Nhận xét về thời gian hình thành và lịch sử phát triển của các nền văn minh phương Đông và phương Tây thời kỳ cổ - trung đại

Dưới đây Hoatieu xin chia sẻ những nhận xét về thời gian hình thành và lịch sử phát triển của các nền văn minh phương Đông và phương Tây thời kỳ cổ - trung đại, qua đó giúp các bạn đọc hiểu rõ và có cái nhìn đúng hơn về các nền văn minh này.

1. Nhận xét về thời gian hình thành của các nền văn minh phương Đông và phương Tây thời kỳ cổ - trung đại

Biểu đồ thời gian hình thành các nền văn minh
Biểu đồ thời gian hình thành các nền văn minh

1.1. Nhận xét thời gian hình thành của nền văn minh phương Đông

  • Văn minh phương Đông ra đời từ rất sớm, từ cuối thiên niên kỉ IV TCN.
  • Thời kì cổ đại, phương Đông hình thành bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa.
  • Sang đến thời kì trung đại, các nền văn minh cổ phương Đông vẫn tiếp tục phát triển.
  • Văn minh phương Đông xuất hiện sớm hơn văn minh phương Tây.

1.2. Nhận xét thời gian hình thành của nền văn minh phương Tây

  • Văn minh phương Tây ra đời từ cuối thiên nhiên kỉ III TCN
  • Mặc dù xuất hiện muộn hơn phương Đông, nhưng cơ sở của nền văn minh phương Tây là Hy Lạp và La Mã vẫn phát triển rực rỡ
  • Văn minh phương Tây cổ đại được hình thành và phát triển trên những khu vực có điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt, phức tạp - không thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp nhưng bù lại có sự trợ giúp tuyệt vời của biển đảo. Từ đó hình thành những con đường giao thương trên biển, hải cảng, tàu bè… thúc đẩy giao lưu, buôn bán giữa các nước; đồng thời mang những thành tựu văn hóa, văn minh phương Tây truyền bá khắp thế giới.

2. Nhận xét về lịch sử phát triển của các nền văn minh phương Đông và phương Tây thời kỳ cổ - trung đại

2.1. Nhận xét về lịch sử phát triển của nền văn minh phương Đông

  • Lịch sử hình thành và phát triển của văn minh phương Đông gắn liền với các dòng sông lớn.
  • Với những điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi, nên ngay từ rất sớm, cư dân phương Đông đã bước vào nền văn minh nông nghiệp, chủ yếu là kinh tế nông nghiệp lúa nước.
  • Trong suốt chiều dài lịch sử của các quốc gia phương Đông, vấn đề ruộng đất luôn là một vấn đề hết sức quan trọng. Kinh tế công thương ở phương Đông có phát triển nhưng rất yếu ớt, chỉ là một hoạt động kinh tế phụ hay kinh tế thứ yếu trong các gia đình nông dân.
  • Một trong những điều kiện thuận lợi khác của phương Đông chính là việc cư dân phương Đông đã sớm bước vào thời đại kim khí, tức là có sự xuất hiện của những công cụ lao động bằng kim khí như đồng đỏ, đồng thau và sắt. Sự xuất hiện của công cụ lao động bằng kim khí đã làm biến đổi to lớn xã hội loài người.
  • Một số nền văn minh kết thúc trong thời kì cổ đại do bị các nước đế quốc khác xâm chiếm (Lưỡng Hà,...) một số nền văn minh khác còn tiếp tục kéo dài đến thời kì trung đại (Trung Quốc, Ấn Độ,...)

2.2. Nhận xét về lịch sử phát triển của nền văn minh phương Tây

  • Sự phát triển của kinh tế thương nghiệp hàng hải đã tạo ra một nền kinh tế giàu mạnh cho các quốc gia phương Tây cổ đại. Đặc biệt là sự phát triển cực thịnh của chế độ chiếm nô - gắn liền với phương thức sản xuất đạt đến mức hoàn chỉnh và cao nhất của nó trong xã hội phương Tây cổ đại, đã tạo điều kiện cho sự sáng tạo những giá trị vật chất, tinh thần của nền văn minh phương Tây.
  • Sự giàu mạnh về kinh tế chính là một trong những nguyên nhân thúc đẩy khát vọng mở rộng lãnh thổ và ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác. Văn minh Hy-La không chỉ đặt nền tảng vững chắc nhất cho văn minh phương Tây cổ đại phát triển, mà còn có nhiều đóng góp cho nhân loại với hàng loạt phát kiến vĩ đại trong suốt chiều dài lịch sử, đồng thời đóng góp chung cho sự phát triển của nhân loại.

Trên đây là Nhận xét về thời gian hình thành và lịch sử phát triển của các nền văn minh phương Đông và phương Tây thời kỳ cổ - trung đại chi tiết nhất. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 10 mảng Học tập nhé.

Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để trao đổi và thảo luận học tập nhé.

Đánh giá bài viết
6 9.299
0 Bình luận
Sắp xếp theo