Cách viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về đoạn thơ, bài thơ

Tải về

Cách viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về đoạn thơ, bài thơ là tài liệu vô cùng hữu ích, với 11 trang Word, giúp thầy cô tham khảo để ôn thi vào lớp 10 năm 2025 - 2026 cho học sinh của mình.

Với kiến thức lý thuyết trọng tâm, cùng 3 đề viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ Ngày xuân, Xuân, Xuân về, các em sẽ nắm chắc kiến thức, viết đoạn văn thật hay, đầy đủ các yêu cầu. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm 7 Chuyên đề ôn thi vào 10. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Cách viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về đoạn thơ, bài thơ

DẠNG VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ ĐOẠN THƠ/BÀI THƠ

1. Khái niệm

- Nêu cảm nghĩ về bài thơ có nghĩa là người đọc chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân sau khi đọc và trải nghiệm bài thơ/đoạn thơ. Đây là một quá trình phản ánh cá nhân, trong đó người đọc bày tỏ những gì họ cảm nhận được từ nội dung, ngôn từ, hình ảnh và ý nghĩa mà bài thơ mang lại.

2. Tìm ý:

Để tìm ý cho dạng đoạn văn cảm nghĩ về bài thơ/ đoạn thơ, các em có thể đặt ra những câu hỏi sau:

+ Nội dung chính của đoạn thơ là gì?

+ Cảm xúc ban đầu khi em đọc đoạn thơ là gì?

+ Tìm hiểu về nội dung của đoạn thơ, em có những cảm xúc, suy nghĩ gì? Tại sao?

+ Tìm hiểu về nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ, em có những cảm xúc suy nghĩ gì? Tại sao?

+ Đoạn thơ/ bài thơ khơi gợi trong em những nhận thức gì về trách nhiệm của mình?

3. Dàn ý:

* Mở đoạn:

+ Giới thiệu đoạn thơ/bài thơ (tên bài thơ, tác giả, xuất xứ)

+ Nêu cảm xúc ban đầu khi đọc đoạn thơ/bài thơ (ví dụ: xúc động, thích thú, ấn tượng, vui vẻ, tự hào ...)

* Thân đoạn:

+ Cảm nghĩ khi tìm hiểu nội dung của đoạn thơ/ bài thơ

+ Cảm nghĩ khi tìm hiểu về nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ

* Kết đoạn:

+ Khẳng định lại về cảm xúc, tình cảm của mình

+ Em nhận thức được điều gì về trách nhiệm của bản thân khi đọc bài thơ/ đoạn thơ này.

THỰC HÀNH VIẾT

ĐỀ 1: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ sau đây

NGÀY XUÂN

Trời hơi lạnh và nắng vàng hơi hửng
Lúa xanh đồng rợn sóng tận chân mây
Vài con én liệng ngang trời lơ lửng,
Từng lũ cò phấp phới đậu rồi bay.

Dọc đường cỏ ven sông cùng trẩy hội,
Những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh,
Lũ con gái rộn ràng cười nói, nói…
Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình.

Cùng mấy cậu áo là, quần lụa mới
Tập lê giầy như tập nhấc chân đi.
Trong khi gió ngang đường tung phấp phới
Giải yếm đào cùng với giải khăn thi.

(Ngày xuân, Anh Thơ, Tuyển tập Anh Thơ, NXB Hội Nhà văn, 1986, tr.97)

HƯỚNG DẪN VIẾT

DÀN Ý

BÀI VIẾT THAM KHẢO

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu tên bài thơ và tên tác giả;

- Cảm xúc chung của em về bài thơ – có thể nêu bật chủ đề của tác phẩm (Vẻ đẹp tươi mới, đầy sức sống của thiên nhiên và con người trong mùa xuân; tình yêu và sự trân trọng vẻ đẹp văn hóa truyền thống cùng nét đẹp mộc mạc, bình dị của con người.)

2. Thân đoạn:

. Về nội dung: Bài thơ là bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp tràn đầy sức sống, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống làng quê Bắc Bộ những ngày đầu năm mới; gửi gắm tình cảm gắn bó thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, với con người và quê hương, đất nước.

+ Thiên nhiên: sống động đầy màu sắc, âm thanh, hương thơm (trời hơi lạnh, nắng hơi ửng, lúa xanh đồng, én liệng ngang trời, có phấp phới đậu rồi bay, …)

+ Con người: tươi vui, hạnh phúc, yêu đời (những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh; những cô con gái cười nói, khoe răng đen nhánh, mắt đa tình; những cậu áo là, quần lụa mới, tập lê giầy…); sống hòa hợp với thiên nhiên, nhịp sống chậm rãi, biết vui chơi, tận hưởng trong mùa xuân (trẩy hội, đi lễ…)

- Cảm xúc: tinh tế, nhạy cảm, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong mùa xuân. Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến trân trọng vẻ đẹp cảnh quê và nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc.

. Về nghệ thuật:

- Hình ảnh gợi cảm, đặc trưng cho cảnh sắc mùa xuân làng quê Bắc Bộ

- Ngôn từ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh

- Việc sử dụng các từ láy

- Các biện pháp tu từ đặc sắc (nhân hóa, liệt kê…)

- Nghệ thuật kết hợp giữa kể và tả

- Vận dụng sáng tạo thể thơ tám chữ; cách gieo vần, ngắt nhịp linh hoạt …

3. Kết đoạn:

- Khẳng định lại cảm xúc.

- Nêu ý nghĩa, tác động của bài thơ đến bản thân em.

Mở đoạn

Cách 1: Trong nền văn học Việt Nam, Anh Thơ là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới. Bài thơ "Ngày xuân" là một bức tranh xuân tươi sáng, trong trẻo, gợi lên không khí rộn ràng của một miền quê Bắc Bộ khi đất trời vào xuân. Qua đó, nhà thơ không chỉ bộc lộ tình yêu thiên nhiên, quê hương mà còn thể hiện cái nhìn tinh tế, nhẹ nhàng đầy nữ tính.

Cách 2: Mùa xuân là đề tài quen thuộc trong thơ ca, đã có không ít những nhà thơ hay viết rất hay về đề tài này. Đến với "Ngày xuân" của Anh Thơ, ta lại được chiêm ngưỡng một bức tranh mùa xuân mang vẻ đẹp riêng, không trộn lẫn. Đó là vẻ đẹp của một vùng quê Bắc Bộ thanh bình, trù phú, nơi con người sống chan hòa với thiên nhiên.

Cách 3: "Ngày xuân" là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của Anh Thơ, được in trong tập thơ "Bức tranh quê". Bài thơ đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân tươi đẹp, rộn ràng và đầy sức sống của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Với ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, Anh Thơ đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết và niềm tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Thân đoạn:

- Sau khi đọc bài thơ "Ngày xuân" của Anh Thơ, trong lòng tôi dâng lên một cảm xúc xao xuyến khó tả. Bài thơ tựa như một bức tranh mùa xuân tươi sáng, rực rỡ sắc màu. Từng câu chữ của Anh Thơ nhẹ nhàng, uyển chuyển, thấm đẫm tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với quê hương. Tôi cảm nhận được cái se lạnh của buổi sớm mùa xuân, cái nắng vàng dịu nhẹ và cả những làn gió thoảng đưa hương lúa mới. Những từ ngữ như "trời hơi lạnh", "nắng vàng hơi hửng" tạo nên hình ảnh tươi sáng, ấm áp của mùa xuân. Ngoài ra, tác giả còn mô tả chi tiết các hoạt động của con người trong dịp Tết Nguyên Đán. Từ việc "cỏ ven sông cùng trẩy hội" đến "bà già lần hạt nhầm cầu kinh," mỗi hành động đều thể hiện sự sôi động và niềm vui của mọi người trong thời gian này. Hình ảnh con người hòa mình vào thiên nhiên, từ lũ trẻ nô đùa, từ việc "cỏ ven sông cùng trẩy hội" đến bà cụ lần tràng hạt, tất cả đều toát lên vẻ thanh bình, yên ả, đặc biệt, qua việc nhắc đến "lũ con gái rộn ràng cười nói," "mắt đa tình" bài thơ đã đánh thức trong tôi những ký ức đẹp đẽ về những ngày Tết cổ truyền, về những khoảnh khắc sum vầy bên gia đình và những phong tục truyền thống tốt đẹp. "Ngày xuân" của Anh Thơ không chỉ là một bài thơ, mà còn là một món quà tinh thần vô giá, giúp tôi thêm trân trọng vẻ đẹp của quê hương và những giá trị văn hóa của dân tộc.

- Bài thơ "Ngày xuân" của Anh Thơ thể hiện rõ phong cách thơ của bà. Với việc vận dụng sáng tạo thể thơ tám chữ; cách gieo vần, ngắt nhịp linh hoạt nghệ thuật tả cảnh giàu chất hội họa và cách sử dụng từ ngữ tinh tế, Anh Thơ đã khắc họa nên một bức tranh làng quê ngày xuân bằng những chi tiết vừa thực lại vừa mang nét gợi cảm. Từ những hình ảnh gợi cảm, đặc trưng cho cảnh sắc mùa xuân làng quê Bắc Bộ quen thuộc như "Trời hơi lạnh và nắng vàng hơi hửng", "Lúa xanh đồng rợn sóng tận chân mây", người đọc có thể cảm nhận được một không gian mùa xuân tràn đầy sức sống. Bên cạnh đó, việc sử dụng các từ láy như "lơ lửng", "phấp phới" không chỉ làm tăng tính biểu cảm mà còn gợi lên những chuyển động nhẹ nhàng, uyển chuyển của cảnh vật. Đặc biệt, nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa tả cảnh và tả người đã tạo nên một bức tranh xuân trọn vẹn, tươi vui. Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc cùng cái nhìn tinh tế, đầy nữ tính về thiên nhiên và cuộc sống.

Kết đoạn

Bài thơ "Ngày Xuân" không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một nguồn cảm hứng lớn đối với độc giả. Nó khơi gợi lòng yêu thương quê hương, gia đình và bạn bè. Đồng thời, nó cũng khuyến khích chúng ta trân trọng và bảo vệ môi trường xung quanh mình.

ĐỀ 2: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ sau đây

XUÂN

(Huy Cận)

Luống đất thơm hương mùa mới dậy,

Bên đường chân rộn bước trai tơ.

Cây xanh cành đẹp xui tay với;

Sông mát tràn xuân nước đậm bờ.

Ồ những người ta đi hóng xuân

Cho tôi theo với, kéo tôi gần!

Rộn ràng bước nhịp hương vương gót,

Nhựa mạnh tuôn trào tưởng dính chân.

Bắt gặp mùa tươi lên rún rẩy

Trong cành hoa trẻ, cổ chim non.

- Có ai gửi ý trong xuân cũ,

Đất nở mùa xuân vẫn chẳng mòn.

HƯỚNG DẪN VIẾT

DÀN Ý

BÀI VIẾT THAM KHẢO

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu tên bài thơ và tên tác giả;

- Cảm xúc chung của em về bài thơ – có thể nêu bật chủ đề của tác phẩm.

2. Thân đoạn:

. Về nội dung:

Về nghệ thuật:

+ sử dụng ngôn ngữ thơ một cách tinh tế để tạo ra những hình ảnh sống động và giàu cảm xúc.

+ sử dụng các biện pháp tu từ nhân hóa

+ nhịp điệu thơ linh hoạt khi thì chậm rãi, nhẹ nhàng, khi thì nhanh, mạnh, tạo nên sự hài hòa và phù hợp với nội dung biểu đạt.

3. Kết đoạn:

- Khẳng định lại cảm xúc.

- Nêu ý nghĩa, tác động của bài thơ đến bản thân em.

Mở đoạn: Bài thơ "Xuân" của Huy Cận là một tác phẩm nổi bật trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

Thân đoạn:

Về nội dung: Bài thơ đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp của mùa xuân và những cảm xúc mà nó khơi gợi. Ngay từ những câu thơ đầu, tôi đã bị cuốn hút vào không gian tươi mới, tràn đầy sức sống với "luống đất thơm hương mùa mới dậy" và "sông mát tràn xuân nước đậm bờ". Hình ảnh "chân rộn bước trai tơ" không chỉ gợi lên sự hân hoan của con người trước mùa xuân mà còn thể hiện khát vọng được hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp ấy. Ước muốn "Cho tôi theo với, kéo tôi gần!" vang lên như một lời mời gọi, thôi thúc tôi khám phá và tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của mùa xuân. Đặc biệt, câu thơ "Đất nở mùa xuân vẫn chẳng mòn" đã chạm đến trái tim tôi, gợi lên niềm tin vào sự sống bất diệt và sức mạnh tái sinh của tự nhiên. Dù thời gian trôi qua, "xuân cũ" rồi sẽ đến "xuân mới", nhưng mùa xuân trong tâm hồn và trong đất trời vẫn luôn tươi mới, tràn đầy hy vọng.

Về nghệ thuật: Huy Cận đã sử dụng ngôn ngữ thơ một cách tinh tế để tạo ra những hình ảnh sống động và giàu cảm xúc. Các từ ngữ như "thơm hương," "rộn bước," "xanh cành đẹp," "mát tràn," "rún rẩy" gợi lên những cảm xúc tươi mới, rộn ràng và đầy sức sống. Bên cạnh đó, việc sử dụng các biện pháp tu từ nhân hóa: "Cây xanh cành đẹp xui tay với" làm cho cây cối trở nên sống động, có hồn và gần gũi với con người hơn.Với nhịp điệu thơ linh hoạt khi thì chậm rãi, nhẹ nhàng, khi thì nhanh, mạnh, tạo nên sự hài hòa và phù hợp với nội dung biểu đạt.

Kết đoạn:

Tóm lại, bài thơ “Xuân” của Huy Cận là một bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân, không chỉ thể hiện sự cảm nhận tinh tế về thiên nhiên mà còn chứa đựng những suy tư sâu sắc về cuộc sống và thời gian. Với ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, cảm xúc và các biện pháp tu từ đặc sắc, bài thơ đã tạo nên một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

...

>> Tải file để tham khảo trọn bộ tài liệu!

Đánh giá bài viết
1 44
Cách viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về đoạn thơ, bài thơ
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng