Hãy kể lại một trường hợp pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Hãy kể lại một trường hợp pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo công bằng và bình đẳng giữa các công dân, đồng thời là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân. Việc thực thi pháp luật không chỉ giúp duy trì trật tự xã hội mà còn góp phần xây dựng một môi trường sống an toàn, văn minh và ổn định. Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều trường hợp pháp luật can thiệp kịp thời để bảo vệ quyền lợi của công dân, từ các vấn đề dân sự, lao động đến quyền sở hữu tài sản hay quyền tự do cá nhân.

Để hiểu rõ hơn về những tình huống thực tế và cách pháp luật bảo vệ công dân, mời bạn cùng Hoatieu.vn tìm hiểu qua những ví dụ cụ thể dưới đây.

Lưu ý: Nội dung dưới đây được sản xuất và biên tập lại bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết xin vui lòng dẫn nguồn.

Hãy kể lại một trường hợp pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà em biết. Em rút ra bài học gì từ trường hợp đó?

Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bằng cách sử dụng những điều pháp luật quy định để đảm bảo sự công bằng cho công dân bằng quá trình điều tra, xét xử. Những vấn đề xâm phạm đến quyền, lợi ích của công dân có thể là quyền và lợi ích về mặt dân sự hoặc hình sự. Dưới đây hoatieu.vn sẽ đưa ra một số ví dụ để bạn đọc tham khảo:

Ví dụ 1: Chị gái em là H đã kết hôn và có một người con trai 1 tuổi. Nhưng trong cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc nên chị H đã quyết định li hôn. Tuy nhiên chồng chị H yêu cầu ly hôn thì chị không được lấy bất cứ tài sản gì do chị H chỉ ở nhà chăm con. Quá bức xúc nên chị đã nộp đơn ly hôn với yêu cầu phân chia tài sản và quyền nuôi con.

Theo quy định pháp luật thì tài sản trong thời kỳ hôn nhân có được của cả hai người vợ và chồng thì là tài sản chung và khi ly hôn phải phân chia công bằng hai bên. Còn về quyền nuôi con thì do trẻ dưới 36 tháng tuổi vẫn thuộc quyền nuôi con của người mẹ.

Vì thế chị H đã giành được một phần tài sản thuộc về mình và quyền nuôi con.

Sau câu chuyện này em rút ra bài học, hôn nhân là một vấn đề quan trọng nên cần nghiêm túc và kỹ càng. Hơn nữa khi li hôn cũng được pháp luật phân chia công bằng về tài sản.

Hãy kể lại một trường hợp pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Hãy kể lại một trường hợp pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Ví dụ 2: Tình huống: Trần Văn H (sinh năm 1990, sinh sống tại quân TX, thành phố HN) và Nguyễn Văn B (sinh năm 1988, sinh sống tại quận BD, thành phố HN) là hai đối tượng không có công việc ổn định, thường xuyên gây rối tại địa phương nơi cư trú. Ngày 10/6/2013, vì không có tiền nên H và B nảy sinh ý định trộm cắp tiền để thỏa mãn nhu cầu ăn chơi. Trưa ngày 10/6/2013, H rủ B đi đến khu vực ngõ 26 phố X và nhìn thấy nhà chị Y (số nhà 15, ngõ 26 phố X) không có khóa cửa. Lợi dụng sơ hở, Trần Văn H và Nguyễn Văn B đã trèo vào nhà chị Y và lấy trộm 2 điện thoại di động, 2 máy tính xách tay. B cầm ba lô và bỏ những vật vừa lấy trộm được vào trong ba lô. Khi vừa ra khỏi nhà chị Y, H và B đã bị anh Trần P( chồng chị Y), đang đi từ ngoài đường về phát hiện, hô hoán. H sợ quá bỏ chạy trước, anh Trần b đuổi theo và giằng lại ba lô trên tay B, B giật lại cho bằng được và đẩy đến công an. Qua giám định, trị giá 2 chiếc điện thoại di động và máy tính xách tay được xác định là 50 triệu.

Nhận xét: Hành vi của B là hành vi chuyển hóa từ trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản vì mặc dù ý định ban đầu của B là thực hiện hành vi trộm cắp nhưng khi bị phát hiện, B đã bỏ chạy và khi bị anh P giằng lại ba lô, B vẫn giữ bằng được tài sản và đẩy anh P ngã. Mục đích của B khi tẩu thoát là giữ bằng được tài sản. Hành vi này đã đủ cấu thành tội cướp tài sản và lúc này tội trộm cắp tài sản đã chuyển hóa thành tội cướp tài sản, đây chính là hành vi dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản.

>>> Bài học: Pháp luật của nhà nước đề ra là bảo vệ quyền lợi của người dân, xử phạt đúng với lỗi vi phạm mà tội phạm đã gây ra.

+ B thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Hành vi của B đã xâm phạm đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ. B là người đã thành niên, không bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nên phải chịu trách nhiệm về tội phạm này

Ví dụ 3: Gia đình em và hàng xóm có xảy ra tranh chấp đất đai do nhà hàng xóm khi xây tường bao đã xây lấn sang phần đất của gia đình em. Cả hai bên thường xảy ra căng thẳng vì thế gia đình em đã kiện lên cơ quan chính quyền giải quyết vấn đề đất đai. Sau khi điều tra giấy tờ và xem xét tình hình tực tế thì phần đất của gia đình em đã bị lấn sang khoảng 0,5 m.

Vì thế cơ quan yêu cầu phía bên hàng xóm phải hoàn trả lại phần đất đó cho gia đình em nếu không sẽ bị cưỡng chế và xử phạt hành chính.

Sau câu chuyện này em rút ra bài học, khi có tranh chấp đất đai mà không thể hoà giải thì nhờ pháp luật can thiệp để giành lại quyền và lợi ích của mình.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Hãy kể lại một trường hợp pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
2 7.490
Hãy kể lại một trường hợp pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng