Chuyện về lối sống giản dị của Bác

Chuyện về lối sống giản dị của Bác. Bác là người nổi tiếng với lối sống giản dị. Những câu chuyện về đức tính giản dị của Bác luôn là tấm gương cho các thế hệ sau noi theo, học tập. Cùng Hoa Tiêu tìm hiểu những câu chuyện về lối sống giản dị của Bác nhé.

1. Chuyện về lối sống giản dị của Bác

Mặc dù là vị lãnh tụ tối cao của dân tộc, được người người kính mến nhưng Bác vẫn giữ lối sống giản dị.

Dưới đây là câu chuyện về lối sống giản dị của Bác còn được lưu giữ đến hiện tại về đôi dép của Bác.

Đôi dép của Bác “ra đời’’ vào năm 1947, được ‘’chế tạo’’ từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.

Trên đường công tác, Bác nói vui với các cán bộ đi cùng:

- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa... Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.

Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép, xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép...

Chuyện về lối sống giản dị của Bác

Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy... Các chiến sĩ cảnh vệ cũng đã đôi ba lần “xin’’ Bác đổi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được’’.

Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì mọi người trong tổ cảnh vệ lập mẹo giấu dép đi, để sẵn một đôi giày mới...

Máy bay hạ cánh xuống Niu-đê-li, Bác tìm dép. Mọi người thưa:

Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi... Thưa Bác....

- Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự - Bác ôn tồn nói.

Vậy là các anh chiến sĩ phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi...

Trong suốt thời gian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim... rất quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép... làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy.

Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép “thâm niên” ấy, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Các chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác hơn. Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:

- Thôi, các cháu giẫm làm tụt quai dép của Bác rồi...

Nghe Bác nói, mọi người dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa...

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa được ạ...

Thấy vậy, các chiến sĩ cảnh vệ trong đoàn chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh sửa mấy lần rồi...Bác cười nói:

- Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ! Bác “lẹp xẹp” lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra:

- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác...Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, “vượt vây” chạy biến...

Bác phải giục:

- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ. Anh chiến sĩ lúc nãy chạy đi đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:

- Cháu, để cháu sửa dép...Mọi người dãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong. Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:

- Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ..

Bác nhìn các chiến sĩ nói:

- Các cháu nói đúng... nhưng chỉ đúng có một phần... Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì nó còn ‘’thọ’’ lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên... Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo...

2. Câu chuyện về đức tính giản dị của Bác

Đức tính giản dị của Bác được thể hiện trong cuộc sống thường nhật hàng ngày, ngay trong những bữa ăn của Bác.

Bữa cơm của Bác chỉ có một niêu cơm nhỏ, một đĩa mũi hoặc tai lợn luộc cùng một chút mắm chua. Khi ăn, lúc nào Bác cũng gắp mũi, tai lợn ra một chiếc đĩa nhỏ và đậy lại cẩn thận

Sau đó, Bác dùng dao khoanh tròn niêu cơm, lấy cháy ra ăn trước. Khi ăn xong, Bác bưng xuống bếp đưa cho các chiến sĩ cùng cán bộ phục vụ đĩa thịt tai lợn và nói “ chỗ này Bác chưa gắp đến, các chú ăn đi ”.

Các chiến sĩ nhìn nhau rơm rớm nước mắt. Những dịp theo Bác đi khảo sát tình hình thời sự ở Trung Quốc, các anh em chiến sĩ mới thực sự nhìn thấy sự hóm hỉnh của Bác.

Vali quần áo của Bác chỉ có 2 chiếc quần đùi, 2 chiếc áo may ô cùng một bộ trang phục để tiếp khách. Thế những, lúc nào Bác cũng dặn các chiến sĩ phải hết sức cẩn thận cất giữ chiếc vali, nếu đi đâu ra khỏi phòng thì phải cho vào tủ khóa lại.

Thấy sự ngạc nhiên của các chiến sĩ Bác nói “Đây là bí mật quốc gia, đừng tiết lộ ra ngoài”. Sau này mới biết, Bác không muốn cho người ngoài nhìn thấy sự quá giản dị của một vị lãnh tụ”.

Khi về nước, Ban chấp hành Tư Đảng Trung Quốc tặng cho Bác một chiếc quạt điện, Bác không dùng mà nói rằng “ Chú mày cho cái quạt này vào một chiếc áo rồi cất đi, bao giờ dân có Bác mới dùng” Không dám trái lời bác, anh chiến sĩ liền đem quạt cất đi.

3. Mẩu chuyện về lối sống giản dị của Bác

Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn Phòng Phủ chủ tịch có kể lại rằng: Trong quá trình làm việc ở văn phòng Bác, có đôi khi bà còn đảm nhiệm cả việc khâu vá quần áo, chăn màn cho Bác. Những việc này giúp bà có thể được gần Bác và học hỏi nhiều điều.

Khi áo rách, có khi vá đi vá lại Bác mới cho thay. Bác có chiếc áo gối màu xanh hoà bình, được người phục vụ Bác đưa cho bà vá lại. Cầm trên tay chiếc áo gối đó, bà không khỏi rưng rưng nước mắt, bà ngỏ ý muốn thay chiếc áo gối khác, nhưng Bác không đồng ý.

Những năm tháng làm việc ở văn phòng, bà đã có những kỉ niệm không bao giờ quên về những câu chuyện về lối sống giản dị của Bác. Bà kể rằng: Ở Việt Bắc, có hôm Bác đi công tác về muộn, khi qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Thấy vậy, đồng chí Hoàng Hữu Kháng (bảo vệ của Bác) nói với bà rằng: “Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo”.

Bác đang nằm nghỉ nghe thấy vậy liền nói: “ cô nấu cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa tiết kiệm gạo lại vừa nhanh chín, khỏi bỏ phí cơm thừa”.

4. Lối sống giản dị

Để biết thế nào là lối sống giản dị, biểu hiện của lối sống giản dị, mời các bạn tham khảo bài: Tính giản dị biểu hiện ở những khía cạnh nào trong cuộc sống? Cho ví dụ minh họa.

Hoa Tiêu đã gửi đến bạn đọc một số câu chuyện về sự giản dị, lối sống tiết kiệm của Bác. Lối sống của Bác giống như một người cha già của dân tộc, gần gũi. Bác giản dị đến mức người khác nhìn vào thấy xót xa, cảm động. Bác thương nhân dân, đất nước còn nghèo nên Bác không muốn lãng phí, xa hoa dù cho với cương vị là người đứng đầu dân tộc Bác có quyền hưởng những điều ấy.

Lối sống giản dị của Bác là tấm gương sáng cho các thế hệ sau học tập. Nhất là trong thời đại ngày nay các bạn trẻ đang sống theo lối sống xa hoa, chạy theo của cải vật chất, thích sự phô trương.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
14 9.246
0 Bình luận
Sắp xếp theo