Vai trò của triết học

Vai trò của triết học. Triết học có vai trò gì trong cuộc sống con người, trong giới khoa học? Những giá trị mà triết học mang lại cho con người là điều không cần bàn cãi. Cùng Hoa Tiêu tìm hiểu nhé.

1. Vai trò của triết học

Triết học mang lại cho con người nhiều giá trị lớn cho con người, cụ thể:

  • Triết học là cơ sở thế giới quan:

+ Với tính cách là cơ sở vũ trụ quan, triết học góp phần truy tìm lời giải cho hệ vấn đề về bản thể, về vũ trụ… để xây dựng mô hình vũ trụ hợp lý và tiến đến làm sáng rõ vị trí, vai trò của con người trong vũ trụ đó.

+ Với tính cách là cơ sở ý thức hệ, triết học góp phần truy tìm lời giải cho hệ vấn đề về xã hội, về các giai – tầng trong xã hội… Để xác định những lợi ích sống còn và những mục đích bất di bất dịch mà các giai – tầng, xã hội nào đó phải theo đuổi, phấn đấu không mệt mỏi. Khao khát hướng đến lý trí của triết học hoà nhập với khát vọng hướng đến quyền lực chính trị của các giai – tầng tạo thành cội nguồn sức mạnh tinh thần – vật chất giúp các giai – tầng trong xã hội tự ý thức về sự tồn tại của mình và thời đại của mình để giải quyết những xung đột trong xã hội, vươn lên làm chủ cuộc sống của chính mình và đóng góp vào tiến trình lịch sử nhân loại.

+ Với tính cách là cơ sở nhân sinh quan, triết học góp phần truy tìm lời giải cho hệ vấn đề về đời người, về sự sống – cái chết, về hạnh phúc – khổ đau… của mỗi con người cá nhân trong thực tại cuộc sống (vũ trụ và cộng đồng xã hội)… Triết học góp phần hướng dẫn hành vi con người xuyên qua những xung đột nhân cách, những ràng buộc lợi ích để vươn lên trở thành con người chân chính trước những cạm bẫy của đời thường.

Vai trò của triết học

  • Triết học là cơ sở phương pháp luận phổ biến:

+ Với tính cách là cơ sở phương pháp luận phổ biến trong hoạt động nhận thức, triết học xây dựng các nguyên tắc tổng quát chỉ đạo lý trí con người trong việc khám phá ra bản chất của các hiện tượng đa dạng xảy ra trong thế giới xung quanh, nâng cao trình độ tư duy lý luận cho con người.

+ Với tính cách là cơ sở phương pháp luận phổ biến trong hoạt động thực tiễn, triết học xây dựng các nguyên tắc tổng quát hướng dẫn hoạt động cải tạo hiện thực cuộc sống vì lợi ích cao cả của giai – tầng nói riêng, của thời đại hay nhân loại nói chung. Triết học không chỉ lý giải thế giới mà nó còn góp phần vào việc cải tạo thế giới.

  • Vai trò của triết học trong giai đoạn hiện đại, hội nhập:

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, bên cạnh giải quyết những vấn đề “muôn thuở”, triết học còn giúp cho con người tìm ra lời giải đối với những vấn đề hoàn toàn mới, phát sinh trong quá trình toàn cầu hóa. Không chỉ giúp con người nhìn nhận đúng đắn về thế giới quan, nhờ vào triết học, con người còn có khả năng đánh giá những biến động đang diễn ra, gợi mở hướng giải quyết, “lối thoát” cho vấn đề mà con người đang gặp phải trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nói tóm lại, dù là trong quá khứ hay ở kỷ nguyên toàn cầu hóa, triết học vẫn giữ nguyên vị thế của mình ở phạm vi một dân tộc và cả nhân loại.

2. Đối tượng nghiên cứu của triết học

Triết học nghiên cứu về vấn đề gì?

Triết học Mác xác định đối tượng nghiên cứu của triết học là: Tiếp tục giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất trẽn lập trường duy vật; nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, từ đó định hướng cho hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn của con người.

Đối tượng nghiên cứu của triết học đã thay đổi trong chu trình lịch sử. Mỗi giai đoạn lịch sử, do điều kiện kinh tế – xã hội và sự phát triển của khoa học tự nhiên, đối tượng nghiên cứu của triết học có nhũng nội dung cụ thể khác nhau, nhưng vẫn xoay quanh vấn đề quan hệ giữa con người và thế giới khách quan bên ngoài, giữa tư duy và tồn tại.

3. Sự khác nhau giữa đối tượng nghiên cứu của triết học và các môn khoa học khác

Mỗi lĩnh vực sẽ có những đối tượng nghiên cứu khác nhau, triết học và các môn khoa học khác cũng thế. Đối tượng nghiên cứu của triết học sẽ khác với đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học khác. Dưới đây là một số điểm khác nhau cơ bản:

Tiêu chíĐối tượng nghiên cứu của triết họcĐối tượng nghiên cứu của các môn khoa học khác
Phạm vi

Nghiên cứu rộng hơn, những lý luận chung trong cuộc sống con người

Ví dụ: Nghiên cứu sự lưu thông của tiền tệ, hàng hóa

Nghiên cứu những lịch vực cụ thể đối với từng ngành khoa học:

Ví dụ:

Sinh học: Nghiên cứu sự biến đổi gen

Hóa học: Nghiên cứu ra các chất khử khuẩn thân thiện với môi trường

Tính chất

Mang tính lý luận, trừu tượng

Ví dụ: Nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Mang tính chính xác, khoa học, có thể biểu hiện thành bảng số liệu,...

Ví dụ: Nghiên cứu sự tác động của khí cacbonic đến môi trường sống

Hoa Tiêu vừa giải thích cho các bạn những vai trò, giá trị của triết học. Triết học là môn học quan trọng giúp hoàn thiện sự nhận thức, tư duy của con người. Tuy nhiên môn học này lại mang tính chất trừu tượng khiến người học khó hiểu hết bản chất cũng như giá tri của nó.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 4.275
0 Bình luận
Sắp xếp theo