Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hòa Bình 2023

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 Hòa Bình - Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 2023 tỉnh Hòa Bình sẽ chính thức được tổ chức từ ngày 6/6/2023 với 1 kì thi chung tuyển sinh vào THPT toàn tỉnh. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi vào lớp 10 2023 môn Văn Hòa Bình và gợi ý đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hòa Bình 2023, mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hòa Bình 2023 sẽ được Hoatieu cập nhật ngay sau khi kì thi kết thúc.

1. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Hòa Bình 2023

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Hòa Bình 2023

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Hòa Bình 2023

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Hòa Bình 2023

2. Đề thi tuyển sinh lớp 10 2023 môn Văn Hòa Bình

Đề thi tuyển sinh lớp 10 2023 môn Văn Hòa Bình

3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hòa Bình 2022

I. ĐỌC HIỂU:

1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

2. Lợi ích đầu tiên là có thể đảm bảo cho việc khi bố mẹ đều không ở nhà thì mình vẫn có thể chăm sóc tốt cho bản thân.

3. Câu nói có thể hiểu: sống quá dựa dẫm vào người khác thì sau này ra ngoài cuộc sống chúng ta sẽ không làm được gì và tất yếu sẽ dẫn đến thất bại. Bởi vậy, mỗi người cần phải sống độc lập, tự chủ.

4. Gợi ý: Chúng ta cần phải sống tự lập.

II. LÀM VĂN:

Câu 1 (2 điểm):

Cách giải:

a. Yêu cầu về hình thức: Viết đúng một đoạn văn khoảng 15 dòng.

b. Yêu cầu về nội dung:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Lý do một số người trong giới trẻ hiện nay chưa có thói quen tự lập

- Giải thích: Tự lập là việc tự mình hoàn thành các công việc của bản thân mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của những người khác.

=> Ngày nay một số người trong giới trẻ chưa có thói quen tự lập.

- Lý do:

+ Do được gia đình bao bọc từ nhỏ nên khi lớn lên không học được cách tự lập.

+ Do bản thân có tính ỷ lại vào người khác. + Do bản thân yêu đuối, sợ vấp ngã, sợ khó khăn.

+ Do xã hội phát triển đi đôi với sự phát triển của các tiện ích khiến con người ngày càng phụ thuộc vào những tiện ích hiện đại mang lại.

+ Do chính bản thân những người trẻ chưa ý thức được giá trị của việc tự lập.

- Mở rộng liên hệ:

+ Ngay từ nhỏ, các bậc phụ huynh cần chú ý đến việc dạy trẻ cách sống tự lập.

+ Cần phân biệt giữa sống tự lập và sống biệt lập.

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở bài: Giới thiệu chung

2. Thân bài

- Những phẩm chất cao quý của người đồng minh:

“Người đồng mình...

... chỉ lớn”

+ Dòng thơ đầu được lặp lại: “người đồng mình” là cách gọi thể hiện sự gần gũi, thân thương như trong một gia đình. “Thương lắm” – bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với cuộc sống nhiều vất vả, gian khó của họ.

+ Từ ngữ giàu sức gợi: “cao” “xa” vừa gợi /a miền núi cao vừa gọi điều kiện sống khó khăn, vất vả.

“Nỗi buồn” “chí lớn” thể hiện bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người đồng mình

- Lời thơ lẩn quất một nỗi buồn xen lẫn niềm tự hào về phẩm chất tốt đẹp của người miền núi.

- Tác giả khái quát lên vẻ đẹp truyền thống của người miền cao:

“Người đồng mình...

... làm phong tục”

+ Hình ảnh “người đồng minh”: vóc dáng, hình hài nhỏ bé, “thô sơ da thịt”, họ chỉ có đôi bàn tay lao động cần cù nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé, yếu hèn. Họ dám đương đầu với gian lao, vất vả, họ lớn lao về ý chí, cao cả về tinh hồn.

+Công lao vĩ đại của người đồng mình: “đục đá kê cao quê hương” – xây dựng quê hương, tạo nên ruộng đồng, dựng lên nhà cửa, bản làng, làm nên giá trị vật chất, tinh thần cho quê hương. “Làm phong tục” – tạo nên bao nền nếp, phong tục đẹp, làm nên bản sắc riêng của cộng đồng.

- Con -» Lời thơ tràn đầy niềm tự hào về vẻ đẹp của người đồng mình. Nhắn ngủ con phải biết kế thừa, phát huy những truyền thống đó.

- Từ đó, người cha khuyên con biết sống theo những truyền thống của người đồng mình:

“Dẫu làm sao...

... không lo cực nhọc”

+ Điệp từ “sống” khởi đầu 3 dòng thơ liên tiếp, tô đậm mong ước thiết tha, mãnh liệt của cha dành cho con.

+ Ẩn dụ “đá” “thung” chỉ không gian sống của người niềm cao, gợi lên những nhọc nhằn, gian khó, đói nghèo. Người cha mong con “không chế” tức là biết yêu thương, trân trọng quê hương mình.

+ So sánh “như sông” “như suối”: lối sống hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng, vượt lên mọi gập ghềnh của cuộc đời.

+ Đối “lên thác xuống ghềnh”: cuộc sống không dễ dàng, bằng phẳng, cần dũng cảm đối mặt, không ngại ngần.

* Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng minh và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ.

- Để rồi, bài thơ khép lại bằng lời dặn dò vừa ân cần, vừa nghiêm khắc của người cha: “Con ơi...nghe con”.

+ Hình ảnh “thô sơ da thịt” được nhắc lại để nhấn mạnh những khó khăn, thử thách mà con có thể gặp trên đường đời, bởi con còn non nớt, con chưa đủ hành trang mà đời thì gập ghềnh, gian khó.

+ Dẫu vậy, “không bao giờ nhỏ bé được” mà phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Lời nhắn ngủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con.

3. Kết bài

- Nội dung:

+ Thể hiện tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con. Cha chăm nom con từng bước đi, nâng niu con từng tiếng cười, giọng nói và dạy dỗ con biết vững bước trên đường đời, biết sống sao cho xứng đáng với gia đình, quê hương.

+ Bộc lộ tình yêu quê hương xứ sở và niềm tự hào về người đồng minh của tác giả.

- Nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức gợi, in đậm lối tư duy trong sáng, hồn nhiên, sinh động của người miền núi. Giọng điệu khi ân cần, tha thiết; khi mạnh mẽ, nghiêm khắc.

4. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hòa Bình 2022

Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 Hòa Bình năm 2022 nóng nhất, mới nhất 0

5. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hòa Bình 2022

Đề thi vào lớp 10 chuyên Hoàng Văn Thụ môn Văn 2022

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ

NĂM HỌC 2022 2023 

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH)

Ngày thi: 04 tháng 6 năm 2022 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi có 01 trang, gồm 03 câu.

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1. (3,0 điểm) 

Đọc văn bản:

Sự tập trung không đồng nghĩa với việc bạn nỗ lực hết mình cho công việc đang thực hiện mà không bị chi phối bởi bất kỳ hành động nào khác. Sự tập trung giúp con người giữ được kiên định trên con đường theo đuổi mục tiêu cuối cùng. Hãy tập trung hết mình vào công việc, thành công sẽ đến với bạn đúng như bán mong muốn.

Tập trung không chỉ là phẩm chất cần có khi bạn bắt tay vào công việc nào đó mà nó còn tỏ ra hữu dụng trong chính bản thân mỗi người. Nhận ra năng lực của bản thân và tập trung hành động, nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực, là điều kiện cơ bản để xây dựng một cuộc sống hạnh phúc đủ đầy.

Hãy lên kế hoạch cho cuộc sống của bạn và tập trung thực hiện nó. Hãy hành động để mỗi phút giây trong đời bạn đều trôi qua trong sự hữu ích. Chắc chắn khi hoàn tất công việc, bạn sẽ được nếm trải cảm giác tuyệt vời, đầy ý nghĩa.”

(Không gì là không thể, George Matthew Adams, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh)

Thực hiện các yêu cầu sau:

a. (0,5 điểm) Xác định phép liên kết trong văn bản trên.

b. (0,5 điểm) Theo tác giả, sự tập trung đồng nghĩa với điều gì?

c. (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về câu: “Sự tập trung giúp con người giữ được kiên định trên con đường theo đuổi mục tiêu cuối cùng”?

d. (1,0 điểm) Em có đồng ý với quan điểm: “Hãy hành động để mỗi phút giây trong đời bạn đều trôi qua trong sự hữu ích.” không? Vì sao?

Câu 2. (2,0 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng) để trả lời câu hỏi: Bạn cần phải làm gì để tập trung vào việc học tập?

Câu 3. (5,0 điểm)

- "Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số 1 phân oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến" (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, trang 51).

- Phân tích nhân vật Vũ Nương trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ để làm sáng tỏ nhận định trên.

6. Đề thi vào 10 môn Văn Hòa Bình 2021

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN

(DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH)

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (3,0 điểm)

Đọc Văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Có một người phụ nữ nào vừa chuyển đến nơi ở mới. Hàng xóm của bà là một người mẹ nghèo sống cùng cậu con trai đang tuổi thiếu nhi. Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Cậu bé nói "Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?". Người phụ nữ thầm nghĩ: "Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao. Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ỷ lại mất". Nghĩ vậy, bà trả lời: “Dì không có". Đúng lúc bà đang chuẩn bị đóng cửa thì cậu bé cười rạng rỡ và lấy trong túi áo ra hai cây nến: "Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đem sang biểu dì hai cây nến để thắp sáng ạ”. Lúc này, bà vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt, vội bà liền ôm chặt cậu bé vào lòng.

(Theo Internet)

a. (0,5 điểm) Xác định thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa.

b. (0,5 điểm) Tìm và ghi lại 01 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên.

c. (1,0 điểm) Theo em, vì sao người phụ nữ lại vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước måt?

d. (1,0 điểm) Bài học nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? (Trả lời khoảng 3 đến 5 dòng )

Câu 2. (2,0 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 đến 15 dòng) về ý nghĩa của tinh thần chia sẻ khó khăn trong cuộc sống.

Câu 3. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh):

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

(SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2019)

7. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Văn tỉnh Hòa Bình

Câu 1

a.

Thành phần trạng ngữ trong câu: “Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa” là cụm từ Một buổi tối mất điện.

b.

Lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích:

“Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?”;

“Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả cây nến cũng không có sao. Tốt nhất là không cho, vì nếu cho họ sẽ ỷ nại mất”;

“Dì không có”;

“Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đem sang biếu di hai cây nến để thắp sáng.

Học sinh có thể chọn một trong số các lời dẫn trực tiếp trên.

c.

Học sinh trình bày theo cảm nhận của mình có giải thích.

Gợi ý: Người phụ nữ cảm thấy xấu hổ vì sự ích kỉ, sự xấu xa khi bản thân có suy nghĩ không tích cực đối với người khác.

Người phụ nữ cũng đồng thời cảm động vì người mẹ và đứa con của gia đình nghèo bên cạnh lại dùng tình yêu thương, sự bao dung, quan tâm để đáp lại sự ích kỉ của người phụ nữ.

d.

Học sinh tự nêu lên thông điệp có ý nghĩa với mình, chú ý lý giải.

Thông điệp:

Cuộc sống vẫn luôn có những điều tốt đẹp, hãy mở rộng trái tim, trao đi yêu thương. Đừng để trái tim chứa đầy sự nghi hoặc hay ích kỷ.

Câu 2:

I. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của tinh thần chia sẻ khó khăn trong cuộc sống. (Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình).

II. Thân đoạn

1. Giải thích

- Chia sẻ: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn... => Biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, thì chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

2. Bình luận

- Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia

+ Sẻ chia về vật chất: giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.

+ Sẻ chia về tinh thần: ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.

- Ý nghĩa tinh thần chia sẻ khó khăn trong cuộc sống:

+ Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

+ Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

- Phê phán bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.

3. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

4. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời.

- Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn...

III. Kết đoạn

- Khẳng định lại vấn đề: vai trò của ý nghĩa tinh thần chia sẻ khó khăn trong cuộc sống.

- Rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 3:

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Hữu Thỉnh - là một nhà thơ viết nhiều và viết rất hay về con người, cuộc sống nông thôn - một nhà thơ mộc mạc nhưng vô cùng tinh tế.

- Giới thiệu vài nét về bài thơ “Sang thu”: bài thơ miêu tả những chuyển biến nhẹ nhàng của đất trời từ hạ sang thu, không chỉ có hình ảnh thiên nhiên mà còn có bóng dáng con người trước mùa thu của cuộc đời.

2. Thân bài

a. Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về tín hiệu sang thu

- Cảm nhận tín hiệu thu về không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế

+ Hương ổi chín lan vào không gian, phả vào gió se

+ Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm

+ Từ “bỗng” diễn tả sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của nhà thơ trước những phát hiện thú vị báo thu về

+ Động từ “phả” gợi lên hương thơm của ổi chín như sánh lại, luồn vào trong gió gợi lên cho người đọc hình dung được không gian và thời gian của tiết sang thu

+ Gợi ra hình dung của hương ổi chín lan trong không gian, phả vào gió se

+Chùng chính – nghệ thuật nhân hóa: sương như có ý chậm lại, quấn quýt, điều đó cũng gợi hình ảnh về bước đi của thời gian, nhẹ nhàng.

-> Bức tranh mùa thu được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa qua hình ảnh, cách nhìn, cảm nhận và cả tận hưởng: hương ổi, gió, sương,... đây là sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau mang qua bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm cho bạn đọc hình dung ra những đặc trưng của mùa thu và bức tranh mùa thu nơi quê nhà thanh bình như được hiện ra rõ nét hơn, đẹp đẽ hơn.

b. Những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang

- Khoảnh khắc giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” – nghệ thuật nhân hóa diễn tả sự nuối tiếc, sự lưỡng lự trước khi chuyển mùa.

- Hình ảnh dòng sông trôi thanh thản, êm dịu chính là sự lắng đọng, “dềnh dàng” đặc trưng của mùa thu

- Chim “vội vã”: nghệ thuật nhân hóa, dường như chim muông cũng cảm nhận được sự chuyển giao của mùa mới nên tìm cho mình hướng đi.

* Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Các hình ảnh, chi tiết đặc sắc giàu sức gợi hình tái hiện chân thật góc nhìn cũng như cảm xúc say sưa, hòa nhịp của tác giả trong khoảnh khắc thiêng liêng của đất trời. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.

c. Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: Nắng - mưa:

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

- Các tính từ chỉ mức độ “vẫn còn”, “vơi dần” bớt từ chỉ mức độ rằng hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn - Quan sát tỉnh tế, nhạy cảm của tác giả: Sấm cũng bớt bất ngờ? Trên hàng cây đứng tuổi

+ Hình ảnh thực của tự nhiên sang thu sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa

+ Nghệ thuật nhân hóa: “bớt bất ngờ” - trạng thái của con người

+ Hai câu thơ cuối: Hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Đó cũng là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.

+Tầng sâu chính là ý nghĩa triết lí nhân sinh: con người khi cứng cáp, trưởng thành sẽ không còn sợ, hay cảm thấy bất ngờ trước những thử thách, sóng gió của cuộc đời. Con người từng trải sẽ vững vàng, kiên định hơn trước những tác động bất thường từ ngoại cảnh.

* Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:

- Nội dung: Sang thu là bài thơ đẹp thể hiện những rung động tinh tế của tác giả trước khoảnh khắc chuyển mùa hạ sang thu. Qua đó nêu bật lên chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời, con người.

- Nghệ thuật: sử dụng nhiều từ láy, tính từ gợi trạng thái, hình ảnh chân thực. Nghệ thuật nhân hóa mang lại cái hồn cho bài thơ, nghệ thuật ẩn dụ tạo chiều sâu về cảm xúc và suy nghĩ.

3. Kết bài

- Khẳng định những vẻ đẹp thiên nhiên đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ và triết lí nhân sinh của tác giả.

- Nêu cảm nhận của bản thân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 10.407
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • 9/12 - 12 - Hồ Bá Nhật Long
    9/12 - 12 - Hồ Bá Nhật Long

    cho mình hỏi ptbđ chính của văn bản là j vậy đang gấp lắm mn giúp vs

    Thích Phản hồi 23/11/21