Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đồng Nai 2023

Đáp án môn Văn thi vào lớp 10 Đồng Nai 2023 - Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo đối chiếu sau khi kì thi tuyển sinh vào lớp 10 2023 Đồng Nai kết thúc. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đồng Nai 2023 cùng với đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đồng Nai 2023, mời các bạn cùng tham khảo.

Theo đó, kì thi vào lớp 10 năm 2023 tỉnh Đồng Nai sẽ diễn ra chính thức trong hai ngày 2 và 3-6 với 3 môn thi chính thức: Toán, tiếng Anh và Ngữ văn. Riêng thí sinh thi vào Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh sẽ thi thêm 1 môn chuyên tương ứng.

Lưu ý: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đồng Nai 2023 sẽ được Hoatieu cập nhật ngay sau khi kì thi kết thúc.

1. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 Đồng Nai

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 Đồng Nai

2. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 Đồng Nai

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 Đồng Nai

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 Đồng Nai

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 Đồng Nai

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 Đồng Nai

3. Lịch thi vào lớp 10 năm 2023 Đồng Nai

Ngày 1/3, Sở GD-ĐT Đồng Nai cho biết, đơn vị đã ban hành hướng dẫn thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024. Theo đó, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay sẽ diễn ra vào các ngày 2/6 và 3/6.

Cụ thể, học sinh vẫn thi 3 môn Toán, Ngữ văn (mỗi môn 120 phút) và môn Tiếng Anh (60 phút), riêng các thí sinh thi vào lớp chuyên Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh sẽ thi thêm môn chuyên tương ứng (150 phút).

So với các kỳ thi năm trước, nội dung kiến thức trong chương trình toàn cấp THCS do Bộ GD-ĐT ban hành, chủ yếu là chương trình lớp 9.

4. Đáp án đề thi vào lớp 10 2022 môn Văn Đồng Nai

I. ĐỌC HIỂU:

1. Phép liên kết: phép lặp: hoàn cảnh, lựa chọn.

2. Trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn.

3. Biện pháp tu từ ẩn dụ (muối mặn)

Tác dụng: Giúp cho câu văn diễn đạt hình ảnh, có chiều sâu hơn. Đồng thời hình ảnh ẩn dụ cũng nhấn mạnh đứng trước khó khăn cách lựa chọn của mỗi người sẽ quyết định đến kết quả mà bản thân nhận được.

II. PHẦN II

Câu 1

* Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn khoảng 150 chữ

* Yêu cầu về nội dung:

- Xác định đúng yêu cầu nghị luận:

Ý nghĩa của việc lựa chọn thái độ sống tích cực đối với mỗi người

- Giải thích: Thái độ sống tích cực là việc con người luôn suy nghĩ, hành động hướng đến những điều tốt đẹp, có năng lượng tốt trong cuộc sống.

- Ý nghĩa của việc lựa chọn thái độ sống tích cực:

+ Lựa chọn thái độ sống tích cực tạo ra cơ hội thành công trong cuộc sống cao hơn.

+ Lựa chọn thái độ sống tích cực đem lại cho cuộc sống con người những niềm vui, hạnh phúc.

+ Thái độ sống của cá nhân góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

+ Lựa chọn thái độ sống tích cực giúp con người dễ dàng vượt qua những khó khăn thử thách của cuộc đời.

+ Lựa chọn thái độ sống tích cực tạo ra năng lượng tích cực, lan tỏa năng lượng ấy tới mọi người xung quanh tạo ra cuộc sống có ý nghĩa.

- Mở rộng, liên hệ.

+ Phê phán những người có lối sống tiêu cực.

+ Cần cố gắng học hỏi, bồi dưỡng năng lượng tích cực trong tâm hồn.

Câu 2.

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả Thanh Hải và tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.

- Giới thiệu 3 khổ thơ cần phân tích.

2. Thân bài: Khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp của nhà thơ

- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến” + Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.

+ Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.

+ Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ -> lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước.

- Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước. Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả”.

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”.

+ “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”.

+ Điệp từ “dù là” + hình ảnh tương phản “tuổi hai mươi” “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời.

=>Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước.

* Nhận xét về lối sống của tác giả: Tác giả có lối sống đẹp, luôn tận hiến cho đất nước, cuộc sống.

3. Kết bài:

- Nội dung: Bày tỏ lẽ sống đẹp đẽ, cao cả, đó là sẵn sàng dâng hiến cuộc đời mình cho đất nước, quê hương.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ 5 chữ, giàu nhịp điệu có +Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, trong sáng.

+Cảm xúc chân thành, tha thiết.

5. Đề thi tuyển sinh lớp 10 năm 2022 môn Văn Đồng Nai

MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao để

(Đề thi có 02 trang)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

[1] Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!

[2] Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lây sự đăng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn. Con người có thể cho bạn sự trọng vọng hay khinh rẻ, bạn có thể lựa chọn đón nhận hay phớt lờ. Số phận ban cho cỏ dại sự chà đạp, xa lánh của con người, tuy nhiên, số phận cũng để cho cỏ dại lựa chọn nở hoa hay héo úa. Và bạn đã biết, cỏ dại lựa chọn điều gì. Rõ ràng, bạn luôn có quyền lựa chọn thái độ sống cho mình, chỉ là đôi khi, bạn lười biếng lựa chọn và để cho số phận kéo đi.

(Đến cỏ dại còn đàng hoàng mà sống..., Phạm Sỹ Thanh, NXB Thế giới, 2019, tr.46-47)

Câu 1 (0.5 điểm). Chỉ ra một phép liên kết hình thức trong đoạn 1.

Câu 2 (0.5 điểm). Theo tác giả, trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta có bao nhiêu quyền lựa chọn?

Câu 3 (1.0 điểm). Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu: Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn.

Câu 4 (1.0 điểm). Em có đồng ý với quan điểm: hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm). Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về ý nghĩa của việc lựa chọn thái độ sống tích cực đối với mỗi người.

Câu 2 (5.0 điểm). Học sinh được lựa chọn một trong hai câu a hoặc b để làm bài.

a. Phân tích đoạn trích sau để làm rõ thái độ sống mà nhân vật anh thanh niên đã lựa chọn:

Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huông chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ "ôp cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy triệt ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống:

Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.185).

b. Cảm nhận lẽ sống mà Thanh Hải đã lựa chọn qua đoạn thơ sau:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.56)

6. Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Đồng Nai

Dap an de thi vao lop 10 tinh Dong Nai mon Van 2021

7. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Đồng Nai

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Từ “cơn bão” trong đoạn trích được sử dụng với nghĩa chuyển.

Câu 2 

Theo tác giả, tiếng khóc chào đời của em bé trong mang lại niềm hi vọng, niềm tin chiến thắng đại dịch cho những chiến sĩ áo trắng.

Câu 3:

Biện pháp tu từ được sử dụng: Điệp từ (đó là)

Câu 4:

Học sinh có thể trình bày theo quan điểm cá nhân, lý giải.

Gợi ý:

Đồng tình

Lý giải:

Hạnh phúc không chỉ là tận hưởng những nhu cầu mang tính chất cá nhân mà hạnh phúc chính là được sống trong tình yêu thương giữa con người với con người, được yêu thương và trao đi yêu thương. Như vậy cuộc sống mới thực sự có ý nghĩa.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

1. Mở đoạn

Giới thiệu về đề tài cần nghị luận: Sức mạnh của tình yêu thương giữa con người trong cuộc chiến chống đại dich Covid 19

2. Thân đoạn

* Giải thích: Tình yêu thương là sự quan tâm chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người.

-> Sức mạnh của tình yêu thương giữa con người trong cuộc chiến chống đại dịch Covid 19 giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn. Chúng ta có thể nhìn thấy truyền thống dân tộc ấy được phát huy trong tình hình chống “giặc” COVID-19.

* Biểu hiện:

- Tình yêu thương được xuất phát từ trái tim, luôn yêu thương, quan tâm người khác.

- Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ

- Biết hy sinh, tha thứ cho người khác.

- Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể.

+ Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về Sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một nước nằm trong vùng ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã có những cách xử lý tuyệt vời, làm thế giới thán phục. Có thể nói, chính nhờ sức mạnh của tình yêu thương đã giúp đất nước ta bước đầu chiến thắng trên mặt trận chống Tình cảm gia đình, thầy trò, hàng xóm láng giềng, chung tay góp từ thiện ủng hộ...

+ Ngay từ lúc dịch bệnh bùng phát, giữa bối cảnh nhiều quốc gia hoang mang lo lắng, chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm, thể hiện trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ công dân, “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau, trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19”.

+ Các hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

+ Sự hi sinh của các bác sĩ tuyến đấu chống dịch COVID-19.

+ Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.

+ Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm,... khắp các tỉnh thành.

Ý nghĩa:

- Mang lại hạnh phúc cho nhân loại.

- Tình cảm giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn.

- Xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người.

- Phát huy sức mạnh tình yêu thương: Việt Nam đã vượt qua tình trạng khó khăn do COVID 19 gây ra.

+ Cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh...

* Phản đề: Những người sống vô cảm, không biết yêu thương con người, đối xử tệ bạc với nhau.

* Liên hệ, rút ra bài học: Lòng yêu thương rất quan trọng, cần yêu thương con người nhiều hơn

Câu 2:

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,...)

- Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Chiếc Lược Ngà” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,...)

- Giới thiệu khái quát về nhân vật bé Thu.

2. Thân bài

a. Bé Thu trước khi chịu nhận ông Sáu là ba (ĐOẠN 1)

- Thu là một đứa bé giàu lòng yêu thương cha và luôn hiện hữu khao khát đến ngày được gặp cha.

Ngày gặp cha, Thu có một thái độ rất khác thường, trước sự ngỡ ngàng của mọi người.

+ Trong ba ngày ở nhà, ông Sáu luôn tìm cách bù đắp cho con thì bé Thu:

* Ông Sáu “càng vỗ về con bé càng đẩy ra

* Nhất quyết không chịu gọi ông Sáu một tiếng “ba”

* Nói trống không với ông Sáu.

* Trong những tình huống cấp bách như phải chắt nước của một nồi cơm to thì cô bé vẫn cố loay hoay, tự tìm cách làm chứ nhất định không chịu nhở tới sự giúp đỡ của ông Sáu.

* Ông Sáu gắp trứng cá vào chén cho bé Thu thì cô bé “liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra”, làm cho cơm văng hết cả ra mâm.

* Khi bị ông Sáu đánh, bé Thu không phản ứng gì mà bỏ về nhà bà ngoại.

->Bé Thu là một cô bé rất ngang ngạnh, bướng bỉnh nhưng sự bướng bỉnh ấy của cô bé không hề đáng trách. Bởi Thu không nhận ba không phải vì không yêu ba mà bởi trong suốt những năm tháng chiến tranh, cô chỉ nhìn ba qua tấm ảnh để rồi đến ngày gặp gỡ, vết thẹo trên mặt của ông Sáu khiến cho ông khác lạ so với trong ảnh, điều đó khiến bé Thu không nhận ba.

b, Bé Thu khi nhận ông Sáu là ba (ĐOẠN 2)

- Khi bé Thu được bà ngoại kể cho câu chuyện về vết thẹo trên gương mặt của ba, bé Thu đã hiểu và thay đổi thái độ của mình.

+ Khuôn mặt bé Thu “sầm lại buồn rầu” và “nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”.

+ Khi cô bé bắt gặp ánh mắt buồn rầu của ông Sáu thì “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”

+ Cất tiếng gọi ba – một tiếng kêu đến xé lòng.

+ Chạy lại ôm ba thật chặt, hôn ba và hôn lên cả vết thẹo. + Muốn ba đừng đi nữa, ở nhà với mình.

+ Cô bé chia tay ba với hi vọng ba sẽ tặng cho mình một chiếc lược ngà, để cô luôn cảm thấy ấm áp như có ba luôn bên mình.

-> Trong khoảnh khắc chia li, mọi khoảng cách đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại ở đó tình cảm sâu đậm mà bé Thu dành cho ba.

-> Hai đoạn văn tái hiện lại hai khoảnh khắc và tình huống bé Thu dành cho cha của mình. Tác giả đã thành công trong nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật trẻ em. Từ đó cho thấy Thu là cô bé cá tính, mạnh mẽ, yêu cha tha thiết. Chính sự kiên định, quyết liệt của bé Thu đã làm nên cá tính cứng cỏi, ngoan cường của cô giao liên giải phóng về sau.

3. Kết bài

Khái quát những đặc điểm cơ bản của nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng nhân vật và nêu cảm nghĩ của bản thân.

8. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Đồng Nai 2020

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Đồng Nai 2020

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 12.903
0 Bình luận
Sắp xếp theo