dạ vũ,

Gác thừa lương thức / ngủ thu phong.

Phòng tiêu / lạnh ngắt như đồng,

Gương loan / bẻ nửa, dải đổng / xẻ đôi...

Chiều ủ dột giấc mai khuya sớm

Vẻ bâng khuâng hồn bướm vẩn vơ

Thâm khuê vắng ngắt như tờ

Cửa châu gió lọt, rèm ngà sương gieo

Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ

Dấu dương xa đám cỏ quanh co

Lầu Tần chiều nhạt vẻ thu

Gối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông

Ngày sáu khắc, tin mong nhạn vắng.

Đêm năm canh tiếng vắng chuông rền

Lạnh lùng thay giấc cô miên!

Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u.

Tranh biếm ngắm trong đồ tố nữ

Mặt buồn trông trên cửa nghiêm lâu

Một mình đứng tủi ngồi sầu Đã than với nguyệt lại rầu với hoa! Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải

Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ

Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để gầy bông thắm để xơ nhụy vàng...

Đêm năm canh lần nương vách quế

Cái buồn này ai dễ giết nhau

Giết nhau chẳng cái lưu cầu

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ chuyên đề Văn 9

Đánh giá bài viết
1 9
Chuyên đề Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (Thơ song thất lục bát, thơ 8 chữ, thơ tự do...)
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng