Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nam 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nam 2023 - Hôm này 29/5/2023 các thí sinh tại tỉnh Hà Nam đã chính thức bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023-2034 dành cho khối trường THPT chuyên Biên Hòa. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đề thi vào lớp 10 2023 môn Văn Hà Nam cùng với gợi ý đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 Hà Nam. Mời các bạn cùng theo dõi.

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Hà Nam

Theo lịch thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024 của tỉnh Hà Nam, các thi sinh thi vào trường chuyên Biên Hòa sẽ bắt đầu tham gia kì thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023 từ ngày 29 đến 31/5/2023.

Kỳ thi tuyển sinh vào các trường THPT không chuyên trên địa bàn tỉnh Hà Nam 2023 sẽ diễn ra vào ngày 13-14/6.

1. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Hà Nam 2023

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Hà Nam 2023

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Hà Nam 2023

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Hà Nam 2023

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Hà Nam 2023

2. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn tỉnh Hà Nam 2023

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn tỉnh Hà Nam 2023

Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên Biên Hòa Hà Nam 2023

Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên Biên Hòa Hà Nam 2023

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

(1) Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

(Trích Bài thơ Hắc Hải (1955-1958), Tuyển thơ Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học, 2001)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định thể thơ và các phương thức biểu đạt trong đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ (1).

Câu 3. Trong đoạn thơ, tác giả nhắc đến những nét đẹp nào của con người Việt Nam? Hãy kể tên 01 tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 đề cập đến một trong những nét đẹp ấy (nêu rõ tên tác giả).

Câu 4. Viết đoạn văn (5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình cảm của tác giả với quê hương, đất nước. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập cảm thán, chỉ rõ thành phần cảm thán đó.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của niềm tin trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long). Từ đó, liên hệ đến trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước trong thời đại ngày nay.

3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nam 2022

I. ĐỌC HIỂU:

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm Sang Thu của nhà thơ Hữu Thỉnh.

Câu 2: Những từ ngữ diễn tả hoạt động, trạng thái của sự vật trong khoảnh khắc giao mùa: Phả, chùng chình, dềnh dàng, vội vã, vắt.

Câu 3:

- Biện pháp nghệ thuật Nhân hóa.

- Tác dụng: “Đám mây mùa hạ được hữu hình hóa, vừa thực vừa hư, tái hiện được nhịp điệu của thời gian, là một chiếc cầu nối liền những ngày cuối hạ và đầu thu để sự chuyển giao giữa hai mùa không đứt đoạn.

Câu 4:

* Yêu cầu hình thức: Đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp (khoảng 5 -7 câu).

* Yêu cầu nội dung:

- Thiên nhiên êm đềm, tươi đẹp của mỗi miền quê cần phải được yêu quý giữ gìn.

+ Thiên nhiên tươi đẹp của mỗi miền quê là vẻ đẹp trời ban cần trân trọng.

+ Thiên nhiên tươi đẹp của mỗi miền quê tạo nên giá trị văn hóa đặc trưng của mỗi miền quê đó.  Giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp ở mỗi miền quê là cách con người giữ gìn văn hóa, nét đẹp của quê hương mình.

II. LÀM VĂN:

Câu 1 (2 điểm):

1. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống

2. Thân đoạn

a. Giải thích

- Lạc quan: là một trạng thái tinh thần của con người, là thái độ sống an nhiên, điềm tĩnh trước mọi sự việc và tình huống trong cuộc sống, là sức mạnh giúp con người vượt qua khó khăn

b. Phân tích

+ Ý nghĩa của tinh thần lạc quan đối với cuộc sống

- Giúp con người sống vui vẻ, thoải mái và có niềm tin hơn

- Lạc quan sẽ khiến con người luôn tràn đầy sức sống, tinh thần có thể truyền những năng lượng tích cực đến người khác

- Lạc quan là chìa khóa để con người suy nghĩ tích cực và tìm ra hướng giải quyết khi đứng trước vấn đề, khó khăn

+ Biểu hiện của người có tinh thần lạc quan luôn tin tưởng vào năng lực của mình, luôn tích cực trong công việc, sống cởi mở, mạnh mẽ, tràn đầy hi vọng

+ Mỗi cá nhân cần làm gì để có được tinh thần lạc quan trong cuộc sống

- Suy nghĩ theo chiều hướng tích cực

- Cố gắng nhìn vào điểm tốt, khía cạnh khả quan của vấn đề, sự vật thay vì lo sợ rủi ro

- Trau dồi, tu dưỡng bản thân để nâng cao năng lực, có thể đứng vững trong mọi hoàn cảnh

+ Phản đề:

- Bên cạnh những người có tinh thần lạc quan còn tồn tại những người sống tiêu cực, không có lí tưởng sống để hướng đến

- Bị quan luôn đấy con người vào tình thế khó khăn, buông xuôi, bất lực trước hoàn cảnh, dễ dàng chấp nhận thất bại

3. Kết đoạn Khẳng định tinh thần lạc quan có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống mỗi người.

Câu 2 (5 điểm):

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm Chiếc lược ngà

2. Thân bài

a. Khi còn ở rừng

- Nhớ thương con, khao khát được gặp con, sống trong tình yêu con

b. Khi gặp con ở bến xuồng

- Trở về sau tám năm xa cách, không thể chờ thuyền cập bến mà nhón chân nhảy thót lên bờ, xua xuồng tạt ra. Rồi ông bước vội những bước dài, kêu to tên con, khom người dang tay đón

- Khi gặp con, vết thẹo dài trên má đỏ ửng, giần giật, giọng lắp bắp, run run: “Ba đây con. Nỗi nhớ khiến ông không kiềm nổi sự vội vàng

- Khi con không nhận ra, bỏ chạy, “anh đứng sững lại đó, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy. Đó là tâm trạng đau khổ, hụt hẫng, thất vọng

c. Trong ba ngày nghỉ phép ở nhà

- Ông chẳng dám đi đâu xa, tìm cách gần gũi con để hi vọng được nghe tiếng gọi ba

- Mọi sự cố gắng của ông từ việc giả ngờ không nghe đến việc dồn nó vào thế bí chắt nước nồi cơm sôi đều không có kết quả.

- Trong bữa ăn do nôn nóng, thiếu bình, ông đã đánh con. Ông không trách cứ mà chỉ lắc đầu cam chịu, vì tình cảm không dễ gì gượng ép.

- Lúc chia tay, sợ con lại bỏ chạy “anh chỉ đứng nhìn nó, anh nhìn với đôi mắt trìu mến xen lẫn buồn rầu”

Khi con nhận ra ba, gọi ba, ông đã xúc động đến phát khóc rút khăn lau nước mắt. Đó là giọt nước mắt hạnh phúc của người cha.

d. Khi trở về khu căn cứ

- Ông day dứt ân hận mãi vì nóng giận đánh con

- Lời dặn ngây thơ của con ngày chia tay luôn vang lên trong tấm thì đã thôi thúc ông cố công làm ra chiếc lược ngà

- Khi kiếm được khúc ngà, ông “hớn hở như một đứa trẻ tìm được quà", rồi ông dành hết tâm trí, công sức vào việc làm ra cây lược “Anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc” và khắc lên đó dòng “Yêu nhớ tặng Thu- con của ba”.

- Chiếc lược phần nào gỡ rối được tâm trạng của người cha. Nhớ con, ông lấy cây lược ra mài lên tóc cho thêm bóng thêm mượt

- Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ trở thành một nghệ nhân, sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất, kết tinh tình phụ tử mộc mạc mà kì diệu

- Nhưng rồi chưa kịp trao cho con, ông đã hi sinh trong một trận càn của giặc. Lúc hấp hối, ông trao cây lược cho người đồng đội, nhờ trao tận tay cho con ông mới nhắm mắt

=> Cử chỉ ấy cho ta hiểu tình cha con thắm thiết và mãnh liệt của ông Sáu. Đó là ước nguyện cuối cùng của tình phụ tử

e. Tác động của chiến tranh đối với con người

Từ hình ảnh ông Sáu và câu chuyện của ông với đứa con gái khi về thăm nhà có thể nhận thấy được sự tác động sâu sắc của chiến tranh trong cuộc sống của con người, không chỉ ở bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến cả gia đình và những mối quan hệ, những người thân yêu xung quanh họ

- Chiến tranh biên biết bao chàng trai, người lính trở thành những thương binh, liệt sĩ, họ trở về từ chiến trận với vết thương trên mặt, trên lưng, trên vai những chiếc nạng gỗ và đôi chân tập tễnh,...

- Chiến tranh không chỉ in lại trên mặt ông Sáu một vết sẹo dài khiến bé Thu không nhận ra người ba trong ảnh chụp với má mà còn là vết sẹo lòng đối với ông khi con gái không chịu nhận ông là ba

- Chiến tranh khiến con người phải xa nhà, đối diện với cảnh sống sinh ly tử biệt, khi ông đi, bé Thu chỉ được nhìn ba qua bức ảnh và mong ngóng từng ngày, nhưng không hề nhận được tình yêu thương và quan tâm chăm sóc, gần gũi của ông Sáu

- Chiến tranh không chỉ khiến con người có khoảng cách địa lý mà còn là khoảng cách về tấm lòng, về tình cảm, bé Thu cũng vì sự xa cách này mà trong lòng chỉ có người ba với khuôn mặt không có vết sẹo

- Chiến tranh là nguyên nhân của những đổ vỡ, đau thương, đồng thời cũng là tác nhân gây ra những cuộc chia ly và đoàn tụ ông Sáu chỉ có thể tranh thủ thời gian nghỉ phép ngắn ngủi về thăm nhà, khi con gái vừa kịp nhận ba cũng là lúc phải ra đi, cảnh hai cha con chia tay chính là minh chứng rõ ràng nhất của cuộc chia ly mà chiến tranh gây ra

- Chiến tranh khiến đã cướp đi hạnh phúc của biết bao gia đình, khiến những cô gái sớm trở thành góa phụ, những đứa trẻ phải chịu cảnh mồ côi cha

- Tác động của chiến tranh đối với cuộc sống con người là vô vàn những mất mát, đau thương về cả thể chất lẫn tinh thần. Không chỉ khiến con người trở nên khuyết tật về thể xác mà còn khuyết tật cả về tình thương, hạnh phúc gia đình. Đối với những đứa trẻ, tác động từ chiến tranh lại càng bất hạnh hơn khi phải đối mặt với nguy cơ sẽ trở thành trẻ mồ côi, thiếu thốn tình yêu thương quan tâm chăm sóc từ cha mẹ

3. Kết bài

- Ông Sáu là một người cha vô cùng thương con, dành hết tình cảm của mình cho đứa con bé bỏng. Đó là tình phụ tử cao cả, sâu đậm, không thể dập tắt

4. Đề thi vào lớp 10 2022 môn Văn Hà Nam

ĐỀ CHÍNH THỨC

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chúng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt na mình sang thu

(Ngữ văn 9, tập hai, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.70) Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2. Tìm những từ ngữ diễn tả hoạt động, trạng thái của sự vật trong khoảnh khắc giao mùa.

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau:

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Câu 4. Viết một đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp (khoảng 5 - 7 câu) có sử dụng một phép liên kết cấu (chỉ ra phép liên kết), với câu chủ đề sau: Thiên nhiên êm đềm, tươi đẹp của mỗi miền quê cần phải được yêu quý, giữ gìn.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình thần lạc quan trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, tập một, NXBGD Việt Nam). Từ đó, trình bày suy nghĩ về tác động của chiến tranh đối với con người.

5. Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên Hà Nam 2022

UBND TỈNH HÀ NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN

Năm học 2022-2023

Môn: Ngữ văn (Đề chung) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao để

ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 02 trang)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

- Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đang trong góc nhà.

Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu tiên lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỏng xôn xao.

- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.

Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi, Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba...a...a...ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xẻ cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cổ đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

Nó vừa ôm chặt lấy cô ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

- Ba! không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

" (Ngữ văn 9 tập một, NXB GD Việt Nam, 2018, tr.198)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sảng tác của tác phẩm.

Câu 2. Chỉ ra lời dân trực tiếp trong đoạn trích.

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong đoạn trích.

Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận của em về tình cảm của người con (trong đoạn trích) dành cho cha,

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung được gợi ra ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Tình cha con.

Câu 2. (5,0 điểm)

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Bài thơ về tiểu đội xe không kinh, Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9 tập một, NXB GD Việt Nam, 2018, tr.132)

Cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Qua hình ảnh người lính lái xe trong đoạn thơ, em hãy nhận xét về vẻ đẹp của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

6. Đáp án đề thi vào lớp 10 2022 môn Văn Hà Nam

I. ĐỌC HIỂU:

Câu 1:

- Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

- Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: Được viết năm 1966 khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt.

Câu 2:

Lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích:

- Thôi! Ba đi nghe con! - Ba....a.....a...ba!

- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

Câu 3:

- Biện pháp so sánh:

+ “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé cả sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”.

+“...tiếng “ba” như vỡ tung từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc...”

+ “Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên”

- Tác dụng:

+ Tái hiện rõ nét hành động của bé Thu khi phải chia tay cha, đồng thời góp phần thể hiện diễn biến tâm lý nhân vật.

+ Nhấn mạnh hơn cảm xúc của bé Thu đó là tình yêu và nỗi nhớ mong dồn nén bấy lâu nay bung ra mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt xen lẫn cả sự hối hận. Đó là tình cảm cha con vô cùng sâu sắc, mãnh liệt.

Câu 4:

* Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo đúng hình thức một đoạn văn từ 6 đến 8 câu.

* Yêu cầu về nội dung:

- Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt con bé mới cất lên tiếng gọi ba xé lòng:

+ Tiếng gọi bị kìm nén suốt 8 năm.

+ Tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết.

+ Không chỉ vậy, nó xô đến ôm chặt lấy ba, hôn ba, hôn lên vết thẹo:

+ Con bé muốn giữ chặt ba, không cho ba đi.

+ Nó lo sợ ba sẽ đi mất.

+ Nó muốn bày tỏ tất cả tình yêu của mình dành cho ba.

=> Trong khoảnh khắc, mọi khoảng cách với ba bị xóa bỏ. Cô bé không dấu diếm sự gắn bó và tình cảm của mình dành cho ba -> khiến mọi người xúc động. > Miêu tả biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả đã 1 lần nữa tộ đậm tình yêu ba tha thiết. Khi lạnh nhạt cũng như khi quấn quýt, bé Thu đều hướng đến ba mình. ->Qua đó, ta thấy bé Thu gan góc, bướng bỉnh nhưng rất giàu tình cảm và dễ xúc động.

II. LÀM VĂN:

Câu 1:

Cách giải:

* Yêu cầu về hình thức: Viết đoạn văn đảm bảo dung lượng (khoảng 200 chữ)

* Yêu cầu về nội dung:

a. Nêu vấn đề nghị luận: Tinh cha con.

b. Bàn luận:

* Giải thích:

- Tình cha con là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Đây là tình cảm, sự quan tâm chăm sóc của người cha đối với con và sự yêu quý, kính trọng của con cái dành cho người cha của mình.

* Phân tích:

- Cha là người có công sinh thành và dưỡng dục. Cha che trở, bao bọc, chỉ bảo những điều hay lẽ phải cho chúng ta vì thế có thể nói tình cha vô cùng lớn lao.

- Tình cha đôi khi không được thể hiện rõ ràng như tình mẫu tử nhưng nó luôn âm thầm, luôn thường trực. - Con cái phải luôn dành tình yêu thương, sự kính trọng đối với cha của mình, luôn cố gắng đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha.

- Tình cha con tạo nên sức mạnh tinh thần lớn nâng đỡ những đứa con trên bước đường tương lai đầy khó khăn trắc trở.

- Tình cha con luôn tồn tại một cách vĩnh hằng, là thứ tình cảm đáng được trân trọng nhất.

* Liên hệ mở rộng:

- Trong xã hội ngày nay, thực tế có rất nhiều người cha lạm dụng bạo lực đối với con cái. Song song với đó là những trường hợp con cái bất hiếu không làm trọn đạo nghĩa với cha. Tất cả những trường hợp ấy đều đáng bị lên án.

- Chúng ta hãy nhận thức rõ ràng sự thiêng thiêng liêng của tình cha con, trân trọng và bồi đắp tình cảm này.

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm và đoạn thơ cần phân tích.

2. Thân bài.

2.1 Phân tích 3 khổ thơ.

a. Khổ 5,6 : Tình đồng chí, đồng đội sâu sắc

- Gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, cùng chung nhiệm vụ giải phóng miền Nam: “Những chiếc xe từ trong bom rơi / Đã về đây họp thành tiểu đội”

- Gắn bó, chia sẻ nhau giữa nơi chiến trường ác liệt, cái sống chết cận kề:

+ Đó là cái bắt tay vội vã: “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Cái bắt tay ý nghĩa biết bao giữa khói lửa, truyền cho nhau hơi ấm động viên nhau, tiếp sức cho nhau .

+ Thể hiện trong những bữa ăn, những giấc ngủ chóng vánh trên đường ra trận: “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời / Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy! Vũng mắc chông chênh đường xe chạy”. Chỉ có một từ “chung”, nhưng thật ra họ đã chung nhau nhiều hơn thế: chung hoàn cảnh, chung chí hướng lí tưởng, chung con đường với vô vàn thách thức hiểm nguy phía trước. Tất cả đã làm nên hai tiếng “gia đình” thiêng liêng....

- Sau những giây phút nghỉ ngơi vội vã, họ lại lên đường, những chiếc xe lăn bánh tiến về giải phóng miền Nam: “Lại đi lại đi trời xanh thêm”.

+ Điệp ngữ “lại đi” vừa tạo âm hưởng nhẹ nhàng, vừa như lời khẳng định về lòng quyết tâm sắt đá của những chàng trai lái xe.

+ Hình ảnh hoán dụ “trời xanh” còn là màu xanh của niềm tin và hi vọng. Con đường dẫu chông gai gian khổ nhưng chan chứa niềm lạc quan tin tưởng vào ngày mai thắng lợi. => Bom đạn kẻ thù có thể làm rung chuyển bầu trời mặt đất nhưng không làm lung lay được tinh thần đoàn kết chiến đấu của những chàng trai vận tải binh đoàn 559 trên tuyến đường Trường Sơn lửa đạn.

b. Khổ 7: Ý chi, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Chiến tranh ngày một khốc liệt, mưa bom bão đạn của kẻ thù đã khiến những chiếc xe bị hư hỏng, biến dạng nặng nề: “Không có kính rồi xe không có đèn / Không có mui xe, thùng xe có xước”.

- Điệp ngữ “không có” điệp lại ba lần cùng phép liệt kê: nhấn mạnh, dồn dập những mất mát, khó khăn mà quân địch gieo xuống, nhân lên nhiều thử thách khốc liệt của chiến trường.

- Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc như những chặng gập ghềnh, khúc khuỷu đầy chông gai, bom đạn....

- Hình ảnh hoán dụ “trái tim” tuyệt đẹp: Trái tim tượng trưng cho những người lính lái xe, tượng trưng cho tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu can trường, quả cảm. Đó là trái tim mang tinh thần lạc quan với một niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất Bắc Nam. Trái tim can trường của người lính cầm lái đưa những chiếc xe xông pha chiến trận. Trái tim đã trở thành nhãn tự của bài thơ, làm nổi bật chủ đề và sáng ngời hình tượng người lính.

- Hình ảnh này kết hợp cùng kết cấu câu “vẫn... chỉ cần” đã lý giải về sức mạnh vượt khó, khẳng định hơn tinh thần hiên ngang bất khuất, sự lạc quan tự tin trong cuộc chiến của người lính lái xe. Vẫn là giọng điệu thản nhiên ngang tàng của lính nhưng câu thơ lại lắng sâu một tinh thần trách nhiệm và có ý nghĩa như một lời thề thiêng liêng của một thế hệ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.

b. Nhận xét

- Những người lính thời kì này quả cảm, can trường, dũng cảm.

- Họ mang trong mình nét trẻ trung, đầy nhiệt huyết, vô cùng lạc quan.

- Họ mang trong mình lòng yêu nước nồng nàn, niềm tin về một tương lai tươi sáng, nhất định thắng lợi của cuộc kháng chiến này.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.

7. Đề thi vào 10 môn Văn Hà Nam 2021

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT

Năm học 2021-2022

Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

(Sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.56)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản.

Câu 2. Trong đoạn trích, những hình ảnh nào thể hiện ước nguyện của nhà thơ?

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao? Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 5-7 dòng.

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa sự cống hiến.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ. Từ đó, hãy nhận xét tình cảm của nhà văn dành cho nhân vật..

8. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Văn tỉnh Hà Nam

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải.

Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả.

Câu 2: 

Trong đoạn trích những hình ảnh thể hiện ước nguyện của nhà thơ là: Con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến

Câu 3:

Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (ta làm)

Tác dụng: Tạo nhịp điệu cho bài thơ, nhấn mạnh ước muốn được cống hiến cho đời của nhà thơ.

Câu 4:

Học sinh có thể phân tích thông điệp mà bản thân cho rằng có ý nghĩa sâu sắc nhất, lý giải.

Gợi ý:

Thông điệp: Sự cống hiến âm thầm lặng lẽ dù là từ những điều nhỏ bé nhất cũng khiến cuộc đời trở nên có ý nghĩa hơn.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

I. Mở đoạn:

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cống hiền thầm lặng vì tình yêu

II. Thân đoạn:

a. Giải thích vấn đề nghị luận

- Cống hiến: là tự nguyện dâng hiến công sức của mình, đóng góp sức mình cho cộng đồng, xã hội.

-> Cống hiến là một đức tính cao đẹp có trọng tâm trí con người. Sự cống hiến luôn ẩn chứa đức hy sinh vì một tình yêu mà con người muốn dâng hiến theo sự mách bảo của trái tim...

b. Bàn luận về vấn đề nghị luận

- Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.

- Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.

- Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ,...).

- Dẫn chứng: Những chiến sĩ thầm lặng cống hiến cho cuộc sống tươi đẹp hơn, Đội ngũ y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch COVID-19,...

- Ý nghĩa của sự cống hiến thầm lặng:

+ Thanh niên mang sức trẻ, sự nhiệt tình cống hiến hết mình cho đất nước sẽ khiến cho đất nước giàu mạnh, bền vững và không ngừng phát triển.

+ Cống hiến cho đất nước cũng cho thấy tinh thần trách nhiệm của bản thân với sự nghiệp chung.

+ Cống hiến cho đất nước còn giữ gìn truyền thống tốt đẹp của cha ông: cha ông đã bảo vệ tổ quốc khỏi kẻ thù, thế hệ trẻ cống hiến xây dựng đất nước.

+ Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là những chủ nhân tương lai của đất nước.

c. Phản đề

- Bên cạnh đó có 1 bộ phận thanh niên chưa xác định được tinh thần cống hiến, còn ích kỷ, chỉ biết đến bản thân mình

III. Kết đoạn:

Bài học nhận thức và hành động đối với thế hệ trẻ đối với lối sống cống hiến.

Câu 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương"

- Giới thiệu về nhân vật Vũ Nương.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

- Hoàn cảnh sáng tác: Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI.

b. Phân tích nhân vật Vũ Nương

Hoàn cảnh sống của Vũ Nương

+ Xã hội: chiến tranh phong kiến xảy ra, xã hội trọng nam khinh nữ

+ Gia đình: Hôn nhân không có sự bình đẳng về giai cấp, vợ chồng vì chiến tranh mà phải sống xa nhau, tính cách vợ chồng trái ngược nhau.

- Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp

+ Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tự dụng tốt đẹp.

+ Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng.

+ Người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất.

+ Người mẹ thương con hết mực: bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng cách chỉ vào bóng minh trên tường giả làm cha đứa bé.

+ Người phụ nữ trọng nhân phẩm tình nghĩa.

- Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu

+ Nàng là nạn nhân của chế độ nam quyền Cuộc hôn nhân không bình đẳng về giai cấp: "vốn con kẻ khó" - "nhà giàu" Hôn nhân không có tình yêu và sự tự do.

+ Nàng là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa Chiến tranh khiến cho vợ chồng xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm Chiến tranh là ngòi nổ cho thói ghen tuông, đa nghi của Trương Sinh.

+ Bi kịch gia đình tan vỡ, phải tìm đến cái chết Bị chồng nghi oan tấm lòng chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng. Bế tắc, nàng tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức => Cái chết tô điểm thêm tính chất bi kịch của thân phận Vũ Nương.

* Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật + Khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại...

+ Yếu tố kì ảo, kịch tính và có thực. Vũ Nương tiêu biểu cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ, để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thương sâu sắc.

c. Nhận xét tình cảm nhà văn dành cho nhân vật

- Nguyễn Dữ trân trọng vẻ đẹp của Vũ Nương nói riêng, người phụ nữ trong xã hội xưa nói chung, nhận ra được những vẻ đẹp từ dung mạo đến nội tâm của họ

- Thấu hiểu những vất vả, bị thương của người phụ nữ: lột tả được số phận cay nghiệt, hẩm hiu

- Thương cảm với những bi kịch xảy đến trong cuộc sống của nhân vật, xây dựng một cái kết tốt đẹp cho Vũ Nương

3. Kết bài

- Khái quát lại những vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương và tình cảm của nhà văn.

- Bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của bản thân.

7. Lịch thi vào lớp 10 2022 Hà Nam

Về lịch tuyển sinh vào lớp 10: Với các trường THPT công lập hệ không chuyên thi từ ngày 17 - 18/6; với Trường THPT chuyên Biên Hòa thi trong ba ngày 2, 3 và 4/6. Sở GD&ĐT sẽ chỉ đạo và yêu cầu các trường chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để kỳ thi diễn ra đảm bảo an toàn, nghiêm túc và đúng quy định.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 5.326
0 Bình luận
Sắp xếp theo