(Mới) Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn tỉnh Lạng Sơn 2024

Đề thi vào 10 môn Văn Lạng Sơn 2024 - Cập nhật các thông tin mới nhất về đề thi Ngữ văn vào lớp 10 tỉnh Lạng Sơn 2024 cùng với gợi ý đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lạng Sơn sẽ giúp các em học sinh tham khảo và đối chiếu kết quả sau kì thi. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi vào lớp 10 môn Văn Lạng Sơn cùng với gợi ý đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT 2024-2025 tỉnh Lạng Sơn sẽ chính thức diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8/6/2024. Trong năm học này tỉnh Lạng Sơn dự kiến tuyển sinh hơn 9.200 chỉ tiêu vào các trường THPT trên địa bàn tỉnh. Các môn thi vào lớp 10 Lạng Sơn bao gồm Toán, Ngữ văn và tiếng Anh. Các thí sinh dự thi vào THPT chuyên Chu Văn An sẽ làm thêm bài thi môn chuyên.

1. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lạng Sơn 2024-2025

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Gợi ý: phép liên kết hình thức trong đoạn văn: phép nối (nhưng); Phép lặp: bạn.

Câu 2.

Trong đoạn trích, tác giả đưa ra những lời khuyên nếu bị bệnh tật hành hạ hoặc phải sống chung với khuyết tật thì:

- Hãy tiến lên phía trước, nắm lấy cơ hội đó để biết được ý nghĩa và sự quý giá của

- Hãy để những người bạn quan tâm biết rằng bạn yêu thương họ như thế nào.

- Hãy làm cho niềm tin của bạn trở nên mạnh mẽ.

Câu 3.

Học sinh tự trình bày theo ý hiểu của mình.

- Cuộc sống là một phép màu, có rất nhiều niềm vui bất ngờ đến với ta.

- Vì thế chúng ta cần phải trân trọng cuộc sống, giữ vững tinh thần lạc quan, niềm tin và suy nghĩ tích cực vào những điều kì diệu của cuộc sống.

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lạng Sơn 2024-2025

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lạng Sơn 2024-2025

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lạng Sơn 2024-2025

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lạng Sơn 2024-2025

2. Đề thi vào 10 môn Văn Lạng Sơn 2024

Đề thi vào 10 môn Văn Lạng Sơn 2024

3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lạng Sơn 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lạng Sơn 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lạng Sơn 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lạng Sơn 2023

4. Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Lạng Sơn 2023

Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Lạng Sơn 2023

5. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lạng Sơn 2022

ĐỀ CHÍNH THỨC

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Khó khăn giúp hé lộ tài năng. Những tổ chức tầm cỡ trên thế giới đều quan niệm rằng khó khăn là cơ hội để phát triển. Vậy nên đừng lên án chúng - hãy học hỏi và nắm bắt chúng. Những con người tầm cỡ trên thế giới đều biến những thương tích của mình trở thành bài học trí tuệ. Họ dùng thất bại làm đòn bẩy để tiến gần đến thành công. Họ không thấy đó là khó khăn, họ nhìn ra triển vọng. Và điều đó khiến họ vĩ đại. Hãy nhớ, sai lầm vẫn chỉ là sai lầm nếu bạn lặp lại nó lần nữa.

(Robin Sharma, Điểu vĩ đại đời thường, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2021, tr.140)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. (0,5 điểm)

Theo đoạn trích, khó khăn giúp hé lộ điều gì?

Câu 2. (0,5 điểm)

Chỉ ra từ biểu hiện phép lặp để liên kết hai câu văn sau: Họ dùng thất bại làm đòn bẩy để tiến gần đến thành công. Họ không thấy đó là khó khăn, họ nhìn ra triển vọng.

Câu 3. (1,0 điểm)

Em hiểu như thế nào về nội dung câu văn sau: Hãy nhớ, sai lầm vẫn chỉ là sai lầm nếu bạn lặp lại nó lần nữa?

II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm)

Câu 4. (3,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 12 đến 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần vượt khó trong cuộc sống.

Câu 5. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động trong đoạn thơ sau:

Mặt trời xuống biển như hồn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi !

(Huy Cận,  Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.139-140)

6. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Lạng Sơn 2022

I. ĐỌC HIỂU:

Câu 1. Theo đoạn trích, khó khăn hé lộ tài năng

Câu 2. Phép lặp từ “họ”

Câu 3. Câu nói có thể hiểu: Chúng ta không nên lặp lại những sai lầm đã mắc trước đó. Từ những sai lầm đó cố gắng thay đổi để không mắc lại những lỗi đó nữa.

II. LÀM VĂN:

Câu 1. Cách giải:

* Yêu cầu về hình thức: Viết đoạn văn đảm bảo từ 12- 15 câu

* Yêu cầu về nội dung:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của tinh thần vượt qua khó trong cuộc sống.

- Giải thích:

+ Tinh thần vượt qua khó: đó là sẵn sàng luôn đối mặt với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, và đối diện với khó khăn bằng một tinh thần tinh cực.

- Ý nghĩa của tinh thần vượt khó là:

+ Người có tinh thần vượt khó là người luôn phấn đấu, nỗ lực để đạt được những thành tựu cho bản thân.

+ Người có tinh thần vượt khó sẽ rèn luyện cho bản thân nhiều đức tính tốt như chăm chỉ, lạc quan,...

+ Người có tinh thần vượt khó sẽ không ngại những có khó khăn, vấp ngã. Đó chỉ là những thử thách giúp họ không ngừng hoàn thiện bản thân.

+Người có tinh thần vượt khó ắt sẽ đạt được thành công.

-Trong cuộc sống cũng có nhiều người bị quan, chán nản khi gặp khó khăn,... những người này nên bị chỉ trích, phê phán.

- Liên hệ bản thân, mở rộng.

Câu 2:

Cách giải

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá.

- Giới thiệu về khái quát nội dung của đoạn thơ.

- Khát quát về vẻ đẹp thiên nhiên và người lao động của đoạn thơ.

2. Thân bài:

a. Vẻ đẹp thiên nhiên

- Bức tranh thiên nhiên được xây dựng trên nền một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.

- Hình ảnh so sánh độc đáo trong câu 1:

+ Điểm nhìn nghệ thuật: nhìn từ con thuyền đang ra khơi.

+ Thời gian: hoàng hôn -> sự vận động của thời gian.

+Quang cảnh hùng vĩ của bầu trời lúc chiều tà -> vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ của cảnh hoàng hôn trên biển.

- Biện pháp tu từ nhân hóa:

+ Được sáng tạo từ chi tiết thực: những con sóng cải ngang như chiếc then cửa của vũ trụ. Bóng đêm “sập cửa” gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống bao trùm tất cả.

+ Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông, kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người.

2. Vẻ đẹp lao động của đoàn thuyền đánh cá ra khơi

- Từ “Lại”:

+ Chỉ một sự kiện lặp đi lặp lại.

+ Chỉ sự trái chiều vì khi vũ trụđã kết thúc một ngày dài để lắng vào yên nghỉ thì đoàn thuyền đánh cá lại bắt đầu một cuộc lao động mới.

=> Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước. Sau bao năm tháng chiến tranh con người Việt Nam mới có một cuộc sống lao động bình yên.

- “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:

+ Kết hợp hai hình ảnh: “câu hát” – “gió khơi”> cụ thể hóa sứ mạnh đưa con thuyền ra khơi.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm”-> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.

=> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui lao động.

* Câu hát của người dân chài:

- Biện pháp liệt kê: “cá bạc”, “cá thu”...-> sự giàu có của biển.

- Bút pháp tả thực kết hợp với trí thưởng tượng phong phú:

+ Tả đàn cá thu giống như con thoi đang bơi lượn mà như dệt tấm vải giữa biển đêm bừng muốn luồng sáng

+ Gợi những vệt nước ấp lánh khi đàn cá bơi lội.

+ Niềm vui của người dân chài. Những đàn cá như thoi đứa là niềm hứa hẹn chuyến về bội thu “khoang đầy cá nặng”

3. Kết bài:

- Nội dung

+ Tác giả phác họa thành công một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng.

+ Qua đó, ông đã làm hiện lên cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và tâm hồn phóng khoáng, tràn đầy niềm vui, niềm hi vọng của người lao động mới.

- Nghệ thuật

+ Ngòi bút tràn đầy sự chan hòa giữa con người và thiên nhiên.

+ Hình ảnh phong phú.

7. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn tỉnh Lạng Sơn 2021

Đề thi gồm có 01 trang, 05 câu

I. Phần đọc hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Ông Hai hì hục vỡ một vạt đất rậm ngoài bờ suối từ sáng đến giờ, ông tính để trồng thêm vài trăm gốc sản ăn vào những tháng đói vang năm. Có một mình, ông phải làm cố, hai vai ông mỏi nhừ. Ông năm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày càng làm việc với anh em, Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phòng, cung đào, cùng Cuộc thể thay tốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy nảo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng lại luôn được cùng anh em đào đường đắp 4, xẻ hào, khuân đá... Không biết cái chòi gác ở đà la làng đa dạng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt làm. Chao ôi! Ông lão nhở làng, nhớ cái làng quá.

(Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 162 163)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. (0,5 điểm).

Chỉ ra từ biểu hiện phép lặp từ ngữ liên kết giữa hai câu văn sau: Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cải làng của ông lại nghĩ đến những ngày càng làm việc với anh em

Câu 2. (0,5 điểm).

Theo đoạn trích, ông Hai có những mong muốn gì?

Câu 3. (1,0 điểm)

Chao ôi! Ông lão nhở làng, nhở cái làng quá.

Em hiểu như thế nào về nội dung những câu văn trên?

II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm)

Câu 4. (3,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 12 đến 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lối sống hòa hợp với thiên nhiên.

Câu 5. (5,0 điểm) Viết bài văn nghị luận trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đó. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

(Trích Viếng lăng Bác, Viện Phương, Ngữ văn 9, Tập hai,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr, 58)

Hết

Trên đây, Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Lạng Sơn 2024. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Bài liên quan:

Đánh giá bài viết
5 4.633
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm