2 lễ hội tổ chức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch
2 lễ hội tổ chức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Việt Nam có 54 dân tộc anh em với nhiều lễ hội đặc sắc diễn ra trong năm. Các bạn có biết 2 lễ hội nào có thời gian tổ chức giống nhau: Đều từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch không? Nếu chưa biết thì cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.
2 lễ hội có thời gian tổ chức giống nhau
1. 2 lễ hội tổ chức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch
2 lễ hội đều có thời gian tổ chức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch là Lễ hội chùa Hương và Lễ hội chùa Bái Đính.
Lễ hội chùa Hương và Lễ hội chùa Bái Đính đều có thời gian khai hội là vào mùng 6 tháng Giêng và được kéo dài hết tháng 3 âm lịch.
2. Lễ hội Chùa Hương
Lễ hội chùa Hương tổ chức khi nào? Như đã nói tại mục 1, chùa Hương được khai hội vào mùng 6 tháng Giêng. Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam. Không giống bất kỳ nơi nào, Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng, và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo.
Mùng 6 tháng Giêng hằng năm là ngày khai hội Chùa Hương, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương, sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
Hằng năm cứ mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương, hành trình về một miền đất phật. Nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh.
Hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Chùa Hương đã được Bộ Văn hoá (nay là Bộ VH,TT&DL) xếp hạng là Di tích Quốc gia (ngày 8/4/1962, tại Quyết định số 313 VH/VP). Nhân dân xã Hương Sơn và du khách thập phương khi trẩy hội thường gọi với cái tên dân dã là đi chùa Hương, bởi theo “Truyện Phật Bà chùa Hương” thì nơi đây là nơi tu trì và trác tích của đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát đã được Việt hoá và danh xưng là Phật Bà chùa Hương, nghĩa là: Dấu vết thơm tho.
3. Lễ hội chùa Bái Đính
Lễ hội chùa Bái Đính có thời gian tổ chức trùng với lễ hội chùa Hương: từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Đây quả thực là sự trùng hợp thú vị giữa 2 ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam.
Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân, diễn ra từ chiều mùng 1 tết, khai mạc mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ngoài thời gian trên trong năm, du khách chỉ có thể vãn cảnh chùa mà không được thăm thú các hoạt động văn hóa của lễ hội.
Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần. Phần lễ gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội chùa Bái Đính bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội.
Phần hội chùa Bái Đính gồm có các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm đất Cố đô. Phần sân khấu hóa thường do Nhà hát Chèo Ninh Bình đảm nhiệm có tái hiện lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng Đế và lễ tế cờ của Vua Quang Trung trên núi Đính trước giờ xung trận.
Hoatieu.vn vừa giới thiệu cho bạn đọc 2 lễ hội có sự trùng hợp trong thời gian tổ chức: Đều được tổ chức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Cả 2 lễ hội này đều là những lễ hội thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Nếu có thời gian, các bạn có thể tham dự cả 2 lễ nhé. Kết quả sẽ khiến bạn rất hài lòng đấy.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Nguyễn Toàn
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27