Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang 2025

Tải về

Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Giang 2025 cũng như đáp án thi vào lớp 10 Bắc Giang môn Văn 2025 đang là câu hỏi được rất nhiều thí sinh quan tâm khi mà kì thi vào lớp 10 tỉnh Bắc Giang 2025-2026 đang đến gần. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ chi tiết đề thi cùng với gợi ý đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2025 Bắc Giang để các em học sinh so sánh đối chiếu với bài làm của mình sau kỳ thi.

áp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang

1. Đáp án đề tham khảo thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bắc Giang 2025

Hiện tại kì thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Bắc Giang năm học 2025-2026 vẫn chưa chính thức diễn ra. Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh mẫu đề tham khảo kì thi tuyển sinh lớp 10 tỉnh Bắc Giang theo đúng cấu trúc 2025 có đáp án chi tiết, mời các em cùng tham khảo.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẮC GIANG

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2025 – 2026

(Đề thi gồm 2 trang)

MÔN THI: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm):

Đọc bài thơ sau:

Bắc Giang Thương

Lục Ngạn, Lục Na [1] đôi bờ xanh trĩu quả

Núi Huyền Đinh soi bóng Lục Đầu Giang

Che chở, cưu mang một thời khai sáng

Bóng nước dòng Thương in dấu thuở xuân thì.

Đi hết chiều quê, con tìm về ngõ Mẹ

Khói lam chiều rơm rạ ấm hương quê

Dĩnh Kế, Bảo Đài, Cấm Sơn, Xa Lý [2] ...

Vó ngựa dập dồn, thấp thoảng bóng hoàng hôn.

Ừ mới đấy, mười năm rồi em nhỉ?

Cần Trạm, Xương Giang... đến hẹn lại quay về

Như chim lạc ngàn, như mây trời rong ruổi

Ta trở về trong võng lưới yêu thương.

Ki ức nhọc nhằn, kí ức lại lên hương

Năm tháng vèo qua, nhạt nhòa xa cách

Chơi vơi đất trời, chơi vơi sự tích

Thao thiết lòng, ta gọi: Bắc Giang Thương!

(Theo Ngổn ngang mây trắng, Nguyễn Duy Kha [3], NXB Hội Nhà văn, 2020, tr. 84-85)

[1] Lục Na: Địa danh cũ của huyện Lục Nam ngày nay.

[2] Xa Lý: Còn có cách gọi khác là Sa Lý, một xã thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

[3] Nguyễn Duy Kha sinh năm 1962, quê ở Bắc Ninh, từng dạy học ở Bắc Giang, hiện sống ở Hà Nội.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong bài thơ.

Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của vùng đất Bắc Giang trong bài thơ.

Câu 3. Phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau:

Như chim lạc ngàn, như mây trời rong ruổi

Ta trở về trong võng lưới yêu thương.

Câu 4. Nêu cách hiểu của em về hai chữ “lên hương” trong dòng thơ: Kí ức nhọc nhằn, kí ức lại lên hương.

Câu 5. Giả sử có cơ hội được giới thiệu với bạn bè về một vẻ đẹp của vùng đất Bắc Giang được đề cập trong bài thơ, hãy chọn một vẻ đẹp em yêu thích nhất và giải thích lí do.

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm).

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với vùng đất Bắc Giang được thể hiện qua bài thơ Bắc Giang Thương ở phần Đọc hiểu.

Câu 2. (4,0 điểm).

Hiện nay, nhiều học sinh có xu hướng thu mình, ngại thể hiện bản thân. Em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn đề trên và đề xuất cách khắc phục.

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

4,0

1

Thể thơ được sử dụng trong bài thơ: tự do

2

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của vùng đất Bắc Giang trong bài thơ:

- đôi bờ xanh trĩu quả

- Núi Huyền Đinh soi bóng Lục Đầu Giang

- Bóng nước dòng Thương in dấu thuở xuân thì.

- Khói lam chiều rơm rạ ấm hương quê

- Vó ngựa dập dồn, thấp thoảng bóng hoàng hôn

=> Vùng đất Bắc Giang hiện lên với vẻ đẹp thanh bình, dung dị lưu dấu màu thời gian, với thiên nhiên hùng vĩ và con người ấm áp, gắn bó với quê hương.

3

- Biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh

- Tác dụng: Hình ảnh so sánh làm nổi bật cảm giác tự do, bay bổng của nhân vật trữ tình khi trở về quê hương. Hình ảnh “chim lạc ngàn” thể hiện sự lạc lõng nhưng cũng gợi lên khao khát trở về, trong khi “mây trời rong ruổi” tạo cảm giác nhẹ nhàng, tự do, hòa quyện với thiên nhiên. Điều này làm cho tình cảm đối với quê hương thêm sâu sắc và mãnh liệt. Quê hương hiện lên là suối nguồn kì diệu vỗ về và chữa lành bằng những yêu thương thân thuộc.

4

Hai chữ “lên hương” có thể hiểu là những kỷ niệm, dù trải qua nhiều nhọc nhằn, đau khổ, nhưng vẫn được nâng niu, trân trọng và trở nên tươi đẹp hơn theo thời gian. “Lên hương” không chỉ thể hiện sự hồi phục, mà còn gợi lên sự trưởng thành, sự thấu hiểu và tình yêu quê hương sâu sắc hơn. Ký ức trở thành nguồn cảm hứng, nuôi dưỡng tâm hồn và gợi nhớ về những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

* Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn sao hợp lí.

5

Nếu có cơ hội đề cập, em sẽ nói về vẻ đẹp của “vườn cây ăn trái trĩu quả”. Vẻ đẹp này không chỉ đơn thuần là cảnh sắc thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho sự phồn thịnh, giàu có của vùng đất Bắc Giang. Những vườn cây này mang lại cuộc sống no đủ cho người dân, thể hiện sự chăm sóc và nỗ lực lao động không ngừng. Hình ảnh cây trái còn gợi nhớ về những kỷ niệm ấu thơ, tạo cảm giác gắn bó và yêu thương đối với quê hương, khiến nó trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn mỗi người con Bắc Giang.

II

6,0

1

a. Nếu có cơ hội đề cập, em sẽ nói về vẻ đẹp của "vườn cây ăn trái trĩu quả".

Vẻ đẹp này không chỉ đơn thuần là cảnh sắc thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho sự phồn thịnh, giàu có của vùng đất Bắc Giang. Những vườn cây này mang lại cuộc sống no đủ cho người dân, thể hiện sự chăm sóc và nỗ lực lao động không ngừng. Hình ảnh cây trái còn gợi nhớ về những kỷ niệm ấu thơ, tạo cảm giác gắn bó và yêu thương đối với quê hương, khiến nó trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn mỗi người con Bắc Giang.

b. Xác định yêu cầu về mặt nội dung:

* Đoạn văn trình bày cảm nhận về tình cảm của tác giả với vùng đất Bắc Giang được thể hiện trong bài thơ.

- Mở đoạn: Giới thiệu tên tác phẩm, thể loại, tên tác giả; khái quát tình cảm của tác giả với vùng đất Bắc Giang thể hiện trong bài thơ.

- Thân đoạn: Trình bày cảm nhận về tình cảm của tác giả với vùng đất Bắc Giang

Gợi ý:

+ Tình cảm yêu thương chân thành, nỗi nhớ sâu nặng, tha thiết:

. Nỗi nhớ thiên nhiên, sông núi hùng vĩ.

. Nỗi nhớ cảnh vật làng xóm thân thuộc, an yên gắn với kí ức tuổi thơ êm đềm.

. Tình cảm gắn bó, nhớ thương con người thuần hậu, cuộc sống hiền hòa, dung dị, giàu tình yêu thương của con người nơi đây.

+ Niềm tự hào về thiên nhiên, lịch sử, văn hóa

. Những địa danh gắn với quá khứ, lịch sử văn hóa: mảnh đất trù phú, giàu có sản vật tự nhiên; thiên nhiên trữ tình, hùng vĩ; truyền thống văn hóa phong phú, đặc sắc, hào hùng.

=> Mảnh đất Bắc Giang luôn in hằn những kí ức thân thuộc, là nguồn cảm hứng và chỗ dựa tinh thần, nâng đỡ mỗi bước chân người con Bắc Giang trên hành trình trưởng thành và cống hiến cho Tổ quốc, quê hương yêu dấu.

- Kết đoạn: Khái quát vấn đề.

* Đoạn văn phải sử dụng lí lẽ, bằng chứng phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề trên.

c. Hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

- Xác định được các ý phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề.

- Sắp xếp được hệ thống ý hợp lý theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

d. Viết đoạn văn đảm bảo các các yêu cầu sau:

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề.

- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng.

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, đúng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

2

a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận.

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Đọc văn bản và xác định đúng vấn đề nghị luận

(vấn đề nghị luận được phát hiện trong quá trình đọc sẽ thể hiện bằng cách tích hợp trong bài nghị luận ở phần nội dung nghị luận và không cần trả lời bằng câu trả lời riêng).

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Học sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề thành các luận điểm rõ ràng, cụ thể.

Về nội dung: xác định, phân tích được vấn đề cần giải quyết và đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi, thuyết phục.

Về hình thức: Lập luận chặt chẽ, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Bố cục bài viết cần đảm bảo:

* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề.

* Triển khai vấn đề nghị luận

- Giải thích vấn đề nghị luận: Xu hướng thu mình, ngại thể hiện bản thân là gì?

- Thể hiện quan điểm của người viết về xu hướng thu mình, ngại thể hiện bản thân của học sinh hiện nay, có thể theo một số gợi ý sau:

+ Thực trạng: Hiện nay, nhiều học sinh có xu hướng thu mình,ngại thể hiện bản thân. Đây là một vấn đề đáng lo ngại, bởi nó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của học sinh.

+ Nguyên nhân:

. Do áp lực thi cử, học tập quá lớn khiến học sinh căng thẳng và không có thời gian, tâm trí tham gia hoạt động xã hội.

. Do sự thiếu tự tin, sợ thất bại, khiến học sinh ngại giao tiếp, ngại thể hiện bản thân.

. Do môi trường gia đình, nhà trường chưa tạo điều kiện cho học sinh được tự do thể hiện bản thân

+ Hậu quả:

. Hạn chế khả năng phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng xử, làm việc nhóm của học sinh.

. Khiến học sinh cảm thấy cô đơn, lạc lõng, dễ bị trầm cảm, stress.

. Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, hạn chế khả năng thành công trong cuộc sống của học sinh.

+ Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện...

+ Cách khắc phục:

. Gia đình cần tạo điều kiện cho con em được tự do thể hiện bản thân, khuyến khích con em tham gia các hoạt động xã hội.

. Nhà trường cần xây dựng môi trường học tập vui tươi, lành mạnh, tạo điều kiện cho học sinh được tự do thể hiện bản thân, phát huy năng lực của bản thân.

. Xã hội cần tạo ra những sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thể hiện bản thân.

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.

Học sinh có thể có nhiều cách hiểu khác nhau miễn sao lập luận hợp lí, thuyết phục.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu.

Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt, dùng từ, đặt câu, diễn đạt mạch lạc.

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo; thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Lưu ý:

- Khuyến khích và trân trọng những bài làm có sự sáng tạo và giọng điệu riêng.

- Chấp nhận cách kiến giải khác nhau về vấn đề kể cả không có trong hướng dẫn chấm miễn là hợp lý và thuyết phục.

Tổng điểm toàn bài là 4,0 điểm có thể cho điểm lẻ đến 0,25 điểm. Việc chi tiết hóa điểm số phải có sự thống nhất trong tổ chấm thi đảm bảo không có sự sai lệch với tổng điểm của mỗi câu.

2. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang

Gợi ý 2

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang

3. Đề thi Ngữ văn vào 10 Bắc Giang 2024

 Đề thi Ngữ văn vào 10 Bắc Giang 2024

4. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang 2023

5. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang 2023

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang 2023

6. Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Giang 2022

MÔN THI: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC

Ngày thi: 04/6/2022 (Đề thi gồm có 01 trang

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao để

Câu 1 (3,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió

Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay

Tiếng lích rích chim sâu trong lá

Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện

Sẽ được nhìn thấy các bà tiên

Thấy chủ bé đi hài bảy dặm

Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ

Đã nuôi em khôn lớn từng ngày

Tay bồng bế, sớm khuya vất vả

Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.

(Nói với em, Vũ Quần Phương, Thơ chọn với lời bình, NXB Giáo dục, 2002, tr.47)

a. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

b. Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu thơ cuối bài.

C. Phân tích tác dụng của việc lặp lại cấu trúc giả định Nếu nhắm mắt... sẽ được... trong hai khổ thơ đâu của bài thơ.

d. Em rút ra được những bài học nào từ bài thơ?

Câu 2 (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của ước mơ trong cuộc Sống con người.

Câu 3 (5,0 điểm).

Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau: Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chỉ việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khô thế đấy, chỉ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát.

Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng, Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toé, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lại phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: "Đây, bác cũng chẳng thèm người là gì?”.

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đang đua khe khẽ, nói:

Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

- Quê anh ở đâu thế? – Họa sĩ hỏi.

- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. [...] Ơ, bác về cháu đấy ư? Không không, đừng vẽ cháu, cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác về hơn.

(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 185)

7. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Bắc Giang 2022

I. ĐỌC HIỂU:

a.

Bài thơ trên được viết theo thể thơ bảy chữ.

b.

Cặp từ trái nghĩa trong câu thơ cuối bài: nhắm – mở.

c.

- Cấu trúc giả định góp phần tăng sức biểu đạt cho đoạn thơ.

- Trong hai khổ thơ đầu tác giả sử dụng cấu trúc giả định “Nếu nhắm mắt......sẽ được” nhằm gợi mở những điều ta sẽ nhận được khi biết sống chậm lại, tĩnh tâm cảm nhận cuộc sống từ những điều giản đơn nhất.

d.

Học sinh tự rút ra bài học cho bản thân:

Gợi ý: - Cuộc sống con người luôn chứa đựng những bộn bề lo toan. - Đôi khi con người cần biết sống chậm lại, biết cảm nhận, yêu thương nhiều hơn từ đó chúng ta sẽ tìm thấy ở cuộc sống những điều đẹp đẽ nhỏ bé nhưng rất đáng trân trọng. Điều đó sẽ giúp cuộc sống trở nên có ý nghĩa hon.

II. LÀM VĂN:

Câu 1.

a. Yêu cầu hình thức: Viết đúng hình thức một đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi

b. Yêu cầu nội dung:

- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò ước mơ trong cuộc sống của con người.

* Giải thích:

- Ước mơ: là đích đến, là khát vọng, là mong muốn mà mỗi người trong cuộc sống đều nỗ lực để đạt được.

- Ước mơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi người

* Vai trò ước mơ trong cuộc sống của con người.

- Ước mơ chính là đích đến quan trọng. Người có ước mơ đồng nghĩa với việc có lý tưởng, mục đích sống từ đó định hướng được cuộc sống của bản thân.

- Ước mơ chính là bàn đạp giúp chúng ta ngày một hoàn thiện bản thân nhiều hơn, nỗ lực nhiều hơn.

- Ước mơ là động lực giúp con người dễ dàng vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống.

- Đôi khi ước mơ khiến chúng ta tìm ra những giá trị, thế mạnh mới của bản thân mà trước giờ chưa từng được khám phá.

- Ước mơ giúp cuộc đời mỗi người trở nên có ý nghĩa hơn.

Ước mơ đôi khi chính là cơ hội để kết nối giữa người với người trong cuộc sống. * Bàn luận: - Để có thể đạt được ước mơ con người phải biết xác định mục tiêu đúng đắn cho riêng mình, gặp khó khăn gian khổ không nản chỉ, bỏ dở giữa đường. Luôn kiên định, nỗ lực để đạt được ước mơ của mình. - Kiên định theo đuổi ước mơ không có nghĩa là không chịu tiếp thu đóng góp của người khác, cần lắng nghe ý kiến của những người xung quanh để trau dồi bản thân tốt hơn.

Câu 2.

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long.

- Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.

- Giới thiệu đoạn trích cần phân tích.

2. Thân bài

a. Giới thiệu khái quát:

Truyện ngắn tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí | tượng trên đỉnh Yên Sơn của Sa Pa qua lời giới thiệu của bác lái xe.

Đoạn văn ngắn đã khái quát được vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của anh thanh niên qua lời tâm sự của anh thanh niên với bác họa sĩ và cô kĩ sư.

b. Nhân vật anh thanh niên:

* Hoàn cảnh sống và làm việc:

- Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc đơn điệu đòi hỏi phải thật tỉ mỉ, chính xác, có ý thức tự giác.

- Nhưng cái gian khổ nhất phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người.

* Những nét đẹp của nhân vật thể hiện qua đoạn trích:

- Có lý tưởng cống hiến: đi bội không được anh tình nguyện làm việc ở Sa Pa.

- Suy nghĩ đẹp về công việc:

+ Vì công việc mà anh phải sống một mình trên núi cao nhưng anh vẫn gắn bó với công việc của mình bởi “khi ta làm việc, ta với công việc là đối, sao gọi là một mình được”. Anh yêu công việc tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2.600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3.000m như vậy mới gọi là lý tưởng”.

+ Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao: hằng ngày lặp lại tới 4 lần các thao tác “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết” và khó khăn nhất là lúc 1 giờ sáng “nửa đêm thức dậy xách đèn ra vườn, mưa tuyết, giá lạnh...” nhưng anh vẫn coi công việc là niềm vui “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”.

+ Ý thức được giá trị công việc mà mình đang làm: dự vào việc báo trước thời tiết nên “việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia”.

=> Những suy nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình dù nó thật khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công việc là niềm vui, là cuộc sống của anh.

- Suy nghĩ đẹp về cuộc sống:

+ Tự mình tìm lời giải đáp cho những câu hỏi quan trọng “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc những câu hỏi cho anh biết giá trị của bản thân và ý nghĩa của cuộc sống.

+ Suy nghĩ đúng đắn về giá trị của hạnh phúc: Hạnh phúc không phải là khi cuộc sống đầy đủ về vật chất mà là khi ta làm được những điều có ích. Một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta, bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”.

=> Qua lời kể hồn nhiên, chân thành của người thanh niên, tác giả Nguyễn Thành Long đã giúp người đọc cảm nhận được những suy nghĩ đẹp và đúng đắn của anh thanh niên cũng như của những người lao động ở Sa Pa.

- Làm phong phú cuộc sống của mình: Anh thường xuyên đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trỏ chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống chọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức.

=> Những tình cảnh cao đẹp trên đã tạo nên những phẩm chất đáng quý ở anh thanh niên - một con người lao động với XHCN.

=> Nhận xét: Qua đoạn trích trên có thể thấy rằng tác giả đặc biệt yêu mến những con người lao động thầm lặng. Không chỉ vậy, ông còn tôn trọng, ngợi ca những cống hiến thầm lặng của họ cho đất nước.

3. Kết bài:

- Truyện Lặng lẽ Sa Pa ngợi ca ngợi những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và thế giới những con người như anh.

- Qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi tả những con người đang dành cả thanh xuân để cống hiến, phục vụ kháng chiến với nhiều phẩm chất cao đẹp.

8. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Văn tỉnh Bắc Giang

I. ĐỌC HIỂU: 

1. Đoạn văn trên được viết theo thể thơ lục bát

2. Hai từ láy tượng thanh trong đoạn thơ: rì rào, lách cách.

3. Học sinh tự trình bày cảm nhận riêng của mình về cảnh vật được hiện lên qua hai dòng thơ. Chú ý lý giải.

Gợi ý:

- Cảnh vật hiện lên là những hình ảnh rất đỗi thân thuộc, gần gũi của làng quê Việt Nam. Đó là hình ảnh của bờ ruộng với những lối mòn, của hoa gạo, bãi dâu.

- Cảnh vật tạo cảm giác yên bình, nhẹ nhàng, khơi gợi cảm xúc người đọc về thời thơ ấu, đánh thức tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của mỗi con người.

4. Hiệu quả của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên:

- Nhấn mạnh tình yêu thương của tác giả dành cho từng hình ảnh của quê hương mình dù đó là những hình ảnh bình dị nhất, đơn giản và mộc mạc nhất.

- Tạo nhịp điệu, gợi hình gợi tả cho tác phẩm

5. Học sinh thực hiện đúng yêu cầu của đề bài

Về hình thức: Một đoạn văn từ 5 đến 7 câu.

- Về nội dung: Học sinh trình bày cảm nhận, tình cảm, suy nghĩ của riêng mình.

Gợi ý:

+ Mở đoạn: Nêu vấn đề cần bàn luận – Tình yêu quê hương đối với những điều bình dị nhất.

+ Thân đoạn:

+ Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên

++Quê hương gắn liền với những cảnh vật quen thuộc, những điều tưởng chừng rất đơn giản và bình dị

+Yêu quê hương từ những điều bình dị nhất chính là trân trọng tất cả những điều ấy, bảo vệ, giữ gìn và làm đẹp nhưng thứ bình dị đó.

+ Tình yêu quê hương không nhất thiết đến từ những điều lớn lao phi thương mà đôi khi nó đến từ những tình yêu nhỏ bé, từ những cống hiến thầm lặng.

(Học sinh tự lấy dẫn chứng phù hợp)

+ Kết đoạn: Khái quát vấn đề bàn luận, nêu cảm xúc của em.

II. LÀM VĂN 

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm "Chiếc lược ngà":

+ Nguyễn Quang Sáng (1932), quê ở An Giang.

+ Ông tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

+ Văn phong mộc mạc, đậm chất Nam Bộ.

+ Tác phẩm được sáng tác vào năm 1966, thời kì kháng chiến chống Mĩ

+ Chủ đề: tình cha con cảm động trong hoàn cảnh chiến tranh.

- Giới thiệu luận đề: Cảm nhận về hình ảnh ông Sáu khi ở chiến trường với tình cảm dành cho con mãnh liệt

2. Thân bài

a. Vị trí đoạn trích

Đoạn trích nằm ở phần gần cuối của tác phẩm khi nhân vật bác ba nhớ lại hình ảnh ông Sáu khi ở chiến trường với những tình cảm sâu sắc dành cho đứa con gái ở nhà.

b. Hình ảnh của ông Sáu được thể hiện trong đoạn trích.

Luôn cảm thấy ân hận, khổ tâm vì đã đánh con.

- Không quên lời hứa với con. Ông hiểu mơ ước ngây thơ của con. Cô bé muốn có 1 vật dụng để luôn nhớ về cha.

+ Dồn nỗi nhớ, tình yêu và sự day dứt vào việc làm chiếc lược ngà.

+ Ông tỉ mỉ cưa từng răng lược, cẩn thận khắc từng nét chữ “yêu nhớ tặng Thu con của ba”.

+ Lúc nhớ con, ông lấy cây lược ra ngắm nghía, mài lên mái tóc.

- Thậm chí, cái chết cũng không cướp đi được tình yêu thương con của ông Sáu.

+ Vết thương nặng trong một trận càn khiến ông kiệt sức, không trăng trối được điều gì nhưng ông vẫn dồn hết tàn lực móc cây lược trao cho đồng đội và gửi gắm đồng đội mình qua ánh mắt.

+ Cây lược ấy đã được trao lại cho bé Thu. Tình cha con đã không chết, nâng đỡ cô bé trưởng thành, vượt lên mọi đau thương mất mát.

->Ông Sáu là biểu tượng cho tình yêu thương, sự ân cần và che chở của người cha dành cho con mình. Qua đó ta thấy được sự bất tử của tình cảm cha con.

c. Đánh giá:

- Đoạn trích đã tái hiện thành công tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Từ đó, tác giả cho thấy sự tàn bạo của chiến tranh, những bi kịch cùng tình cảm gia định đẹp đẽ trong thời chiến.

+ Tình huống truyện bất ngờ, độc đáo, éo le

+ Phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc. + Lối kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc.

+ Hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi.

3. Kết bài

- Khẳng định lại hình ảnh của ông Sáu và ca ngợi tình cảm cha con đặc biệt là tình cảm của người cha được thể hiện thông qua đoạn trích.

- Nêu cảm nhận của bản thân.

9. Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Giang 2021

I. Đọc hiểu (4.0 điểm): Đọc bài thơ sau:

Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,
Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.
Yêu con sông mặt sóng xao,
Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca.
Yêu hàng ớt đã ra hoa
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông.
Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,
Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.

(Ta yêu quê ta, Lê Anh Xuân Thơ Thiếu nhi chọn lọc, NXB Vin học, 2017, tr.94)

Thực hiện các yêu cầu:

1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

2. Tìm hai từ láy tượng thanh có trong bài thơ.

3. Trong hai dòng thơ sau, cảnh vật quê ta hiện lên như thế nào?

Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,
Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.

4. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp điệp ngữ trong bài thơ.

5. Bài thơ đã đánh thức trong em tình cảm, suy nghĩ gì? Trình bày bằng một đoạn văn 5-7 câu.

II. Làm văn (6.0 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích sau:

Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.

Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám – năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

- Tôi sẽ mang về và trao tận tay cho cháu.

Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.199, 200)

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 7.041
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang 2025
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng