22/12/2024 Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Định 2024
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Định
- Đáp án đề thi vào 10 Bình Định môn Văn 2024
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Định 2024
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Định các năm
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Định 2023
- Đề thi vào lớp 10 môn tiếng Văn Bình Định 2023
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Bình Định 2022
- Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Định 2022
- Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Bình Định
- Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Bình Định
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Định 2024 - Ngày 4/6/2024 các thí sinh lớp 9 trên địa bản tỉnh Bình Định sẽ chính thức bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024 với môn thi đầu tiên là Ngữ văn. Buổi chiều cùng ngày các em sẽ làm bài thi môn tiếng Anh và cuối cùng là môn Toán vào sáng 5/6. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Định 2024 cùng với gợi ý đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Bình Định 2024 sẽ giúp các em học sinh so sánh đối chiếu với bài làm của mình sau kỳ thi.
Đáp án đề thi vào 10 Bình Định môn Văn 2024
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 2024 môn Văn Bình Định đang được các thầy cô giải. Các em nhấn F5 liên tục để xem đáp án mới nhất.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Định 2024
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Định các năm
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Định 2023
Đáp án đề Văn vào 10 Bình Định đang được các thầy cô giải. Các em chờ 1 lúc rồi nhấn F5 để xem đáp án.
Phần I.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2. Theo tác giả một chút những điều nhỏ bé có thể mang đến cho chúng ta niềm hạnh phúc lớn nhất cho cuộc sống chúng ta.
Câu 3. Tác dụng của phép điệp ngữ “Một chút”:
- Tạo nhịp điệu cho câu văn và tăng khả năng biểu đạt, biểu cảm cho văn bản.
- Nhấn mạnh vai trò của những điều nhỏ bé trong cuộc sống.
- Từ đó tác giả kêu gọi mọi người hãy trân trọng những điều nhỏ bé trong cuộc sống của chính mình.
Câu 4. Các em tự trình bày theo ý hiểu của bản thân. (Có thể lấy dẫn chứng từ phần đọc hiểu.)
Gợi ý:
- Cảm nhận niềm vui từ những điều đơn giản.
- Những điều nhỏ bé làm giảm căng thẳng và lo lắng trong cuộc sống.
Phần II.
a. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả Y Phương, bài thơ Nói với con và dẫn dắt vào đoạn thơ.
b. Thân bài:
* Lời ca ngợi về đức tính cao đẹp của “người đồng mình”
- Người đồng mình tuy sống trong vất vả nhưng mạnh mẽ, kiên cường bền bỉ, luôn gắn bó với quê hương dù có phải cực nhọc, nghèo đói:
“Người đồng mình”: tiếng gọi thân thương, gần gũi chỉ những người sống cùng một vùng, rộng hơn là người trong một dân tộc, một đất nước.
“Cao” và “xa” gợi ra những khó khăn, thách thức mà con người phải trải qua.
“Sống như sông, suối” nghĩa là sống thủy chung với quê hương, biết chấp nhận khó khăn và vượt qua khó khăn bằng chính niềm tin, thực lực của mình.
- Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu ý chí và niềm tin, nhỏ bé về con người nhưng không nhỏ bé về tâm hồn và ước muốn xây dựng quê hương đất nước.
Hình ảnh “Thô sơ da thịt” ẩn dụ cho phẩm chất mộc mạc, giản dị và chất phác thật thà của người đồng mình nhưng cốt cách không hề “nhỏ bé”.
“Đục đá kê cao quê hương” là ý chí xây dựng quê hương của người đồng mình.
* Mong ước của người cha qua lời tâm tình với con
Tiếng gọi “con ơi” tha thiết, tâm tình, nhắn nhủ với con điều lớn lao nhất đó là lòng tự hào dân tộc và niềm tự tin bước vào đời.
“Nghe con” lời nhắn chứa chan tình yêu thương, nồi niềm và sự kỳ vọng của cha đối với con.
* Đặc sắc nghệ thuật
Giọng điệu thơ thiết tha, trìu mến: lời gọi cảm thán “người đồng mình yêu lắm con ơi”
Hình ảnh mộc mạc, gần gũi giàu chất thơ, vừa cụ thể lại vừa khái quát
* Trách nhiệm của thế hệ trẻ với quê hương, đất nước.
Qua lời người cha nói với con, nhà thơ Y Phương đã khéo léo gợi nhắc mỗi người người đọc nhất là thế hệ trẻ - thế hệ tương lai của đất nước, nhớ về cội nguồn, quê hương của mình, mỗi người không chỉ được nuôi dưỡng bởi tình yêu của bố mẹ, gia đình mà còn được trưởng thành, nuôi lớn bởi quê hương. Bởi vậy, mỗi chúng ta – thế hệ trẻ cần có ý thức gắn bó, yêu thương và có trách nhiệm kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương.
c. Kết bài:
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ, nêu cảm nhận của em về đoạn thơ.
Đề thi vào lớp 10 môn tiếng Văn Bình Định 2023
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Bình Định 2022
I. ĐỌC HIỂU:
1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
2. Mỗi khi nhìn thấy ánh mặt trời, chúng ta sẽ cảm thấy ấm áp và dễ chịu.
- Biện pháp tu từ so sánh: Bố mẹ được ví với “mặt trời”.
- Tác dụng:
+ Sử dụng hình ảnh so sánh giúp câu văn trở nên giàu hình ảnh, sinh động.
+ Không chỉ vậy, sử dụng hình ảnh so sánh còn nhấn mạnh bố mẹ chính là cội nguồn của sự sống, đem ta đến thế giới này, bảo vệ và nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, trưởng thành.
* Yêu cầu về mặt hình thức: Viết đúng một đoạn văn từ 10 đến 14 dòng.
* Yêu cầu nội dung:
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sự quan tâm và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ.
- Giải thích: Sự quan tâm và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ là những tình cảm chân thành là sự yêu thương, lo lắng mà con cái hướng tới cha mẹ mình."
- Sự quan tâm và tình cảm của con cai dành cho cha mẹ là điều cần thiết trong mỗi gia đình. Vì sao chúng ta phải quan tâm đến bố mẹ?
+ Cha mẹ là người yêu thương và có công ơn dưỡng dục với chúng ta vì thế việc quan tâm, yêu thương cha mẹ là bổn phận của mỗi người con.
+ Quan tâm đến cha mẹ là cách để rút ngắn khoảng cách thế hệ, gắn kết gia đình với nhau, tăng tính bền chặt trong mối quan hệ tình thân.
+ Quan tâm cha mẹ khiến con người trở nên trưởng thành hơn, biết yêu thương và trân trọng yêu thương.
- Sự quan tâm đến bố mẹ là những việc rất nhỏ bé, đơn giản: lời hỏi han, giúp đỡ việc nhà,...
- Mở rộng, liên hệ: inh
+ Phê phán những người con đối xử với cha mẹ một cách vô tâm, lạnh nhạt.
+ Luôn cố gắng bồi đắp tình yêu thương đối với cha mẹ mình.
II. LÀM VĂN:
Cách giải:
1. Mở bài: Giới thiệu chung về bức tranh thiên nhiên mùa xuân và mùa thu trong hai tác phẩm.
2. Thân bài: Cảm nhận từng bức tranh
2.1. Bức tranh mùa xuân xứ Huế của Thanh Hải
- Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và tràn đầy sức sống.
+ Cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ 1,2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ, khiến bông hoa như có cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân.
+ Các hình ảnh “dòng sông” “bông hoa” “bầu trời” “chim chiền chiện” thật bình dị và gợi cảm, đã tái hiện một không gian cao rộng của mùa xuân với những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế.
+ Màu sắc: “sống xanh” “hoa tím biếc” rất hài hòa, tươi sáng. Dòng sông xanh đã trở thành cái nền cho sắc tím của hoa, làm nổi bật vẻ đẹp sống động của mùa xuân.
+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện: là tín hiệu của một buổi sớm mùa xuân trong trẻo, mát lành; gợi không gian cao rộng của bầu trời tươi sáng, ấm áp, gợi liên tưởng đến những không đầy ắp màu xanh của một khu vườn quê với những vòm cây xanh mát hay một cánh đồng rộng lớn, bình yên.
=>Chỉ bằng vài nét phác, tác giả đã vẽ ra được khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, đủ đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ứ đầy sức sống và đậm đà nét Huế.
2.2. Bức tranh mùa thu đồng bằng Bắc Bộ của Hữu Thỉnh
- Bài thơ được mở ra bằng những tín hiệu rất riêng, báo mùa thu về:
+ “Hương ổi”: đi liền với từ “bỗng” gợi cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng; “phả” – làn hương ngọt ngào, sánh đậm, mùi ổi chín như được cô lại, phả vào gió thu. “Hương ổi” gợi không gian thờ thân thuộc, yêu dấu của làng quê đất Việt với những khu vườn, lối ngõ sum xuê hoa trái, làm nên hương sắc mỗi mùa; gợi hương vị riêng của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh.
+ “Gió se” là ngọn gió heo may mùa thu dịu nhẹ, thoáng chút se lạnh lúc thu về, giúp ta cảm nhận rõ hơn cái ngọt lành của hương ổi.
+ “Sương chùng chình” – nghệ thuật nhân hóa, gợi dáng vẻ, tâm trạng của làn sương thu. Làn sương lãng đãng như cố ý chậm lại, lưu luyến mùa hè, chưa muốn bước hẳn sang thu. Hệ thống hình ảnh độc đáo đã diễn tả một cách tài tình cái không khí se lạnh đầu thu và cả cái nhịp điệu chầm chậm của mùa thu về với đất trời. Đối diện với những tín hiệu báo thu là cái ngỡ ngàng của lòng người:
+ “Hình như” là lối nói giả định, không chắc chắn, phù hợp với những biểu hiện mơ hồ lúc giao mùa – những biểu hiện ấy không chỉ được cảm nhận bằng các giác quan mà còn phải cảm nhận bằng cả một tâm hồn tinh tế.
+ Âm điệu: là tiếng reo vui, ngỡ ngàng lúc thu sang.
=>Khổ thơ là những cảm nhận mới mẻ, tinh tế của tác giả lúc mùa sang. An sau những đổi thay của thiên nhiên đất trời lúc sang thu là niềm vui, niềm hạnh phúc của thi nhân.
2.3 Nhận xét
- Mỗi tác giả có những cảm nhận hết sức tinh tế về thiên nhiên và họ đã tìm ra những nét đặc sắc, riêng biệt trong mỗi mùa.
- Tuy nhiên, mỗi tác giả lại có những sắc thái khác nhau:
+ Thiên nhiên của Thanh Hải là xứ Huế mộng mơ với bông hoa tím biếc, với dòng sông xanh,... đâu đâu cũng ngập đầy sức sống.
+ Thiên nhiên của Hữu Thỉnh lại là những cảm xúc bâng khuâng, ngỡ ngàng khi mùa thu sang, với hương ổi nồng nàn, với cái gió se se, với làn sương mong mảnh. Tuy thu chưa thực sự rõ nét nhưng với sự tinh tế của mình Hữu Thỉnh đã giật mình nhật ra “Hình như thu đã về”.
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Định 2022
Công bố kết quả thi và phúc khảo bài thi:
- Ngày 18/6/2022: công bố kết quả chấm thi cho thí sinh dự thi.
- Học sinh dự thi có nhu cầu phúc khảo bài thi tiến hành nộp đơn phúc khảo cho Nhà trường kể từ từ ngày 18/6/2022 đến 11 giờ 00 ngày 21/6/2022.Gửi dữ liệu về Sở trước 16 giờ 30 phút ngày 21/6/2022. Sở sẽ công bố kết quả chấm phúc khảo chậm nhất đến 26/6/2022.
Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Bình Định
BÌNH ĐỊNH ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2021-2022
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi: 10/6/2021 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề)
Phần I. (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Không có gì tự đến đâu con
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu trải một nắng hai sương
Không có gì tự đến, dẫu bình thường
Phải bằng cả đôi tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt
Năm thắng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ...
Trích Không có gì tự đến đâu con - Nguyễn Đăng Tấn, Tuyển tập thơ Lời ru vầng trăng, NXB Lao động, năm 2000, trang 42)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2. Em hiểu như thế nào về những câu thơ
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu trải một nắng hai sương.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Như con chim suốt ngày chọn hạt
Câu 4. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nỗi lòng của cha mẹ được gửi gắm qua đoạn thơ (khoảng 10-15 dòng).
Phần II. (6,0 điểm)
Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang ký, ánh sáng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy vết cháy mà định nắng. Đây là máy vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá, hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.
(...) Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”
Trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD Việt Nam, 2018, tr. 183,185)
Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong phần trích trên. Từ đó liên hệ với hình ảnh của thế hệ trẻ trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam.
Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Bình Định
I. Đọc hiểu
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm
Câu 2:
Học sinh tự trình bày theo cảm nhận và ý hiểu của mình, có lý giải
Gợi ý:
- Quả, hoa, mùa bội thu. Đều là thành quả mà con người mong muốn đạt được
- Tháng ngày tích nhựa, nắng lửa, một nắng hai sương: Thể hiện cho những gian nan, thử thách, những khó khăn, gian khổ mà con người phải đối diện
-> Thành công không tự đến. Muốn có được thành công, thì phải có sự kiện kiên trì, trải qua những gian nan thử thách, bỏ công sức mới có được.
Câu 3:
Biện pháp tu từ: So sánh
Tác dụng: Nhấn mạnh sự kiên trì, cố gắng. Để có được thành quả con người không những chăm chỉ mà cần phải kiên trì, không bỏ cuộc.
Câu 4:
Học sinh trình bày theo cảm nhận của mình, có lý giải.
Gợi ý:
Nỗi lòng của cha mẹ được gửi gắm qua bài thơ, cha mẹ mong con
- Phải sống nghị lực , không được khuất phục trước khó khăn và bố mẹ đã dậy con một chân lí đúng đắn đó chính là " không có gì tự đến đâu con".
- Nếu muốn thành công thì con phải trải qua nhiều gian khổ và phải tự biết hoàn thiện , rèn luyện bản thân hằng ngày. Cha mẹ mong muốn con nên người , sống thật tốt.
II. LÀM VĂN
I. Mở bài: giới thiệu tác giả và tác phẩm Lặng lẽ Sapa.
- Giới thiệu vài nét về nhà văn Nguyễn Thành Long.
- Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. Trong đó có đoạn trích được dẫn ở đề bài mang lại cho người đọc nhiều cảm nhận về nhân vật anh thanh niên.
- Liên hệ với hình ảnh thế hệ trẻ trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam.
II. Thân bài:
Phần 1: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong hai đoạn trích
a. Công việc và hoàn cảnh sống của anh thanh niên:
- Công việc: “làm công tác khí tượng kiểm vật lí địa cầu”
- công việc đòi hỏi độ chính xác cao.
+ Công việc của anh là đo mưa, đo nắng, đo chấn động,...=> Dù công việc khó khăn nhưng anh vẫn vượt lên và vui tươi sống.
- Hoàn cảnh sống: Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn với độ cao hơn 2600 mét và ở cái độ cao ấy, suốt bốn mùa chỉ toàn “cây cỏ và mây mùa lạnh lẽo”
– Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, thiếu thốn, công việc đầy những khó khăn
-> Những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên:
+ Có trách nhiệm, yêu lao động và luôn hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao
+ Sống một mình giữa đỉnh núi cao, không có ai theo dõi, quản lí nhưng anh thanh niên vẫn luôn hoàn thành công việc đúng giờ theo quy định
Đoạn 2: Vẻ đẹp của anh thanh niên
- Một người yêu mến công việc dù làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn trong khung cảnh vắng vẻ nhưng anh không cảm thấy lẻ loi vì công việc mang lại cho anh niềm vui và nhận thức về ý nghĩa của công việc làm.
Cho nên với anh: ta với công việc là đội, sao gọi là một mình được?
- Một người có lòng yêu mến con người. Sống đơn độc nên anh rất khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Chính anh đã khẳng định với bác tài xế xe khách: Con người thì ai mà chả “thèm” hở bác?.
- Một người ham học hỏi, rất quan tâm đến đời sống nội tâm. Sống một mình trên đỉnh núi, anh không cảm thấy cô đơn vì lúc nào bên cạnh anh cũng có sách. Ngoài giờ làm việc, ngoài lúc phải chăm sóc vườn hoa, đàn gà, anh dành thời gian để đọc sách. Khi có kĩ sư, ông họa sĩ... đến phòng ở của anh và quyển sách anh đang đọc dở vẫn còn để mở trên bàn. Chính anh cũng đã khẳng định với cô kĩ sư: Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. Cái cách đọc sách của anh tinh tế, nghiêm túc và đúng đắn biết bao.
- Một người sống có lý tưởng, có trách nhiệm. Anh ý thức một cách rất rõ ràng: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đầu, mình vì ai mà làm việc?. Nhận thức đó cho thấy anh trẻ nhưng không hời hợt. Anh sống một mình nhưng không cô đơn vì lúc nào trong tư tưởng của anh mục đích sống, lẽ sống vẫn luôn luôn tồn tại và nhắc nhở. Làm một công việc đơn độc, phải dậy vào lúc nửa đêm, phải ra ngoài trời lúc mưa bão, lạnh lẽo, anh có thể nằm ở trong nhà, lấy số liệu cũ mà gọi bộ đàm về để báo cáo. Nhưng anh không làm điều đó. Vì anh có trách nhiệm và anh hiểu rõ việc anh làm ở đây có liên quan, có ảnh hưởng đến cuộc sống lao động và chiến đấu của rất nhiều người lúc bấy giờ. Việc phái đoàn không quân - phòng không đến thăm và khen ngợi anh đã cho thấy rõ điều đó.
- Nhân vật anh thanh niên được xây dựng bằng một nghệ thuật đặc sắc. Nó được miêu tả và thể hiện qua cuộc gặp gỡ đặc biệt với ông họa sĩ già và cố kĩ sự trẻ; được bộc lộ qua lời đối thoại của nhân vật; nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có tên gọi theo kiểu chung, phiếm chỉ.
- Vì thế, hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu; thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: “SaPa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”, hy sinh, yêu thương và mơ ước. Hình ảnh này gợi cho người đọc đến hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mĩ nói riêng và theo dòng chảy thời gian nói chung.
b. Liên hệ với hình ảnh thế hệ trẻ trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam
- Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm thật tốt đẹp. Hình ảnh của anh đã và đang động viên thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục noi gương để đi theo | bước chân dũng cảm, cao đẹp của cha anh ngày trước.
- Thế hệ trẻ cần trau dồi, học tập tốt để cống hiến sức mạnh cho quê hương, đất nước. Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp ấy sẽ góp phần tạo nên vẻ đẹp tâm hồn trong mỗi con người.
- Phê phán những người sống không có trách nhiệm, ích kỉ, chỉ vì lợi ích của bản thân.
III. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện lặng lẽ Sapa và qua đoạn trích:
+ Một người yêu công việc, yêu đất nước
+ Một con người lạc quan và có những suy nghĩ sâu sắc.
- Bài học rút ra, liên hệ bản thân.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Sky87
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Phân phối chương trình môn Địa lí 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ ngắn nhất trang 58
-
Ý nghĩa dòng thơ cuối bài Những cánh buồm
-
Đề thi giữa học kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức mới nhất (5 đề có đáp án)
-
(Mới nhất) Đáp án Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Cầu Giấy 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Học tập
Soạn Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga Kết nối tri thức
Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về một nước bạn hoặc về tình hữu nghị
Đại học Đồng Tháp điểm chuẩn 2023
Vì sao cây chè được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, còn cây cà phê được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên?
Đề thi học kì 1 Văn 7 sách Kết nối tri thức 2024
Đóng vai, nói và đáp lời chúc mừng của chị khi em được kết nạp Đội