(Mới nhất) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Tây Ninh 2024
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Tây Ninh
- 1. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Tây Ninh 2024
- 2. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Tây Ninh 2024
- 3. Lịch thi vào lớp 10 Tây Ninh 2024-2025
- 4. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Tây Ninh 2023
- 5. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Tây Ninh 2023
- 6. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Tây Ninh 2022
- 7. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Tây Ninh 2022
- 8. Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Tây Ninh
- 9. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Tây Ninh
Đáp án môn Văn thi vào lớp 10 Tây Ninh 2024 - Hoatieu xin chia sẻ nội dung chi tiết đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Tây ninh 2024, mời các bạn đọc cùng tham khảo.
Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Tây Ninh 2024 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 3/6/2024 với 3 môn thì bắt buộc là Toán, Ngữ văn và tiếng Anh. Theo đó, sáng ngày 3/6 các thí sinh sẽ làm bài thi môn Ngữ văn và tiếng Anh, buổi chiều cùng ngày làm bài thi môn Toán. Ngày 4/6/2024 các thí sinh dự thi vào trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha tiếp tục làm bài thi môn chuyên. Sau đây là đề Ngữ văn tuyển sinh lớp 10 năm 2024 Tây Ninh sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo đối chiếu sau khi làm bài.
Lưu ý: Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Tây Ninh 2024 sẽ được Hoatieu cập nhật ngay sau khi kì thi kết thúc.
1. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Tây Ninh 2024
2. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Tây Ninh 2024
3. Lịch thi vào lớp 10 Tây Ninh 2024-2025
4. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Tây Ninh 2023
5. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Tây Ninh 2023
6. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Tây Ninh 2022
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Sự bền bỉ là niềm đam mê, là tính kiên trì với những mục tiêu dài hạn. Bền bỉ là sức chịu đựng. Bền bị là gắn bó với công việc... Bền bỉ là làm việc chăm chỉ để biến tương lai trở thành sự thật.
(Trích "Chìa khóa của sự thành công” - Nhà tâm lí học Angela Lee Duckworth, dẫn theohttp://vietnamnet.Vn, ngày 20/2/2022)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra phép lặp và nêu tác dụng của phép lặp đó trong đoạn trích trên.
Câu 3 (1,0 điểm): Theo em, sự bền bỉ có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân trong quá trình học tập?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm).
Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về lòng tự trọng.
Câu 2 (4,0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau đây:
Không có kính không phải vì xe không có kinh
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
(Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính" - Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, tr.131, NXBGDVN, 2005)
Từ tính cách, phẩm chất của các anh chiến sĩ trong đoạn thơ, em rút ra bài học gì cho bản thân khi còn ngồi trên ghế nhà trường?
7. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Tây Ninh 2022
I. ĐỌC HIỂU:
1. Phương thức biểu đạt chính là: Nghị luận
2.
Phép lặp: Bền bỉ.
Tác dụng: Lặp lại “bền bỉ tác giả nhằm giải thích, nhấn mạnh như thế nào là bền bỉ và bền bỉ mang đến điều gì cho chúng ta.
3. Ý nghĩa của sự bền bỉ trong quá trình học tập:
- Giúp em không bỏ ngang khi gặp một bài Toán khó, một đề Văn lạ,...
-Giúp em kiên định với những mục tiêu mình đã đặt ra và cố gắng đến cùng để đạt được mục tiêu đó.
II. LÀM VĂN:
Câu 1: Cách giải:
a. Yêu cầu hình thức: Viết đúng một bài văn khoảng 1 trang giấy thi.
b. Yêu cầu nội dung:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: Suy nghĩ về lòng tự trọng.
* Giải thích lòng tự trọng:
+ Lòng tự trọng là việc con người tự ý thức được giá trị của bản thân, biết trân trọng bản thân, luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ những giá trị đó.
* Bàn luận về lòng tự trọng:
- Biểu hiện lòng tự trọng:
+ Hiểu được giá trị của bản thân mình, biết mình là ai và cần gì. Luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, theo đuổi, thực hiện mục tiêu, ước mơ của mình một cách nhiệt thành nhất.
+ Người có lòng tự trọng cũng là người không bao giờ coi thường người khác, họ đối xử lịch sự, nhã nhặn với mọi người, luôn tôn trọng những người xung quanh.
- Ý nghĩa lòng tự trọng:
+ Lòng tự trọng khiến con người hiểu được giá trị của bản thân, luôn cố gắng theo đuổi, thực hiện mục tiêu, ước mở chính đáng.
+ Người có lòng tự trọng cũng là người biết tôn trọng người khác tạo ra các mối quan hệ tích cực.
+ Lòng tự trọng giúp con người có nhận thức, định hướng đúng đắn, có hành động đúng mực, tích cực trong cuộc sống. Từ đó góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Liên hệ mở rộng:
+ Tự trọng không đồng nghĩa với tự phụ.
+ Phê phán những người không biết trân trọng bản thân, tự mình trà đạp lên những giá trị của mình.
Câu 2: Cách giải:
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả Phạm Tiến Duật và bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
- Giới thiệu 2 khổ thơ đầu:
+ Chân dung chiếc xe không kính.
+ Chân dung người lính lái xe.
2. Thân bài:
2.1 Hình ảnh tiểu đội xe không kính:
- Được giới thiệu rất độc đáo:
“Không có kinh không phải vì xe không có kinh”:
+ Là lời giải thích của người lính về chiếc xe không kính.
+ Chứa đựng tâm trạng xót tiết, xuýt xoa, lại có chút phân bua, thanh minh. Tâm trạng này dễ hiểu vì với người lính lái xe chiếc xe là niềm tự hào, là phương tiện để góp sức cho chiến tuyến, góp phần làm nên chiến thắng chung.
- Miêu tả chân thực và sinh động: Không kính
=> Gợi: Sự khốc liệt của chiến trường; sự gian khổ khi lái xe; sự gan góc, kiên cường của người lính lái xe.
- Giúp người lính lái xe phát hiện ra chất thơ giữa đời thường:
+ Giúp người lính chan hòa với thiên nhiên.
+ Giúp họ nối kết tình đồng đội.
+ Tìm được những phút giây vui vẻ, hồn nhiên nhất.
=> Là một hình ảnh rất thực, không hiếm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Là hình ảnh đặc sắc, độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Mĩ nói chung. Nó vừa là biểu tượng cho sự tàn phá của chiến tranh, lại vừa là hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ ngay trong cuộc chiến ác liệt.
2.2. Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn:
* Được khắc họa trên nền của cuộc chiến tranh ác liệt:
- “Bom giật, bom rung”, “bom rơi”
- Những chiếc xe không kính:
+ Gợi vùng đất chìm trong khói lửa chiến tranh, mưa bom, bão đạn không một chút bình yên.
+ Gợi những hiểm nguy, mất mát, hy sinh của cuộc đời người lính.
* Vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn:
Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:
+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.
+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.
- Tâm hồn lãng mạn: Cảm nhận thiên nhiên như một người bạn nồng hậu, phóng khoáng: sao trời, cánh chim.
2.3 Bài học rút ra Qua đoạn thơ trên có thể rút ra một số bài học sau:
- Sống tích cực, lạc quan trong mọi hoàn cảnh. - Sống chan hòa, hài hòa với tự nhiên.
- Kiên định với những gì mình đã đặt mục tiêu và cố gắng nỗ lực để hoàn thành mục tiêu đó.
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.
8. Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Tây Ninh
Sở GD&ĐT Tây Ninh ĐỀ CHÍNH THỨC | KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Ngày thi: 7 tháng 6 năm 2021 |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
(Trích “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”, Phạm Văn Đồng SGK Ngữ văn 9, tập 1, tr.55, NXB GDVN, 2005)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra phép liệt kê và nêu tác dụng diễn đạt của phép liệt kê đó trong đoạn trích trên.
Câu 3 (1,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy rút ra một bài học có ý nghĩa cho bản thân.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về tính thật thà.
Câu 2 (4,0 điểm): Cảm nhận của em trong đoạn thơ sau đây:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng minh yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
(Trích “Nói với con" - Y Phương. SGK Ngữ văn 9, tập 2, tr72, NXB GDVN, 2005)
Từ đó, em hãy nêu lên suy nghĩ về lòng biết ơn đối với cha mẹ và quê hương.
9. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Tây Ninh
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Phương thức biểu đạt: Nghị luận
Câu 2:
Phép liệt kê trong đoạn trích trên: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong
Câu 3:
Học sinh có thể giải thích theo ý hiệu của mình, có lý giải
Gợi ý:
Bài học có ý nghĩa với bản thân: Cần có lối sống giản dị. Giản dị trong đời sống tác phong. Sống giản dị không chỉ là lối sống học tập theo tác phong Hồ Chí Minh mà còn là lối sống đẹp mà mỗi con người nên học tập.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:
- Suy nghĩ về tính thật thà trong đời sống.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
Thật thà là tự bộc lộ mình một cách tự nhiên, không giả dối, không giả tạo. Thật thà nghĩa là tôn trọng lẽ phải, tôn trọng sự thật, luôn nói ra sự thật dù có làm mất lòng ai. Người thật thà không gian dối, không làm sai lệch sự thật, luôn ngay thẳng nhận lỗi, sống đàng hoàng, không tham của người khác và không phải bỏ trách nhiệm của chính mình. Họ luôn nói ra sự thật, luôn tôn trọng các luật lệ, đạo đức, không xảo trá, mưu mô, luôn dũng cảm đối diện với sự thật và đón nhận nó theo một cách tích cực nhất.
-> Đây là đức tính đẹp mà con người cần có.
b. Chứng minh:
- Vai trò, ý nghĩa của lối sống thật thà
Thật thà là một phẩm dức tốt đẹp. Mỗi con người chúng ta đều phải trung thực thật thà. Nó không chỉ khiến cho mình được mọi người tin tưởng mà còn được tôn trọng. Người trung thực, thật thà luôn được lòng người, được người khác tin tưởng. Nhìn một cách nông cạn, bề ngoài thì tưởng rằng người thật thà sẽ bị thiệt hại, bị cho là ngốc nghếch.
Thật thà là một đức tính tốt đẹp thể hiện nhân cách sống của chính mình, bao giờ cũng đem lại cho người niềm vui vô hạn. Những lời nói thành thực là chất liệu của sự thật thà, chất phác không làm cho chúng ta tốn kém tiền bạc hay hao tổn sức lực. Nó đem lại nhiều ích lợi và làm cho người nghe được an ủi, khích lệ và làm cho tình thân giữa ta với người khác được thêm thắm thiết đậm đà.
- Cần làm gì để thực hiện lối sống thật thà. Thật thà là một đức tính tốt và cần có ở mỗi con người trong xã hội hiện đại nhưng thật thà với người như thế nào lại là một chuyện khác. Chúng ta thật lòng với một người tốt, họ đáp lại tấm lòng của chúng ta, cùng nhau đi qua khó khăn và tiến tới thành công. Nhưng khi chúng ta đã đối quá trung thực với một con người xảo trá thì họ sẽ lợi dụng lòng trung thực của chúng ta mà làm việc xấu.
Chính vì lẽ đó nên chúng ta hãy quan sát nhiều hơn để không bị vẻ ngoài tốt bụng giả tạo mà thật thà với người xấu, làm hại đồng đội. Đây không phải là không trung thực mà là phải biết mình nên làm cái gì để bảo vệ sự thật, thì mới gọi là thật thà. Chúng ta không được thật thà với người xấu bởi vì đó cũng có nghĩa là chúng ta đang tiếp tay cho những người xảo trá vậy. Thật thà chính là bảo vệ sự thật, bảo vệ lý lẽ, hướng nó tới những điều tích cực nhất.
Do vậy, đôi khi để thật thà, để bảo vệ cho lý lẽ chúng ta phải lấy lời nói dối làm vũ khí để chống lại người xấu. Đừng để người xấu lợi dụng sự thật để kiếm lợi riêng, chúng ta muốn làm một con người trung thực thì phải bảo vệ lẽ phải, sự thật. Henri Frederic Amiel đã nói: “Sự thật không chỉ bị dối trá xâm hại, nó còn bị xúc phạm bởi sự câm lặng”. Vậy nên đừng im lặng, đừng thật thà với người xấu mà hãy lên tiếng để bảo vệ cho sự thật.
c. Bàn luận
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người sống thiếu thật thà. Vì lợi ích của bản thân, vì nỗi sợ hãi, họ sẵn sàng lừa dối người khác để có phần nhiều hơn hoặc an toàn hơn, những người như thế thật đáng chê trách.
Là học sinh, phải luôn trung thực trong thi cử, tự tiến lên bằng chính sự hiểu biết và sức học của mình. Trong học tập, tính thật thà, trung thực là hai điều thiết yếu nhất để tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Vì chỉ khi chúng ta làm bằng chính sức mình thì chúng ta mới biết được rằng mình sai ở chỗ nào, cần phải sửa những gì rồi rút ra bài học mới.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: tầm quan trọng của đức tính thật thà trong đời sống con người
Câu 2
1. Mở bài:
- Giới thệu những nét tiêu biểu về nhà thơ Y Phương (khái quát đặc điểm về con người, cuộc đời, phong cách nghệ thuật, các sáng tác tiêu biểu,...)
- Giới thiệu những nét tiêu biểu về bài thơ “Nói với con” (hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng chủ đạo, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật,...)
- Giới thiệu khái quát về khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Nói với con”.
- Từ đó liên hệ với lòng biết ơn đối với cha mẹ và quê hương.
2. Thân bài
a. Phân tích, nêu cảm nhận về đoạn thơ:
* Cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con trước hết đó chính là gia đình.
Những hình ảnh thơ “chân phải”, “chân trái”, “một bước”, “hai bước” đã gợi lên hình ảnh những bước đi chập chững đầu đời của mỗi con người. Những hình ảnh “tiếng nói, “tiếng cười” đã gợi lên hình ảnh đứa trẻ với những tiếng bị bộ tập nói. Những hình ảnh “tới cha”, “tới mẹ” sự cổ vũ của cha mẹ và cha mẹ chính là vòng tay êm ấm, là điểm tựa vững chắc cho mỗi người
+ Gia đình, cha mẹ chính là cội nguồn đầu tiên sinh ra và nuôi dưỡng mỗi đứa con khôn lớn thành người.
Cội nguồn đó còn là quê hương:
- Quê hương đã được giới thiệu qua lối nói giàu hình ảnh của những người dân vùng cao - “người đồng mình”.
- Hỗ ngữ “con ơi” khiến cho những lời của người cha càng thêm thân thương, trìu mến.
- Hình ảnh giàu sức gợi:
+ “Đan lờ cài nan hoa” vừa tả thực công cụ lao động thô sơ được những con người nơi đây trang trí trở nên đẹp đẽ hơn vừa gợi đôi bàn tay khéo léo, cần cù, tài hoa, giàu sáng tạo của họ đã khiến những nạn nứa, nan tre vốn đơn giản, thô sơ trở thành những “nan hoa”.
+ Vách nhà ken câu hát” vừa tả thực lối sinh hoạt văn hóa cộng đồng và gia đình của “người đồng mình” khiến cho những vách nhà ấy như được ken dày thêm lên trong những câu hát, từ đó nó gợi lên một thế giới tâm hồn tỉnh tế và tràn đầy lạc quan của những người dân miền cao.
+ Các động từ “cai”, “ken” vừa miêu tả được động tác khéo léo vừa gợi sự gắn bó với nhau của những “người đồng mình”
- Hình ảnh nhân hóa “rừng cho hoa” và “con đường cho những tấm lòng” cùng điệp ngữ “cho” đã cho thấy tấm lòng rộng mở, hào phóng, sẵn sàng ban tặng tất cả những gì đẹp đẽ nhất, tuyệt vời nhất của quê hương, thiên nhiên.
- Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng mỗi người trưởng thành chính là những kỉ niệm êm đềm đẹp đẽ, hạnh phúc và tuyệt vời nhất của cha mẹ.
+ “Nhớ về ngày cưới” là nhớ về kỉ niệm cho sự khởi đầu của một gia đình, một tổ ấm.
+ “Ngày đầu tiên đẹp nhất” ấy có thể là ngày cưới của cha mẹ nhưng nó cũng có thể là ngày con chào đời, ngày bố mẹ được hạnh phúc đón chờ con.
b. Lòng biết ơn đối với cha mẹ và quê hương.
- Lòng biết ơn là một biểu hiện của tình người.
- Cần biết ơn cha mẹ, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người
- Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên, là hành động không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.
- Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước của mình.
3. Kết bài
Khái quát những nét đặc sắc nhất về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của khổ đầu bài thơ “Nói với con” và nêu cảm nhận của bản thân.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Lê Tiến Anh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Học tập
(Dễ đạt điểm cao) Phân tích 9 câu đầu bài Đất Nước hay chọn lọc
Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào?
Top 7 mẫu cảm nhận bài thơ Nói với con hay chọn lọc
Kế hoạch giáo dục Lịch sử Địa lí 6 Kết nối tri thức theo Công văn 5636
Giới thiệu một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam mà em biết (4 mẫu)
Xác định nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản Yêu và đồng cảm