Ví dụ về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
Ví dụ về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Giữa các mặt đối lập luôn có sự thống nhất và đấu tranh. Sau đây, Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, ví dụ sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
1. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là:
Các mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
2. Ví dụ về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
Ví dụ về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập được thể hiện qua mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và bị trị trong xã hội xưa. Họ đối lập với nhau về quyền lợi, ý chí. 2 giai cấp này luôn đấu tranh với nhau để bảo vệ quyền lợi của mình, luôn luôn tác động đến nhau.
Ví dụ khác như người kinh doanh và người tiêu dùng. Người kinh doanh thì mong muốn bán được giá cao để thu được nhiều lợi nhuận còn người tiêu dùng thì mong muốn có giá thành rẻ và hợp lý. Hai lợi ích của hai đối tượng này đối lập với nhau giúp điều chỉnh thị trường và quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
Ví dụ nữa là sự đối lập về lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động. Người lao động thì mong muốn mức lương cao hơn cho công sức của mình làm việc. Còn người lao động lại muốn trả tiền lương thấp cho người lao động. Hai lợi ích đối lập này đã có sự tác động, đấu tranh lẫn nhau.
3. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, thường được gọi tắt là quy luật mâu thuẫn là quy luật phổ quát của hiện thực, kể cả trong tư duy và sự nhận thức hiện thực đó bằng chính tư duy của con người.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chứa đựng thực chất và hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Chính V.I.Lênin đã khẳng định như vậy. Ông viết: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng”. Theo V.I.Lênin, “sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận đối lập của nó..., đó là thực chất... của phép biện chứng”. Trong phép biện chứng, mối liên hệ giữa các mặt đối lập chính là mâu thuẫn; sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập chính là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
– Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất và vừa đấu tranh với nhau:
- Sự thống nhất của các mặt đối lập chính là sự nương tựa, sự ràng buộc quy định lẫn nhau và làm tiền đề cho nhau để cùng tồn tại; nếu không có sự thống nhất của các mặt đối lập thì sẽ không tạo ra sự vật.
- Có thể hiểu một cách đơn giản thì thống nhất chính là sự đồng nhất, sự phù hợp ngang nhau của hai mặt đối lập đây là trạng thái cân bằng của mâu thuẫn.
- Thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ là tạm thời là tương đối có nghĩa là nó chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, đó là trạng thái đứng im, ổn định tương đối của sự vật.
- Việc đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp được diễn ra từ thấp đến cao và bao gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những đặc điểm riêng.
– Sự đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập chính là nguồn gốc, là động lực của sự phát triển
- Việc đấu tranh của các mặt đối lập sẽ gây ra những biến đổi các mặt đối lập khi cuộc đấu tranh của các mặt đối lập trở nên quyết liệt. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập chính là khi các mâu thuẫn được giải quyết thì sự vật cũ sẽ bị mất đi và sự vật mới xuất hiện. Các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau với ba hình thức sau đây:
- Các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau mặt đối lập này thành mặt đối lập kia và ngược lại nhưng ở trình độ cao hơn về phương diện vật chất của sự vật.
- Cả hai mặt đối lập đều mất đi và chuyển háo thành một mặt đối lập mới.
- Các mặt đối lập thâm nhập vào nhau và cải biến lẫn nhau.
Hoa Tiêu vừa lấy ví dụ cho bạn đọc về sự đấu tranh của các mặt đối lập. Thông qua đó các bạn có thể hiểu phần nào quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Quy luật này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nhận thức, giải quyết mâu thuẫn của con người. Triết học giúp con người nhìn nhận thế giới khách quan, có phương pháp luận sâu sắc, xem xét toàn diện các vấn đề. Các mặt đối lập không chỉ tồn tại sự đấu tranh mà chúng còn có mặt thống nhất, tạo tiền đề cho nhau cùng phát triển.
Hi vọng qua ví dụ vừa rồi, các bạn học sinh có thể vững thêm kiến thức về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:
Nguyễn Huyền Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) về đề tài: Môi trường hôm nay, cuộc sống ngày mai
-
Hãy kể lại một trường hợp pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
-
Ví dụ về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
-
Vẽ một bức tranh hoặc thiết kế một khẩu hiệu tuyên truyền người thân thực hiện tốt các quy định của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị
-
Em hãy giới thiệu dự định mô hình kinh doanh trong tương lai của bản thân hoặc gia đình
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Em hãy tóm tắt nội dung đã học về Hiến pháp năm 2013 bằng sơ đồ tư duy và thuyết trình trước lớp
-
Vẽ tranh tuyên truyền về việc thực hiện sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật
-
Nêu những việc học sinh nên làm và không nên làm để góp phần xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh
-
Em hãy tìm hiểu và viết bài chia sẻ về hoạt động ngày hội Đoàn kết toàn dân tộc ở địa phương em
-
Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) về đề tài: Môi trường hôm nay, cuộc sống ngày mai
-
Vẽ một bức tranh hoặc thiết kế một khẩu hiệu tuyên truyền người thân thực hiện tốt các quy định của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị
-
Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy cơ quan nhà nước theo quy định tại Hiến pháp năm 2013 KTPL 10
-
Em hãy tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ và viết báo cáo việc thực hiện các quy định của Hiến pháp về môi trường
-
Em hãy thiết kế một sản phẩm truyền thống (khẩu hiệu, tranh vẽ,...) giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-
Viết một công trình sử dụng ngân sách nhà nước ở địa phương em và ý nghĩa của công trình
-
Vẽ sơ đồ tư duy về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo nội dung của Hiến pháp năm 2013
-
Em hãy thực hiện 1 bài viết bày tỏ về quyền học tập để gửi tới đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện nơi em sinh sống

Bài viết hay Công dân 10
Em hãy viết một bài thuyết trình tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội
Vẽ tranh tuyên truyền về việc thực hiện sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật
Em hãy tìm hiểu và viết bài về sự hỗ trợ của tín dụng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng trong đời sống xã hội
Nêu những việc học sinh nên làm và không nên làm để góp phần xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh
Sưu tầm từ 3 đến 5 văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục - KTPL 10
Vì sao nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân?