Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Phú Thọ 2023

Đáp án môn Văn thi vào lớp 10 tỉnh Phú Thọ năm 2023 - Nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo và tra cứu sau khi kì thi vào lớp 10 kết thúc. Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Phú Thọ 2023 cùng với gợi ý đáp án chi tiết. Mời các em cùng tham khảo.

Ngày mai các em học sinh lớp 9 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ sẽ chính thức bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10 2023-2024 với môn thi đầu tiên là môn Ngữ văn. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Phú Thọ 2023 cùng với gợi ý đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Phú Thọ mới nhất để các bạn cùng tham khảo và đối chiếu kết quả sau khi kỳ thi kết thúc.

Lưu ý: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Phú Thọ 2023 sẽ được Hoatieu cập nhật ngay sau khi kì thi kết thúc.

1. Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 2023 Phú Thọ môn Văn

Đáp án đề Văn vào 10 Phú Thọ đang được các thầy cô giải. Các em chờ 1 lúc rồi nhấn F5 để xem đáp án.

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 2023 Phú Thọ môn Văn

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 2023 Phú Thọ môn Văn

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 2023 Phú Thọ môn Văn

2. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Phú Thọ 2023

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÚ THỌ
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

(1) Tôi nhìn em, nghĩ về những gì đang diễn ra, nhớ về điều mà một người thầy tôi từng nói: Một thời đại với những giá trị bị đảo lộn". Những thứ tầm thưởng giải trí rẻ tiền thì lại lên ngôi, còn những điều chân giá trị thì lại lặn xuống dưới. Người ta nhìn nhau qua vẻ bề ngoài, chạy theo vật chất, theo chủ nghĩa tiêu thụ, hoặc chìm đắm vào những thú vui thoảng qua. Tự hỏi cái gì đang diễn ra vậy, mọi người đang làm gì vậy, có vấn đề gì với thế giới này vậy. Tôi đã thấy bao nhiêu người quanh mình bị cuốn theo cái vòng xoáy dữ dội đó. Thấy bất lực vì tiếng nói của mình thì quả nhỏ bé. Nhiều khi chỉ muốn bỏ đi, lên núi xây một cái chòi, sống giữa thiên nhiên cây cỏ.

(2) Nhưng giờ tôi đã không còn muốn bỏ đi nữa. Tôi đã tìm thấy được "bộ lạc" của hình Sống trong một vòng tròn an lành của những người thầy, người bạn. Đã gặp bao nhiêu người tử tế, thấy được bao nhiêu tấm lòng chân thành, tốt đẹp trên đòi. Đã tìm thấy những người cùng chia sẻ giá trị sống như mình. Đã xây dụng được cộng đồng của riêng mình.

[...](3) Tôi đã tìm được ngôi nhà của mình, vòng tròn những người giống mình. Những người nhận ra vấn đề với thế giới, và đang cố gắng từng ngày chung tay làm cho cuộc sống trở nên tươi sáng hơn. Nên em đừng nản chí. Cứ tìm rồi sẽ thấy.

(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2016, tr.123 - 124)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra biểu hiện của "Một thời đại với những giátrị bị đảo lộn” được nói đến trong đoạn văn (1).

Câu 2. Xác định và nêu tác dụng của phép lặp dùng để liên kết câu trong đoạn văn (2).

Câu 3. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với em? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết 01 đoạn văn (từ 10 đến 12 câu) trả lời câu hỏi: Cần làm gì để sống là chính mình trong một thế giới muốn biến mình thành người khác?

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp mùa xuân đất nước trong đoạn thơ:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.56)

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Phú Thọ 2023

3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Phú Thọ 2022

Gợi ý đáp án số 1:

I. Đọc hiểu: (3,0 điểm)

Câu 1: Những áp lực mà giới trẻ phải chịu (được nói trong đoạn trích) là: áp lực từ học hành, thi cử, áp lực từ các mối quan hệ gia đình, bạn bè, thầy cô.

Câu 2:

Trong câu văn, người viết sử dụng phép liệt kê: "xây dựng lòng tự tin, lòng dũng cảm, bản lĩnh đương đầu với khó khăn"; "biết quí trọng bản thân, biết yêu thương người khác, có những trải nghiệm mới mẻ trong cuộc sống"; "biết tránh xa việc gây tổn thương cho con sau này".

Tác dụng: thể hiện đầy đủ những lợi ích, tác dụng của dạy con biết sống yêu thương bản thân từ nhỏ; nhấn mạnh để làm nổi bật ý nghĩa lớn lao của cách sống có trách nhiệm và yêu thương bản thân.

Câu 3:

Các em có thể tự do bày tỏ quan điểm cá nhân, nhưng phải giải thích rõ được lí do, căn cứ của quan điểm đó một cách thuyết phục:

Đồng tình, vì:

Chỉ có mình là dễ chấp nhận bản thân mình hơn bất kì ai.

Không ai có thể tạo ra cho mình phiên bản tốt hơn ngoài chính mình. Bản thân ta sẽ quyết định ta là ai, ta như thế nào.

Chấp nhận bản thân sẽ cho bạn động lực để khắc phục những hạn chế và làm tốt hơn những gì bạn đang có.

Không đồng tình: Học sinh tự giải thích lí do.

II. Làm văn: (7,0 điểm)

Câu 1:

1. Về hình thức:

Viết đoạn văn đúng thể thức, đúng số câu qui định.

Trình bày rõ ràng, ít mắc lỗi dùng từ đặt câu, chính tả.

2. Về nội dung:

Giải thích: "phiên bản tốt hơn của chính mình" là những điều tích cực, tốt hơn chính bản thân mình ở hiện tại, là chính mình nhưng có nhiều điều ưu việt hơn những gì đang có.

Trình bày suy nghĩ: những việc cần làm:

Biết sống có trách nhiệm, sống yêu thương chính bản thân và mọi người xung quanh, yêu đời.

Biết sống tích cực, dũng cảm, có ý chí, nghị lực đương đầu và vượt qua mọi khó khăn, áp lực trong cuộc sống.

Biết nỗ lực học tập, tu dưỡng, rèn luyện, lao động để mình luôn tiến lên, luôn là phiên bản tốt hơn hiện tại.

Tuổi trẻ cần khiêm tốn và cầu thị, không bao giờ tự mãn, tự hài lòng thì mới có thể trở thành phiên bản tốt đẹp hơn.

Câu 2:

1. Về hình thức:

Viết văn bản nghị luận văn học, bàn về một số khía cạnh của nhân vật trong tác phẩm truyện.

Bố cục khoa học; trình bày rõ ràng, ít mắc lỗi dùng từ đặt câu, chính tả.

2. Về nội dung:

2.1. Khái quát chung:

Giới thiệu được vài nét về tác giả Lê Minh Khuê, tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi".

Giới thiệu được vấn đề nghị luận: vẻ đẹp nữ tính và phẩm chất anh hùng, bất khuất của Phương Định.

2.2. Cảm nhận cụ thể:

a. Phương Định là cô gái có vẻ đẹp rất nữ tính:

Phương Định có ngoại hình không đặc biệt nhưng duyên dáng, nữ tính, đáng yêu: hai bím tóc dày, cổ cao, đôi mắt dài, màu nâu…

Phương Định có tính cách "kiêu kì" rất con gái: không hay vồn vã, săn sóc khi gặp các anh bộ đội nhưng rất yêu quí, ngưỡng mộ các anh bộ đội.

Phương Định rất mộng mơ, nhạy cảm, hồn nhiên: thích ngồi suy nghĩ vẩn vơ; yêu văn nghệ; vui vẻ khi gặp cơn mưa đá giữa cao điểm, cơn mưa qua khiến Phương Định trào dâng niềm nhớ nhung về quê hương, về quá khứ…

b. Phương Định là người nữ thanh niên xung phong anh hùng, bất khuất:

Cô và đồng đội là những cô gái trẻ, bình thường như bao người khác, nhưng làm nhiệm vụ trinh sát, phá bom giữa cao điểm đầy hiểm nguy, gian khổ, thường xuyên đối mặt cái chết. Nhưng Phương Định luôn lạc quan, yêu đời, sống mộng mơ và rất tự do.

Phương Định rất dũng cảm và đầy nhiệt huyết khi làm nhiệm vụ trinh sát.

Phương Định dũng cảm, kiên cường vượt qua mọi hiểm nguy, gian khổ để phá bom.

Phương Định còn là chỗ dựa cho đồng đội trong những tình huống cam go, căng thẳng nhất như khi Nho bị thương trong lần phá bom.

c. Những vẻ đẹp của Phương Định được thể hiện qua các nghệ thuật khá độc đáo:

Ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện là chính nhân vật Phương Định tạo nên điểm nhìn từ người trong cuộc, đồng thời giúp tác giả bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật chân thực nhất.

Bút pháp hiện thực nhưng rất trẻ trung, đậm chất lãng mạn cách mạng của nhà văn trẻ giúp tác giả thể hiện nhân vật rất chân thực, không tô hồng, không lí tưởng hóa.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên, sắc sảo.

Ngôn ngữ trẻ trung, phóng khoáng pha chút hóm hỉnh mà vẫn đậm chất trữ tình và cả triết lí.

2.3. Đánh giá, mở rộng:

Phương Định chính là hình ảnh tiêu biểu cho những người thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cũng là hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh: rất bình dị, đời thường mà anh hùng bất khuất. Họ làm nên những điều phi thường từ những con người bình thường.

Liên hệ đến các nhân vật hoặc tác phẩm khác cùng đề tài.

Gợi ý đáp án số 2:

I. ĐỌC HIỂU:

1. Những áp lực giới trẻ phải chịu là: học hành, thi cử, các mối quan hệ gia đình, bạn bè, thầy cô...

- Biện pháp liệt kế: tự tin, lòng dũng cảm, bản lĩnh... quý trọng bản thân, yêu thương người khác, trải nghiệm mới mẻ trong cuộc sống, biết tranh xa những việc gây tổn thương cho con sau này.

- Tác dụng:

+ Biện pháp liệt kê tạo nhịp điệu cho câu văn.

+ Biện pháp liệt kê nhằm nhấn mạnh tác dụng, ý nghĩa khi dạy con biết yêu thương bản thân ngay từ khi còn nhỏ. Từ đó tác giả muốn nhấn mạnh ý nghĩa của việc dạy con biết yêu thương chính mình.

3. HS nêu quan điểm cá nhân và đưa ra những lí giải phù hợp.

Gợi ý:

- Đồng tình với quan điểm của tác giả.

- Vì: Khi chúng ta biết yêu thương bản thân, biết chấp nhận những sai lầm, khuyết điểm của chính mình, nhận ra những điểm hạn chế mà bản thân còn tồn tại từ đó ta mới có ý thức để cải tạo, thay đổi làm bản thân mình tốt hơn. Từ đó tạo ra một phiên bản tốt hơn của chính mình.

II. LÀM VĂN:

Câu 1:

Cách giải:

1. Giới thiệu vấn đề: Những điều nên làm để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

2. Bàn luận

- Cuộc sống là một dòng chảy không ngừng và mỗi người chúng ta phải liên tục làm mới và hoàn thiện bản thân, nếu không muốn bản tân trở nên lạc hậu. Trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình hãy bắt đầu từ những việc nhỏ bé ngay hôm nay.

- Những điều nên làm để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình:

+ Học cách quản lý thời gian.

+ Tập trung vào những điểm mạnh của bản thân và nỗ lực phát huy những điểm mạnh đó,

+ Bên cạnh việc phát huy điểm mạnh cũng cần nhìn thẳng vào những khuyết điểm và cải thiện những khuyết điểm đó.

+ Trau dồi tri thức, bồi dưỡng đời sống tinh thần, nâng cao thể lực.

+ Học cách buông bỏ những nỗi buồn và sống một cuộc đời thật ý nghĩa, hạnh phúc...

3. Tổng kết vấn đề.

Câu 2: Cách giải:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm Những ngôi sao xa xôi.

- Giới thiệu về nhân vật Phương Định.

2. Thân bài:

a. Vẻ đẹp nữ tính: tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng, giàu yêu thương:

- Nét đẹp trẻ trung, hồn nhiên, mơ mộng:

+ Cô luôn chăm chút cho ngoại hình và rất tự hào về đôi mắt “có cái nhìn sao mà xa xăm” và cái cổ kiêu hãnh như đài hoa loa kèn -> thấy mình là một cô gái khá.

+ Cô thích soi gương, thích làm điệu trước các anh bộ đội.

+ Đặc biệt, Phường Định rất thích hát, thích nhiều loại nhạc khác nhau và còn thường bịa lời ra để hát.

+Cô vui thích cuống cuồng trước 1 cơn mưa đá. + Cô cũng hay hồi tưởng về quá khứ, về tuổi học sinh, về căn nhà nhỏ bên quảng trường thành phố. Cô nhớ khuôn cửa sổ, nhớ những ngôi sao trên bầu trời Hà Nội, nhớ bà bán kem với lũ trẻ con háo hức vây quanh. Đó là những kí ức làm tươi mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh. - Vào chiến trường 3 năm, phải trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn song Phương Định vẫn giữ gìn vẹn nguyên, thế giới tâm hồn mình. Đây là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ này. Tình cảm gắn bó, yêu thương cô dành cho những đồng đội:

+ Cô yêu thương, chiều chuộng Nho như một đứa em út trong nhà. Khi Nho bị thương, cô lo lắng, chăm sóc, cảm thấy đau như chính mình bị thương.

+ Với chị Thao: Phương Định hiểu tính cách và tình cảm của chị, cô coi chị Thao như người chị cả trong gia đình.

+ Khi đồng đội trên cao điểm, Phương Định ở nơi an toàn trực điện đài, mà chẳng thể yên lòng: cố gắt lên với đội trưởng, cô sốt ruột chạy ra ngoài rồi lo lắng. Tất cả đã làm hiện lên một thế giới tâm hồn, tinh tế, trong sáng, nhân hậu và vẻ đẹp nhân cách của một người thiếu nữ, sống giữa hiện thực chiến tranh khốc liệt mà vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng dành cho con người và cuộc sống.

Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công nhân vật Phương Định, người thiếu nữ Hà Nội với tâm hồn phong phú và lòng dũng cảm, tinh thần quên mình vì nhiệm vụ. Nhà văn đã góp cho văn xuôi chống Mĩ một trong những hình tượng sống động và đáng yêu nhất.

b. Vẻ đẹp dũng cảm, kiên cường:

- Phương Định cùng đồng đội phải đảm nhận một công việc đầy gian khổ, hiểm nguy trên cung đường Trường Sơn, giữa những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt:

+ Cô thuộc tột trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom.

+ Vì thế, mỗi khi máy bay ném bom phải lao lên mặt đường, đánh dấu đoạn đường bị bom phá hỏng và những quả bom chưa nổ.

+ Không chỉ vậy, cô và tổ trinh sát còn phải đảm đương việc phá bom nổ chậm- > nhiệm vụ đòi hỏi sự bình tĩnh, dũng cảm, quên mình của chiến sĩ vì thần chết lần trong ruột những quả bom.

- Là công việc mà có làm bao nhiêu lần vẫn không thể quen, vẫn luôn căng thẳng đến mức “thần kinh cũng như chão... tim đập bất chấp cả nhịp điệu”.

- Vậy mà, cô vẫn bám trụ 3 năm liền trên tuyến đường Trường Sơn, chứng tỏ vẻ đẹp quả cảm, ý chí kiên cường, lòng yêu nước của Phương Định.

- Diễn biến tâm trạng Phương Định trong một lần phá bom nổ chậm: + Nền của tâm trạng là không khí căng thẳng: bầu trời, mặt đất vắng lặng phát sợ. + Phương Định đã chiến thắng nỗi sợ hãi của mình: Đi thẳng người đến bên quả bom; tất cả mọi giác quan của cô trở nên nhạy bén, có ngày cô phá bom đến 5 lần. Tinh thần trách nhiệm, sự quên mình trong công việc khiến cái chết trở nên mờ nhạt. Cô chỉ nghĩ đến “liệu mìn có nổ, bom có nổ không?” Cô là biểu tượng cho vẻ đẹp của lòng quả cảm, kiên cường của thế hệ nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ.

3. Kết bài:

- Nội dung:

+ Khắc họa thành công với những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ là: Phương Định. Họ trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.

+Qua đó, ngợi ca tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm và tinh thần lạc quan của người chiến sĩ thanh niên xung phong Trường Sơn. - Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc, kể chuyện sinh động, ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật, nhịp kể biến đổi linh hoạt.

4. Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Phú Thọ 2022

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

PHÚ THỌ ĐỀ THI CHÍNH THỨC 

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2022-2023

Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

(Đề thi có 01 trang)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng sẽ có lúc phải đối mặt với những vấn đề của bản thân và có khả năng trở thành nạn nhân của chính mình. Giới trẻ phải chịu rất nhiều áp lực từ học hành, thì cử, các mối quan hệ gia đình, bạn bè, thầy cô. Nếu như không có tâm lý vững vàng, kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, nhiều em rất dễ có những suy nghĩ bế tắc, lệch chuẩn và có những quyết định sai lầm.

Việc dạy con biết yêu thương bản thân từ khi còn nhỏ là điều vô cùng cần thiết và quan trọng, không chỉ giúp con xây dựng sự tự tin, lòng dũng cảm, bản lĩnh đương đầu với khó khăn, mà còn giúp con biết quý trọng bản thân, biết yêu thương người khác, có những trải nghiệm mới mẻ trong cuộc sống, cũng như biết tránh xa những việc gây tổn thương cho con sau này.

Tôi đặc biệt thích câu nói của nhà tâm lý học nổi tiếng Vũ Chí Hồng (tác giả bộ sách "Tâm lý học tình yêu"): “Chi bằng cách chấp nhận bản thân, bạn mới có thể trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình”.

(https://suoitre.vn/hay-day-tre-yeu-thuong-ban-than-de-tre-quy-trong-su-song-va-cuoc-doi-minh-0220423215637039.htm)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra những áp lực giới trẻ phải chịu được nói đến trong đoạn trích.

Câu 2. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn sau: “Việc dạy con biết yêu thương bản thân từ khi còn nhỏ là điều vô cùng cần thiết và quan trọng, không chỉ giúp con xây dựng sự tự tin, lòng dũng cảm, bản lĩnh đương đầu với khó khăn, mà còn giúp con biết quý trọng bản thân, biết yêu thương người khác, có những trải nghiệm mới mẻ trong cuộc sống, cũng như biết tránh xa những việc gây tổn thương cho con sau này”.

Câu 3. Em có đồng tình với quan điểm “Chi bằng cách chấp nhận bản thân, bạn mới có thể trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 10 -12 câu) trình bày suy nghĩ về điều nên làm để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp nữ tính và phẩm chất anh hùng của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).

5. Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Văn tỉnh Phú Thọ

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2021-2022 ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Môn: NGỮ VĂN - Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

(Đề thi có 01 trang)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung tượng ngày 8/2/2021. Thiên thần của chị!

Em đang ngủ hồn nhiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo, Còn chị, chị ngắm nhìn em, một thiên thân được sinh ra giữa mùa Covid, với niềm hạnh phúc không gì tả nổi. Chị muốn nói với em thật nhiều về những ngày tháng chị cùng em ở trong khu cách ly này nhưng em quá bé nhỏ chẳng thể ghi nhớ nổi điều gì. Thế nên chị viết những dòng này cho em của chị

_ [..] Em à! Chị thật may mắn khi được ở đây trong những ngày qua. Thời gian gần một tháng trời đã cho chị hiểu rằng bên trong tấm biển "KHU VỰC CÁCH LY ĐẶC BIỆT" kia không phải là những điều đáng sợ như người ta vẫn tưởng mà là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương. Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thỏa sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa những con người. Bây giờ, chị thực sự hiểu rằng vì sao một đất nước nhỏ bé trên bản đồ thế giới lại khiến cho các cường quốc năm châu phải nể phục trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Đơn giản thôi em ơi, mỗi con người của dải đất này đều truyền đến nhau thông điệp 5K: "Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế". Tất cả cùng hòa chung "Vũ điệu rửa tay - Ghen Covy”. Tất cả cùng đồng lòng "chống dịch như chống giặc", và anh dũng nhất là những nhân viên y tế tuyến đầu. .

(Trích Bức thư đạt giải Nhất quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 của em Đào Anh Thư, lớp 8A2 trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, Đông Anh, Hà Nội, nguồn http://www.vnpost.vn, ngày 11/5/2021).

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Theo lời người chị trong phần đầu bức thư, chị muốn nói với người em mới sinh của mình điều gì?

Câu 2. Theo em, vì sao người chị lại cho rằng mình thật may mắn khi được ở đây trong những ngày qua?

Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Tất cả cùng đồng lòng "chống dịch như chống giặc".

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của những đóng góp thầm lặng trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về tình cảm của nhà thơ Viên Phương dành cho Bác trong đoạn thơ sau:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam thường trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng

Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Trích Viêng lăng Bác, Viên Phương, Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2017, tr.58-59)

6. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn tỉnh Phú Thọ

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Theo lời người chị trong phần đầu bức thư, chị muốn nói với người em mới sinh của mình về những ngày tháng hai chị em ở trong khu cách ly.

Câu 2:

Người chị cho rằng mình may mắn khi được ở đó trong những ngày qua là bởi vì người chị hiểu được rằng bên trong tấm biển “KHU VỰC CÁCH LY ĐẶC BIỆT” không phải những điều đáng sợ như người ta vẫn tưởng mà là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương. Cô bé được gặp gỡ những người anh hùng cho đi không đòi nhận lại, chứng kiến tinh thần đoàn kết thương yêu cùng chung tay quyết tâm chiến thắng đại dịch.

Câu 3: 

Tất cả cùng đồng lòng chống dịch như chống giặc”.

Câu trên sử dụng biện pháp tu từ so sánh chống dịch như chống giặc.

-> Tác dụng: Thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng của tất cả mọi người và tầm quan trọng của việc chống lại dịch bệnh. Ai ai cũng quyết tâm đồng lòng, cùng thương yêu san sẻ trong trận chiến chống lại bệnh dịch, đem bình yên tới cho đất nước, nhân dân.

II. LÀM VĂN

Câu 1: Cách giải:

I. Mở đoạn:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Những đóng góp thầm lặng trong cuộc sống của thế hệ trẻ hiện nay.

II. Thân đoạn:

a. Giải thích vấn đề nghị luận

- Sự cống hiến, đóng góp thầm lặng là những suy nghĩ, hành động tự nguyện vì người khác, không vụ lợi cá nhân, đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân mình.

- Trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh.

b. Bàn luận về vấn đề nghị luận

- Những đóng góp thầm lặng là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.

Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.

- Những đóng góp thầm lặng sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước.

- Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ, đội ngũ y bác sĩ...).

c. Dẫn chứng:

- Những hy sinh thầm lặng trong trận chiến chống dịch: Trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay đã đọng lại nhiều hình ảnh xúc động, chạm đến trái tim của hàng triệu người Việt Nam:

+ Những “người lính áo trắng” xung phong ở tuyến đấu chống dịch,..

+ Chiến sĩ Công an vẫn âm thầm “cắm chốt” với nhiều đêm trắng. Những hy sinh thầm lặng của họ đã và đang thắp lên niềm tin về ngày chiến thắng dịch Covid-19 không còn xa phía trước.

- Các nhà hảo tâm ủng hộ, giúp đỡ, cứu trợ đồng bào miền trung khi có lũ lụt,..

- Những tấm gương trồng người thầm lặng,..

d. Lật lại vấn đề

- Hiện tượng một số thanh niên đã xao nhãng, quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân...).

- Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ.

III. Kết đoạn:

Bài học nhận thức và hành động đối với thế hệ trẻ đối với sự hi sinh, đóng góp thầm lặng trong cuộc sống.

Câu 2: 

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Viễn Phương (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,...)

- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Viếng lăng Bác” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,...)

- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và tình cảm của nhà thơ đối với Bác.

2. Thân bài

a. Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng:

- Khổ thơ thứ ba diễn tả thật xúc động cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt:

"... Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”

+Cụm từ “giấc ngủ bình yên” diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.

+ Bác còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi mãi, Người đã hóa thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Tác giả đã rất đúng khi khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc vĩnh hằng như trời xanh không bao giờ mất đi.

b. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ trước lúc khi trở về miền Nam:

- Khổ thơ thứ tư (khổ cuối) diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ. Muốn ở mãi bên lăng Bác, nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam, chỉ có cách gửi lòng mình bằng cách hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác để luôn được ở bên Người.

“Mai về niềm Nam thường trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

- Từ “muốn làm” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện được ước muốn, sự tự nguyện của tác giả. Hình ảnh cây tre lại xuất hiện khép bài thơ lại một cách khéo léo.

- Tác giả muốn làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu, muốn được gắn bó bên Bác: “Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”

+ Đoạn thơ cho thấy niềm xúc động tràn đầy và lớn lao trong lòng khi viếng lăng Bác, thể hiện được những tình cảm thành kính, sâu sắc với Bác Hồ với giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng lại tha thiết đau xót và tự hào rất phù hợp với mạch tình cảm của toàn bài.

3. Kết bài

Khái quát về những tình cảm của nhà thơ Viễn Phương khi vào lăng viếng Bác, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 7.281
0 Bình luận
Sắp xếp theo