Nội dung nào là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm?

Nội dung nào là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm? Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm là những nội dung của triết học về cách nhận thức của con người. Vậy cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm là gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Nội dung nào là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm?

Nội dung là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm là: Cách giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học (Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, tư duy và tồn tại)

Trong đó:

  • Thế giới quan duy vật khẳng định: Vật chất là bản chất của thế giới. Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất là tự có không do ai sáng tạo ra và cũng không mất đi.
  • Thế giới quan duy tâm cho rằng: Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.

2. Triết học ra đời từ bao giờ?

Nội dung nào là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm? 

Triết học có vai trò quan trọng trong nhận thức, suy nghĩ, nhìn nhận thế giới của con người. Vậy nguồn gốc, thời gian ra đời của triết học là bao giờ?

Về nguồn gốc, triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây từ khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN, tại các quốc gia văn minh cổ đại như: Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc.

=> Triết học ra đời từ khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN.

=> Triết học đã được ra đời từ rất sớm.

Ở phương Tây, khái niệm triết học lần đầu tiên xuất hiện tại Hy Lạp với tên gọi φιλοσοφία (philosophia) có nghĩa là “”love of wisdom” – “tình yêu đối với sự thông thái” bởi nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại mang tên Pythagoras. Với người Hy Lạp, triết học mang tính định hướng đồng thời cũng nhấn mạnh khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.

Ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học được bắt nguồn từ chữ triết và được hiểu là sự truy tìm bản chất của đối tượng, là trí tuệ, sự hiểu biết sâu sắc của con người. Còn tại Ấn Độ, darshanas (triết học) lại mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.

Dù cho ở phương Đông hay phương Tây, triết học cũng đều là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người. Tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội.

3. Triết học có vai trò nào đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người?

Triết học có vai trò quan trọng đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người: Là thế giới quan và phương pháp luận chung đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.

Để tìm hiểu rõ vai trò là thế giới quan, là phương pháp luận chung của triết học, mời các bạn tham khảo bài: Vai trò của triết học

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm và vai trò của triết học với hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn của con người.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 11.719
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm