Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Kạn 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023-2024 tỉnh Bắc Kạn - Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT không chuyên tại Bắc Kạn sẽ diễn ra trong 2 ngày (09/7-10/7/2023) với 3 môn Toán, Văn, Tiếng Anh.

Đối với tuyển sinh vào lớp 10 Trường Trung học phổ thông chuyên Bắc Kạn, kỳ thi sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 09/7/2023 đến ngày 11/7/2023. Các thí sinh tham dự tuyển sinh lớp 10 chuyên chuyên Bắc Kạn thi thêm bài thi môn chuyên theo nguyện vọng đăng ký.

Sau đây là đề thi vào lớp 10 môn Văn Bắc Kạn 2023 có gợi ý đáp án, mời các bạn cùng theo dõi.

1. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Kạn 2023

Đang cập nhật....

2. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bắc Kạn 2023

Đang cập nhật....

3. Đáp án Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Kạn 2022

I. ĐỌC HIỂU:

1. Phép liên kết là: phép lặp: ước mơ.

2. Nếu không theo đuổi ước mơ bạn sẽ bị day dứt, dằn vặt mỗi ngày.

3.

Biện pháp tu từ: So sánh. Ước mơ so sánh với “núi lửa” Tác dụng:

+ Giúp diễn đạt thêm sinh động.

+ Hình ảnh ước mơ được so sánh với núi lửa đang chờ đợi được đánh thức cho thấy trong mỗi chúng ta ai cũng có ước mơ và ước mơ ấy đang ngủ yên chỉ chờ đợi chúng ta đánh thức thì nó sẽ bùng cháy.

4. Ý kiến “Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất” đây là nhận định đúng. Bởi chúng ta ai cũng có ước mơ, nhưng có thể do cuộc sống xô đẩy mà không thực hiện được ước mơ đó, nhưng ước mơ đó vẫn luôn tồn tại trong sâu thẳm mỗi chúng ta. Nó tạm lùi lại phía sau và chờ đợi đến một ngày chúng ta sẵn sàng, nó sẽ xuất hiện và biến thành hiện thực.

II. LÀM VĂN:

Câu 1: Cách giải:

1. Giới thiệu vấn đề: Vai trò của ước mơ đối với mỗi người.

2. Bàn luận

- Ước mơ là những dự định, khao khát, mong muốn mà chúng ta muốn đạt được.

- Vai trò của ước mơ đối với mỗi người:

+ Ước mơ giúp ta có động lực vượt qua mọi khó khăn.

+ Ước mơ giúp ta thêm kiên định về những lựa chọn của chính mình.

+ Ước mơ giúp cuộc sống có ý nghĩa hơn, mỗi ngày cũng trở nên đáng sống.

+ Người dám ước mơ thì mới có thể đạt được thành công.

- Phê phán những người sống mà không có mục đích, không có mơ ước.

- Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình. Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.

Câu 2: Cách giải:

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Viễn Phương, tác phẩm Viếng lăng Bác

- Giới thiệu về khái quát nội dung của đoạn thơ: Hai khổ thơ nói tới cảm xúc của tác giả khi ở trong lăng và cảm xúc của ông khi sắp phải ra về.

II. Thân bài:

1. Cảm xúc trong lăng (khổ thơ đầu trong đoạn trích).

- Hai câu đầu: Lòng biết ơn thành kính đã chuyển thành nỗi xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác:

+ Nói giảm, nói tránh: “giấc ngủ bình yên”

- Bác như còn sống mãi, chỉ là vừa chợp mắt sau bao đêm không ngủ vì nước, vì dân.

+ Ẩn dụ “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi nhiều liên tưởng: e SIM

1- không gian trang nghiêm, ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo nơi Bác nằm

2- những vần thơ tràn đầy trăng của Bác;

3- tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác.

- Hai câu sau:

+ Ẩn dụ “trời xanh” cho thấy: Bác vẫn còn mãi với non sông như trời xanh luôn vĩnh hằng, bất biến; Người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước.

+ Động từ “nhái”: diễn tả trực tiếp nỗi đau đớn, nghẹn ngào, tiếc thương của tác giả cũng như triệu triệu người Việt Nam trước sự thật Bác không còn nữa.

+ Kết cấu “Vẫn biết... mà sao”: diễn tả sự mâu thuẫn giữa lí trí và cảm xúc của tác giả khi đứng trước linh cữu Bác. (Dù vẫn tin là Bác còn sống mãi với non sông nhưng không thể không đau xót trước sự ra đi của Người).

2. Tâm trạng, mong ước khi sắp phải ra về (khổ thơ thứ 2 trong đoạn trích)

- Câu đầu: như một lời giã biệt;

+ Cụm từ “thương trào nước mắt” diễn tả trực tiếp cảm xúc luyến tiếc, bịn rịn, không muốn xa nơi Bác an nghỉ.

- Ba câu sau: điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh ước nguyện của tác giả:

+ Muốn làm con chim: cất tiếng hót quanh lăng.

+ Muốn làm đóa hoa: tỏa hương nơi Bác yên nghỉ.

+ Muốn làm cây tre trung hiếu: giữ giấc ngủ bình yên cho Người. ->Ước muốn được hòa nhập vào những sự vật quanh Bác, mãi được ở bên Bác- > Tấm lòng thủy chung, lòng kính yêu vô hạn của tác giả nói riêng và nhân dân nói chung với Bác.

- Hình ảnh cây tre khép lại bài thơ tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc, làm đậm nét thêm vẻ đẹp của cây tre, đồng thời giúp cho dòng cảm xúc được lắng đọng, trọn vẹn.

III. Kết bài

- Nội dung: Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của tác giả và mọi người dân đối với Bác khi vào lăng viếng Người.

- Nghệ thuật: Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm xúc, ngôn ngữ thơ bình dị.

4. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Kạn 2022

5. Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Kạn 2021

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẮC KẠN

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm có 02 trang)

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2021 2022

MÔN THI: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao để

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

TAY TRONG TAY

Một ngày hè, tôi ngồi trên bãi biển và ngắm nhìn hai đứa trẻ đang chơi trên cát. Chúng say sưa xây một lâu đài có đủ ổng, tháp, hào và có cả khách tham quan. Khu công trình gần hoàn thành thì một cơn sóng lớn ập đến phá tan tất cả. Giờ thì chỉ còn một đống cát ướt mà thôi. Tôi tưởng bạn trẻ sẽ khóc vì sóng đã phá tan những gì chúng kỳ công xây dựng. Nhưng không? Chúng lại cùng chạy ra xa con nước, cười giòn, tay nắm tay và xây chung một lâu đài mới. Chúng đã dạy tôi một bài học quan trọng. Tất cả mọi thứ trong cuộc sống dù quý giá đến đâu thì cũng không khác gì những tòa lâu đài trên cát. Chỉ có tình yêu, tình bạn là vững bền. Trước sau gì thì cơn sóng cũng sẽ đến và mang đi tất cả những gì chúng ta cố công xây đắp. Nhưng bao giờ thì những cơn sóng sẽ đến? Không ai biết trước được! Chỉ biết rằng với những ai có được bàn tay của người khác để nắm chặt, để cùng chia sẻ những thành công, thất bại thì mới có thể cười vang và vượt qua khó khăn.

(Theo Songdep xitrum.viet - Sống đẹp tập II, NXB Giáo dục, tr. 17)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: "Chúng lại cùng chạy ra xa con nước, cười giòn, tay nắm tay và xây dựng một lâu đài mới".

Câu 3. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa nhan đề văn bản Tay trong tay?

Câu 4. Thông điệp nào của văn bản có ý nghĩa nhất đối với em?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội khung được gọi ra trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nông, Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom, cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng...

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí? Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.

Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.

Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom...

Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.

Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái, đến vàng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu.

(Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2010, tr.117, 118)

Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ

6. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Văn tỉnh Bắc Kạn

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Liệt kê

Câu 3:

Học sinh có thể trình bày theo quan điểm của mình, có lý giải.

Gợi ý:

Nhan đề “Tay trong tay” là một thành ngữ chỉ sự thân thiết, gắn bó, chia sẻ, đồng cảm vượt để cùng nhau vượt qua khó khăn thử thách.

Câu 4:

Học sinh trình bày thông điệp ý nghĩa nhất với bản thân, giải thích tại sao.

Gợi ý:

- Thông điệp ý nghĩa nhất với em là thông điệp được nêu ra ở cuối bài: “Với những ai có được bàn tay của người khác..... thì mới có thể vượt qua khó khăn thử thách”.

- Giải thích: Thông điệp cho thấy tầm quan trọng của sự đồng cảm, chia sẻ và thấu hiểu giữa con người với con người. Nó tạo nên động lực to lớn giúp con người vượt qua tất cả mọi gian nan, thử thách của cuộc đời.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

I. Mở đoạn:

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa sự đồng cảm và chia sẻ

II. Thân đoạn:

1. Giải thích đồng cảm và chia sẻ:

a. Đồng cảm là gì?

- Là chung một cảm nghĩ, một tấm lòng

- Là sự đồng cảm, luôn thấu hiểu và quan tâm đến người khác

b. Chia sẻ là gì?

- Là san sẻ những gì mình có với người khác

- Cùng vui cùng buồn với người khác, khi họ gặp khó khăn, gian khổ

- Giúp đỡ họ khi họ không có khả năng thực hiện

2. Bàn luận

a) Sự đồng cảm và chia sẻ được thể hiện qua các mối quan hệ:

- Giữa con người với con người

- Giữa các thành viên trong gia đình với nhau

- Giữa học đường, tập thể, xã hội, toàn cầu...

b) Những biểu hiện của đồng cảm và chia sẻ:

- Về vật chất: chúng ta có thể quyên góp, ủng hộ bằng nhiều cách để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn.

- Về tinh thần: chúng ta biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu họ, thể hiện tình cảm, sự thấu hiếu đối với những người gặp khó khăn

c) Ý nghĩa của sự đồng cảm và chia sẻ:

- Đối với người nhận: những người gặp khó khăn sẽ rất vui, họ cảm thấy được an ủi, được quan tâm và chia sẻ

- Đối với người ủng hộ: những người ủng hộ sẽ được an lòng, cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và sống tốt hon.

- Đồng cảm và chia sẻ đều mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp cho tinh thần của học trở nên thư thái và được yêu thương hơn.

III. Kết đoạn:

Nêu cảm nghĩ của em về đồng cảm và chia sẻ

- Đồng cảm và chia sẻ là một hành động tốt trong xã hội bây giờ

- Chúng ta hãy đồng cảm và chia sẻ để giúp những người xung quanh

Câu 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Lê Minh Khuê và truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.

+ Lê Minh Khuê (1949) là nữ nhà văn gốc Thanh Hóa thuộc thế hệ những nhà văn bắt đầu sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

+ Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.

- Giới thiệu khái quát về đoạn trích và nhân vật Phương Định.

2. Thân bài

* Khái quát về tác phẩm Những ngôi sao xa xôi

- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt.

- Nội dung tác phẩm kể về 3 cô thanh niên xung phong có nhiệm vụ phá bom trong thời kì chúng Mỹ, dù công việc rất khó khăn và nguy hiểm nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời và có tinh thần trách nhiệm cao.

* Giới thiệu nội dung đoạn trích và nêu cảm nhận chung về nhân vật Phương Định:

Khung cảnh và công việc phá bom của Phương Định cùng hai nữ đồng đội ở một cao điểm trên đường mòn Trường Sơn đã được nhà văn tái hiện một cách chân thực và sinh động qua đoạn trích trên. Nhân vật Phương Định trong đoạn trích đã để lạ ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc bởi lòng quả cảm, không sợ hi sinh.

a. Phân tích và cảm nhận về nhân vật Phương Định

- Lý tưởng sống cao đẹp và tinh thần dũng cảm

+Vừa rời khỏi ghế nhà trường trung học phổ thông, cô đã không ngại gian khó, nguy hiểm xung phong ra mặt trận, nghe theo tiếng gọi của con tim, đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc.

- Hoàn cảnh sống và công việc

+ Vào chiến trường đã được 3 năm, thuộc tổ trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom.

+ Thời gian làm việc: Cô và đồng đội phải "chạy trên cao điểm cả ban ngày". => Công việc luôn ẩn chứa hiểm nguy, có thể lấy đi tính mạng con người bất cứ lúc nào.

-> Phẩm chất của thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ: dũng cảm, gan dạ, kiên cường.

- Thái độ, tinh thần lạc quan của Phương Định:

+ Cuộc sống nơi chiến trường luôn đối mặt với thử thách, nguy hiểm và cái chết đã tôi luyện ở Phương Định lòng quả cảm, không sợ hi sinh. Tâm lí Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát.

+ Mặc dù đây là công việc hằng ngày, như cô kể: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần” nhưng mỗi lần phá bom vẫn là một thử thách. Khung cảnh và không khí chưa đầy sự căng thăng: “Văng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vở từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa.” nhưng Phương Định vẫn có nét tâm lí rất con gái, cảm giác: “Có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình”. Để rồi sự dũng cảm ở cô như được kích thích bởi lòng tự trọng: “Tôi đến gần quả bom,... tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đường hoàng mà bước tới”.

+Ở bên quả bom, cận kề với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người cũng trở nên sắc nhọn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Cô bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, sau đó châm ngòi, chạy lại chỗ ẩn nấp... bom nổ, tiếng kỳ quái đến vàng óc...

+ Cô kể: “Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xe không khí, lao và rít vô hình trên đầu.”

+Công việc phá bom đầy hiểm nguy và phải luôn đối mặt với thần chất nhưng cô luôn cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Phương Định có nghĩ đến cái chết nhưng là một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”, còn cái chính vẫn là: “liệu mìn có nổ, bom có nổ không?”. Đây là một trách nhiệm rất cao trong công việc, là lòng dũng cảm vô song.

- Ngoài đoạn trích này, nhà văn còn có những chi tiết khác về Phương Định : một cô gái Hà Nội đẹp, có tâm hồn giàu yêu thương, nhiều mơ mộng, lạc quan, yêu đời và tinh thần đồng đội thắm thiết.

-> Có thể nói, xây dựng nhân vật Phương Định, Lê Minh Khuê đã chọn được những phương thức trần thuật hợp lí khi nhà văn đặt điểm nhìn vào nhân vật chính của mình để nhân vật tự kể chuyện. Nhờ vậy, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật – tâm lí Phương Định đạt đến độ tinh tế nhất. Ngôn ngữ trần thuật qua nhân vật chính làm cho tác phẩm có giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên gần với khẩu ngữ, trẻ trung, nữ tính...

b. Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ

- Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam trong lao động và trong chiến đấu.

- Vẻ đẹp của các nhân vật đều mang màu sắc lí tưởng, họ là hình ảnh của con người Việt Nam mang vẻ đẹp của thời kì lịch sử gian khổ hào hùng và lãng mạn của dân tộc.

- Sự dũng cảm, cương quyết, luôn luôn đối đầu với hiểm nguy và gian khó . Dám hy sinh tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng dân tộc.

- Họ là những tấm gương điểm tựa để thế hệ trẻ hôm nay phấn đấu góp một phần sức lực của mình cho đất nước.

->Chính họ là những người đã viết nên những trang sử hào hùng về thời kì cả đất nước đứng lên.

Cảm nhận về đặc sắc nghệ thuật

- Nghệ thuật xây dựng hình tượng, miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật sâu sắc

- Ngôn ngữ trần thuật phù hợp, ngôn ngữ nhân vật trẻ trung, tự nhiên, giàu nữ tính

- Ngôi kể thứ nhất, nhân vật tự kể khiến câu chuyện hiện lên chân thực, chi tiết, tỉ mỉ; đồng thời dễ dàng bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình.

3. Kết bài

- Nêu đánh giá, cảm nhận của em về nhân vật Phương Định.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 4.267
0 Bình luận
Sắp xếp theo