12 Đề nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết
12 Đề nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết giúp các em học sinh tham khảo cách viết 12 đề nghị luận về một vấn đề cần giải quyết để ngày càng học tốt môn Văn 9, ôn thi vào lớp 10 năm 2025 - 2026 hiệu quả.
Với 12 đề nghị luận đề xuất giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ thông tin cá nhân trên không gian mạng, hạn chế tác động của hiện tượng tự hủy hoại bản thân nơi học sinh, đề xuất giải pháp nâng cao kỹ năng tư duy phản biện để tránh bị thao túng trên mạng xã hội.... các em sẽ nắm được cách giải từng dạng đề. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm 7 Chuyên đề ôn thi vào 10. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Hướng dẫn viết đề nghị luận về một vấn đề cần giải quyết
Đề 1. Viết bài văn nghị luận đề xuất giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ thông tin cá nhân trên không gian mạng.
1. Giải thích
- Bảo vệ thông tin cá nhân trên không gian mạng là việc giữ an toàn cho các dữ liệu cá nhân (tài khoản, mật khẩu, thông tin tài chính, hình ảnh riêng tư...) trước nguy cơ bị đánh cắp, lạm dụng.
- Biểu hiện của việc lơ là bảo vệ thông tin cá nhân:
+ Chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng xã hội mà không kiểm soát.
+ Sử dụng mật khẩu đơn giản, không có lớp bảo mật nâng cao.
2. Bàn luận
- Nguyên nhân của việc thiếu ý thức bảo vệ thông tin cá nhân:
+ Thiếu kiến thức về an toàn thông tin và các nguy cơ trên không gian mạng.
+ Chủ quan, cho rằng thông tin cá nhân không quan trọng hoặc không thể bị lộ.
- Hậu quả của việc lộ thông tin cá nhân:
+ Bị đánh cắp tài khoản, tài chính, danh tính, thậm chí bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
+ Bị xâm phạm quyền riêng tư, dễ bị quấy rối, làm phiền hoặc lợi dụng cho mục đích xấu.
3. Biện pháp (Trọng tâm)
- Cá nhân:
+ Không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng xã hội, giới hạn những gì đăng tải, tránh công khai số điện thoại, địa chỉ, thông tin nhạy cảm.
+ Bảo mật tài khoản đúng cách
+ Cảnh giác với các đường link, ứng dụng không rõ nguồn gốc, kiểm tra kỹ trước khi bấm vào đường link lạ, không cung cấp thông tin cá nhân cho các trang web không đáng tin cậy.
- Gia đình:
+ Cha mẹ cần giáo dục con về cách sử dụng mạng an toàn, đặc biệt với trẻ nhỏ.
+ Kiểm soát nội dung truy cập của con cái, sử dụng phần mềm kiểm soát nội dung để bảo vệ trẻ em khỏi các trang web lừa đảo.
- Nhà trường:
+ Tổ chức các buổi học về an toàn thông tin trên không gian mạng, trang bị cho học sinh kỹ năng nhận diện nguy cơ lừa đảo, bảo vệ tài khoản trực tuyến.
+ Lồng ghép nội dung giáo dục về bảo mật thông tin vào chương trình giảng dạy, đưa vào môn Tin học hoặc các hoạt động ngoại khóa.
- Cơ quan quản lí nhà nước:
+ Siết chặt các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, xử phạt nghiêm minh đối với hành vi xâm phạm thông tin cá nhân.
+ Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, phát động các chiến dịch truyền thông về an toàn thông tin trên mạng xã hội, truyền hình, báo chí.
Đề 2. Viết bài văn nghị luận đề xuất giải pháp hạn chế tác động của hiện tượng tự hủy hoại bản thân nơi học sinh.
1. Giải thích
- Tự hủy hoại bản thân là hành động gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho chính mình, thường gặp ở học sinh trong độ tuổi thanh thiếu niên.
- Biểu hiện của hiện tượng tự hủy hoại bản thân:
+ Cố ý làm đau bản thân (cắt tay, cắn móng, tự đánh, bứt tóc…).
+ Có ý nghĩ tiêu cực, tự đổ lỗi cho bản thân, muốn trốn tránh cuộc sống, thu mình lại.
2. Bàn luận
- Nguyên nhân của hiện tượng tự hủy hoại bản thân:
+ Áp lực học tập, kỳ vọng quá lớn từ gia đình và xã hội.
+ Ảnh hưởng từ môi trường tiêu cực (bắt nạt học đường, cô lập xã hội, bạo lực gia đình).
- Hậu quả của hiện tượng tự hủy hoại bản thân:
+ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, gia tăng nguy cơ trầm cảm và tự tử.
+ Làm suy giảm sự tự tin, mất động lực sống và học tập, ảnh hưởng đến tương lai của học sinh.
3. Biện pháp (Trọng tâm)
- Cá nhân:
+ Học cách yêu thương và trân trọng bản thân, nhận thức được giá trị của bản thân, tập trung vào những điều tích cực.
+ Chia sẻ với người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý, không giữ những cảm xúc tiêu cực một mình, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
+ Thực hành các phương pháp thư giãn và kiểm soát cảm xúc, như: thể dục thể thao, viết nhật ký, tham gia các hoạt động sáng tạo để giải tỏa áp lực.
- Gia đình:
+ Tạo môi trường gia đình ấm áp, không gây áp lực quá mức, cha mẹ cần lắng nghe, thấu hiểu, không ép buộc con cái theo những tiêu chuẩn quá cao.
+ Dành thời gian để quan tâm đến tâm lý của con cái, nhận biết dấu hiệu bất thường, khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc.
- Nhà trường:
+ Xây dựng các chương trình hỗ trợ tâm lý cho học sinh, tổ chức các buổi chia sẻ về sức khỏe tinh thần.
+ Tạo môi trường học đường an toàn, thân thiện, chống bạo lực học đường, giúp học sinh cảm thấy được tôn trọng và hỗ trợ.
- Cơ quan quản lí nhà nước: Đẩy mạnh tuyên truyền về sức khỏe tâm lý trong giới trẻ, thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức về tác hại của tự hủy hoại bản thân.
Đề 3. Viết bài văn nghị luận đề xuất giải pháp nâng cao kỹ năng tư duy phản biện để tránh bị thao túng trên mạng xã hội.
1. Giải thích
- Tư duy phản biện là khả năng phân tích, đánh giá thông tin một cách logic, không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc hay định kiến cá nhân. Trên mạng xã hội, nhiều thông tin giả mạo, tin đồn thất thiệt có thể khiến người dùng bị thao túng nếu thiếu tư duy phản biện.
- Biểu hiện của việc thiếu tư duy phản biện dẫn đến bị thao túng trên mạng xã hội:
+ Tin vào tin giả, dễ dàng chia sẻ thông tin chưa kiểm chứng.
+ Bị dẫn dắt bởi những bài đăng mang tính kích động, thao túng cảm xúc.
+ Bị lôi kéo vào các trào lưu nguy hiểm hoặc các nhóm tư tưởng cực đoan.
2. Bàn luận
- Nguyên nhân của việc thiếu tư duy phản biện:
+ Thiếu kiến thức và kỹ năng đánh giá nguồn thông tin.
+ Thói quen tiếp nhận thông tin một chiều, không kiểm chứng sự thật.
- Hậu quả của việc bị thao túng trên mạng xã hội:
+ Dễ bị lừa đảo, tin vào những thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi.
+ Gây chia rẽ trong cộng đồng, mất niềm tin vào những giá trị đúng đắn, ảnh hưởng đến cộng đồng.
3. Biện pháp (Trọng tâm)
- Cá nhân:
+ Rèn luyện tư duy phản biện khi tiếp cận thông tin, không vội tin vào những nội dung giật gân, luôn đặt câu hỏi và kiểm tra nguồn tin.
+ So sánh nhiều nguồn thông tin khác nhau trước khi đưa ra kết luận, tìm hiểu từ các nguồn chính thống, tránh tiếp nhận thông tin một chiều.
+ Không chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng, tánh trở thành người lan truyền tin giả, góp phần tạo nên môi trường mạng an toàn.
- Gia đình:
+ Hướng dẫn con cái cách sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, khuyến khích con suy nghĩ độc lập, không dễ bị ảnh hưởng bởi những nội dung tiêu cực.
+ Xây dựng thói quen đọc sách, nâng cao tri thức, giúp con có nền tảng kiến thức vững chắc, dễ dàng nhận diện thông tin sai lệch.
- Nhà trường:
+ Đưa tư duy phản biện vào chương trình giảng dạy, tổ chức các hoạt động giúp học sinh phân tích, đánh giá thông tin một cách khách quan.
+ Khuyến khích học sinh tham gia các cuộc tranh luận, học cách lập luận chặt chẽ, giúp nâng cao khả năng lập luận, phản biện trước những thông tin sai lệch.
- Cơ quan quản lí nhà nước: Tăng cường kiểm soát tin giả, xử phạt nghiêm minh những hành vi phát tán thông tin sai lệch, đảm bảo không gian mạng lành mạnh.
...
>> Tải file để tham khảo trọn bộ tài liệu!
- Chia sẻ:
Trần Lan
- Ngày:
12 Đề nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết
238,1 KB 28/03/2025 2:37:00 CH12 Đề nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết
31,7 KB 28/03/2025 2:43:25 CH
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Đề thi chuyên Anh lớp 10 Hà Nội 2024
-
Hai biển hồ đọc hiểu
-
Đã có đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Đồng Nai 2024-2025
-
Đề tham khảo thi vào lớp 10 môn Văn 2025
-
Đề thi vào 10 môn Toán Thanh Hóa các năm 2025
-
Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán 2025-2026
-
(Mới) Đề thi chuyên Tin vào lớp 10 Hà Nội 2024 có đáp án
-
(2024-2025) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Đồng Tháp
-
(Mới) Đề thi vào 10 Nguyễn Tất Thành 2024 môn tiếng Anh
-
Cách viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về đoạn thơ, bài thơ
-
Bộ đề thi vào lớp 10 môn tiếng Anh cả nước 2025 (có đáp án)
-
(Mới) Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Ninh 2025

Bài viết hay Thi vào lớp 10
(Mới) Đáp án đề Văn vào 10 Tuyên Quang 2024
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lâm Đồng 2023
Chuyên đề nghị luận xã hội thi vào lớp 10
Cách viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về đoạn thơ, bài thơ
(2024-2025) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Phú Thọ
(Mới) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đồng Nai 2024