(Mới nhất) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đà Nẵng 2024
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2024 Đà Nẵng
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TP Đà Nẵng năm học 2024 - 2025 diễn ra từ ngày từ 2-4/6. Sau đây là nội dung chi tiết đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Tp Đà Nẵng 2024 sẽ giúp các em học sinh so sánh đối chiếu với bài làm của mình sau kỳ thi.
Theo đó, để tham dự kì thi tuyển sinh lớp 10 thành phố Đà Nẵng 2024-2025 các thí sinh sẽ phải dự thi 3 môn thi bắt buộc bao gồm Toán, Ngữ văn và tiếng Anh. Môn thi vào lớp 10 Đà Nẵng đầu tiên là môn Ngữ văn vào sáng ngày 2/6/2024. Ngày 3/6, buổi sáng thí sinh thi môn Toán. Thí sinh thi vào Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, thi môn chuyên vào sáng 4/6. Sau đây là gợi ý đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đà Nẵng 2024, mời các em cùng tham khảo.
Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Đà Nẵng 2024
Đang giải...
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đà Nẵng 2024
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đà Nẵng các năm
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 2023 môn Văn Đà Nẵng
Đề thi vào 10 môn Văn Đà Nẵng 2023
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2022 Đà Nẵng
Câu 1.
1. Từ “cô bé” thực hiện phép liên kết là: phép lặp.
2. Thành phần biệt lập: Ơi => thành phần gọi đáp.
3. Cô bé vội chạy về nhà và xin lỗi mẹ vì:
- Cô bé cảm thấy ân hận vì hành động đã bỏ nhà ra đi của mình...
- Quan trọng hơn, cô bé nhận ra rằng từ trước đến nay mình chưa biết trân trọng những điều mẹ đã làm cho mình, coi những việc làm của mẹ cho mình là đương nhiên và cô chỉ biết giận dỗi vô cớ. Bởi vậy, cô bé đã chạy về nhà và xin lỗi mẹ.
4. HS từ câu chuyện rút ra bài học cho mình sao cho phù hợp với bài đọc hiểu.
Gợi ý: Chúng ta phải biết ơn cha mẹ.
Câu 2.
a. Yêu cầu về mặt hình thức: Viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn. (chú ý nếu viết bài văn cần có đầy đủ bố cục 3 phần).
b. Yêu cầu về mặt nội dung:
* Xác định vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của việc biết trân trọng những giá trị bình dị quanh ta.
- Giải thích:
+ Những điều bình dị quanh ta: Là những điều nhỏ bé, xuất hiện hàng ngày trong cuộc sống mà đôi khi con người quên mất những giá trị của nó.
=> Trân trọng những điều bình dị là điều cần thiết để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
- Ý nghĩa của việc trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống:
+ Trân trọng những điều bình dị khiến con người cảm nhận được hạnh phúc quanh mình từ đó biết yêu thương và trân trọng cuộc sống hơn.
+ Trân trọng những điều bình dị con người sẽ biết yêu thương tìnhững điều nhỏ nhặt nhất hình thành trái tim nhân ái, lòng trắc ẩn. in
+ Trân trọng những điều bình dị là bước đệm để con người đi tới và trân trọng những điều lớn lao hơn trong cuộc sống.
+Người biết trân trọng những điều bình dị đôi khi nhận lại được rất nhiều giá trị.
- Liên hệ:
+ Con người nên học cách sống chậm lại, quan sát và cảm nhận thiên nhiên con người, biết yêu thương quý trọng tất cả từ những điều nhỏ nhặt nhất.
+ Tránh thói quen sống vội mà quên đi mất những điều ý nghĩa luôn tồn tại quanh mình.
Câu 3. Học sinh lựa chọn 1 trong 2 đoạn và làm theo yêu cầu đề bài.
Hướng dẫn giải đề bài Đồng chí.
1. Mở bài
- Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm.
- Giới thiệu nội dung đoạn thơ cần phân tích: vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội.
2. Thân bài
* Là sự đồng cam, cộng khổ trong cuộc đời người lính:
- Đó là những cơn sốt rét rừng đã từng cướp đi bao sinh mạng, từng là nỗi ám ảnh đè nặng lên cuộc đời người lính. Cách nói “anh với tôi” một lần nữa cho thấy câu thơ không chỉ tả hình ảnh người lính bị cơn sốt rét rừng hành hạ mà còn gợi tình cảm đồng chí, đồng đội khi gian khổ đến cùng cực “sốt run người” vẫn quan tâm, lo lắng cho nhau.
- Đó còn là cái hiện thực thiếu thốn, khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính. Họ đã sống trong hoàn cảnh nghèo nàn về vật chất: thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc men...nhưng họ vượt lên tất cả nhờ sức mạnh của tình đồng chí.
- Đó còn là những khắc nghiệt của khí hậu núi rừng -> họ vượt lên nhờ tinh thần lạc quan cách mạng, sự ấm áp của tình đồng chí.
* Là niềm yêu thương, gắn bó sâu nặng họ dành cho nhau.
- Hình ảnh “tay nắm bàn tay”:
+ Chất chứa bao yêu thương trìu mến.
+Sẵn lòng chia sẻ khó khăn.
+ Chứa đựng cả những khao khát bên người thân yêu.
-> Chính tình đồng chí chân thành, cảm động và sâu sắc đã nâng đỡ bước chân người lính và sưởi ấm tâm hồn họ trên mọi nẻo đường chiến đấu.
* Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí:
- Được xây dựng trên nền một hoàn cảnh khắc nghiệt:
+ Thời gian, không gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo.
+ Không khí căng thẳng trước một trận chiến đấu. Trước mắt họ là cả những mất mát, hi sinh không thể tránh khỏi. -> Tâm hồn họ vẫn bay lên với hình ảnh vầng trăng nơi đầu súng (thanh thản kì lạ) -> Họ vẫn xuất hiện trong tư thế điềm tĩnh, chủ động “chờ giặc tới”.
=> Nhờ tựa vào sức mạnh của tỉnh thần đồng đội. Họ “đứng cạnh bên nhau” và trở thành một khối thống nhất không gì lay chuyển nổi.
- Được biểu hiện qua một hình ảnh thơ độc đáo, đầy sáng tạo: “Đầu súng trăng treo”:
+ Vốn là một hình ảnh thơ được cảm nhận từ thực tiễn chiến đấu.
+ Song hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa biểu tượng phong phú: Gợi liên tưởng: chiến tranh - hòa bình, hiện thực - ảo mộng, kiên cường – lãng mạn, chất chiến sĩ– chất thi sĩ. Gợi vẻ đẹp của tình đồng chí sáng trong, sâu sắc, sự xuất hiện của vầng trăng là một bằng chứng về sức mạnh kì diệu của tình đồng đội. Tình cảm ấy giúp tâm hồn người lính bay lên giữa lúc gay go, khốc liệt của chiến tranh.
Gợi vẻ đẹp của tâm hồn người lính – một tâm hồn luôn trong trẻo, tươi mát dẫu phải băng qua lửa đạn chiến tranh. Gợi vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam – một bàn tay giữ chắc cây súng mà trái tim luôn hướng đến những khát vọng thanh bình.
3. Kết bài
- Nội dung: Bài thơ thể hiện chân thực, cảm động một tình cảm lớn mang tính thời đại, đó là tình đồng chí bền chặt, thiêng liêng của những người lính cách mạng. Qua đó tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh người lính thời kì đầu chống Pháp.
- Nghệ thuật: Lối miêu tả chân thực, tự nhiên, từ ngữ, hình ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén.
Đề thi vào 10 môn Văn 2022 Đà Nẵng
Đề thi vào 10 môn Văn Đà Nẵng 2021
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐỀ CHÍNH THỨC | KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1 (2,0 điểm)
Đọc Văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Bài học đầu tiên
Mỗi ngưòi trong số 90 trong số anh em chúng ty đều đã từng làm việc trong cửa hàng nhỏ của cha trên vùng thảo nguyên phía bắc tiểu bang Dakota. [...]
Một buổi chiều ngày trước lễ Giáng sinh năm tôi học lớp 8, một cậu bé khoảng 5 hay 6 tuổi bước và cửa hàng trong bộ áo khoác tả tơi, tay áo ách nát dơ bẩn, đầu tóc rối bù, đôi giày mòn vẹt kéo lê. Tôi trông nó rất nghèo, nghèo đến nỗi không mua nổi bất cứ thứ gì trong cửa hàng này. Nó rụt rè nhìn quanh gian đồ chơi, cầm lên ngắm nghía chúng rồi đặt vào chỗ cũ.
Đúng lúc đó cha tôi xuất hiện. Ông tiến đến gần thắng bé. Đôi mắt xanh ánh màu thép mỉm cười và hỏi thằng bé xem nó cần gì? Thì ra, nỗ muốn mua một món quà Giáng sinh cho anh trai. Cha tôi bảo:
Cháu cứ xem cho thỏa thích. Cần gì thì cứ nói, bác sẽ lấy cho. (Tôi rất ngạc nhiên khi ông trân trọng nó như một người lớn).
- Món này giá bao nhiêu ạ? Thằng bé hỏi sau khi chọn chiếc máy bay.
- Thế cháu có bao nhiêu nào? Thằng bó chìa ra một nắm tiền nhăn nhúm. 27 cent
- Bấy nhiều đồ đủ đấy, cha tôi mỉm cười nói. Cháu có thể mang món quà về.
Tôi lặng ngắm thằng bé trong lúc đang gói món hàng lại. Đối với tôi, giờ đây, nó không còn là tháng bé rách rưới, tóc tai bù xù với đôi giày mòn vẹt kéo lê. Đó là một cậu bé hết sức rạng rỡ ôm món quà mà cậu nâng niu như báu vật. Tôi nghĩ về cha tôi và niềm vui sướng tột độ của cậu bé. Tôi hiểu ra một điều gì đó. Chiếc máy bay thực sự đáng giá 38 đôla.
(Nhiều tác giả, Những câu chuyện về lòng yu thương, NXB Trẻ, 2002)
a) Lời dẫn: “Cháu cứ xem cho thỏa thích. Cần gì thì cứ nói, bác sẽ lấy cho." là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp? (0,5 điểm)
b) Xác định khởi ngữ trong câu: “Đối với tôi, giờ đây, nó không còn là thằng bé rách rưới, tóc tai bù xù với đôi giày mòn vẹt kéo lê... (0,5 điểm)
c) Theo em, vì sao cậu bé vui sướng tột độ” khi mua được món quà Giáng sinh cho anh trai? (0,5 điểm)
d) Qua câu chuyện, em có nhận xét gì về nhân vật người cha? (0,5 điểm)
Câu 2. (3,0 điểm)
Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự tế nhị khi giúp đỡ người khác
Câu 3. (5,0 điểm)
Phân tích một trong ba đoạn thơ sau để thấy được vẻ đẹp của con người Việt Nam:
Ta hát bài ca gọi cá vào, Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng Câu hát căng buồm với gió khơi, | Những chiếc xe từ trong bom rơi Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Không có kính, rồi xe không có đèn, | Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục |
Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Văn Tp Đà Nẵng
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Lời dẫn: “Cháu cứ xem cho thỏa thích. Cần gì thì cứ nói bác sẽ lấy cho” là lời dẫn trực tiếp.
Khởi ngữ trong câu là “Đối với tôi”
Theo em, lý do cậu bé vui sướng tột độ khi mua được món quà tặng anh trai là vì:
- Cậu bé nghèo không nghĩ mình có khả năng mua một món quà tặng cho anh trai
- Hơn hết cả là vì tình yêu thương mà cậu bé dành cho anh.
- Cũng có thể cậu bé cảm nhận được sự giúp đỡ của chủ cửa hàng và nâng niu, trân trọng, biết ơn sự giúp đỡ ấy.
Nhân vật người cha trong đoạn trích là:
- Một người giàu lòng yêu thương, biết quan tâm giúp đỡ người khác.
- Tinh tế trong cách giúp đỡ những người gặp khó khăn.
Câu 2:
I. Mở bài:
- Giới thiệu về ý nghĩa của sự tế nhị khi giúp đỡ người khác.
II. Thân bài:
a. Giải thích:
- Tế nhị là tránh nói thẳng vào những điều khó nói, nhạy cảm, dung tục hay điều có thể gây đau buồn hoặc kinh sợ ở người khác.
- Giúp đỡ:
+ Là sự đồng cảm, luôn thấu hiểu và quan tâm đến người khác
+Là san sẻ những gì mình có với người khác
+ Cùng vui cùng buồn với người khác, khi họ gặp khó khăn, gian khổ
=>Khẳng định ý nghĩa của sự tế nhị khi giúp đỡ người khác là đức tính tốt, cần phát huy.
b. Bàn luận
Biểu hiện của sự tế nhị khi giúp đỡ người khác.
+ Luôn sẵn sàng mở lòng giúp đỡ những người xung quanh. Cho đi mà không yêu cầu đền đáp.
+ Sống trung thực, không gian dối, vụ lợi.
+ Sống đúng lương tâm, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân....
- Dẫn chứng: HS lấy dẫn chứng phù hợp
- Ý nghĩa của sự tế nhị khi giúp đỡ người khác.
+ Luôn được mọi người kính trọng, nể phục. + Bản thân có được sự thanh thản trong tâm hồn.
- Tại sao cần phải tế nhị khi giúp đỡ người khác?
+ Sự tế nhị khi giúp đỡ người khác chính là biểu hiện của niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp.
+ Khi bạn biết đối xử giúp đỡ với mọi người cũng là lúc bạn nhận được sự giúp đỡ từ xã hội. Như vậy tử tế sẽ khiến cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.
+ Sự tế nhị khi giúp đỡ người khác là biểu hiện của sự thiện tâm, đức độ. Khi con người biết làm đẹp tâm của mình, khi đó họ mới trở thành người thực sự có giá trị.
+ Giảm bớt tệ nạn xã hội, cải thiện bộ mặt xã hội
+ Mang lại mái ấm, hạnh phúc và cơ hội mới cho các em
c. Phản đề:
- Phê phán những con người sống ích kỉ, giả dối.
- Những người sống vô cảm, không biết yêu thương con người, đối xử tệ bạc với nhau.
d. Liên hệ, rút ra bài học:
- Sự tế nhị khi giúp đỡ người khác là rất quan trọng trong cuộc sống.
- Em đã thể hiện lối sống của mình trong cuộc sống như thế nào?
3. Kết bài
Mở rộng, kết luận lại vấn đề:
Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc, cần giữ gìn và phát huy.
Câu 3:
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Y Phương (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,...)
- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Nói với con” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,...)
- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và “người đồng minh” nói riêng, vẻ đẹp của con người Việt Nam nói chung.
2. Thân bài
a. Người đồng mình biết lo toan và giàu mơ trước:
- Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước:
+ Với cách nói “Người đồng mình thương lắm con ơi!” người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng minh đã trải qua.
+ Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người.
+ Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ.
->Có thể nói, cuộc sống của người đồng minh còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc.
-> Liên hệ với hình ảnh con người Việt Nam
b. Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn:
“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chế thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”.
+ Phép liệt kế với những hình ảnh ẩn dụ “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói” -> gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc.
+ Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơ gợi bao nỗi vất vả, lam lũ.
-> Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương.
+ Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối xứng đã nhấn mạnh: Người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm. Người đồng minh chấp nhận và thủy chung gắn bó cùng quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo, vất vả. Và phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi luyện cho chí lớn để rồi tình yêu quê hương sẽ tạo nên sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả.
+ Phép so sánh “Sống như sống như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người.
->Liên hệ với hình ảnh con người Việt Nam
c. Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc:
- Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi:
“Người đồng minh thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
+Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình.
+ Cụm từ “thô sơ da thịt” là cách nói cụ thể về những con người mộc mạc, giản dị.
+ Cụm từ “chẳng nhỏ bé” khẳng định sự lớn lao của ý chí, của nghị lực, cốt cách và niềm tin.
-> Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí.
- Cùng với ý thức tự lực, tự cường, người đồng minh còn ngời sáng tinh thần tự tôn dân tộc và khát vọng xây dựng quê hương:
“Người đồng minh tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.
+ Lối nói đậm ngôn ngữ dân tộc – độc đáo mà vẫn chứa đựng ý vị sâu xa.
+ Hình ảnh “Người đồng minh tự đục đá kê cao quê hương” vừa mang tính tả thực (chi truyền thống làm nhà kế đá cho cao của người miền núi), vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Người đồng mình đã tự tay xây dựng nên truyền thống quê hương đẹp giàu, sánh tầm với các miền quê khác trên mảnh đất hình chữ S thân yêu.
+ Câu thơ ngầm chứa niềm tự hào kiêu hãnh bởi họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
=>Liên hệ với hình ảnh con người Việt Nam
* Đánh giá, nhận xét:
-> Với thể thơ tự do, giọng điệu khỏe khoắn vừa tấm tình tha thiết vừa chứa chan hi vọng cùng những hình ảnh, từ ngữ mộc mạc, cụ thể -> nhà thơ nói với con về những vẻ đẹp của người đồng minh để rồi từ đó truyền cho con lòng tự hào về quê hương, dân tộc, nhắn nhủ con biết sống đẹp, biết vượt qua gian khó bằng niềm tin, ý chí như người đồng mình.
-> Người đồng mình là hình ảnh mang tính biểu tượng đại diện cho vẻ đẹp của con người Việt Nam từ muôn đời nay.
3. Kết bài
Khái quát về những vẻ đẹp cơ bản của “người đồng minh”, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân về vẻ đẹp của con người Việt Nam.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Xuân Huy
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Mới nhất) Điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024 Phú Thọ
(Mới) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán tỉnh Yên Bái 2024
(Mới) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Cao Bằng 2024
(Chính xác, đầy đủ) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Cao Bằng 2024
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Sử Hà Nội 2021
(Chuẩn) Điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024 Tây Ninh
(Chính xác) Điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024-2025 Bình Thuận
Gợi ý cho bạn
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 rèn kĩ năng phát âm chuẩn các từ ngữ và dấu thanh khó khi học môn Tiếng Việt
-
Phân phối chương trình sách Toán 12 Cánh Diều
-
Suy nghĩ về câu Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn
-
(Siêu hay) Kể lại một việc em đã tham gia góp phần giữ môi trường sống xanh sạch đẹp lớp 4
-
Nghị luận hướng về cội nguồn siêu hay
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Học tập
(Mẫu chuẩn) Viết đơn xin nghỉ một buổi học lớp 4
Tại sao pháp luật nước ta quy định nghĩa vụ công dân là xây dựng quy mô gia đình ít con?
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Con là... (Mới 2024)
Kể lại sự kiện Phi Châu và Báo đã trở thành đôi bạn thân thiết
(13 mẫu) Tóm tắt truyện Chiếc thuyền ngoài xa
Soạn bài Tôi yêu em Cánh Diều ngắn nhất