Phân biệt đối tượng nghiên cứu của triết học với các môn khoa học cụ thể khác

Phân biệt đối tượng nghiên cứu của triết học với các môn khoa học cụ thể khác. Mỗi lĩnh vực sẽ có những đối tượng nghiên cứu khác nhau. Triết học và khoa học đương nhiên có những đối tượng nghiên cứu riêng. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu sự khác biệt này nhé.

1. Phân biệt đối tượng nghiên cứu của triết học với các môn khoa học cụ thể khác

Tiêu chíĐối tượng nghiên cứu của triết họcĐối tượng nghiên cứu của các môn khoa học khác
Phạm vi

Nghiên cứu rộng hơn, những lý luận chung trong cuộc sống con người

Ví dụ: Nghiên cứu sự lưu thông của tiền tệ, hàng hóa.

Nghiên cứu sự vận động của xã hội

Nghiên cứu những lịch vực cụ thể đối với từng ngành khoa học:

Ví dụ:

Sinh học: Nghiên cứu sự biến đổi gen

Hóa học: Nghiên cứu ra các chất khử khuẩn thân thiện với môi trường

Tính chất

Mang tính lý luận, trừu tượng

Ví dụ: Nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Mang tính chính xác, khoa học, có thể biểu hiện thành bảng số liệu,...

Ví dụ: Nghiên cứu sự tác động của khí cacbonic đến môi trường sống

2. Chức năng của triết học

Chức năng của triết học

Triết học có vai trò quan trọng trong đời sống con người.

Triết học Mác – Lênin trang bị cho con người hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật làm công cụ nhận thức khoa học; giúp con người phát triển tư duy khoa học, đó là tư duy ở cấp độ phạm trù, quy luật.

Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn không được xem thường hoặc tuyệt đối hóa phương pháp luận triết học. Nếu xem thường phương pháp luận triết học sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, dễ mất phương hướng, thiếu chủ động, sáng tạo trong công tác. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của phương pháp luận triết học sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều và dễ bị vấp váp, thất bại. Bồi dưỡng phương pháp luận duy vật biện chứng sẽ giúp mỗi người tránh được những sai lầm do chủ quan, duy ý chí và phương pháp tư duy siêu hình gây ra.

3. Các loại hình nghiên cứu khoa học

Tùy từng phương thức phân chia mà chúng ta có các loại hình nghiên cứu khoa học như sau:

Phân loại theo chức năng nghiên cứu:

  • Nghiên cứu mô tả:

Mô tả một sự vật là sự trình bày bằng ngôn ngữ hình ảnh chung nhất của sự vật, cấu trúc, trạng thái, sự vận động của sự vật. Nhờ nghiên cứu khoa học mà sự vật được mô tả một cách chân xác, phù hợp quy luật vận động như nó tồn tại. Mục đích của mô tả là đưa ra một hệ thống tri thức vật, giúp cho con người có một công cụ nhận dạng thế giới, phân biệt được sự khác biệt về bản chất giữa một sự vật này với một sự vật khác.

  • Nghiên cứu giải thích:

Giải thích một sự vật là sự làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật.

  • Nghiên cứu dự báo:

Dự báo một sự vật là sự nhìn trước quá trình hình thành, phát triển và tiêu vong của sự vật, sự vận động và trạng thái của sự vật trong tương lai.

  • Nghiên cứu giải pháp:

Nghiên cứu giải pháp là loại chức năng nghiên cứu nhằm làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại

Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu:

  • Nghiên cứu cơ bản:

Nghiên cứu cơ bản là những nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái các sự vật, tương tác trong nội bộ sự vật và mối liên hệ giữa sự vật với các sự vật khác.

  • Nghiên cứu ứng dụng:

Nghiên cứu ứng dụng là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật; tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và áp dụng chúng vào trong môi trường mới, vào sản xuất và đời sống.

  • Triển khai:

Triển khai là sự vận dụng các quy luật (thu được từ nghiên cứu cơ bản) và các nguyên lý (thu được từ nghiên cứu ứng dụng) để đưa ra các hình mẫu và quy trình sản xuất với những tham số khả thi về kỹ thuật

4. Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên

Khoa học và triết học có mối quan hệ mật thiết gắn bó. Từ thời kỳ cổ đại khi khoa học tự nhiên mới phát triển thì gắn bó với triết học, nằm trong triết học tự nhiên.

Khi thần học phát triển thì khoa học tự nhiên bị yếu dần và triết học phát triển ảnh hưởng lên khoa học tự nhiên. Tuy nhiên khi triết học phát triển lại kéo theo triết học tự nhiên pháp triển và từ đó kéo theo khoa học tự nhiên cũng phát triển theo và vượt qua thần học.

Khi đến thời hiện đại, khoa học tự nhiên có sự chuyển mình mạnh mẽ làm thay đổi toàn bộ tư duy của xã hội. Lúc này khoa học tự nhiên không còn phụ thuộc vào triết học. Nhờ những thành tựu khoa học đã khai sáng cho nhân loại và cho cả triết học.

Khi đó những nghiên cứu của khoa học tự nhiên đã thay đổi triết học theo một hướng tư duy khác đó là chủ nghĩa duy vật biên chứng. Từ đó thì chủ nghĩa duy vật biển chứng ra đời.

Như vậy khoa học tự nhiên và triết học đã có sự tác động lẫn nhau thúc đẩy sự phát triển của nhau qua các thời kỳ.

Trên đây, Hoatieu.vn đã giúp bạn đọc Phân biệt đối tượng nghiên cứu của triết học với các môn khoa học cụ thể khác.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 16.364
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Le Minh Ngoc
    Le Minh Ngoc

    Sự giống nhau và khác nhau giữa triết học và các công cụ học tập (ví dụ: Luật học)? Lấy ví dụ. giúp m vs


    Thích Phản hồi 25/10/21