Nguyệt thực nửa tối là gì?

Nguyệt thực nửa tối nghĩa là gì? Ngoài tự nhiên và vũ trụ có nhiều hiện tượng kỳ thú và độc đáo mà chúng ta chưa biết đến. Nguyệt thực, Nhật thực, Trăng máu,... đều là những hiện tượng xảy ra với tần xuất thấp mà chúng ta hiếm hoi có thể thấy được. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu về Nguyệt thực nửa tối trong bài viết dưới đây nhé.

1. Nguyệt thực nửa tối là gì?

Nguyệt thực là hiện tượng mà Trái Đất che khuất ánh sáng của Mặt Trời đến Mặt Trăng.

Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bên ngoài sáng hơn của bóng Trái Đất, gọi là vùng nửa tối (penumbra). Ở khu vực mà Trái Đất trông như che khuất một phần đĩa của Mặt Trời. Khi ở trong vùng nửa tối Mặt Trăng nhận ít ánh sáng hơn từ Mặt Trời. Khi quan sát từ Trái Đất thì Mặt Trăng trông tối đi một phần mà không biến mất hoàn toàn.

Bạn đọc tham khảo thêm sự khác nhau giữa nguyệt thực nửa tối và nguyệt thực một phần trong mục tiếp theo.

Cụ thể lịch Nguyệt thực nửa tối trong năm 2023 mà nước ta có thể nhìn thấy theo hình dưới đây:

Nguyệt thực nửa tối là gì?

Như vậy có thể thấy hiện tượng Nguyệt thực nửa tối đầu tiên trong năm 2023 nước ta nằm trong vùng có thể thấy được hết toàn bộ kể từ 22 giờ 14 phút đến 2 giờ 31 phút sáng.

2. Nguyệt thực nửa tối khác với Nguyệt thực một phần?

Nguyệt thực nửa tối và nguyệt thực một phần hoàn toàn khác nhau:

- Nguyệt thực một phần là Mặt Trăng bị che mờ và khuyết đi do bóng tối che khuất. Bóng của Trái Đất sẽ có màu đen hoặc đỏ đang che ánh sáng của Mặt Trời đến Mặt Trăng, nên bạn hoàn toàn có thể thấy rõ phần bị che khuất đó như thể mặt trăng bị biến mất một phần vậy.

Nguyệt thực nửa tối khác với Nguyệt thực một phần?
Nguyệt thực nửa tối khác với Nguyệt thực một phần?

- Còn Nguyệt thực nửa tối thì trong vùng nửa tối, ánh sáng mặt trăng bị mờ dần đi, mà vẫn còn có thể thấy một phần tối dần đi của Mặt Trăng. Vì thế Nguyệt thực nửa khá khó thấy bằng mắt thường, phải sử dụng dụng cụ để quan sát.

3. Nguyệt thực và Nhật thực khác gì nhau?

Nguyệt thực và Nhật thực là hai hiện tượng hoàn toàn khác nhau ở vị trí của Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất.

- Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng ở giữa Mặt Trời và Trái đất, khi đó Mặt Trăng che khuất ánh sáng của Mặt Trời đến Trái đất. Vì thế nên hiện tượng này sẽ xảy ra vào ban ngày khi mà Mặt Trời – Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng với nhau.

- Nguyệt thực là hiện tượng Trái Đất ở giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Mặt Trăng không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời do bị Trái đất che khuất.

- Cùng với đó Nguyệt thực ít xuất hiện trong năm hơn, chỉ khoảng 1 đến 2 lần nhưng dễ dàng nhìn thấy trong phạm vi rộng. Còn Nhật thực có thể xuất hiện từ 2 đến 5 lần trong một năm nhưng chỉ một khu vực nhất định có thể nhìn thấy.

Như vậy có thể hiểu được rằng Nhật thực là hiện tượng vô cùng hiếm hoi mà con người có thể nhìn thấy trực tiếp.

4. Trăng máu là gì?

Thực chất Trăng máu là hiện tượng Nguyệt thực toàn phần mà thôi. Theo lý thuyết, Nguyệt thực toàn phần thì Mặt Trăng sẽ có màu đen nhưng thực tế là một số tia sáng của Mặt Trời vẫn chiếu được đến Mặt Trăng một cách gián tiếp thông qua bầu khí quyền của Trái Đất và khiến Mặt Trăng có những ánh sáng màu đỏ, cam hoặc vàng. Điều này cũng do những tia ánh sáng của Mặt Trời đi qua bầu khí quyền Trái Đất thì tia ánh sáng như xanh lam bị lọc ra do bước sóng ngắn. Còn ánh sáng màu cam, đỏ có bước sóng dài nên đị qua được bầu khí quyền và chiếu xuống Mặt Trăng.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Nguyệt thực nửa tối là như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Tài liệu chuyên mục Có thể bạn chưa biết? liên quan.

Đánh giá bài viết
1 76
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm