Mâu thuẫn là gì?

Mâu thuẫn là gì? Mâu thuẫn trong triết học là gì? Ví dụ về mâu thuẫn. Mâu thuẫn là một khái niệm trong triết học. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Mâu thuẫn là gì?

Khái niệm mâu thuẫn theo quan điểm siêu hình được giải thích như sau: Mâu thuẫn là cái đối lập phản logic, không có sự thống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập. Nhân tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là mặt đối lập. Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.

=> Mâu thuẫn là 2 mặt đối lập thống nhất với nhau.

2. Ví dụ về mâu thuẫn

Sau đây là một số ví dụ về mâu thuẫn:

Ví dụ 1: Quan niệm về lối sống: Tâm linh (tin vào các yếu tố thần linh) và vô thần (Không tin vào các yếu tố tâm linh)

Ví dụ 2: Bài toán có đồng biến và nghịch biến

Ví dụ 3: Quá trình hấp thụ chất năng lượng và thải các chất cặn bã của sinh vật

Ví dụ 4: Công dân chấp hành các quy định của pháp luật và người phạm tội.

3. Mâu thuẫn biện chứng là gì?

Mâu thuẫn biện chứng là gì?

Mâu thuẫn biện chứng là một trạng thái mà mặt đối lập liên hệ, chúng có tác động qua lại với nhau, theo đó mâu thuẫn biện chứng được tồn tại một cách khách quan, phổ biến ở trong xã hội, tư duy và tự nhiên. Trong mâu thuẫn biện chứng tư duy có sự phản ánh mâu thuẫn đối với hiện thực, nguồn gốc phát triển nhận thức.

Mâu thuẫn biện chứng không phải là ngẫu nhiên, chủ quan, cũng không phải là mâu thuẫn trong lôgic hình thức. Mâu thuẫn trong lôgic hình thức là sai lầm trong tư duy.

4. Ví dụ về mâu thuẫn biện chứng

Ví dụ về mâu thuẫn biện chứng:

Mâu thuẫn giữa điện tích dương và điện tích âm, giữa lực hút và lực đẩy trong thế giới vật lý, giữa đồng hóa và dị hóa trong sinh vật, giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột trong đời sống kinh tế, giữa các quan điểm, học thuyết chống đối nhau trong triết học và các lý thuyết về tự nhiên, xã hội, v.v..

5. Quy luật mâu thuẫn

Quy luật mâu thuẫn gồm các nội dung sau:

Mọi sự vật hoặc hiện tượng đều chứa đụng những khuynh hướng, mặt đối lập, từ đó tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân chúng. Sự thống nhất và đấu tranh từ các mặt đối lập tạo ra xung lực nội của sự vận động, phát triển, và dẫn tới mất đi cái cũ thay thế bởi cái mới.

  • Mặt đối lập:

Mặt đối lập là những mặt mà có những thuộc tính, đặc điểm, những tính quy định mà có khuynh hướng biến đổi trái ngược, tồn tại theo khách quan ở trong tự nhiên, tư suy và xã hội.

  • Mâu thuẫn biện chứng:

Mâu thuẫn biện chứng là một trạng thái mà mặt đối lập liên hệ, chúng có tác động qua lại với nhau, theo đó mâu thuẫn biện chứng được tồn tại một cách khách quan, phổ biến ở trong xã hội, tư duy và tự nhiên. Trong mâu thuẫn biện chứng tư duy có sự phản ánh mâu thuẫn đối với hiện thực, nguồn gốc phát triển nhận thức.

  • Sự thống nhất của các mặt đối lập:

Sự thống nhất của các mặt đối lập: là sự nương tựa với nhau, tồn tại nhưng không tách rời với nhau của các mạt đối lập, tự tồn tại đó phải lấy sự tồn tại của mặt khác để làm tiền đề.

Sự thống nhất đó tạo lên những nhân tố “đồng nhất” của các mặt đối lập. Khi ở một mức độ nào đó chúng sẽ có thể chuyển hóa cho nhau.

Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng có biểu hiện tác động ngang nhau, đó chỉ là trạng thái vận động khi có sự diễn ra căn bằng.

  • Sự đấu tranh của các mặt đối lập:

Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lợi với nhau theo xu hướng là bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.

Hình thức đấu tranh các mặt đối lập vô cùng phong phú và đa dạng, tùy thuộc vào mối quan hệ qua lại của điều kiện diễn ra cuộc đấu tranh và các mặt đối lập, tính chất.

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc các khái niệm về mâu thuẫn, ví dụ về mâu thuẫn và nội dung của quy luật mâu thuẫn. Các bạn có thể tự lấy được các ví dụ về mâu thuẫn trong đời sống của chúng ta. Những mâu thuẫn này nhìn thì trái ngược nhau nhưng chúng lại không thể tách biệt nhau hoàn toàn trong cuộc sống mà vẫn có những mối liên hệ với nhau. Các mặt mâu thuẫn tồn tại nhiều, phổ biến và dễ bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Có mâu thuẫn thì sẽ có thống nhất và đấu tranh, thúc đẩy sự vận động phát triển, tạo ra cái mới thay thế cái cũ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
10 36.829
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm