Câu tục ngữ nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì?
Câu tục ngữ nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì? Nhất tự vi sư bán tự vi sư là lời dạy của cha ông ta truyền lại cho con cháu, cũng là một nét truyền thống tốt đẹp được gìn giữ cẩn thận của người Việt. Trong bài viết dưới đây, Hoatieu.vn xin giới thiệu đến bạn đọc ý nghĩa của câu tục ngữ "Nhất tự vi sư bán tự vi sư"
Truyền thống tôn sư trọng đạo thể hiện qua tục ngữ "Nhất tự vi sư bán tự vi sư"
- 1. Nhất tự vi sư bán tự vi sư có nghĩa là gì?
- 2. Câu tục ngữ nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì?
- 3. Trắc nghiệm Câu tục ngữ: Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì ?
- 4. Truyền thống Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
- 5. Nghị luận về câu Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
- 6. Tuyển chọn câu ca dao, tục ngữ ý nghĩa về "tôn sư trọng đạo"
1. Nhất tự vi sư bán tự vi sư có nghĩa là gì?
1.1. Ý nghĩa của "Nhất tự vi sư bán tư vi sư"
"Nhất tự vi sư bán tự vi sư" là một tục ngữ rất quen thuộc với nhiều người, thậm chí được dùng khá phổ biến trong môi trường sư phạm.
Câu tục ngữ này có gốc Hán, đọc theo âm Hán - Việt. Mang nghĩa tiếng Việt là: Một chữ
là thầy, nửa chữ (cũng) là thầy.
Trong đó:
- "Nhất" = một
- "Tự" = chữ
- "Vi" = là
- "Bán" = nửa
- "Sư" = thầy
=> Hàm ý cả câu nhắc nhở chúng ta về đạo lý thầy trò rằng mỗi con người cần phải biết ơn người đã dạy dỗ, dìu dắt mình nên người, dù đó chỉ là điều nhỏ nhặt nhất. Đó là đạo lý được lưu truyền từ đời này sang đời khác mà bất kỳ ai khi ngồi trên ghế nhà trường cũng đều được dạy.
1.2. Nhất tự vi sư bán tự vi sư là thành ngữ hay tục ngữ
Nhất tự vi sư bán tự vi sư là câu tục ngữ có gốc Hán. Chi tiết như sau: “一字师,半字师”
1.3. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư là câu nói của ai
"Nhất tự vi sư bán tự vi sư" tuy có gốc Hán nhưng rất quen thuộc với nhiều thế hệ học trò Việt Nam từ xa xưa đến nay. Nhưng có lẽ vì quá lâu đời, không nhiều người biết "Nhất tự vi sư bán tự vi sư" là câu nói của ai?
Ban đầu câu trên xuất phát từ một thành ngữ ngắn gọn: nhất tự sư (一字师/一字師)
Khởi nguồn từ bài thơ Tảo mai (早梅) của Tề Kỷ thời nhà Đường. Tề Kỷ là một nhà sư, tên thật là Hồ Đức Sinh. Ông rất thích làm thơ, có nhiều bài tuyệt tác. Ông chơi thân với Trịnh Cốc, cũng là một thi nhân. Trịnh Cốc (? – 897) lên 7 tuổi đã biết làm thơ. Năm 887 đỗ tiến sĩ; Chỉ làm quan một thời gian ngắn rồi về quê ở ẩn; đã sáng tác hàng nghìn bài thơ.
Ngày nọ, Tề Kỷ khoe bài Tảo mai (Hoa nở sớm) với Trịnh Cốc, trong đó có câu Tiền thôn thâm tuyết lý, tạc dạ sổ chi khai (前村深雪里, 昨夜数枝开), nghĩa là “Thôn trước chìm sâu trong tuyết, đêm qua vài cành hoa nở”. Trịnh Cốc cho rằng nếu đã “vài cành” (sổ chi) thì không còn sớm nữa, cần sửa lại là “một cành” (nhất chi).
Tề Kỷ gật gù khen hay, công nhận Trịnh Cốc là nhất tự sư (thầy dạy một chữ). Xưa nay thành ngữ này dùng để chỉ dù sửa một chữ sai hay một chữ kém trong bài thơ cũng có thể làm thầy. Nhất tự sư còn nói về người giỏi văn thơ, có chí học rộng, dù biết hơn mình một chữ cũng có thể làm thầy.
1.4. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư tiếng Anh
Không có cách dịch cụ thể nào cho câu "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" sang Tiếng Anh. Bởi bản chất câu tục ngữ gốc là tiếng Hán, khi chuyển thể sang tiếng Anh đôi khi chỉ dịch được theo nghĩa đen, sẽ làm mất đi nhiều tầng lớp nghĩa của câu nói gốc.
Dưới đây là một số cách dịch thông dụng:
- They teach us one word still teacher, half word still teacher
- One word is a teacher, half a word is also a teacher
- A word is also a master, and a half word is also a master.
2. Câu tục ngữ nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì?
Tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” chứa đựng cả một quan niệm sâu sắc của dân gian về sự học, và đó cũng chính về đạo thầy trò, cho thấy vai trò quan trọng của thầy cô trong sự nghiệp giáo dục các thế hệ kế thừa và phát triển đất nước.
Câu tục ngữ nhất tự vi sư, bán tự vi sư nói đến truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn trọng những người thầy, người cô, những người có công dạy dỗ các bạn, không quan trọng người thầy cô đã dạy bạn khi nào hoặc đã dạy bạn bao nhiêu. Bởi vì câu tục ngữ này ý nói người đã có công chỉ dạy chúng ta thì dù dạy nửa chữ thì cũng là người thầy cần phải tôn trọng dù nửa chữ đó không có ý nghĩa hiện tại nhưng cũng tích luỹ vào kiến thức của bạn trong tương lai.
Câu nói nhất tự vi sư bán tự vi sư như một bài học răn dạy và nó như đã khuyên nhủ chúng ta sống đúng với những đạo lý làm người, cách ứng nhân xử thế về những người đã có công dạy dỗ ta lên người.
Nhất tự vi sư bán tự vi sư là lời dạy của cha ông về lòng tôn trọng thầy cô giáo. Chúng ta cần biết ơn, kính trọng những người đã truyền thụ kiến thức, cách sống, cách làm người cho mình.
3. Trắc nghiệm Câu tục ngữ: Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì ?
A. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo.
B. Lòng trung thành đối với thầy giáo.
C. Lòng tự trọng đối với thầy giáo.
D. Lòng vị tha đối với thầy giáo.
Trả lời đáp án đúng là A.
Vì Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói nên ý nghĩa học trò phải có lòng tôn trọng với thầy giáo. Vì thầy giáo là người chỉ bảo dạy dỗ bạn.
Những đáp án còn lại không đúng vì trung thành, tự trọng, vi tha là không phù hợp với mối quan hệ với thầy giáo.
4. Truyền thống Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
Nhất tự vi sư bán tự vi sư - truyền thống tôn sư trọng đạo là truyền thống lâu đời của người Việt Nam.
Điều răn lớn nhất của câu này là: Làm người, trước sau như một phải luôn ghi lòng tạc dạ công ơn những ai đã (nuôi) dạy mình nên người, bởi có ai nên người mà không phải từ những điều đã được dạy, được học?
Và có điều lớn lao nào ta biết được, hiểu được, thấm được, giúp ta nên người được mà lại không phải được tạo nên từ những điều nhỏ, kể cả những điều nhỏ "li ti" mà ta đã được dạy, được học?
Với thời gian, với tuổi tác, hay với sự "thăng tiến", sự "lớn lên trong con mắt của công chúng", nhất là "trong con mắt của bản thân", nhiều khi người ta cũng không khó quên đi rằng điều này điều kia chính là ta đã được thầy ấy, cô ấy dạy chứ không phải là ta "vẫn tự biết từ đầu" như ta đã ngộ nhận, ngộ nhận từ cái lúc ta tự cho rằng "ta đã lớn lên rồi!".
Hoặc giả, ta cũng có thể thấy nhỏ bé đi, tầm thường đi cái điều mà ta đã vô cùng hoan hỉ khi tiếp thu nó từ người thầy, người cô. Thế nên giờ đây, ta cũng không nhất thiết phải tôn họ là Thầy, là Cô làm gì nữa!
Và rồi, có thể cũng chỉ vậy thôi, chừng nấy thôi.
Thế nhưng, nếu như ta biết được chỉ chừng nấy cũng đủ làm cho ta mất đi cái phần đẹp nhất của Đạo làm người ở trong ta! Và từ đây đến cái chỗ bị người đời mắng cho là "Đồ ăn cháo đá bát" - phỏng là bao xa?
5. Nghị luận về câu Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
Tôn sư trọng đạo từ lâu đã không chỉ là một tư tưởng, mà đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đó là truyền thống mà ngày nay, mỗi người trong chúng ta phải có trách nhiệm lưu giữ và phát triển.
Từ xa xưa, qua các thế hệ cha ông đã lưu truyền rất rất nhiều câu nói, thành ngữ, ca dao, tục ngữ bàn về tình thầy trò, nhắc đến công lao to lớn của người thầy, người truyền đạt kiến thức, kỹ năng sống cho các thế hệ học trò. Trong đó, câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” có lẽ là một trong những câu tục ngữ quen thuộc hơn cả.
Xuất phát từ ba chữ ngắn gọn "Nhất tự sư" từ một điển tích cổ của Trung Quốc, các bậc tiền nhân xưa đã nâng thành câu răn dặn "Nhất tự vi sư bán tự vi sư", mang nghĩa "Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy" để tô đậm hơn tính giáo dục trong quan hệ thầy trò.
Từ xưa đến nay, công ơn sinh thành và dưỡng dục là hai điều mà mỗi con người không được phép lãng quên, chối bỏ. Cha mẹ là người sinh thành nên chúng ta, dạy dỗ chúng ta từ thuở lọt lòng, chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ, trao cho chúng ta cơ hội được học tập, được yêu thương. Còn người thầy đem đến cho ta tri thức, dạy chúng ta điều hay lẽ phải, là người “chèo lái” để đưa chúng ta đến với bến bờ của tri thức, đôi khi còn là người bạn tâm giao khi ta ngồi trên ghế nhà trường, nên dù ít hay nhiều thì đều xứng đáng có được lòng biết ơn, tôn trọng của người làm trò.
Ngày xưa, thông thường trong cuộc đời mỗi học trò, từ khi bắt đầu nhận con chữ đến khi thi quan trường, hầu hết chỉ có một người thầy dẫn dắt, người thầy ấy có khi ảnh hưởng đến cả con đường sự nghiệp, công danh của học trò. Do đó, tình cảm thầy trò có sự gắn kết chặt chẽ, lâu dài. Người xưa còn coi người thầy như người cha thứ hai của mình.
Nhưng trong xã hội ngày nay, từ bé đến khi trưởng thành, mỗi cấp học chúng ta lại được dạy dỗ bởi nhiều thầy cô khác nhau, nên tính gắn bó khăng khít khó có thể được như xưa. Tuy thế, không có nghĩa câu nói “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” không còn ý nghĩa trong thời điểm hiện tại. Bởi đã là thầy thì dù cho chỉ dạy ta “nửa chữ” thì cũng là thầy và cần được tôn trọng. "Nửa chữ" có thể hiểu là dạy trong thời gian ngắn, dạy chúng ta những điều nhỏ bé nhất trong cuộc sống.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Thật vậy, người giáo viên luôn phải gánh trên mình trọng trách to lớn, những trăn trở, suy tư để trở thành tấm gương sáng , xứng đáng là biểu tượng nhân cách cho thế hệ sau noi theo thì không có nghĩa lí gì mà không nhận được sự tôn trọng, biết ơn.
“Một đời người- một dòng sông
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,
Muốn qua sông phải lụy đò
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa”
Người thầy được coi là người lái đò bền bỉ dẫn dắt, đưa chúng ta đến bến bờ của tri thức, người “kĩ sư tâm hồn” miệt mài với việc vun đắp thế hệ tương lai. Một nhà giáo dù không có huân chương, giải thưởng nhưng họ luôn là những người anh hùng thầm lặng. Họ hi sinh cả cuộc đời mình để vun đắp, xây dựng nên những mầm non tương lai cho đất nước, dân tộc.
Xã hội ngày càng phát triển với sự vận động không ngừng nghỉ, chính vì thế mà những lễ nghi lễ giáo cũng được lược bớt, nới lỏng, thay đổi nhiều hơn. Mối quan hệ giữa thầy và trò cũng trở nên gần gũi hơn. Người thầy đôi khi còn là người bạn, hỗ trợ cho học trò những khó khăn về tâm sinh lý, những khúc mắc trong cuộc sống mà những điều ấy lại rất khó nói với những bậc sinh thành. Nhưng không phải vì sự gần gũi thân thiết ấy mà chúng ta có thể phá bỏ những giá trị đạo đức, ứng xử trong nhà trường vốn có. Trong xã hội ngày nay, khi biết bao khó khăn thử thách được đặt nặng lên vai nghề giáo thì người thầy, người cô càng đáng được tôn kính hơn bao giờ hết.
Ngày Nhà giáo Việt Nam đang đến gần, em xin gửi ngàn lời tri ân, lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã và đang hết mình với sự nghiệp trồng người- những người chèo lái những chuyến đò thầm lặng đưa bao thế hệ cập bến tương lai. Kính chúc các thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
6. Tuyển chọn câu ca dao, tục ngữ ý nghĩa về "tôn sư trọng đạo"
Bên cạnh câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, trong kho ca dao, tục ngữ của dân tộc ta còn rất nhiều những câu răn dạy về đạo nghĩa thầy trò, thể hiện lòng biết ơn đối với người thầy, những người mang đến cho trò tri thức, bài học làm người.
Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc ý nghĩa câu tục ngữ nhất tự vi sư bán tự vi sư và giải thích về truyền thống tốt đẹp tôn sư trọng đạo của dân tộc.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn
- Chia sẻ:Ngọc Anh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
4 Đề thi giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 7 KNTT 2024
-
Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến
-
Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại (6 mẫu)
-
Ý nghĩa nhan đề Buổi học cuối cùng siêu hay
-
Soạn văn 7 tập 2 Kết nối tri thức văn bản Nói với con
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 7
Soạn bài Tự đánh giá Một mình trong mưa trang 56 siêu ngắn
Viết đoạn văn 5 đến 7 câu nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân
Đọc lời khuyên của ông dành cho cháu ở cuối văn bản em rút ra được bài học gì?
Thực hành tiếng Việt 7 trang 83 tập 2 Chân trời sáng tạo
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học Cô bé bán diêm
Soạn bài Trò chơi cướp cờ trang 45 ngắn gọn