Câm điếc bẩm sinh có phải là khuyết tật không?

Câm điếc bẩm sinh có phải là khuyết tật không? "Khuyết tật" hiển nhiên không phải từ ngữ xa lạ đối với mọi người. Vậy, câm điếc bẩm sinh liệu có phải là một dạng khuyết tật?

1. Câm điếc bẩm sinh có phải là khuyết tật không?

Câm điếc bẩm sinh có phải là khuyết tật không?

Điều 1 trong Pháp lệnh về người khuyết tật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam định nghĩa người khuyết tật “không phân biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng khuyết tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”.

Trong đó:

  • Khiếm khuyết (ở cấp độ bộ phận cơ thể): bị mất hoặc tình trạng bất bình thường một hay các bộ phận cơ thể hoặc chức năng tâm sinh lý. Khiếm khuyết có thể là hậu quả của bệnh tật, tai nạn, các nhân tố môi trường hoặc bẩm sinh.
  • Giảm khả năng (ở cấp độ cá nhân): giảm hoặc mất khả năng hoạt động do khiếm khuyết gây ra; hạn chế hoặc mất chức năng (vận động, nghe, hoặc giao tiếp).

=> Câm điếc bẩm sinh là khuyết tật

2. Chế độ đối với người câm điếc

2.1 Người câm điếc được nhận trợ cấp hàng tháng

Theo quy định tại điều 44 Luật Người khuyết tật 2010, các đối tượng sau được nhận trợ cấp hàng tháng:

  • Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này (Người khuyết tật được nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội)
  • Người khuyết tật nặng.

Trong đó, điều 3 luật này quy định các mức độ khuyết tật như sau:

  • Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
  • Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
  • Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc 2 trường hợp trên

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng của người khuyết tật:

  • Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;
  • Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.

Với: Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng

2.2 Người câm điếc được hưởng chi phí mai táng:

Bên cạnh đó, người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết với mức hỗ trợ chi phí mai táng hỗ trợ chi phí mai táng (20 x 360.000 = 7.200.000 đồng)

2.3 Người câm điếc được nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội

Người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

Nhà nước cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật cho các cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm:

  • Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng;
  • Mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày;
  • Mua thẻ bảo hiểm y tế;
  • Mua thuốc chữa bệnh thông thường;
  • Mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng;
  • Mai táng khi chết;
  • Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Câm điếc bẩm sinh có phải là khuyết tật không? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 554
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm